Bấm huyệt để giảm đau bụng kinh là một phương pháp hiệu quả được Đông y sử dụng. Các chị em đang quằn quại khi bị hành kinh tham khảo ngay 8 huyệt bấm để cơn đau bụng kinh thuyên giảm trong bài viết này nhé.
1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh là cơn đau quặn thắt, nhói hoặc âm ỉ vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước hoặc trong kì kinh nguyệt. Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại.
Ngoài ra, theo Đông y, đau bụng kinh được gọi là thống kinh. Thống kinh xảy ra khi rối loạn vận hành khí huyết. Thống kinh là hiện tượng hành kinh có đau bụng, đau xuyên lưng, lan 2 đùi, có thể kèm theo đau đầu, căng ngực, buồn nôn.
Nguyên nhân của việc thống kinh có thể là thể chất yếu, suy nghĩ nhiều hoặc có bệnh có sẵn trong người làm cho khí trệ huyết ứ. Khí trệ thì khí huyết không lưu thông khiến kinh thường không đều, lượng kinh ít, hay đau bụng dưới, trướng tức nhiều có thể đau lan sườn lưng.
2. Có nên bấm huyệt để giảm đau bụng kinh không?
Bạn có thể chọn bấm huyệt để giảm đau bụng kinh, phương pháp này đảm bảo an toàn cho bạn và có thể thực hiện được trong giai đoạn hành kinh. Xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp giảm đau tức thời mà nó còn hiệu quả trong việc lưu thông khí huyết, giúp kinh nguyệt ra đều, giảm lượng máu bầm, máu cục.
Xoa bóp còn giúp làm ấm vùng bụng dưới, từ đó giúp giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu đến vùng đau.
>> Xem thêm: Có kinh uống nước dừa được không, có ra nhiều hơn không?
3. Các vị trí trí huyệt bấm giúp giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh bấm huyệt nào? Dưới đây là 8 huyệt bấm giúp chị em thuyên giảm tình trạng đau bụng kinh.
3.1 Huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao là ngã ba giao nhau giữa bộ 3 kinh mạch: Túc thái âm tỳ kinh, túc thái âm thận kinh và túc quyết âm gan kinh. Huyệt tam âm giao nằm ở mặt trong cẳng chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn; sát với vùng sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay.
Khi bấm huyệt tam âm giao để chữa đau bụng kinh thì thời gian lý tưởng để thực hiện là trong khoảng từ 21-23h và mỗi lần bấm tầm 15 phút.
3.2 Huyệt túc tam lý
Huyệt túc tam lý nằm ở mặt trước cẳng chân. Để xác định huyệt tam lý bạn hãy ngồi trên ghế, đặt lòng bàn tay lên gối cùng bên, ngón giữa đặt lên xương ống quyển, các ngón còn lại hơi mở nhẹ ra, đầu ngón đeo nhẫn chính là vị trí huyệt túc tam lý.
3.3 Huyệt huyết hải
Huyệt huyết hải nằm tại mặt trong đầu gối. Để xác định huyệt huyết hải, bạn ngồi co gối. Sau đó, úp lòng bàn tay vào xương bánh chè (ụ xương ở đầu gối) với các ngón tay hướng về phía thân người, ngay tại ngón cái chính là vị trí huyệt, ấn vào sẽ thấy ê tức.
Huyệt này có vai trò khứ ứ huyết, tăng cường chức năng của tỳ trong quá trình kiểm soát sự lưu thông huyết dịch. Do đó, đây là cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh có hiệu quả cao.
3.4 Huyệt khí hải
Khí hải nằm trên mạch Nhâm. Đôi khi người ta thường lấy tên là Đan Điền vì nó là một phần của vùng hạ Đan điền. Đo từ rốn xuống phía dưới 1,5 thốn đồng thân, điểm đó chính là huyệt Khí Hải. Trong y học, nó là huyệt vị tốt chữa các chứng về đường tiểu, bệnh về thần kinh suy nhược, bệnh về đường sinh dục và huyệt bấm giảm đau bụng kinh.
3.5 Huyệt quy lai
Huyệt ở vùng bụng dưới. Từ rốn đến bờ trên xương mu chia thành 5 phần bằng nhau. Ở phần thứ 4/5 đo ngang qua 3 khoát ngón tay là huyệt quy lai.
>> Xem thêm: Khi con gái đến tháng phải làm gì để bớt đau và mệt mỏi?
3.6 Huyệt tử cung
Huyệt nằm ở dưới rốn 4 thốn, đo ra 2 bên mỗi 3 thốn. Huyệt có tác dụng trị sa tử cung, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
3.7 Huyệt khí xung
Một cách giảm đau bụng kinh hiệu quả chính là bấm huyệt khí xung. Huyệt ở vùng bụng dưới. Ngay bờ trên xương mu, đo ra 3 khoát ngón tay là huyệt khí xung.
3.8 Giáp tích L1 – L2
Giáp tích L1 – L2 nằm ở xương sườn cụt thứ 12 đằng ra sau lưng. Đây là vị trí khung phản xạ thần kinh của tử cung có tác động trực tiếp vào giáp tích, có vai trò bảo vệ tử cung và giảm đau.
>> Xem thêm: Cách xem bói kinh nguyệt: Giải mã “ngày đèn đỏ” cho các chị em
4. Cách bấm huyệt để giảm đau bụng kinh hiệu quả
Khi bắt đầu có cơn đau trong kì kinh nguyệt, dùng ngón cái ấn sâu, day nhẹ nhàng từng huyệt từ 3-5 phút; sao cho đạt được cảm giác đắc khí (cảm giác tức, nặng, mỏi, thốn). Cuối cùng dùng bàn tay nắm lại, xát nhẹ giáp tích L1-L2 cho ấm nóng lên.
Để bấm huyệt giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn nên kết hợp với các động tác massage bụng, xát bụng.
- Masage bụng: Hai bàn tay chồng lên nhau, xoa bụng dưới một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ, từ nhẹ đến nặng khoảng 1-2 phút. Nếu thấy lạnh bụng và tay chân, có thể dùng thêm dầu nóng xoa bụng và lòng bàn tay, bàn chân trước khi xoa bóp.
- Xát bụng: Khép chặt các ngón tay, dùng bàn tay chà xát nhẹ nhàng bên phải bụng dưới, rồi sang trái rồi xát xuống điểm giữa bờ trên xương mu. Luân phiên xát theo hình tam giác như vậy trong 1-2 phút, đến khi bụng dưới nóng lên.
>> Xem thêm: Có kinh, tới tháng tập yoga được không? Tập động tác nào?
5. Một số lưu ý khi bấm huyệt giảm đau bụng kinh
Để bấm huyệt giảm đau bụng kinh hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên lưu ý như sau:
- Tránh bấm huyệt dùng da đang lở loét, có vết thương ngoài da.
- Khi bấm huyệt dùng lực ấn vừa phải, không quá nặng cũng không quá nhẹ.
- Tránh bấm huyệt khi người quá mệt, suy nhược. Sau bấm huyệt nên nằm nghỉ ngơi tránh hoạt động quá sức.
[inline_article id=232243]
Ngoài phương pháp bấm huyệt giúp giảm đau bụng kinh, chị em cũng lưu ý không ăn đồ cay nóng cũng như lạnh để tử cung không co bóp làm tăng cơn đau nhé. Chúc chị em trải qua một kỳ kinh nguyệt thoải mát, không đau.