Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Mẹ lưu ý để tránh biến chứng cho con!

Sinh non là ca sinh nở diễn ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Những em bé sinh ra càng sớm sẽ càng có nguy cơ gặp gặp biến chứng nguy hiểm.

Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non để giảm nguy cơ gặp biến chứng sau sinh cho em bé?

Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Để biết khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh non nên làm gì; trước tiên bạn cần phải nhận diện được các dấu hiệu sinh non dưới đây:

  • Vỡ ối sớm
  • Đau bụng nhẹ
  • Đau lưng dai dẳng và âm ỉ
  • Dịch tiết âm đạo có lẫn máu
  • Cảm giác nặng vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Xuất hiện các cơn co thắt bụng thường xuyên

Vậy khi thấy dấu hiệu sinh non mẹ nên làm gì? Khi đó, mẹ cần phải nhanh chóng đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán y tế để quyết định các phương pháp can thiệp kịp thời để giúp em bé được sinh ra khỏe mạnh nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: Ngôi thuận bao lâu thì sinh, mẹ xem ngay để chuẩn bị chu đáo nhé!

Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?

Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?
Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non? Bác sĩ sẽ chẩn đoán dấu hiệu sinh non qua tiền sử bệnh và các yếu tố có thể dẫn đến sinh non qua tình trạng sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn có các dấu hiệu sau sẽ có thể được chẩn đoán là sinh non:

  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung đều đặn
  • Cổ tử cung bắt đầu mềm, mỏng và mở (giãn ra) trước 37 tuần của thai kỳ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sinh non như:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ có thể đánh giá độ cứng và mềm của tử cung cũng như kích thước và vị trí của em bé.
  • Theo dõi tử cung: Bác sĩ có thể sử dụng máy theo dõi tử cung để đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt của bạn.
  • Siêu âm: Phương pháp siêu âm qua âm đạo có thể được sử dụng để đo chiều dài cổ tử cung và kiểm tra các vấn đề của thai nhi hoặc nhau thai, xác nhận vị trí của thai nhi, đánh giá thể tích nước ối và ước tính cân nặng của em bé.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy một miếng gạc y tế lấy dịch tiết âm đạo của bạn để kiểm tra sự hiện diện của một số bệnh nhiễm trùng và fibronectin của thai nhi (chất hoạt động giống như chất keo dính giữa túi thai nhi và niêm mạc tử cung) được thải ra trong quá trình chuyển dạ.

>> Bạn có thể xem thêm: Dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Lời bật mí đầy bất ngờ!

Cách điều trị khi có dấu hiệu sinh non

Khi bạn có dấu hiệu sắp sinh, thì không có thuốc hoặc thủ tục phẫu thuật nào để ngừng chuyển dạ, ngoại trừ phương pháp tạm thời.

1. Điều trị để hoãn sinh con với thuốc

Tiêm thuốc và dùng thuốc chính là cách bác sĩ làm khi bạn có dấu hiệu sinh non. Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Thuốc giảm co: Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng một loại thuốc gọi là thuốc giảm co để tạm thời làm chậm các cơn co thắt. Thuốc này có thể được sử dụng trong 48 giờ để trì hoãn chuyển dạ sinh non để cho phép corticosteroid hoạt động tối đa hoặc khi bạn cần chuyển đến bệnh viện có thể chăm sóc đặc biệt cho em bé sinh non.
  • Magie sunfat: Bác sĩ cho bạn dùng magie sulfat nếu có nguy cơ sinh cao trong khoảng từ tuần 24-32 của thai kỳ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ mắc một loại tổn thương nào đối với trẻ sinh ra trước 32 tuần tuổi thai.
  • Corticosteroid: Loại thuốc này giúp thúc đẩy sự trưởng thành phổi của thai nhi. Nếu bạn đang trong khoảng từ 23-34 tuần có dấu hiệu sắp sinh trong 1-7 ngày tới, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng corticosteroid. Khi bạn có nguy cơ sinh con khoảng từ 34-37 tuần thì bác sĩ cũng có thể khuyên dùng steroid.

Tiêm thuốc là cách bác sĩ làm khi mẹ có dấu hiệu sinh non

2. Điều trị hoãn sinh non do vấn đề về tử cung

Đối với thai phụ có vấn đề về tử cung thì bác sĩ sẽ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Nếu bạn có nguy cơ sinh non vì cổ tử cung ngắn. Bác sĩ có thể đề nghị áp dụng thủ thuật phẫu thuật gọi là khâu cổ tử cung. Trong thủ thuật này, cổ tử cung được khâu kín bằng chỉ khâu chắc chắn.

Thông thường, các mũi khâu sẽ được cắt bỏ sau 36 tuần của thai kỳ. Nếu cần thiết, các mũi khâu có thể được gỡ bỏ sớm hơn. Khâu cổ tử cung có thể được khuyến nghị nếu bạn mang thai dưới 24 tuần, bạn có tiền sử sinh non sớm và siêu âm cho thấy cổ tử cung đang mở hoặc chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu dọa sinh non: Mẹ bầu cần cẩn trọng nếu không muốn nguy hiểm cho con!

3. Điều trị hoãn sinh non nếu có tiền sử sinh non

Nếu bạn có tiền sử sinh non thì bác sĩ sẽ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Lúc đó, bác sĩ có thể đề nghị tiêm hàng tuần một dạng hormone progesterone gọi là hydroxyprogesterone caproate bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai cho đến tuần 37 của thai kỳ.

Ngoài ra, nếu bạn được chẩn đoán có cổ tử cung ngắn trước tuần 24 của thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể đề nghị đưa hormone progesterone vào âm đạo để phòng ngừa sinh non cho đến tuần 37 của thai kỳ.

[inline_article id=302373]

Như vậy với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ biết nên làm gì khi có dấu hiệu sinh non. Quan trọng hơn hết, khi thấy có dấu hiệu sắp sinh non, mẹ cùng người thân cần đến bệnh viện sớm để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.