Biết được xét nghiệm NIPT là gì, những nguyên lý hoạt động của xét nghiệm NIPT sẽ giúp mẹ có được câu trả lời cho câu hỏi “xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?”.
Xét nghiệm NIPT là gì?
NIPT (Non-invasive prenatal testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Xét nghiệm này sử dụng một lượng nhỏ máu của mẹ bầu để phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ. Từ đó, NIPT có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể và tầm soát dị tật thai nhi, bao gồm:
- Tam nhiễm sắc thể 13, 18 và 21.
- Lệch bội nhiễm sắc thể giới tính (monoX, XXY, XXX, XYY, XXXY): Có thể thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể X hoặc Y
Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?
Mục đích chính của xét nghiệm NIPT là tầm soát lệch bội nhiễm sắc thể. Song NIPT có phải là một xét nghiệm giới tính sớm không?
1. Khả năng xác định giới tính thai nhi của NIPT
Xét nghiệm NIPT có thể xác định giới tính thai nhi với độ chính xác cao lên đến 99%. Lý do là vì NIPT có thể phân tích DNA thai nhi trong máu mẹ, bao gồm cả DNA của nhiễm sắc thể Y. Nếu có DNA của nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con trai. Nếu không có DNA của nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con gái.
[recommendation title=””]
Để đọc thêm những kinh nghiệm của các mẹ về vấn đề xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không, bạn hãy tham gia cộng đồng các mẹ trên diễn đàn MarryBaby của chúng tôi tại đây, biết đâu sẽ học hỏi thêm được nhiều điều thú vị từ các mẹ đi trước.
[/recommendation]
2. Mấy tuần thì xét nghiệm máu biết trai hay gái?
Ưu điểm của NIPT là một xét nghiệm giới tính sớm. Xét nghiệm NIPT nên được làm sau khi siêu âm hình thái học quý quý 1, tuy nhiên mẹ cũng có thể xét nghiệm NIPT ngay từ tuần 9 (không khuyến cáo).
3. So sánh NIPT với các phương pháp xác định giới tính khác
Nếu đã biết xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không thì còn phương pháp nào có thể cho biết được giới tính thai nhi nữa? Siêu âm, xét nghiệm chọc ối và sinh thiết gai nhau cũng có thể giúp bạn điều này.
3.1. Siêu âm
- Phương pháp phổ biến, an toàn và chi phí thấp.
- Tuy nhiên, độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật của bác sĩ, thai nhi, thời điểm thực hiện,…
- Thông thường, siêu âm sẽ cho kết quả chính xác hơn khi mẹ thực hiện từ tuần 16-18 của thai kỳ.
3.2. Xét nghiệm chọc ối/sinh thiết gai nhau
- Cả 2 phương pháp đều giúp xác định giới tính thai nhi.
- Tuy nhiên, đều là phương pháp xâm lấn, có nguy cơ gây sảy thai.
- Chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng xét nghiệm chọc ối/sinh thiết gai nhau cho mục đích đoán giới tính thai nhi.
[key-takeaways title=””]
Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? Phương pháp này có thể xác định giới tính thai nhi với độ chính xác cao. Tuy nhiên, cần sử dụng NIPT một cách hợp lý, đúng mục đích. Mục đích chính của xét nghiệm này là thông qua máu của thai phụ, phân tích các ADN của thai nhi từ đó tìm kiếm các bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi, như hội chứng Down, trisomy 18 và trisomy 13.
[/key-takeaways]
Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT để biết trai hay gái
Trên tờ phiếu trả về kết quả xét nghiệm NIPT cho mẹ sẽ không cho bạn biết cụ thể giới tính của thai nhi. Chỉ có tờ giấy trả về kết quả cho bác sĩ mới tiết lộ điều này. Nếu bạn muốn biết kết quả xét nghiệm NIPT con trai, con gái thì có thể xin sự tư vấn của bác sĩ.
Thay vì quan tâm nhiều đến cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT để biết trai hay gái, bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến kết quả xét nghiệm NIPT cho biết nguy cơ thai nhi có bất thường nào không. Nếu kết quả xét nghiệm NIPT bình thường, phiếu kết quả sẽ ghi “Không phát hiện bất thường của tam nhiễm sắc thể 13, 18 và 21, lệch bội nhiễm sắc thể giới tính và tam các nhiễm sắc thể khác;”
[recommendation title=””]
Nhiều mẹ cũng có nhiều cách khác nhau giải thích về cách đọc kết quả xét nghiệm biết trai hay gái khá thú vị, bạn có thể xem thêm nếu tò mò nhé.
[/recommendation]
Lưu ý khi sử dụng xét nghiệm NIPT để biết giới tính thai nhi
1. Mục đích chính của NIPT
NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh, mục đích chính là phát hiện sớm nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể như tam nhiễm 13, 18, 21, hội chứng Turner, Klinefelter,…
2. Xác định giới tính thai nhi chỉ là tính năng phụ
Việc xác định giới tính thai nhi chỉ là tính năng phụ của NIPT, không phải mục đích chính.
3. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng NIPT để biết giới tính thai nhi
- Việc xác định giới tính thai nhi bằng xét nghiệm NIPT là trái với đạo đức và pháp luật ở Việt Nam.
- Việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng đến cấu trúc dân số và các vấn đề xã hội khác.
- Do đó, ở tại các bệnh viện, bác sĩ thường không tiết lộ giới tính của thai nhi cho mẹ biết.
4. Độ chính xác của xét nghiệm NIPT cho biết giới tính thai nhi
Xét nghiệm NIPT có chính xác không? NIPT có độ chính xác cao nhưng không tuyệt đối (độ sai sót nhỏ, khoảng tầm 1%). Nguyên nhân dẫn đến sự sai sót có thể là do các bất thường sinh học hay khiếm khuyết về gene khác. Nếu xét nghiệm NIPT được thực hiện đúng lúc, độ chính xác có thể lên tới khoảng 99%.
5. Một số lưu ý khác
- Nên thực hiện xét nghiệm NIPT tại các cơ sở uy tín, có chuyên môn cao.
- Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm và cách đọc kết quả.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến kết quả xét nghiệm NIPT.
>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu, có chính xác không và bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? NIPT có thể cho biết giới tính thai nhi với độ chính xác cao, tới 99%. Tuy nhiên, đây không phải là mục đích chính của xét nghiệm NIPT. Con cái chính là lộc trời cho, nên giới tính thai nhi dù trai hay gái, mẹ cũng hãy vui vẻ đón nhận nhé. Chỉ cần con sinh ra khỏe mạnh, bình an, không có dị tật đó chính là hạnh phúc của mỗi gia đình.