Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nám nội tiết là gì và cách trị nám thực hiện ra sao?

Nám là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ; nhất là đối với phụ nữ mang thai. Điều này thường khiến cho chị em cảm thấy mặc cảm và tự ti với ngoại hình của mình.

Để có thể điều trị thành công tình trạng này; bạn nên tìm hiểu kỹ nám nội tiết là gì, cơ chế và nguyên nhân hình thành nám là gì. 

Nám nội tiết là gì?

Tình trạng nám da nội tiết là gì? Nám nội tiết là tình trạng da xuất hiện những mảng đốm màu nâu do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Nám xuất hiện phổ biến nhất ở má, mũi, cằm, phía trên môi trên và trán. Nám đôi khi còn ảnh hưởng đến cánh tay, cổ và lưng của bạn. 

Đây là một tình trạng rối loạn mãn tính điển hình; có nghĩa là có thể xuất hiện kéo dài từ ba tháng trở lên. Tuy nhiên, cũng có một số người bị nám trong nhiều năm hoặc cả đời. Và cũng có những người bị nám chỉ trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như phụ nữ mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 tác dụng “BÁ ĐẠO” của lá ngải cứu đối với phụ nữ

Nguyên nhân và cơ chế hình thành nám

1. Cơ chế hình thành nám

Sau khi đã hiểu nám nội tiết là gì; bạn sẽ dễ hiểu hơn về cơ chế hình thành nám. Làn da của chúng ta được tạo thành từ ba lớp gồm biểu bì, trung bì và hạ bì. Trong lớp biểu bì có chứa các tế bào gọi là tế bào hắc tố có chức năng lưu trữ và tạo ra màu tối (sắc tố) được gọi là melanin. 

Để phản ứng với ánh sáng, nhiệt độ cao, bức xạ tia cực tím hoặc do kích thích nội tiết tố; các tế bào hắc tố này sẽ sản xuất ra nhiều melanin hơn khiến da bạn bị sẫm màu dẫn đến nám nội tiết.

Cơ chế hình thành nám nội tiết là gì?
Cơ chế hình thành nám nội tiết là gì?

2. Nguyên nhân hình thành nám nội tiết là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da nội tiết. Vậy nguyên nhân hình thành nám nội tiết là gì? Dưới đây là những nguyên nhân hình thành nám nội tiết ở phụ nữ:

  • Suy giáp: Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.
  • Dùng thuốc tránh thai: Trong thuốc tránh thai đường uống có chứa estrogen và progesterone. Khi hai hormone này tăng cao chính là nguyên nhân gây ra nám nội tiết.
  • Thuốc chứa Estrogen/Diethylstilbestrol: Diethylstilbestrol là dạng thuốc tổng hợp của hormone estrogen thường được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
  • Thay đổi nội tiết tố: Các nội tiết tố như estrogen và progesterone là nguyên nhân chính dẫn đến nám. Một số phụ nữ sau mãn kinh đôi khi phải dùng thêm hormone estrogen và progesterone là tác nhân gây ra nám.
  • Mang thai: Nám nội tiết được cho là “mặt nạ thai kỳ” đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng, sự gia tăng của hormone estrogen, progesterone và các hormone khác khiến cho kích thích tế bào hắc tố trong thai kỳ dẫn đến hình thành nám.

Có nhiều “tin đồn” cho rằng sử dụng mặt nạ tinh trùng có thể giúp ngăn ngừa nám da. Bên cạnh việc tìm hiểu nám da nội tiết là gì; bạn cũng nên tìm hiểu thêm về vấn đề có nên làm đẹp bằng mặt nạ tinh trùng không nhé.

Những dấu hiệu bị nám nội tiết là gì?

Nám gây ra các mảng da màu nâu nhạt, nâu sẫm, hơi xanh hoặc các đốm giống tàn nhang trên da. Đôi khi các mảng có thể trở nên đỏ hoặc bị viêm xuất hiện ở các vị trí khác nhau hoặc kết hợp nhiều vị trí trên da. 

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn khoai lang có giảm cân không? Cách ăn khoai lang giảm cân

Nám da nội tiết có điều trị được không?

Nám nội tiết là gì và có điều trị được không?
Nám nội tiết là gì và có điều trị được không?

Tình trạng nám da rất khó điều trị dứt điểm. Để lên được phác đồ điều trị, trước tiên bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng nám nội tiết. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp nám có thể tự khỏi hoặc phải điều trị trong thời gian vài tháng; thậm chí là không thể chữa khỏi. Hầu hết các trường hợp nám sẽ mờ dần theo thời gian nếu được bảo vệ tốt khỏi ánh nắng mặt trời, tránh các nguồn ánh sáng khác, dừng sử dụng thuốc nội tiết,…

Những cách trị nám nội tiết đơn giản và hiệu quả

Cách điều trị nám nội tiết là gì? Để điều trị nám nội tiết, bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp dưới đây:

  • Dùng kem trị nám giúp cải thiện tình trạng da
  • Sử dụng thuốc điều trị nám bằng đường uống
  • Lột da bằng hóa chất hoặc dùng kem bôi steroid dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu 
  • Điều trị bằng laser để loại bỏ sắc tố đen nếu nám nặng
  • Ngừng dùng thuốc có chứa nội tiết tố có thể gây ra tình trạng nám da

Các cách phòng ngừa nám nội tiết tái phát

Để ngăn ngừa nám, bạn nên áp dụng những cách phòng ngừa dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh tốt cho da.
  • Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài đường vào ban ngày
  • Tránh sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử có tia cực tím như TV, máy vi tính, điện thoại,…
  • Sử dụng phương pháp ngừa thai không sử dụng hormone khác như bao cao su, ngừa thai tự nhiên dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, màng phim tránh thai,…

[inline_article id=329404]

Như vậy chúng ta đã hiểu rõ hơn về tình trạng nám da nội tiết là gì. Đây là tình trạng làn da xuất hiện những mảng đốm màu nâu, xanh hoặc lốm đốm do sự mất cân bằng nội tiết tố. Tình trạng này thường sẽ tự khỏi hoặc kéo dài vĩnh viễn tuỳ vào từng trường hợp.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.