Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh và những lưu ý cần biết cho sản phụ

Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh có thể góp phần giúp mẹ cải thiện tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby trong phần bài viết dưới đây nhé.

1. Sản dịch sau sinh là gì?

Sản dịch sau sinh, còn được gọi là lochia, là dịch từ trong buồng tử cung ra ngoài cùng với niêm mạc âm đạo của phụ nữ sau khi sinh. Sản dịch tiết ra là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi sau khi sinh con. Thông thường thì sản dịch sau khi sinh mổ hết nhanh hơn sinh thường, bởi trong quá trình mổ đẻ lớp nội mạc tử cung đã được bóc sạch.

Sản dịch sau sinh bao gồm máu, mô tử cung và các tạp chất từ tử cung. Ban đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, tương tự như kinh nguyệt, nhưng sau đó sẽ dần chuyển sang màu hồng nhạt, màu nâu và sau cùng là màu trắng hoặc màu vàng. Thời gian để sản dịch sau sinh hoàn toàn ngừng sản xuất thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh, nhưng có thể thay đổi tùy theo từng người.

Sản dịch ra sau sinh là một phần bình thường của quá trình hồi phục sau sinh và giúp tử cung trở về kích thước bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu mất quá nhiều, màu sắc sản dịch ra bất thường, có mùi hôi, hoặc nếu có bất thường nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và điều trị nếu cần.

sản dịch sau sinh
Hình ảnh 3 giai đoạn sản dịch sau sinh

2. Dấu hiệu nào cảnh báo sản dịch sau sinh bất thường?

Sản dịch sau sinh thông thường chỉ có mùi tanh nhẹ của máu, không có mùi hôi và thường kéo dài khoảng 1 tháng tùy theo cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sản dịch có dấu hiệu bất thường cảnh báo một số bệnh lý. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sản dịch sau sinh bất thường mà mẹ nên lưu ý vì có thể mẹ đang mắc bệnh phụ khoa, nhiễm trùng và cần đi khám ngay:

  • Sản dịch sau sinh có màu đỏ sáng hoặc màu đỏ tươi quá lâu (sau 1 tuần).
  • Sản dịch có mùi tanh hôi khó chịu và đôi khi có lẫn mủ.
  • Lượng máu sản dịch sau sinh tăng đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt, hay tim đập nhanh (dấu hiệu của xuất huyết nội khoa hay băng huyết).
  • Đau bụng dưới, đau tử cung âm ỉ mãi không thuyên giảm.
  • Xuất hiện cục cứng trong vùng tử cung hoặc âm đạo và có thể sờ thấy được. 

>> Xem thêm: Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

Dấu hiệu ra sản dịch bất thường
Tư thế nằm có tác dụng giúp đẩy sản dịch ra nhanh hơn

3. Tư thế nằm để đẩy sản dịch ra nhanh hơn

Tư thế nằm góp một phần quan trọng trong việc đẩy sản dịch sau sinh ra nhanh hơn. Dưới đây là một số tư thế nằm có thể hỗ trợ quá trình này:

  • Tư thế nằm nghiêng về một bên: Nằm nghiêng về bên phải hoặc trái có thể giúp cải thiện lưu thông máu đến tử cung. Tư thế này cũng có thể tạo áp lực từ đáy tử cung xuống, giúp đẩy sản dịch ra ngoài.
  • Tư thế nằm thẳng với gối dưới lưng: Đặt một chiếc gối dưới lưng có thể giúp tử cung cao hơn so với âm tạo. Tư thế nằm này giúp tạo áp lực nhẹ và hỗ trợ tử cung đẩy sản dịch ra ngoài một cách hiệu quả hơn.
  • Tư thế nâng cao chân: Một tư thế nằm để sản dịch ra nhanh khác là mẹ đặt một chiếc gối hoặc gấp một chăn dưới chân để nâng cao chân. Tư thế này giúp tạo áp lực từ phía dưới, thúc đẩy quá trình đẩy sản dịch ra ngoài.
Nâng cao chân là một tư thế nằm để đẩy sản dịch ra nhanh hơn
Nâng cao chân là một tư thế nằm để đẩy sản dịch ra nhanh hơn

4. Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh thường và sinh mổ

Làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh mổ và sinh thường? Thật ra, sản dịch sau sinh sẽ biến mất sau vài tuần nên việc mẹ cần làm lúc này là sống chung với tình trạng này và nghỉ ngơi thật tốt. Có như vậy mẹ mới mau khỏe và sản dịch nhanh tống ra ngoài.

Ngoài thực hiện những tư thế nằm để sản dịch ra nhanh, mẹ có thể thử những cách sau:  

  • Chỉ sử dụng băng vệ sinh hoặc tã lót để thấm sản dịch. Mẹ nên sử dụng băng hoặc tã kích thước lớn hoặc dài để vận động thoải mái hơn.
  • Không được sử dụng cốc nguyệt san, tampon hoặc bất cứ sản phẩm nào nhét vào âm đạo vì có thể gây ra nhiễm trùng. 
  • Tránh các hoạt động vất vả như nâng vật nặng hoặc các bài tập đòi hỏi nhiều sức. Tập trung dành thời gian ở bên trẻ, ngủ trưa và thư giãn.
  • Vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thuận tiện cho việc đi tiểu nhằm ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu, một bệnh dễ mắc phải sau sinh.

>> Xem thêm: Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là bệnh lý hay hiện tượng sinh lý bình thường?

[inline_article id=305705]

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết được các tư thế nằm để sản dịch ra nhanh. Ra sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường nhằm giúp làm sạch tử cung sau khi mẹ sinh xong. Thông thường sản dịch sau sinh qua 6 tuần sẽ hết. Nếu sau đó sản dịch vẫn còn hoặc sản dịch ra bất thường thì mẹ nên sắp xếp thời gian đi khám bệnh nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh

Vì vậy, tư thế nằm sau khi sinh thường bị cắt tầng sinh môn rất quan trọng. Điều này còn giúp cho vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn hãy cùng tìm hiểu rạch tầng sinh môn là gì, tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh và tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh nhé. 

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật mà bác sĩ sản khoa sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn (*) trong khi sinh, giúp mở rộng âm đạo để em bé có thể chui qua dễ dàng hơn. Hiện nay để giảm nguy cơ rách phức tạp khi sinh qua ngả âm đạo, các bác sĩ sản phụ khoa đã chủ động rạch tầng sinh môn, trừ một số trường hợp chuyển dạ quá nhanh không kịp cắt trước đó. 

(*) Tầng sinh môn chính là toàn bộ mô bao gồm da, cơ, mô liên kết nằm ở giữa bộ phận sinh dục (lỗ âm đạo hoặc bìu) và hậu môn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cận cảnh sinh thường rạch tầng sinh môn: Đau đớn chỉ bà đẻ mới hiểu

Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

Mục đích chính của việc rạch tầng sinh môn khi sinh qua ngả âm đạo (hay sinh thường) là nhằm mở rộng ống sinh, giúp thai nhi đi qua ống sinh dễ dàng hơn. Hiện nay, việc rạch tầng sinh môn được thực hiện thường quy ở hầu hết các trường hợp sinh thường. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể có những lý do khác để đề nghị rạch tầng sinh môn cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ.

Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

Tư thế nằm nào tốt cho vết khâu tầng sinh môn?

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 tại Bệnh viện Safdarjung – Ấn Độ cho thấy; tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn với sản phụ sinh thường là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa (1). Vì những tư thế nằm này sẽ giúp cho sản phụ giảm bớt những cơn đau tầng sinh môn khi ngủ, cho con bú và sinh hoạt thường ngày.

Cơn đau tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh. Do đó, khi bạn chọn đúng tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn thì sẽ có tác động tích cực hơn đối với sức khoẻ tổng thể và việc hồi phục của vết khâu tầng sinh môn.

Bên cạnh lưu ý tư thế nằm sau khi sinh thường bị cắt tầng sinh môn, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành. 

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả

Những lưu ý để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

Những lưu ý để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành là vùng đáy chậu sẽ từ từ giảm sưng đau dần trong vài tuần sau khi rạch tầng sinh môn theo tiến trình lành lại của vết thương.

Để vết khâu phục hồi nhanh hơn, ngoài lưu ý tư thế nằm bạn cũng nên áp dụng thêm mẹo dưới đây: 

  • Sử dụng thuốc xịt gây tê: Bạn có thể dùng Dermoplast® vài lần trong ngày để giảm đau và ngứa tầng sinh môn. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngâm vùng kín trong nước ấm: Tắm ngồi trong bồn tắm hoặc ngâm vùng kín trong nước ấm sẽ giảm đau và nhanh hồi phục vết khâu tầng sinh môn đáng kể. Tuy nhiên nên hạn chế không nên ngâm quá lâu. 
  • Ngồi trên một chiếc gối hình tròn: Chiếc gối hình tròn giúp giảm áp lực lên vùng đáy chậu khi bạn ngồi. Bạn có thể tìm thấy những chiếc gối hình tròn này ở các hiệu thuốc tại địa phương.
  • Chườm túi lạnh: Chườm túi lạnh ở tầng sinh môn sẽ giúp giảm sưng và đau nhức. Hầu hết các bệnh viện đều có túi chườm lạnh cho sản phụ sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, khi bạn đã xuất viện để về nhà thì có thể tự mua túi lạnh này để chườm tại nhà nhé. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen theo khuyến nghị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau tầng sinh môn dữ dội thì có thể dùng thuốc giảm đau mạnh hơn được bác sĩ kê toa như acetaminophen và codein.

[key-takeaways title=””]

Trong quá trình vết khâu tầng sinh môn đang dần hồi phục; bạn lưu ý không sử dụng tampon, quan hệ tình dục hoặc nhét bất cứ thứ gì vào âm đạo cho đến khi bác sĩ cho phép. Đồng thời, bạn cần nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các mẹo để nhanh phục hồi tầng sinh môn, tránh tự ý thực hiện. 

[/key-takeaways]

[inline_article id=288812]

Như vậy, bạn đã biết tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa. Đây là hai tư thế giúp cho sản phụ giảm bớt cơn đau và nhanh hồi phục vết khâu tầng sinh môn.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?

Một trong những rủi ro khiến cho nhiều chị em phụ nữ lo lắng chính là cấy que tránh thai bị rong kinh. Vậy bị rong kinh khi cấy que có nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên lý hoạt động của que cấy tránh thai trong phần dưới đây nhé.

Nguyên lý hoạt động của que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một thanh nhựa dẻo có kích thước bằng que diêm được đặt dưới da ở mặt trong của cánh tay. Khi được cấy vào da, que cấy tránh thai sẽ giải phóng một lượng hormone progesterone thấp và ổn định từ từ vào cơ thể.

Hormone progesterone giúp ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy của cổ tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận được trứng. Ngoài ra, hormone progesterone cũng làm mỏng niêm mạc tử cung. Do đó, trứng được thụ tinh sẽ khó bám vào tử cung hơn dẫn đến không thể mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cấy que tránh thai có đau không? Chị em nhát đau càng nên biết điều này

Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh?

Tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh do thay đổi hormone trong cơ thể chỉ là một trong những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi thực hiện biện pháp tránh thai sau sinh này. Có khoảng 20% phụ nữ bị rong kinh khi cấy que tránh thai. 

Tuy nhiên, tình trạng này không gây hại cho sức khỏe của phụ nữ và có thể giảm dần theo thời gian khi cơ thể đã thích ứng với que tránh thai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp thêm các tác dụng phụ dưới đây:

  • Đau vú
  • Nổi mụn
  • Tăng cân
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • U nang buồng trứng
  • Nhiễm trùng nơi cấy ghép
  • Đau hoặc bầm tím trên cánh tay nơi cấy ghép 
Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh? Do thay đổi hormone trong cơ thể
Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh? Do thay đổi hormone trong cơ thể

Cấy que tránh thai bị rong kinh bao lâu?

Thời gian cấy que tránh thai bị rong kinh hoặc xuất huyết âm đạo nhẹ, tiết dịch nâu có thể là khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ rong kinh một vài tuần hoặc tháng đầu tiên sau khi cấy, trong khi có người lại cảm nhận tình trạng này kéo dài hơn, khoảng vài tháng cho đến 1 năm.

Bạn có thể nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như rong kinh hoặc chu kỳ kinh không đều, hoặc chu kỳ kinh ra thất thường. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần cho đến khi cơ thể bạn thích ứng với que cấy tránh thai và sự thay đổi của hormone. 

[key-takeaways title=””]

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc chất lượng cuộc sống, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên hoặc thay thế các biện pháp tránh thai khác.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có kinh rồi lại mất: Nguyên nhân vì sao và cần chú ý điều gì?

Bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?

Tình trạng bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai này chỉ là tác dụng phụ ở một số người và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo ồ ạt và thời gian ra máu kéo dài, không thuyên giảm theo thời gian dẫn đến các dấu hiệu bất thường của sức khỏe hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì cần đi khám bệnh ngay nhé.

Phải làm sao nếu bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai?

Tình trạng cấy que bị rong kinh là bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Tốt nhất, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này sẽ giúp ích cho cơ thể dễ dàng thích ứng với que cấy tránh thai hơn. Ngoài ra, bạn nên liên lạc lại với bác sĩ đã cấy que cho mình để nhận được hướng dẫn theo dõi và điều trị hợp lý nhé. 

Phải làm sao nếu bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai nữa? Bạn hãy đọc thêm các lưu ý dưới đây nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Kinh nguyệt sau sinh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sớm

Những lưu ý khi cấy que tránh thai sau sinh

Nên chọn cơ sở cấy que tránh thai uy tín và chất lượng
Nên chọn cơ sở cấy que tránh thai uy tín và chất lượng

Nếu bạn lo lắng tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý những điều sau khi thực hiện biện pháp tránh thai này nhé: 

  • Cần thăm khám sức khỏe trước khi cấy que: Bạn nên thực hiện khám sức khỏe để có thể biết bản thân có đang mang thai không và sức khoẻ có phù hợp với phương pháp tránh thai này không.
  • Sau khi cấy que cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên duy trì một tinh thần thoải mái, lối sống tích cực, và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng rượu bia, thuốc lá, thức khuya để giảm tối đa các tác dụng phụ sau khi cấy que.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau khi cấy que. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng với sự hướng dẫn của bác sĩ về việc theo dõi phản ứng của cơ thể để có thể xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghiêm trọng nào.
  • Chọn Trung tâm Y tế uy tín: Việc cấy que tránh thai nên được thực hiện bởi đội ngũ y tế đã được huấn luyện và có kinh nghiệm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn thực hiện cấy que ở bệnh viện, phòng khám uy tín, có máy móc hiện đại và được khử khuẩn an toàn.
  • Tránh quan hệ khi cấy que tránh thai bị rong kinh: Cấy que tránh thai bị rong kinh có quan hệ được không? Do tác dụng phụ của việc cấy que bị rong kinh; bạn nên kiêng quan hệ cho đến khi sạch kinh để an toàn cho sức khỏe sinh sản. Tốt nhất, nếu bạn muốn quan hệ trong giai đoạn này thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
  • Hiệu quả tránh thai sẽ tuỳ vào thời điểm cấy que: Nếu bạn được cấy que tránh thai trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì hiệu quả tránh thai sẽ có hiệu lực cao. Còn nếu bạn được cấy que vào những ngày còn lại trong chu kỳ thì phải kiêng quan hệ trần trong 7 ngày tiếp theo để tăng hiệu quả tránh thai. Trong giai đoạn này, nếu muốn quan hệ bạn nên dùng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai khác.

[inline_article id=31804]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh. Đây chỉ là một trong những tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

6+ Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú các mẹ không thể bỏ qua

Để tránh mang thai ngoài ý muốn, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú trong bài viết này. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Hiện tượng rụng trứng sau sinh là gì?

Trong thời kỳ mang thai, buồng trứng trải qua một thời gian “tạm ngưng hoạt động”. Thời gian này sẽ tiếp tục kéo dài sau sinh và dài hay ngắn tuỳ thuộc bà mẹ có cho con bú hoàn toàn hay không. Khi hoạt động chọn lọc và phát triển nang noãn quay trở lại, nếu có trứng trưởng thành sẽ có hiện tượng phóng noãn (hay rụng trứng).

>> Bạn có thể xem thêm: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Nhìn chung, các dấu hiệu rụng trứng khi cho con bú cũng ít nhiều giống với dấu hiệu rụng trứng ở phụ nữ bình thường. Sự khác biệt đôi khi do hoạt động nội tiết bị xáo trộn chưa bình ổn, những vấn đề tâm lý hay áp lực sau sinh và chăm con. Do đó,  nếu bạn rụng trứng khi đang cho con bú sẽ có dấu hiệu sau:

1. Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung

Chất nhầy ở cổ tử cung tiết ra âm đạo giống như “lòng trắng trứng” chính là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú, bạn sẽ có cảm giác hơi ẩm ướt hơn bình thường, nhưng không phải ai cũng nhận ra và không phải lúc nào cảm giác này cũng cho thấy bạn đang rụng trứng. Hầu như, phụ nữ nào cũng đều gặp phải trường hợp cổ tử cung tiết ra chất nhầy khi đến thời kỳ rụng trứng nhưng không phải chất nhầy của ai cũng giống nhau.

Tăng chất nhầy cổ tử cung là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú
Tăng chất nhầy cổ tử cung là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

2. Thay đổi thân nhiệt

Đối với hầu hết phụ nữ, giai đoạn trước khi rụng trứng, cơ thể sẽ có thân nhiệt ổn định. Khi gần đến ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhẹ và tăng hơn sau khi rụng trứng. Khá khó để bạn có thể tự cảm nhận được sự thay đổi thân nhiệt, bạn có thể đo nhiệt độ cơ thể vào một khoảng thời gian cố định trong ngày để theo dõi biểu đồ thân nhiệt.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

3. Thay đổi vị trí hoặc độ cứng của cổ tử cung

Cổ tử cung trải qua nhiều thay đổi khi phụ nữ rụng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, cao lên, mở ra và ẩm ướt. Tuy nhiên, thật khó để phụ nữ có thể tự cảm nhận được sự thay đổi vị trí cổ tử cung để nhận ra ngày rụng trứng.

4. Khứu giác nhạy cảm

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú: Khứu giác trở nên nhạy cảm

Một dấu hiệu rụng trứng khi đang cho bú khác là khứu giác trở nên nhạy cảm hơn trong giai đoạn này. Có một số phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với các mùi cơ thể của nam giới trong giai đoạn dễ thụ thai. Tuy nhiên, rụng trứng sau sinh này không phải là dấu hiệu đáng tin cậy. 

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ sau sinh an toàn và những điều sản phụ cần biết

5. Ngực sưng và căng đau

Dấu hiệu núi đôi nhạy cảm hơn là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể khiến bạn bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai hoặc các vấn đề về liên quan đến bầu ngực trong giai đoạn cho con bú. 

Trong giai đoạn sắp rụng trứng, cơ thể của phụ nữ sẽ tăng sản xuất hormone estrogen. Đây là loại hormone thường tăng cao khi vào thời điểm rụng trứng và có khả năng kích thích mô vú. Do đó, ngực của bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ.

6. Buồn nôn và chóng mặt

Buồn nôn và chóng mặt là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Sự tăng cao của hormone estrogen và progesterone trong giai đoạn tiền kinh nguyệt dẫn đến ảnh hưởng hệ thần kinh khiến horrmone histamine tăng cao nên gây ra buồn nôn và chóng mặt. Đây cũng là một trong những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú bạn có thể gặp phải.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các dấu hiệu rụng trứng sau sinh như xuất hiện đốm máu, táo bón, khó chịu trong người, đau bụng, đầy bụng, tăng ham muốn tình dục,…

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì rụng trứng?

Sau khi tìm hiểu các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú; chúng ta cần tìm hiểu thêm vấn đề phụ nữ sau sinh bao lâu thì rụng trứng. Thời gian từ lúc bạn sinh con cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại ở mỗi người là khác nhau.

Trường hợp không cho con bú có thể rụng trứng sớm nhất là từ 5 đến 6 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú, hormone tăng tiết sữa sẽ không trở lại như mức trước khi mang thai làm trì hoãn quá trình rụng trứng và không thể biết được thời gian chính xác.

Việc quay lại chu kỳ kinh nguyệt của thai phụ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen cho con bú và độ nhạy cảm của cơ thể với hormone. Có những phụ nữ phải mất vài tháng hoặc vài năm để quá trình rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại.  

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt? Giải đáp tất tần tật về kinh nguyệt sau sinh mổ

Rụng trứng khi cho con bú có thể có thai không?

Rụng trứng khi cho con bú có thể có thai không?

Khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú nào thì cũng là lúc bạn đã có thể mang thai trở lại. 

Nếu bạn không nhận biết rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con thì sẽ không biết rằng khả năng mang thai đã trở lại cho đến khi có kinh lần đầu tiên sau khi sinh.

Bên cạnh vấn đề rụng trứng sau sinh; bạn cũng nên tìm hiểu các dấu hiệu mang thai trộm sau sinh để nhận biết có phải mình đã mang thai hay chưa nhé.

Một số biện pháp tránh thai an toàn sau sinh

Khi bạn đã nhận biết được các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Nếu chưa muốn sinh con kế thì bạn hãy áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn sau sinh dưới đây nhé:

  • Triệt sản: Đây là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Nếu vợ chồng bạn không muốn sinh thêm con thì có thể áp dụng cách ngừa thai này.
  • Bao cao su: Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm bao cao su dành cho nam và nữ. Bạn có thể chọn 1 trong 2 loại để ngừa thai sau khi sinh nhé.
  • Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai có 2 loại gồm vòng vòng tránh thai dạng chữ T chứa đồng và vòng tránh thai có chứa nội tiết levonorgestrel. Bác sĩ sẽ đặt vòng tránh thai vào lòng tử cung để giúp bạn tránh thai.
  • Que cấy ngừa thai Implanon: Que cấy ngừa thai chứa nội tiết etonogestrel được cấy dưới da và có tác dụng ngừa thai trong 3 năm. Sau 3 năm hoặc sau khi tháo que cấy, bạn vẫn có thể mang thai trở lại như bình thường. Đây là phương pháp ngừa thai tạm thời có hiệu quả cao nhất cho đến hiện tại.
  • Uống thuốc ngừa thai hàng ngày: Hiện nay, trên thị trường có hai loại thuốc ngừa thai hàng ngày gồm thuốc chỉ chứa hormone progestin và thuốc phối hợp hai loại hormone estrogen + progestin. Khi bạn chọn sử dụng 1 trong 2 loại thuốc này thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về thời điểm để sử dụng cho hợp lý nhé.
  • Thuốc tiêm tránh thai (DMPA): Thuốc tránh thai dạng tiêm có chứa hormone progestin gọi là depot medroxyprogesterone acetate (DMPA) và có tác dụng kéo dài trong 3 tháng. Khi quyết định thực hiện biện pháp ngừa thai này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

[inline_article id=267104]

Như vậy, bạn đã nắm rõ các dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú rồi. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này thì khả năng mang thai của bạn đã quay trở lại. Do đó, khi vợ chồng bạn ân ái thì hãy sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa muốn sinh con kế nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày: Thực hư ra sao?

Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý. Do đó, ông bà xưa mới truyền miệng cho rằng sản phụ cần phải kiêng cữ sau sinh thật khắt khe trong khoảng 3 tháng 10 ngày. Vậy bạn có cần kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày không?

Nguyên nhân phải kiêng quan hệ sau sinh

Trước khi tìm hiểu vấn đề kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày có đúng không; chúng ta cần phải hiểu rõ tại sao phải kiêng cữ sau sinh; nhất là với “chuyện ấy” để tránh tổn thương cho những bộ phận/những vùng của cơ thể bị ảnh hưởng do sau sinh dưới đây.

1. Đau nhức tầng sinh môn

Tầng sinh môn là khu vực giữa âm đạo và trực tràng. Bộ phận này có thể căng ra và bị rách trong quá trình bạn chuyển dạ và sinh nở qua đường âm đạo. Do đó, bạn thường bị đau sau khi sinh qua ngả âm đạo và cơn đau này có thể nặng hơn nếu bị cắt tầng sinh môn để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn. 

Hiện nay, để giảm thiếu tối đa việc rách phức tạp khi sinh thường, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ chủ động cắt tầng sinh môn khi đỡ sinh thường. 

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn chăm sóc như thế nào để nhanh lành vết thương?

2. Đau bụng sau sinh

Đau bụng sau khi sinh là cơn đau khi tử cung (dạ con) co trở lại về kích thước bình thường trước khi mang thai

3. Ảnh hưởng sau sinh mổ

Sinh mổ hay còn gọi mổ lấy thai là phương pháp phẫu thuật để giúp em bé chào đời thông qua vết mổ ở bụng và tử cung của người phụ nữ. Do đó, sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn có thể khiến cho sản phụ mất nhiều thời gian để hồi phục. Thậm chí, sản phụ có thể cảm thấy mệt mỏi do mất nhiều máu và bị đau vết mổ sau sinh.

Kiêng quan hệ sau sinh vì ảnh hưởng sau sinh mổ

>> Bạn có thể xem thêm: Viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ và những điều cần biết!

4. Âm đạo tiết sản dịch

Sau khi em bé chào đời, cơ thể sản phụ sẽ loại bỏ lượng máu và mô bên trong tử cung ra ngoài được gọi là dịch tiết âm đạo hoặc sản dịch. Trong những ngày đầu, sản dịch có thể nặng mùi, màu đỏ tươi và có cục máu đông. Trong những ngày tiếp theo, sản dịch sẽ ra ít hơn và có màu nhạt hơn. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần, thậm chí là 1 tháng hoặc hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu: Tại sao cần phải đi chợ mở hàng sau sinh.

5. Bị sưng phù cơ thể

Rất nhiều phụ nữ bị sưng phù ở tay, chân và mặt khi mang thai do tích nước dư thừa trong cơ thể. Tình trạng này có thể phải mất một thời gian để cơ thể của bạn hồi phục sau khi sinh con.

6. Đau núm vú

Sau khi sinh, mẹ phải tập làm quen với việc cho con bú mỗi ngày. Điều này có thể khiến cho núm vú của bạn cảm thấy đau và khó chịu trong vài ngày đầu, nhất là khi núm vú bị trầy xước. Việc quan hệ tình dục cũng có thể không thoải mái trong lúc này. Hơn nữa, nếu bạn đời kích thích núm ti bằng việc sờ ngực hoặc ngậm ti qua màn dạo đầu thì cũng có thể khiến ngực mẹ chứa nhiều vi khuẩn, làm ảnh hưởng không tốt cho con khi bú sữa mẹ.

>> Xem thêm: Các kiêng cữ sau sinh đúng cách theo khoa học hiện đại nhé.

7. Ngực căng sữa

Ngực căng sữa nên bạn cần kiêng cữ sau sinh

Sau khi sinh con, ngực của bạn sẽ sưng đau trong một vài ngày do tăng sản xuất sữa. Cảm giác khó chịu này thường biến mất khi bạn bắt đầu cho con bú thường xuyên hơn. Nếu bạn không cho con bú, hiện tượng này có thể kéo dài cho đến khi ngực ngừng sản xuất sữa.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được và cách xử lý!

8. Nhiễm trùng sau sinh

Sau khi sinh con, sản phụ có thể bị rạch tầng sinh môn nếu sinh thường hoặc mổ lấy thai. Mặc dù, bác sĩ có hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vết mổ sau sinh thật kỹ lưỡng nhưng bạn cũng có thể bị nhiễm trùng. 

Nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho tính mạng. Do đó, bạn nên đến bệnh viện ngay khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như:

  • Vết thương bị đỏ
  • Tiết dịch tại vết thương
  • Vết thương đau dữ dội
  • Sốt cao từ 38 ℃ trở lên
  • Nhịp thở hoặc nhịp tim nhanh
  • Vết thương bị nóng khi chạm vào
  • Ớn lạnh kèm theo da ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi

>> Bạn có thể xem thêm: Nhiễm trùng hậu sản: Tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác

9. Khô âm đạo sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể của sản phụ sẽ giảm mạnh hormone estrogen và progesterone trong vòng 24 giờ về mức trước khi mang thai. Ngoài ra, lượng hormone estrogen còn giảm nhiều hơn nữa để không làm ngăn cản quá trình sản xuất sữa sau sinh.

Do đó, vấn đề thiếu hụt estrogen còn khiến cho sản phụ sau sinh gặp phải các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm và khô hạn sau sinh.

Bên cạnh việc kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày; ông bà xưa còn kiêng không thăm bà đẻ khi đang hành kinh. Bạn có thể tìm hiểu quan niệm này trên website của MarryBaby nhé.

Có cần phải kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày không?

Sản phụ có cần kiêng quan hệ sau sinh trong 3 tháng 10 ngày không?
Sản phụ có cần kiêng quan hệ sau sinh trong 3 tháng 10 ngày không?

Thực tế, việc kiêng quan hệ sau sinh là đúng theo như chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, quan niệm kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày được truyền miệng lại từ ông bà ngày xưa không còn đúng với cuộc sống hiện đại có phần cởi mở hơn. Theo các chuyên gia y tế, bạn có thể quan hệ vợ chồng trở lại sau 4-6 tuần sinh con dù sinh thường hay sinh mổ, khi cơ thể của bạn đã hồi phục và sẵn sàng cho việc “yêu” trở lại.

Nếu bạn quan hệ tình dục quá sớm có thể gặp phải các biến chứng sau sinh, nhất là trong 2 tuần đầu sau sinh con vì lúc này cơ thể bạn còn mệt mỏi, đau âm đạo, khô âm đạo… Do đó, việc kiêng quan hệ cũng là thời gian giúp cho cơ thể của bạn được hồi phục trở lại.

Liên quan đến vấn đề kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày; bạn có thể tham khảo thêm về cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn.

Lời khuyên khi bạn muốn “yêu” sau khi sinh 

Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về vấn đề kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày có đúng hay không rồi. Nếu vợ chồng bạn muốn “gần gũi” trở lại thì hãy lưu ý những điều sau nhé.

  • Chủ động trong việc tránh thai: Sau khi sinh, phụ nữ có thể có khả năng mang thai trở lại dù đang cho con bú. Do đó, bạn nên áp dụng các cách tránh thai nếu không muốn bị “vỡ kế hoạch”.
  • Hãy quan tâm đến cảm xúc của nhau: Cảm xúc là yếu tố quyết định chất lượng của “cuộc yêu”. Do đó, bạn chỉ nên quan hệ trở lại khi tinh thần và sức khỏe đã bình phục. Ngoài ra, người chồng cũng đừng chê bai cơ thể của vợ sẽ khiến cô ấy cảm thấy tổn thương đấy nhé.
  • Người chồng nên chủ động quan tâm đến vợ: Sau khi sinh, vùng kín của phụ nữ có nhiều thay đổi. Do đó, người chồng nên chủ động hơn trong màn dạo đầu để giúp vợ giảm cảm giác đau đớn. Ngoài ra, trong khi “yêu” người chồng nên quan tâm đến cảm xúc của vợ để kịp thời giúp cô đi thăm khám sức khỏe khi có các dấu hiệu bất thường. 

[inline_article id=240708]

Như vậy bạn đã biết quan niệm kiêng quan hệ sau sinh 3 tháng 10 ngày là xuất từ dân gian và không thực sự chính xác. Tốt nhất, bạn nên quan hệ trở lại khi cơ thể đã hồi phục về sức khỏe và thể trạng.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đột ngột mất cảm giác căng sữa và dấu hiệu để mẹ bỉm nhận biết!

Tình trạng đột nhiên mất cảm giác căng sữa khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng và rối bời. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề này để có thể tìm được cách khắc phục nhé.

Tình trạng mất cảm giác căng sữa là gì?

Trong giai đoạn cho con bú, nhiều phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề “rắc rối” về việc cơ thể bị giảm tăng tiết sữa. Tình trạng mất cảm giác căng sữa hoặc giảm sản xuất sữa là khi bạn không có đủ sữa để cho con bú. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lầm tưởng tình trạng trên với các dấu hiệu như:

  • Em bé bú nhiều sữa hơn.
  • Mẹ cho bé bú ít hơn.
  • Ngực có cảm giác ít đầy đặn hơn trước.
  • Không có hiện tượng rò rỉ sữa từ núm vú.

Những trường hợp trên là một sự nhầm lẫn với tình trạng mất cảm giác căng sữa. Để nhận biết được đúng tình trạng này, bạn cần nhận diện được các dấu hiệu mất sữa/căng sữa đúng trong phần dưới đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Mất sữa mẹ 2 tháng: Nguyên nhân ra sao và có lấy lại được không?

Tình trạng mất cảm giác căng sữa là gì?
Tình trạng mất cảm giác căng sữa là gì?

Dấu hiệu mất cảm giác căng sữa mẹ nên biết

Dấu hiệu mất sữa hoặc ít sữa biểu hiện qua việc em bé không bú đủ sữa. Nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây thì bạn đang trong tình trạng mất cảm giác căng sữa đấy nhé.

  • Em bé không đi tiểu đều đặn. Một em bé sơ sinh cần đi tiểu từ 8-10 lần/ngày. Nếu em bé đi tiểu ít hơn mức này tức là đang không bú đủ sữa.
  • Màu nước tiểu của bé có màu vàng đậm. Nước tiểu màu vàng cho thấy em bé không được cung cấp đủ nước qua việc bú sữa mẹ. Em bé sơ sinh cần bổ sung nước qua việc bú sữa mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu sau khi sinh.
  • Bé không tăng cân và không khỏe mạnh. Một em bé được cung cấp đủ sữa sẽ tăng cân thường xuyên với tốc độ trung bình 113 – 170g/ tuần.
  • Bé không đi tiêu thường xuyên hoặc khoảng 5 – 6 lần/ngày
  • Em bé đi tiêu ra phân nhỏ và lỏng cũng là dấu hiệu cho thấy bé bú không đủ sữa.

Nguyên nhân dẫn đến giảm tiết sữa

Tình trạng mất cảm giác căng sữa dẫn đến sữa mẹ ít lại không đủ cho em bé bú có thể do các nguyên nhân sau:

1. Căng thẳng hoặc lo lắng

Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác căng sữa
Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác căng sữa

Căng thẳng sau khi sinh là sát thủ số 1 gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi sinh. Giữa việc thiếu ngủ do điều chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp với em bé và mức độ tăng cao của một số hormone sau sinh khiến bạn có cảm giác mất căng sữa.

Nếu bạn hoặc người thân nhận thấy bạn đang có các triệu chứng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm sau sinh, thì nên cần sắp xếp đến gặp bác sĩ sớm.

>> Bạn có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

2. Cho con bú sữa công thức xen kẽ với sữa mẹ

Sau khi sinh, ngực của bạn sẽ hoạt động theo nguyên tắc “cung cấp sữa khi có nhu cầu”. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp thúc đẩy nhu cầu cao hơn do đó ngực tạo ra nhiều sữa hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn cho em bé bú sữa công thức nhiều hơn cho bú sữa mẹ; hoặc bạn chỉ cho em bé bú khi bé muốn bú sẽ khiến cho cơ thể giảm dần việc sản xuất sữa. Lý do là vì não bộ hiểu rằng bạn đang không có nhu cầu tạo ra sữa.

3. Ăn kiêng quá mức

Việc ăn kiêng sau khi sinh để giảm cân có thể là điều các chị em rất quan tâm. Tuy nhiên, giai đoạn này bạn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để bù lại 500 calo đốt cháy mỗi ngày khi cho con bú. Do đó, bạn cần bổ sung thêm những bữa ăn nhẹ như một quả táo, ngũ cốc… để tránh bổ sung quá nhiều calo trong một lần ăn.

Ngoài ra, việc bạn bổ sung đầy đủ nước uống trong ngày cũng giúp hỗ trợ việc sản xuất sữa mẹ. Vì sữa mẹ có thành phần chính từ nguồn nước mà bạn cung cấp cho cơ thể. Bạn có thể uống một ly nước ngay sau khi cho con bú để bù lại lượng nước bị mất qua lượng sữa mà em bé đã bú.

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm cân cho mẹ cho con bú

4. Bạn đang bị bệnh

Việc sản xuất sữa của cơ thể bạn không bị ảnh hưởng nếu bạn bị nhiễm vi-rút hay vi khuẩn như cúm, cảm lạnh, dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng đi kèm khi bạn bị bệnh như mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa hoặc chán ăn mới là nguyên nhân dẫn đến mất cảm giác căng sữa.

Làm sao để nhiều sữa mẹ trở lại?

Để khắc phục vấn đề mất cảm giác căng sữa bạn hãy thường xuyên hút sữa hơn
Để khắc phục vấn đề mất cảm giác căng sữa bạn hãy thường xuyên hút sữa hơn

Sau khi bạn đã tìm hiểu thật kỹ về tình trạng mất cảm giác căng sữa. MarryBaby xin gợi ý cho bạn cách gọi sữa về sau khi mất sữa trong phần dưới đây nhé.

  • Mặc áo ngực dành cho phụ nữ sau sinh: Bạn hãy mặc áo ngực dành cho phụ nữ cho con bú đúng kích thước để nâng đỡ bầu ngực. Việc mặc áo ngực bó sát có thể khiến bạn bị tắc ống dẫn sữa hoặc mất cảm giác căng sữa do cản trở quá trình hút sữa.
  • Dùng thuốc: Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc cho bạn để tăng kích thích sữa như Domperidone. Tuy nhiên, bạn cần được bác sĩ tư vấn thật kỹ về lợi ích và rủi ro khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để khắc phục tình trạng mất cảm giác căng sữa trong khi cho con bú.
  • Bổ sung thảo dược: Việc bổ sung thảo dược có chất galactagogues có khả năng kích thích làm tăng tiết hormon prolactin giúp tăng tiết sữa cũng là một cách gọi sữa về sau khi mất sữa. Một số thảo dược có khả năng giúp cơ thể kích thích sản xuất sữa mẹ như lá đinh lăng, rong biển, thì là, rau má,…
  • Sử dụng tinh dầu húng quế: Tinh dầu húng quế có thể giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe sau sinh để cải thiện nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho những công dụng của tinh dầu húng quế. Bạn có thể xin tư vấn của bác sĩ và sử dụng tinh dầu này khi pha loãng với nước.
  • Hút sữa: Bạn có thể dùng máy hút sữa để hút lượng sữa trong ngực. Tùy thuộc vào thời kì phát triển của trẻ, mẹ nên hút sữa theo các cữ khác nhau để đảm bảo việc tiết sữa đều đặn, có thể khoảng 2 tiếng hút một lần với những trường hợp em bé mới sinh, và lâu hơn 3-4 tiếng mỗi lần tuỳ thời kì. Bạn cũng nên hút sữa trong khoảng 10 phút cho mỗi bên vú để tăng việc sản xuất sữa. Có thể, thời gian đầu lượng sữa sẽ không nhiều như lúc trước, nhưng bạn hãy cố gắng hút sữa thường xuyên hơn nhé.
  • Bổ sung thực phẩm lợi sữa: Bạn có thể bổ sung các thực phẩm lợi sữa như trái cây, rau quả, sữa ít béo, phô mai, sữa chua và thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học chứng minh sự tác động của các thực phẩm lợi sữa với nguồn sữa mẹ còn quá ít. Do đó, tốt nhất bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng với đa dạng các thực phẩm sẽ tốt cho việc sản xuất sữa mẹ.

[inline_article id=322654]

Như vậy mất cảm giác căng sữa là tình trạng sữa mẹ đột nhiên bị thiếu hụt. Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ cách thức gọi sữa về sau khi mất sữa nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

8 dấu hiệu có bầu trộm sau sinh đáng tin cậy và chuẩn xác nhất

Nếu bạn đang lo lắng không biết bản thân có đang mang thai khi đang cho con bú không, thì hãy tham khảo ngay 8 dấu hiệu có bầu trộm sau sinh được MarryBaby gợi ý trong bài viết này nhé. 

1. Thường xuyên cảm thấy khát nước 

Trong giai đoạn cho con bú, có thể bạn sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn. Vì lúc này, cơ thể của bạn cần nhiều nước để tạo sữa nuôi lớn em bé mới sinh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thường xuyên khát nước quá mức thì có thể đó là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh. 

Điều này là do cơ thể bạn cần phải được nạp gấp đôi lượng nước bình thường vì vừa phải sản xuất sữa nuôi em bé mới chào đời vừa bổ sung nước nuôi thai nhi trong bụng. Nhưng đây chưa phải là dấu hiệu mang thai chắc chắn. Bạn cần phải kiểm tra thêm các dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh dưới đây nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm nước gạo lứt rang lợi sữa cho mẹ sau sinh có sữa dồi dào

2. Dấu hiệu có bầu trộm sau sinh: Mệt mỏi

Mệt mỏi cũng là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh mà các mẹ bỉm thường gặp. Đối với phụ nữ có thai thông thường, tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng với mẹ bỉm thì có thể xuất hiện sớm hơn thời gian trên bạn nhé.

Bởi vì, khi cho con bú cơ thể bạn sẽ bị cạn kiệt năng lượng với việc chăm sóc em bé mới chào đời. Nếu bạn vừa có thai vừa cho con bú thì năng lượng sẽ bị hao tốn nhiều hơn. Thậm chí, chỉ cần bạn rửa chén hay giặt giũ bình thường cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi quá sức.

3. Tăng kích thước ngực

Tăng kích thước ngực có thể là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh

Ngực tăng kích thước khi mang thai do tăng tiết hormone estrogen và progesterone, tăng máu đến vùng ngực, làm đầy tuyến sữa, và tăng mỡ để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh.

4. Ngực nhạy cảm và đau hơn

Dấu hiệu ngực đau nhức và nhạy cảm cũng chính là dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên của hầu hết các thai phụ. Tình trạng đau ngực xuất hiện do cơ thể tăng cường sản xuất hormone estrogen và progesterone nhiều hơn từ khi bạn bắt đầu cấn thai.

Tuy nhiên, dấu hiệu có bầu trộm sau sinh này có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đau ngực khi cho con bú thông thường. Nhưng nếu bạn nhận thấy ngực bị đau nhức và nhạy cảm hơn ngay sau khi cho con bú thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn

5. Em bé bỏ bú và giảm tăng tiết sữa

Nếu bạn nhận thấy cơ thể giảm sản xuất sữa khiến em bé sau khi bú vẫn còn cảm thấy đói thì bạn hãy xem đây có phải là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh không nhé.

Tình trạng này thông thường có thể xảy ra vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ hoặc trong giai đoạn đầu khi mang thai. Ngoài ra, việc bạn mang thai trộm cũng có thể khiến cho mùi vị của sữa mẹ thay đổi. Do đó, em bé của bạn sẽ cảm thấy sữa mẹ không còn ngon và không muốn bú nữa. Thậm chí, có nhiều em bé đã cai sữa mẹ luôn từ giai đoạn này đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Mất sữa mẹ 2 tháng: Nguyên nhân ra sao và có lấy lại được không?

6. Dấu hiệu có bầu trộm sau sinh: Đau bụng 

Khi mang thai, bạn có thể cảm thấy bị đau bụng do phôi thai bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung (3). Nhưng nếu bạn có thai trong giai đoạn đang cho con bú thì tình trạng đau bụng này sẽ trở nên dữ dội hơn.

Bạn có thể cảm thấy đau bụng như những ngày trước kỳ hành kinh. Nhưng bạn đừng nhận định sai lầm dấu hiệu này là sắp có kinh nhé. Vì tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh. Để chắc chắn hơn, bạn cần kiểm tra xem tình trạng đau bụng này có đi kèm với dấu hiệu ra máu báo thai không nhé.

7. Ốm nghén hoặc buồn nôn

Ốm nghén hoặc buồn nôn là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh

Ốm nghén là một dấu hiệu phổ biến khi mang thai đối với hầu hết các phụ nữ. Nếu bỗng nhiên bạn đang cho con bú mà cảm thấy buồn nôn thì có khả năng cao là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh nhé.

Dù bạn đang phải đối diện với việc ốm nghén sau sinh, nhưng cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cả em bé trong bụng và trẻ đang bú mẹ. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng để bạn duy trì mức năng lượng cần thiết cho cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Tổng hợp các hoạt động và khoảng thời gian thích hợp cho bà đẻ

8. Thường xuyên đói bụng

Bình thường, việc cho con bú cũng khiến bạn cảm thấy đói bụng nhiều hơn rồi vì em bé bú sữa mẹ cũng đã lấy đi nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể bạn.

Nhưng nếu bạn cảm thấy tình trạng đói bụng bỗng nhiên trở nên thường xuyên và quá mức kèm với các dấu hiệu có bầu trộm sau sinh khác, thì bạn hãy dùng que thử thai để kiểm chứng xem bản thân có đang mang thai lần nữa không nhé.

[key-takeaways title=”Phụ nữ đang cho con bú có thai được không?”]

Tỷ lệ có thai khi đang cho con bú sẽ cao hơn nếu bạn cho con bú sữa mẹ không hoàn toàn trong giai đoạn sau sinh. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề vừa mang thai vừa cho con bú sẽ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai nhé. Dù khi bạn cho con bú cơ thể sẽ sản xuất hormone oxytocin có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi, nhưng các cơn co thắt này chỉ hoạt động nhẹ nhàng nên thai nhi vẫn an toàn trong bụng mẹ.

[/key-takeaways]

Như vậy, bạn đã nắm rõ các dấu hiệu có bầu trộm sau sinh rồi phải không? Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh thì hãy đi đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. Đồng thời bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý nhất để duy trì sức khỏe khi vừa chăm con mới sinh vừa mang thai nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh và cách khắc phục

1. Tầm quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh nở

Việc kiêng cữ sau sinh là quá trình trong đó bà đẻ tuân thủ một số quy tắc về chế độ ăn uống và hoạt động sau khi sinh con. Mục đích chính của việc kiêng cữ sau sinh là để giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường quá trình hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh:

  • Hồi phục cơ bản: Phụ nữ sau khi sinh con cần thời gian để phục hồi. Việc kiêng cữ giúp cơ thể hồi phục và trở lại trạng thái bình thường nhanh hơn.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Sau sinh, cơ thể phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng do vết thương trong tử cung và khí hư tiết ra. Kiêng cữ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường quá trình lành vết thương.
  • Hỗ trợ tiếp cận sữa mẹ: Nếu mẹ muốn cho con bú, việc kiêng cữ có thể giúp tăng sản lượng sữa mẹ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho em bé.
  • Điều chỉnh cân nặng: Việc kiêng cữ sau sinh có thể giúp mẹ giảm cân dư thừa tích lũy trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc giảm cân sau sinh nên được thực hiện một cách chậm rãi và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Chăm sóc tâm lý: Quá trình kiêng cữ sau sinh cũng mang lại tâm trạng tích cực cho phụ nữ giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái mới sinh.

2. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là cơ thể phục hồi chậm, viêm nhiễm, sa tử cung,...
 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là cơ thể phục hồi chậm, viêm nhiễm, sa tử cung,…

Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:

  • Sức khỏe hồi phục chậm: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể của mẹ. Điều này có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Viêm nhiễm: Không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và chăm sóc sau sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm. Việc không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra vấn đề như viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Sa tử cung: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể là nguy cơ bị sa tử cung (dạ con) cùng với sa âm đạo và trực tràng. Một trong những biểu hiện ban đầu của các tình trạng này là khiến mẹ đi tiểu rắt hoặc tức ở vùng kín, gây khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng và hoạt động vệ sinh.
  • Sự suy giảm sức khỏe và mệt mỏi: Quá trình mang thai và sinh nở đã tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất từ cơ thể phụ nữ. Nếu không tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp sau sinh, cơ thể mẹ có thể thiếu hụt dưỡng chất và gây ra sự suy giảm sức khỏe và mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng đến sữa mẹ: Việc không kiêng cữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa mẹ và chất lượng sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp và căng thẳng có thể làm giảm lượng sữa mẹ, gây khó khăn trong việc cho con bú.
  • Tác động tâm lý: Quá trình kiêng cữ sau sinh cũng mang lại lợi ích tâm lý cho mẹ bầu, giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái mới sinh. Một hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là mẹ có thể trở nên căng thẳng, mệt mỏi và có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống sau sinh.

>> Xem thêm: Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

[inline_article id=239406]

3. Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Để ngăn chặn hậu quả của việc không tuân thủ quy tắc kiêng cữ sau sinh, dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể áp dụng:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất sắt và canxi. Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, thức uống có cồn và thực phẩm có chứa chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân: Mẹ nên đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với vùng kín, duy trì vùng kín sạch sẽ và thay đồ lót thường xuyên.
  • Tránh khiêng vác đồ nặng: Mẹ nên tránh các hoạt động mạnh, như nâng vật nặng hoặc làm việc vất vả, để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình hồi phục.
  • Chú ý đến giấc ngủ: Mẹ nên cố gắng thu xếp để đảm bảo ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp phục hồi, củng cố sức khỏe cho người mẹ một cách hiệu quả.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Sau sinh mẹ có thể tập một số bài yoga, kegel để tăng cường và cải thiện sức khỏe vùng kín sau sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc tập luyện sau sinh nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 4- 6 tuần sau sinh: Sau sinh, cả âm đạo và tử cung không hoàn toàn bình phục. Việc quan hệ tình dục có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, sa tử cung và viêm âm đạo. Để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh, tốt nhất là nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 4-6 tuần sau sinh.

>> Mẹ xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách với 14 điều giúp mẹ nhanh khỏe đẹp trở lại

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể nghiêm trọng tùy vào thể trạng của mẹ sau sinh. Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe của mình và em bé, mẹ đừng quên thực hiện việc kiêng cữ cho đến khi cơ thể phục hồi mẹ nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bỉm

Mặc dù tình trạng đau lưng sau sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ, song  tình trạng này có thể thuyên giảm khi bạn hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân sản phụ bị đau lưng sau sinh

Sau khi sinh con, phụ nữ thường gặp phải vấn đề đau lưng, nhất là bị đau lưng dưới gần mông sau sinh. Nguyên nhân khiến cho các sản phụ thường bị đau lưng sau sinh gồm:

  • Tư thế cho con bú không đúng: Tư thế không đúng khi cho con bú là nguyên nhân đầu tiên gây ra vấn đề đau lưng sau sinh (1). Những bà mẹ thường xuyên cúi người khi cho con bú có thể gây đau cơ lưng hoặc các bà mẹ hay nâng, bế và đặt trẻ lên xuống nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Các vấn đề về cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do một số vấn đề liên quan đến cơ như tách cơ bụng sau sinh (xổ bụng sau sinh) và suy yếu cơ sàn chậu.
  • Thiếu ngủ: Khi bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm và kéo dài trong 6 tháng vì chăm con có thể khiến tinh thần bị sa sút. Tinh thần sa sút có thể dẫn đến mỏi các cơ.
  • Tăng cân: Việc tăng cân khi mang thai (có thể cả sau sinh) làm tạo thêm áp lực và căng thẳng lên hệ thống cơ bắp và cột sống, từ đó gây ra tình trạng đau lưng.
  • Đau cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do ảnh hưởng từ các cơn đau khi mang thai. Khi bạn sắp sinh, các hormone thai kỳ như Relaxin trong cơ thể làm giãn các cơ và nới lỏng dây chằng, khớp để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, khi các cơ giãn ra có thể dễ dàng bị căng và gây ra đau lưng, nhất là do trọng lượng của em bé còn gia tăng thêm (2). Cơn đau lưng này có thể kéo dài trong giai đoạn sau sinh, trầm trọng hơn ở các cơ vùng bụng và xương chậu khi sản phụ bị căng thẳng trong lúc sinh nở.
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Đau lưng sau sinh mổ và bí quyết chữa hiệu quả, dứt điểm

Cách khắc phục đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Để giảm bớt các cơn đau lưng sau sinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chườm nóng làm giảm đau cơ: Bạn có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm lưng trong và sau khi cho con bú để giảm đau lưng sau sinh.
  • Sử dụng gối hỗ trợ ở phần lưng dưới: Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc gối cho con bú thoải mái để giảm bớt sức nặng cho cánh tay và lưng.
  • Massage thư giãn: Trước khi thực hiện các liệu pháp massage thư giãn, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
  • Giữ tư thế đúng khi cho con bú: Một tư thế cho con bú sai sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên phần lưng dưới. Hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng đúng tư thế cho con bú.
  • Cố gắng ngủ khi con đã ngủ: Căng thẳng và mệt mỏi thường là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý để có thể làm giảm đau lưng và giúp phục hồi sau sinh tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng khi đưa em bé ra ngoài đi dạo. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý khiến của bác sĩ về cường độ và thời gian đi bộ an toàn nhé.
  • Vật lý trị liệu: Bạn cũng có thể cân nhắc đến thực hiện vật lý trị liệu để giảm đau lưng sau sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nên cần xin tư vấn từ bác sĩ về tình hình phục hồi sau sinh của bản thân có phù hợp để điều trị theo phương pháp này không nhé.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình: Bạn có thể nhà người thân hỗ trợ chăm sóc em bé để giảm bớt sự căng thẳng hơn. Trong trường hợp bạn bị đau lưng sau sinh dữ dội, thì hãy vắt sữa ra bình và nhờ người thân cho em bé bú. Trong khi đó, bạn hãy tranh thủ chợp mắt một lát.

>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí 3 tư thế nằm sau sinh thường giúp mẹ tránh đau lưng hiệu quả

Các bài tập chữa đau lưng cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh các cách giảm đau lưng ở phụ nữ sau sinh, bạn có thể áp dụng thêm các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện chứng đau lưng sau sinh dưới đây:

1. Tư thế con mèo-con bò (cat-cow pose hay Chakravakasana)

Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
  • Bước 1: Bạn quỳ và chống tay vuông góc với thảm. Kế đến, bạn giữ đầu gối và bàn chân rộng bằng hông.
  • Bước 2: Ban hãy bắt đầu với tư thế con bò bằng cách hít vào và thả lỏng bụng. Tiếp theo, bạn nâng ngực và cằm lên trong lúc hướng ánh mắt về phía trần nhà. Rồi bạn mở rộng vai bằng cách kéo chúng về phía sau một chút.
  • Bước 3: Bạn chuyển sang tư thế con mèo bằng cách thở ra và hóp bụng về phía cột sống.
  • Bước 4: Bạn vòng lưng lên và thả đầu xuống sàn. Hãy lặp lại hai tư thế trên với 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn các cơ lưng, vai và bụng
  • Cải thiện lưu thông máu đến cột sống
  • Giảm căng thẳng ở cột sống bằng cách mở ngực

[/key-takeaways]

2. Tư thế em bé (Child pose)

Tư thế em bé (Child pose) giúp lưng đỡ mệt mỏi

  • Bước 1: Bạn ngồi trên thảm yoga với hông đặt trên gót chân, cúi thân về phía trước và hạ trán xuống sàn.
  • Bước 2: Bạn giữ cánh tay mở rộng và duỗi thẳng ở phía trước, rồi đưa đầu về phía trước để trán chạm sàn.
  • Bước 3: Bạn hãy nhẹ nhàng ấn ngực vào đùi, giữ trong 15-20 giây rồi dần dần thả lỏng cột sống và ngồi trên gót chân. Bạn cần lặp lại tư thế này 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Giúp làm giãn lưng
  • Làm dịu hệ thần kinh
  • Kéo dài và tăng cường cơ lưng
  • Hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm táo bón

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp sản phụ phục hồi

3. Tư thế chó úp mặt (Downward facing dog)

Tư thế cho úp mặt (Downward facing dog)

  • Bước 1: Bạn hãy bắt đầu tư thế quỳ và chống tay vuông góc với sàn như tư thế con chó đứng.
  • Bước 2: Giữ hai tay rộng bằng vai và hai chân rộng bằng hông.
  • Bước 3: Bạn ấn hai tay xuống đất, nâng hông lên cao, duỗi thẳng chân và khuỷu tay, đồng thời giữ thẳng lưng và tạo thành hình chữ ‘V’ ngược. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và hít thở sâu.
  • Bước 4: Bạn thở ra, uốn cong đầu gối và trở lại vị trí trung lập. Bạn hãy lặp lại tư thế 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn cột sống
  • Làm săn chắc các cơ ở phần trên cơ thể
  • Tăng cường cơ ngực và tăng dung tích phổi
  • Tăng cường sức mạnh cho cánh tay, vai, chân và bàn chân

[/key-takeaways]

4. Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

  • Bước 1: Bạn đứng thẳng với hai chân khép vào nhau và hai tay đặt ở hai bên cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào và giơ hai cánh tay của bạn thẳng qua đầu.
  • Bước 3: Thở ra và uốn cong người cúi xuống, chân giữ thẳng để làm trụ, và lưng duỗi thẳng, sao cho bụng của bạn chạm với đùi.
  • Bước 4: Giữ lòng bàn tay của bạn trên sàn, hoặc thả lỏng. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và thở đều.
  • Bước 5: Bạn giữ chân và cột sống thẳng. Khi kết thúc, bạn hít vào, duỗi hai tay về phía trước và trở lại vị trí ban đầu.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Tăng cường cột sống
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Kéo căng tất cả các cơ ở phía sau cơ thể

[/key-takeaways]

Như vậy tình trạng đau lưng sau sinh là một vấn đề thường gặp đối với các mẹ bỉm do căng thẳng sau sinh, cho con bú sai tư thế, thiếu ngủ… Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ và bài tập yoga giảm đau lưng sau sinh nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Bị lồi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn biết cách đối phó “những vị khách” phiền toái này nhé.

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là hiện tượng gì?

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một thuật ngữ y tế mô tả các rối loạn khác nhau khiến âm đạo bị nhiễm trùng hoặc viêm. Viêm âm đạo có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn, nấm men hoặc kí sinh trùng gây ra.
  • Kích ứng từ hóa chất trong kem, thuốc xịt hoặc thậm chí quần áo tiếp xúc với vùng kín có thể dẫn đến viêm âm đạo.
  • Trong một số trường hợp, viêm âm đạo là kết quả của các sinh vật lây truyền từ bạn đời, hoặc bị khô âm đạo và thiếu estrogen.

2. Mụn cóc sinh dục

Nếu bạn thấy hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là những nốt sần sùi hình thành trên da thì rất có thể đó chính là mụn cóc

Nếu bạn thấy hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là những nốt sần sùi hình thành trên da thì rất có thể đó chính là mụn cóc. Mục cóc phát triển khi vi-rút gây u nhú (HPV) xâm nhập vào vết cắt hoặc vết đứt trên da dẫn đến nhiễm trùng. Mụn cóc sinh dục thường hình thành trên dương vật, âm đạo hoặc trực tràng.

Những mụn cóc này là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị mụn cóc sinh dục khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Triệu chứng nhận biết tình trạng này có thể khác nhau về nốt mụn. Nó có thể màu màu da, nâu, xám hoặc đen…

>> Bạn có thể xem thêm: Nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không?

3. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục) là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi-rút Herpes Simplex (HSV) gây ra. Đây cũng là hình ảnh bị cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh. Bệnh này có triệu chứng là các vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Mụn rộp sinh dục là loại bệnh khó chữa khỏi. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn; hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.

4. Bị lòi cục thịt ở hậu môn sau sinh do trĩ

Bị lòi cục thịt ở hậu môn sau sinh do trĩ

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh trĩ sau khi mang thai nếu trong thai kỳ, bạn đã bị táo bón kéo dài và từng mắc bệnh này. Bệnh trĩ là các tĩnh mạch bị sưng và căng (giãn tĩnh mạch) ở vùng hậu môn. Búi trĩ sưng to khiến bạn hiểu nhầm thành cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh.

Búi trĩ có cảm giác như một cục thịt mềm nhô ra khỏi hậu môn. Kích thước của búi trĩ có thể nhỏ bằng quả nho khô cho đến to bằng quả nho tươi. Bệnh trĩ có thể gây đau đớn, thậm chí có thể bị chảy máu khi đi đại tiện hoặc khiến trực tràng bị ngứa.

>> Bạn có thể xem thêm: Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?

5. Sa tử cung sau sinh

Sa tử cung sau sinh xảy ra khi các cơ sàn chậu và dây chằng căng ra dẫn đến yếu đi không thể hỗ trợ nâng đỡ cho tử cung. Điều này khiến cho tử cung bị rớt xuống hoặc nhô ra khỏi âm đạo sau khi sinh. Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung là do:

  • Phụ nữ bị thừa cân
  • Phụ nữ sinh em bé nặng ký quá
  • Phụ nữ sinh thường qua âm đạo
  • Phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi
  • Ho mãn tính hoặc viêm phế quản
  • Khiêng vác vật nặng lặp đi lặp lại
  • Nồng độ estrogen thấp hơn sau khi mãn kinh
  • Chuyển dạ khó khăn hoặc chấn thương khi sinh
  • Táo bón mãn tính hoặc căng thẳng khi đi đại tiện
hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh
Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh do sa tử cung

6. Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt ở vùng kín sau sinh

Tầng sinh môn có độ dài khoảng 4 – 5cm là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục vết thương có thể xuất hiện hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt ở vùng kín sau sinh. Điều này là do các nguyên nhân sau:

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh

Sản phụ bị lồi cục thịt ở cửa mình có sao không?

Tình trạng xuất hiện hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là một vấn đề nguy hiểm. Tình trạng này có thể gây mặc cảm và khó khăn đối với các trị em trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, nếu tình trạng này nghiêm trọng thì có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ.

Do đó, nếu bạn nhận thấy xuất hiện cục thịt thừa ở vùng kín thì phải nhanh chóng sắp xếp thời gian để đi bệnh viện khám ngay nhé. Bên cạnh đó vấn đề về hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh; bạn có thể tìm hiểu thêm về bao lâu thì vùng kín nhỏ lại sau khi sinh con nhé.

Cách điều trị khi bị lòi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh

Sau khi bạn đã biết hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là vấn đề gì thì tùy vào mỗi tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Dưới đây là gợi ý về các cách điều trị của mỗi tình trạng, bạn có thể tham khảo:

  • Viêm âm đạo: Chìa khóa để điều trị đúng viêm âm đạo là chẩn đoán đúng. Vì tình trạng và nguyên nhân gây bệnh của viêm đạo sẽ khác nhau. Do đó, khi thấy dấu hiệu viêm âm đạo, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán cách chữa trị cho phù hợp.
  • Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc thường tự biến mất sau khi hệ thống miễn dịch của bạn chống lại vi-rút. Nhưng tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như uống thuốc, bôi thuốc, đốt laser, liệu pháp áp lạnh, liệu pháp miễn dịch với diphencyprone (DCP)…
  • Mụn rộp sinh dục: Thường sẽ không có thuốc điều trị mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn uống như giảm triệu chứng của bệnh, giảm tần suất bùng phát của bệnh, giảm lở loét của nốt mụn, giảm sự lây lan bệnh cho người chồng…
  • Bị trĩ: Bác sĩ có thể giúp kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như thuốc làm mềm phân, kem bôi trĩ, viên đạn nhét hậu môn, thuốc giảm đau. Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp các thực phẩm giàu chất xơ để giúp ngăn ngừa táo báo.
  • Sa tử cung sau sinh: Nếu bị sa tử cung và nó không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn thì có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bạn bị nặng thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện bài tập Kegel tăng cường cơ vùng chậu ở nhà, hoặc đeo pessary âm đạo.

Cách điều trị khi bị lòi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ với những hình ảnh chi tiết

Cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh có tự lành được không?

Ngoài việc tìm hiểu về hình ảnh cục thịt thưag ở vùng kín sau sau sinh; chúng ta cũng cần biết tình trạng này có tự lành được không nhé. Tình trạng xuất hiện cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh không thể tự lành được. Nếu muốn hồi phục, bạn cần phải đi đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Hơn nữa, nếu bạn không điều trị dứt điểm tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, để giúp việc điều trị nhanh chóng hồi phục bạn cần kết hợp xây dựng một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh nữa nhé.

Biện pháp hạn chế nguy cơ bị lòi cục thịt sau sinh là gì?

Hình ảnh bị cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bạn. Để tránh tình trạng này bạn cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Nhất là bổ sung rau củ quả nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón hình thành trĩ.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh như luôn tập thể dục thường xuyên, không ăn uống những thực phẩm gây hại sức khỏe.
  • Ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục như quan hệ tình dục an toàn, luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên đi khám sức khỏe sinh sản…

[inline_article id=189179]

Như vậy bạn đã biết rõ các hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh. Nếu bạn thấy có cục thịt thừa xuất hiện ở vùng kín thì đó có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo, mụn cóc sinh dục, mụn rộp sinh dục, bị trĩ hoặc sa tử cung sau sinh. Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay nhé.