Vì sao con hay ốm vặt trong mùa mưa?
Mùa mưa là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại như nấm mốc, vi khuẩn, virus phát triển và lây lan [3]. Đối với trẻ nhỏ, con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn, do:
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trong những tháng đầu đời, con sẽ được bảo vệ nhờ vào kháng thể nhận từ mẹ thông qua nhau thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và qua sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần khi con được khoảng 6 tháng, đến 3 – 4 tuổi, hệ miễn dịch của con mới dần hoàn thiện. Điều này tạo ra “khoảng trống” về miễn dịch và đường hô hấp trên của trẻ cũng chưa phát triển hoàn toàn nên con trở nên nhạy cảm với các mầm bệnh như vi khuẩn, virus. Hơn nữa, các bé nhỏ còn hay có thói quen đưa tay lên miệng nên dễ tạo cơ hội cho mầm bệnh đi vào cơ thể [4].
- Sức khỏe đường ruột chưa ổn định. Có khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch trú ngụ ở đường ruột và tại đây có sự tương tác phức tạp giữa hệ vi sinh đường ruột, lớp biểu mô ruột và hệ miễn dịch tại chỗ. Thế nên, hệ vi sinh đường ruột cũng ảnh hưởng mật thiết đến khả năng miễn dịch toàn thân [5]. Trường hợp trẻ có sức khỏe đường ruột kém sẽ rất dễ bị mầm bệnh tấn công và gây bệnh [6].
- Sử dụng thuốc kháng sinh. Khi bị nhiễm trùng, trẻ có thể được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Việc sử dụng loại thuốc này có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và làm suy yếu khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ. Do đó, nếu con bị ốm trong mùa mưa và phải dùng thuốc thì đôi lúc tình trạng mắc bệnh ở trẻ sẽ lặp lại thường xuyên [7].
Những chứng ốm vặt trẻ thường gặp trong mùa mưa
Cảm cúm [8]
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây ra và có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Triệu chứng cúm thường thấy là:
- Sốt cao kéo dài khoảng 3 – 7 ngày, có thể sốt 3 – 5 ngày rồi hạ sốt trong 1 – 2 ngày xong sốt cao trở lại (sốt kiểu “V” cúm)
- Chảy mũi, hắt hơi, ho hay đau họng, ho khan, khàn tiếng.
Sốt phát ban [12]
Sốt phát ban là bệnh do virus HHV-6A, HHV-6B hoặc HHV-7 gây ra. Triệu chứng chính của bệnh là sốt cao đột ngột và nổi ban sau khi hết sốt. Ngoài ra, trước khi nổi ban, bé có thể có các biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy, bỏ bú
Viêm đường hô hấp trên [2], [10]
Viêm đường hô hấp trên là những bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa, phổ biến là viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus lây lan qua đường hô hấp. Biểu hiện thường gặp khi con bị viêm đường hô hấp trên là sốt, ho, hắt hơi, quấy khóc, khó ngủ…
Tiêu chảy cấp [8]
Trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy, 80% mắc phải ở trẻ dưới 2 tuổi, đa số từ 6-18 tháng. Nguyên nhân chính gây tiêu chảy là do virus rota, ngoài ra còn có các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Trẻ tiêu chảy sẽ có các biểu hiện như:
- Đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ
- Đau bụng, buồn nôn và quấy khóc.
Tay chân miệng [8]
Bệnh tay chân miệng do virus Coxsakie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra, truyền nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương ở da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước xuất hiện tại vị trí như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài 3 – 7 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Nhìn chung, các bệnh lý kể trên rất thường gặp và không quá nguy hiểm nếu con được chăm sóc, điều trị phù hợp. Tuy nhiên khi bước vào mùa mưa, mẹ cần chú ý phòng ngừa để hạn chế việc con mắc bệnh bởi nếu con ốm quá thường xuyên sẽ: [8], [11]
- Ảnh hưởng phát triển thể chất: Khi bị ốm, con sẽ biếng bú, bỏ bú. Điều này có thể dẫn đến việc con chậm tăng cân, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
- Sụt giảm về đề kháng: Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách, đề kháng của con có thể trở nên kém đi và dễ bị bệnh hơn trong tương lai.
- Ảnh hưởng đến cơ thể: Ốm sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu, thường xuyên quấy khóc và ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt thường ngày của con.
Giải pháp tăng cường đề kháng tự nhiên cho con
Để hạn chế nguy cơ con hay ốm vào mùa mưa, mẹ có thể tập trung tăng sức đề kháng cho bé để cơ thể tự chống lại tác nhân gây bệnh:
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng, không chỉ giàu protein (các globulin miễn dịch, cytokine…), lipid (axit béo tự do, phospholipid…) mà còn chứa hàm lượng kháng thể dồi dào giúp củng cố hệ miễn dịch cho con [12]. Mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt khi con bước vào giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú để duy trì việc cung cấp các dưỡng chất quan trọng [13].
Tuy nhiên, việc duy trì bú mẹ có thể gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Khi đó, giải pháp dinh dưỡng thay thế sẽ là lựa chọn mà mẹ có thể cân nhắc. Khi chọn lựa, mẹ nên ưu tiên các công thức sữa có thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, củng cố nền tảng đề kháng tự nhiên của con như hệ dưỡng chất BioPro+ với:
- HMO 2’-FL: Các nghiên cứu cho thấy HMO 2’-FL có khả năng điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, gia tăng số lượng vi khuẩn Bifidobacteria có lợi và giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh. HMO còn có tác dụng điều hòa miễn dịch, đặc biệt 2’-FL còn ức chế trực tiếp tình trạng viêm [15].
- GOS: Chất xơ prebiotic giúp kích thích sự phát triển của các chủng vi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli có lợi trong đường ruột, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn E. coli gây hại [16].
- Probiotics: Thành phần giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại có khả năng gây viêm, nhiễm trùng [17].
Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có quy trình xử lý nhiệt 1 lần. Bởi công nghệ này sẽ giúp bảo toàn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của con, giúp dễ hấp thu, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo khuyến cáo
Mẹ cần chủ động theo dõi lịch tiêm phòng cho bé đầy đủ theo chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tiêm phòng từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành giúp ngăn ngừa được phần lớn các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như sởi, quai bị, thủy đậu, nhiễm rotavirus… [2], [14].
Điều chỉnh lịch sinh hoạt và chú ý giữ vệ sinh
Xây dựng thời gian biểu hợp lý, đảm bảo thời gian ngủ đủ cho trẻ cũng như chú ý giữ vệ sinh cũng là những cách giúp con ít bị ốm trong mùa mưa [2]:
- Ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi.
- Vận động thể chất hợp lý nhưng hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh cao.
- Đeo khẩu trang khi cho bé đến nơi công cộng hoặc khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên lau sạch sàn nhà, đồ chơi bằng các chất khử khuẩn để tránh lây nhiễm gián tiếp.
- Không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống, bình đựng nước, khăn trải giường với người khác, vứt khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng.
Tóm lại, vào mùa mưa, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị ốm, do đó mẹ sẽ cần chú ý chăm sóc bằng cách tăng đề kháng cho con thông qua việc cho bé bú mẹ hoặc chọn con nguồn dinh dưỡng thay thế giúp con tiêu hóa tốt, củng cố đề kháng. Song song với đó, mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh và tiêm phòng cho bé đúng lịch theo khuyến cáo.