Dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày
Hầu hết bé sơ sinh đều có hiện tượng khó chịu, nôn trớ trong hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên diễn ra thường xuyên, có thể bé đã bị trào ngược dạ dày. Hầu hết các bé đều gặp phải hiện tượng này trong năm đầu đời.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng nôn trớ nói trên đi kèm với các dấu hiệu đau bụng khác biểu hiện ở việc bé cong lưng, giơ chân lên cao, ho hoặc nôn sữa trong lúc ăn, bé có thể bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
Làm gì khi bé bị trào ngược dạ dày?
Khi một em bé mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, thực phẩm và dịch tiêu hóa sẽ trào ngược trở lại thành cổ họng, gây kích thích niêm mạc thực quản. Cảm giác khó chịu này cũng giống như chứng ợ nóng ở người lớn. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra suy dinh dưỡng cũng như các vấn đề khác như mất nước. Lúc này, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ nếu bé có dấu hiệu mắc bệnh. Hầu hết các bác sĩ đều có thể dễ dàng chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản hơn các nguyên nhân gây đau bụng khác nhờ vào các triệu chứng sau: bé có vẻ đói ngấu nghiến, bé bám vào núm vú hoặc bình và bú trong khoảng 15 hoặc 20 giây, sau đó cong lưng, quay mặt đi và bắt đầu khóc. Các biểu hiện này kèm theo việc la hét, đó là khi hiện tượng trào ngược xuất hiện.
Nếu nghi ngờ bé mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bác sĩ sẽ cho bé làm các xét nghiệm cần thiết, đồng thời kê toa thuốc và hướng dẫn ba mẹ cách thức cho bé ăn nhằm giúp bé bớt khó chịu và đau ở vùng bụng.