Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đột ngột mất cảm giác căng sữa và dấu hiệu để mẹ bỉm nhận biết!

Trong giai đoạn cho con bú, thể trạng của mỗi người mẹ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Do đó, có những người mẹ sau sinh có nhiều sữa cho con bú, nhưng cũng có những người mẹ đột nhiên bị mất cảm giác căng sữa dẫn đến không đủ sữa cho con bú.

Tình trạng đột nhiên mất cảm giác căng sữa khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng và rối bời. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề này để có thể tìm được cách khắc phục nhé.

Tình trạng mất cảm giác căng sữa là gì?

Trong giai đoạn cho con bú, nhiều phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề “rắc rối” về việc cơ thể bị giảm tăng tiết sữa. Tình trạng mất cảm giác căng sữa hoặc giảm sản xuất sữa là khi bạn không có đủ sữa để cho con bú. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lầm tưởng tình trạng trên với các dấu hiệu như:

  • Em bé bú nhiều sữa hơn.
  • Mẹ cho bé bú ít hơn.
  • Ngực có cảm giác ít đầy đặn hơn trước.
  • Không có hiện tượng rò rỉ sữa từ núm vú.

Những trường hợp trên là một sự nhầm lẫn với tình trạng mất cảm giác căng sữa. Để nhận biết được đúng tình trạng này, bạn cần nhận diện được các dấu hiệu mất sữa/căng sữa đúng trong phần dưới đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Mất sữa mẹ 2 tháng: Nguyên nhân ra sao và có lấy lại được không?

Tình trạng mất cảm giác căng sữa là gì?
Tình trạng mất cảm giác căng sữa là gì?

Dấu hiệu mất cảm giác căng sữa mẹ nên biết

Dấu hiệu mất sữa hoặc ít sữa biểu hiện qua việc em bé không bú đủ sữa. Nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây thì bạn đang trong tình trạng mất cảm giác căng sữa đấy nhé.

  • Em bé không đi tiểu đều đặn. Một em bé sơ sinh cần đi tiểu từ 8-10 lần/ngày. Nếu em bé đi tiểu ít hơn mức này tức là đang không bú đủ sữa.
  • Màu nước tiểu của bé có màu vàng đậm. Nước tiểu màu vàng cho thấy em bé không được cung cấp đủ nước qua việc bú sữa mẹ. Em bé sơ sinh cần bổ sung nước qua việc bú sữa mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu sau khi sinh.
  • Bé không tăng cân và không khỏe mạnh. Một em bé được cung cấp đủ sữa sẽ tăng cân thường xuyên với tốc độ trung bình 113 – 170g/ tuần.
  • Bé không đi tiêu thường xuyên hoặc khoảng 5 – 6 lần/ngày
  • Em bé đi tiêu ra phân nhỏ và lỏng cũng là dấu hiệu cho thấy bé bú không đủ sữa.

Nguyên nhân dẫn đến giảm tiết sữa

Tình trạng mất cảm giác căng sữa dẫn đến sữa mẹ ít lại không đủ cho em bé bú có thể do các nguyên nhân sau:

1. Căng thẳng hoặc lo lắng

Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác căng sữa
Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác căng sữa

Căng thẳng sau khi sinh là sát thủ số 1 gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi sinh. Giữa việc thiếu ngủ do điều chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp với em bé và mức độ tăng cao của một số hormone sau sinh khiến bạn có cảm giác mất căng sữa.

Nếu bạn hoặc người thân nhận thấy bạn đang có các triệu chứng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm sau sinh, thì nên cần sắp xếp đến gặp bác sĩ sớm.

>> Bạn có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

2. Cho con bú sữa công thức xen kẽ với sữa mẹ

Sau khi sinh, ngực của bạn sẽ hoạt động theo nguyên tắc “cung cấp sữa khi có nhu cầu”. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp thúc đẩy nhu cầu cao hơn do đó ngực tạo ra nhiều sữa hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn cho em bé bú sữa công thức nhiều hơn cho bú sữa mẹ; hoặc bạn chỉ cho em bé bú khi bé muốn bú sẽ khiến cho cơ thể giảm dần việc sản xuất sữa. Lý do là vì não bộ hiểu rằng bạn đang không có nhu cầu tạo ra sữa.

3. Ăn kiêng quá mức

Việc ăn kiêng sau khi sinh để giảm cân có thể là điều các chị em rất quan tâm. Tuy nhiên, giai đoạn này bạn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để bù lại 500 calo đốt cháy mỗi ngày khi cho con bú. Do đó, bạn cần bổ sung thêm những bữa ăn nhẹ như một quả táo, ngũ cốc… để tránh bổ sung quá nhiều calo trong một lần ăn.

Ngoài ra, việc bạn bổ sung đầy đủ nước uống trong ngày cũng giúp hỗ trợ việc sản xuất sữa mẹ. Vì sữa mẹ có thành phần chính từ nguồn nước mà bạn cung cấp cho cơ thể. Bạn có thể uống một ly nước ngay sau khi cho con bú để bù lại lượng nước bị mất qua lượng sữa mà em bé đã bú.

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm cân cho mẹ cho con bú

4. Bạn đang bị bệnh

Việc sản xuất sữa của cơ thể bạn không bị ảnh hưởng nếu bạn bị nhiễm vi-rút hay vi khuẩn như cúm, cảm lạnh, dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng đi kèm khi bạn bị bệnh như mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa hoặc chán ăn mới là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác căng sữa.

Làm sao để nhiều sữa mẹ trở lại?

Để khắc phục vấn đề mất cảm giác căng sữa bạn hãy thường xuyên hút sữa hơn
Để khắc phục vấn đề mất cảm giác căng sữa bạn hãy thường xuyên hút sữa hơn

Sau khi bạn đã tìm hiểu thật kỹ về tình trạng mất cảm giác căng sữa. MarryBaby xin gợi ý cho bạn cách gọi sữa về sau khi mất sữa trong phần dưới đây nhé.

  • Mặc áo ngực dành cho phụ nữ sau sinh: Bạn hãy mặc áo ngực dành cho phụ nữ cho con bú đúng kích thước để nâng đỡ bầu ngực. Việc mặc áo ngực bó sát có thể khiến bạn bị tắc ống dẫn sữa hoặc mất cảm giác căng sữa do cản trở quá trình hút sữa.
  • Dùng thuốc: Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc cho bạn để tăng kích thích sữa như Domperidone. Tuy nhiên, bạn cần được bác sĩ tư vấn thật kỹ về lợi ích và rủi ro khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để khắc phục tình trạng mất cảm giác căng sữa trong khi cho con bú.
  • Bổ sung thảo dược: Việc bổ sung thảo dược có chất galactagogues có khả năng kích thích làm tăng tiết hormon prolactin giúp tăng tiết sữa cũng là một cách gọi sữa về sau khi mất sữa. Một số thảo dược có khả năng giúp cơ thể kích thích sản xuất sữa mẹ như lá đinh lăng, rong biển, thì là, rau má,…
  • Sử dụng tinh dầu húng quế: Tinh dầu húng quế có thể giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe sau sinh để cải thiện nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho những công dụng của tinh dầu húng quế. Bạn có thể xin tư vấn của bác sĩ và sử dụng tinh dầu này khi pha loãng với nước.
  • Hút sữa: Bạn có thể dùng máy hút sữa để hút lượng sữa trong ngực. Tùy thuộc vào thời kì phát triển của trẻ, mẹ nên hút sữa theo các cữ khác nhau để đảm bảo việc tiết sữa đều đặn, có thể khoảng 2 tiếng hút một lần với những trường hợp em bé mới sinh, và lâu hơn 3-4 tiếng mỗi lần tuỳ thời kì. Bạn cũng nên hút sữa trong khoảng 10 phút cho mỗi bên vú để tăng việc sản xuất sữa. Có thể, thời gian đầu lượng sữa sẽ không nhiều như lúc trước, nhưng bạn hãy cố gắng hút sữa thường xuyên hơn nhé.
  • Bổ sung thực phẩm lợi sữa: Bạn có thể bổ sung các thực phẩm lợi sữa như trái cây, rau quả, sữa ít béo, phô mai, sữa chua và thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học chứng minh sự tác động của các thực phẩm lợi sữa với nguồn sữa mẹ còn quá ít. Do đó, tốt nhất bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng với đa dạng các thực phẩm sẽ tốt cho việc sản xuất sữa mẹ.

[inline_article id=322654]

Như vậy mất cảm giác căng sữa là tình trạng sữa mẹ đột nhiên bị thiếu hụt. Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ cách thức gọi sữa về sau khi mất sữa nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.