Tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ cũng vô cùng phong phú. Hãy để MarryBaby mách chị em tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ là gì cũng như cách sử dụng lá ngải cứu đúng cách nhé!
1. Tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ là gì?
Lá ngải cứu chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như Flavonoid (chống oxy hóa), Tanin (sát khuẩn, cầm máu,…), Acid amin (tăng cường sức khỏe), chất xơ (hỗ trợ tiêu hóa, đẹp da)… Do đó, tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ có thể bao gồm:
- Giảm đau bụng kinh nguyệt: Nhờ có các chất Flavonoid, Tanin mà ngải cứu có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa đau bụng kinh nguyệt cho các chị em. Ngoài chữa đau bụng kinh nguyệt, lá ngải cứu còn có tác dụng chống viêm, giúp âm đạo giảm tình trạng viêm nhiễm trong những ngày đèn đỏ quằn quại.
- Điều hòa kinh nguyệt: Lá ngải cứu có tác dụng kích thích tử cung co bóp, giúp máu kinh lưu thông dễ dàng hơn. Vì vậy, lá ngải cứu thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra cục máu đông…
- Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ có chứa chất xơ, lá ngải cứu có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giảm đầy bụng, khó tiêu từ đó hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da cho chị em phụ nữ. (6)
- Tăng cường sức khỏe sinh sản: Một tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ chính là kích thích buồng trứng hoạt động, giúp tăng khả năng thụ thai, dễ có con như mong muốn.
- Ngăn ngừa ung thư: Lá ngải cứu có chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư.
- Kháng nấm và kháng khuẩn: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ và cả đàn ông là giúp loại bỏ một số vi khuẩn Escherichia coli và nấm candida gây nhiễm trùng miệng, cổ họng và thực quản, cũng như âm đạo và máu. (6,7)
Tuy nhiên, bạn nên uống loại thức uống này đúng cách. Bởi lẽ khi bạn uống quá nhiều cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:
- Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều: Sử dụng quá nhiều lá ngải cứu có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt,…
- Tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng lá ngải cứu.
>> Xem thêm: Ngải cứu, có phải món rau an toàn cho mẹ bầu?
2. Bài thuốc chữa bệnh từ ngải cứu
Dưới đây là một số bài thuốc để giúp phát huy mọi tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ:
- Bài thuốc điều kinh: 8g ngải cứu khô đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và ăn tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
- Ngải cứu dùng làm trà uống: Lấy 1 thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi, đậy kín, sau 3-5 phút có thể uống. Phương pháp uống trà này giúp lưu thông mạch, hỗ trợ trị rôm sảy, giảm viêm sưng.
- Ngải cứu trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát đắp lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.
>> Xem thêm: 6 cách làm trà táo đỏ chuẩn vị thơm ngon và bổ dưỡng tại nhà
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Dưới đây là một số lưu ý cụ thể về cách sử dụng ngải cứu để phát huy tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ và nam giới:
- Liều lượng: Liều lượng ngải cứu an toàn cho người lớn là 3-5 gram mỗi ngày.
- Thời gian sử dụng: Không nên sử dụng ngải cứu quá 4 tuần.
- Chống chỉ định: Không dùng cho những người âm hư huyết nhiệt.
- Cách sử dụng: Ngải cứu có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô. Lá ngải cứu tươi thường được sử dụng để ăn kèm với các món ăn, hoặc để nấu canh, làm nước ép. Lá ngải cứu khô thường được sử dụng để pha trà, hoặc để làm thuốc.
[inline_article id=313903]
Trên đây là những tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ cũng như tác dụng phụ của lá ngải cứu đối với phụ nữ nếu sử dụng quá liều. Hãy sử dụng lá ngải cứu đúng cách để tối ưu hóa công dụng của chúng nhé!