Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em đơn giản cho từng độ tuổi

Chỉ số BMI có vai trò gì đối với sức khỏe trẻ em? BMI là chỉ số cho biết tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của bé có đang nằm ở mức tốt hay là đáng báo động hay không. Nếu biết được chỉ số BMI, cha mẹ có thể điều chỉnh lại chế độ ăn, vận động, ngủ nghỉ của bé.

Vậy chỉ số bmi là gì, cách tính bmi cho trẻ em như thế nào; phải làm sao để giúp bé duy trì được chỉ số BMI khỏe mạnh? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của chỉ số BMI ở trẻ em

BMI (Body mass index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một phép tính. Chỉ số BMI sẽ dựa vào số cân nặng (kg) và chiều cao (m) của trẻ.

Chỉ số BMI giúp xác định xem bé có cân nặng chuẩn, nhẹ cân, thừa cân hay béo phì.

Chỉ số BMI sẽ cho biết một số tình trạng sức khỏe ở trẻ em như:

  • Trẻ có đang bị béo phì hay thiếu cân hay không.
  • Cân nặng của trẻ có phù với chiều cao của mình hay không.
  • Trẻ em có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của mình hay không dựa trên chỉ số BMI.

Khác với người lớn, chỉ số BMI của trẻ em được đánh giá tùy vào độ tuổi và giới tính của bé. Vì vậy, để biết chỉ số BMI của trẻ có nằm ở mức tốt hay không; cha mẹ cũng cần so sánh kết quả chỉ số BMI với 1 biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi cho trẻ em. BMI có chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi tắt là BMI theo tuổi.

Chi tiết biểu đồ sẽ được giới thiệu ở phần dưới đây.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì?

2. Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em

Bước 1: Tính chỉ số BMI ở trẻ em bằng công thức

Công thức tính chỉ số BMI = Cân nặng(kg) / Chiều cao(m)^2

Sau khi chỉ số BMI được tính, chỉ số này có thể được đối chiếu từ một biểu đồ. Cha mẹ cần làm thêm một bước đối chiếu nữa (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần ví dụ) để biết được trẻ có đang khỏe mạnh hay không. 

Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước; và quan sát mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên. Bách phân vị là chỉ số đo thể hiện vị trí của một đứa trẻ so với những đứa trẻ khác. Trên biểu đồ tăng trưởng, các bách phân vị được hiển thị dưới dạng các đường vẽ đồ thị.

  • Nếu chỉ số bách phân vị nằm ở mức “Sức khỏe dinh dưỡng tốt”; bé nhà mình khỏe mạnh. 
  • Số bách phân vị càng cao; trẻ càng lớn khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính, về chiều cao và cân nặng.
  • Số phần trăm càng thấp; trẻ càng nhỏ khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính.

Ví dụ: Một bé ở bách phân vị thứ 5 được xem là nhẹ cân hơn 95% những trẻ khác ở cùng độ tuổi. Mặt khác, một bé ở phân vị thứ 90 được xem là nặng hơn 90% những trẻ khác cùng độ tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng BPV (từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được thể hiện như sau:

chỉ số bmi trẻ em
Biểu đồ tăng trưởng thể hiện BPV theo tuổi (tính dựa trên chỉ số BMI của trẻ em)

Ví dụ: Giả sử bé nhà mình 10 tuổi có cân nặng 40 kg, chiều cao là 1.5 m;

BMI của trẻ = Cân nặng(kg)/(Chiều cao(m)*Chiều cao(m) = 40/(1,5*1,5)= 17,78

Tra biểu đồ BMI cho trẻ em 10 tuổi như sau:

Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 10 theo trục tuổi (nằm ngang dưới cùng). Tiếp đến ta kẻ 1 cột màu tím ở vị trí số 17,78 theo trục BMI (nằm dọc 2 bên). Điểm giao nhau của 2 đường thẳng (chấm tròn màu đỏ) sẽ cho cha mẹ biết tình hình sinh dưỡng của bé thế nào.  

BMI có bách phân vị 17,78 sẽ nằm ở vùng màu xanh nên trẻ 10 tuổi BMI 17,78 có dinh dưỡng phù hợp. 

chỉ số bmi trẻ em
Cách xem chỉ số BMI ở trẻ em có đang ở mức khỏe mạnh hay không

[inline_article id=66754]

3. Kết quả chỉ số BMI như thế nào là tốt?

Kết quả chỉ số BMI như thế nào là tốt
Chỉ số BMI của trẻ em có thể giúp xác định bé đang có cân nặng khỏe mạnh hay không

Để biết chỉ số BMI của trẻ tốt hay không, ta sẽ dựa vào chỉ số phần trăm ở trên biểu đồ:

  • Chỉ số BMI tốt nằm trong BPV từ 5th tới 85th: Đây là khoảng tốt nhất và lý tưởng nhất. Trẻ có chỉ số BMI nằm ở khoảng này có cân nặng và chiều cao cân đối, trẻ khỏe mạnh,  cơ thể ít nguy cơ bệnh tật và năng động hơn.
  • Trẻ bị thiếu cân khi BPV dưới 5th: Trẻ thuộc dạng còi xương và suy dinh dưỡng. Trẻ em có chỉ số BMI ở khoảng này dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương… do cơ thể không đủ dưỡng chất, hệ miễn dịch suy yếu nên dễ mắc bệnh, nhất là những bệnh nhiễm trùng, khô tóc và khô da.
  • Trẻ bị thừa cân khi BPV từ 85th – 95th: Chỉ số BMI này cho biết trẻ em đang thừa cân. Trẻ thừa cân sẽ khó vận động, dễ mắc các bệnh tim mạch và có nguy cơ béo phì nếu không điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
  • Bé bị béo phì khi BPV trên 95th: Trẻ thuộc dạng béo phì. Những trẻ béo phì dễ bị rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành, tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ bị giảm chức năng hô hấp, khó thở. Trẻ cũng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như: sỏi mật, ung thư đường mật, gan nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm gây đầy hơi, táo bón, các bệnh về đại trực tràng, ung thư đại trực tràng…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả bố mẹ nên biết

4. Cách để chỉ số BMI của trẻ ở mức khỏe mạnh

Để duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh ở trẻ em, cha mẹ nên:

  • Cho bé vận động, tập thể dục ít nhất từ 15-30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm dầu mỡ, chiên xào, thức ăn chế biến sẵn, nước ngọt có gas, cà phê, trà.
  • Cho bé học thêm vài môn thể thao đơn giản như bơi lội, đạp xe, tennis, cầu lông, bóng chuyền, đá bóng, bóng bàn,…
  • Cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất và nhiều rau xanh. Nhưng lưu ý rằng lượng calo bé nạp vào phải ít hơn lượng calo mà bé đốt mỗi ngày.
  • Cho bé đi khám sức khỏe 6 tháng/ lần, cân ký và đo chiều cao để biết được chỉ số BMI của trẻ ở mức độ nào mà điều chỉnh.

>> Liên quan đến chỉ số BMI của trẻ em: 10 cách tăng chiều cao tối đa cho con

5. Lưu ý về chỉ số BMI của trẻ

BMI không phải là thước đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Trẻ em có thể có chỉ số BMI cao có thể do bé có khung người lớn hoặc nhiều cơ bắp; không dư thừa mỡ. Và một đứa trẻ có khung xương nhỏ có thể có chỉ số BMI bình thường; nhưng vẫn có thể có quá nhiều mỡ trong cơ thể.

BMI kém chính xác hơn ở tuổi dậy thì. Trẻ em thường tăng cân nhanh chóng; và thấy chỉ số BMI của chúng tăng lên ở tuổi dậy thì. Bác sĩ có thể giúp cha mẹ tìm hiểu xem việc tăng cân này có phải là một phần bình thường của quá trình phát triển hay không; hay đó là điều đáng lo ngại.

Trên đây là cách tính chỉ số BMI ở trẻ em chuẩn nhất cũng như hướng dẫn chi tiết cách dựa vào Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em để xem tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của bé có đang tốt hay không. Sau khi đã có kết quả, cha mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn và tập luyện hợp lý để bé luôn khỏe mạnh nhé!

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.