Bệnh bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, để phòng ngừa và kịp thời điều trị, việc tìm hiểu các dấu hiệu và biết cách nhận biết các triệu chứng bệnh bạch hầu là rất cần thiết.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin về các triệu chứng của bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa bệnh. Qua đó, giúp bạn hiểu hơn về bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Bệnh bạch hầu là gì?
Theo Bộ Y tế Việt Nam, bệnh bạch hầu (tên tiếng anh là Diphtheria) là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch.
Khi xâm nhập vào cổ họng, vi khuẩn tiết ra các độc tố vào các mô trong cổ họng, gây tích tụ mô xám hay các giả mạc dày dai, có màu trắng xám, bám chặt và lây lan ra khắp vòm họng, thanh quản, mũi và tuyến hạnh nhân.
[recommendation title=””]
Theo thông tin cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới – WHO, bệnh bạch hầu rất dễ lây lan. Chúng lây theo đường hô hấp khi nói chuyện gần, hắt hơi, ho… nước bọt bắn ra có chứa vi khuẩn hòa vào không khí, nếu hít phải sẽ có khả năng nhiễm bệnh, nếu cơ thể chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn bạch hầu này.
[/recommendation]
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 2 – 5 ngày hoặc hơn kể từ khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Thông tin trên Tạp chí Y khoa – Science Direct cho biết, nguyên nhân chính gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheriae gây ra. Chúng tồn tại ở 4 dạng bao gồm: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti.
Khi quan sát dưới kính hiển vi, hình dáng của chúng thẳng và hơi cong nhẹ, không có vỏ và không sinh bào tử. Chúng phát triển mạnh trong môi trường thông thoáng và còn tăng trưởng mạnh hơn trong môi trường có máu và huyết thanh.
[key-takeaways title=”Các loại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây biến chứng lạ:”]
- Virus Marburg là gì? Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
- Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn
- Adenovirus là gì? Virus adeno gây bệnh gì ở trẻ em?
[/key-takeaways]
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC cho biết rằng, khi nhiễm bệnh hoặc có tiếp xúc với người bệnh, thời gian ủ bệnh là từ 2 – 5 ngày; còn thời gian để các triệu chứng bắt đầu xuất hiện là từ 1 – 10 ngày.
Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu xuất hiện ở đường hô hấp, bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh
- Ho ông ổng (ho khàn)
- Sưng hạch ở cổ
- Viêm họng, sưng họng
- Khi nuốt cảm thấy khó chịu
- Đuối sức, mệt mỏi, xanh xao
- Nảy sinh cảm giác lo lắng, sợ hãi
- Giả mạc ở mũi hoặc họng (pseudomembrane).
[key-takeaways title=”Triệu chứng đặc trưng”]
Triệu chứng đặc trưng của bệnh bạch hầu là giả mạc (pseudomembrane). Giả mạc là một lớp phủ niêm mạc, màu trắng xám, dày dai bị tích tụ ở mũi và họng do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Lớp phủ này gọi là màng giả, chúng gây khó khăn cho việc thở và nuốt.
[/key-takeaways]
Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh bạch hầu, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh, kết hợp với kết quả xét nghiệm dịch vòm họng từ các vết loét do bệnh gây ra.
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu nhưng chỉ hiệu quả nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, thận và hệ thần kinh bất cứ lúc nào. Do đó, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
Các trung tâm y tế và bệnh viện hiện đang có vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu. Các loại vắc xin dành cho trẻ em là phổ biến hơn so với người lớn, vì đây chính là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu nhất, do sức đề kháng còn yếu.
Để biết chính xác trẻ cần tiêm vắc xin gì để phòng ngừa bạch hầu, cha mẹ nên tìm hiểu thêm:
- Ngừa bệnh bạch hầu cho trẻ: Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu?
- Trẻ 18 tháng tiêm mũi gì? Ba mẹ lưu ý để bảo vệ bé khỏi bệnh bạch hầu
Lưu ý thêm
Một số điều mà bạn cần lưu ý để phòng ngừa mắc bệnh:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi hắt hơi, ho và khi ở nơi chật hẹp, đông người. Không đến gần những khu vực được thông báo là có nguồn bệnh hoặc đang nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh, bạn nên tìm đến các trung tâm y tế và bệnh viện gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Tăng cường nhận thức về bệnh bằng cách tìm đọc thông tin; Khẩn trương tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa bệnh.
Các câu hỏi thường gặp
Triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn là gì?
Dấu hiệu nhận biết hay triệu chứng của bệnh bạch hầu là gì? Triệu chứng thường gặp của bệnh là: Họng đỏ, nuốt đau, sốt, da xanh, mệt mỏi, nổi hạch ở dưới hàm gây sưng tấy vùng cổ. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày, cơ thể chưa có triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Bệnh bạch hầu có lây không?
Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan từ người sang người, đặc biệt là khi có tiếp xúc gần, nói chuyện, hít phải hơi hắt xì, trúng nước bọt của người bệnh.
Kết luận
Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch, đồng thời đến bệnh viện điều trị ngay nếu phát hiện những triệu chứng bệnh bệnh bạch hầu.
Đáng lưu ý, không phải chỉ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạch hầu thì bạn mới mắc bệnh. Vì thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh là từ 2 – 5 ngày, trong khoảng thời gian đó có thể chưa xuất hiện triệu chứng, nhưng bạn đã mắc bệnh. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên giữ vệ sinh cá nhân thật tốt đồng thời tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
[summary title=””]
Chuyên mục ‘Chăm sóc khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.
[/summary]
[inline_article id=290361]