Sốt cao trong thời kỳ đầu mang thai
Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 14 trong thai kỳ, nếu mẹ bầu bị sốt cao, bé cưng trong bụng sẽ có nguy cơ bị khuyết tật khá cao. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn diễn ra các quá trình sinh lý khá nhạy cảm với nhiệt độ, như là quá trình chuyển hóa protein. Toàn bộ sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất lớn vào quá trình sắp xếp trật tự protein này và nhiệt độ cao có thể khiến quá trình này bị sai lộ trình.
>>> Xem thêm: Hình ảnh sự phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi
Những cơn cảm sốt nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì lớn nên bạn không cần quá lo lắng nếu như chỉ bị cảm nhẹ. Tuy nhiên, để an toàn, trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng cúm để ngăn ngừa những cơn sốt liên quan đến cúm.
Những điều ảnh hưởng đến thai nhi: Có tiếp xúc với mèo
Nghe có vẻ khá “kỳ lạ” nhưng thật tế là những vi khuẩn trên mèo có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Theo thống kê ở Anh, có hơn 40% phụ nữ mang thai mắc bệnh truyền nhiễm từ mèo và khoảng 500 người chết vì tiếp xúc với vi khuẩn mèo mỗi năm. Vì vậy, nếu bạn đang nuôi mèo, bạn nên tiêm phòng đầy đủ và nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ nhé!
>>> Xem thêm: Tại sao mẹ nên tiêm phòng khi mang thai?
Thường xuyên trang điểm đậm
Khi mang thai, bạn vẫn có thể trang điểm nhẹ nhàng để mỗi ngày đến công sở thêm tươi tắn. Tuy nhiên, trang điểm đậm lại là chuyện khác nhé! Theo nghiên cứu, những thai phụ thường xuyên trang điểm đậm mỗi ngày có nguy cơ gây ra những khuyết tật trên thai nhi cao hơn những thai phụ không trang điểm gấp 1,25 lần.
Khi trang điểm đậm, bạn thường phải sử dụng những loại mỹ phẩm có chứa hàm lượng chì, thủy ngân và asen khá cao. Những hóa chất này có thể thấm qua niêm mạc da, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
>>> Xem thêm: Làm đẹp khi mang thai: Nên và không nên
Những điều ảnh hưởng đến thai nhi: Stress
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những căng thẳng khi mang thai có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi bị căng thẳng, các hormone từ tuyến thượng thận có thể gây cản trở vai trò của các mô phôi thai. Nếu căng thẳng xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể sẽ bị các dị tật như sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Uống nhiều rượu
Khi mê uống rượu, nồng độ cồn sẽ theo nhau thai truyền vào máu của bé, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Trong khi mang thai, nếu bạn uống từ 2–4 ly rượu mỗi ngày có thể gây ra dị dạng thai nhi như não kém phát triển, ảnh hưởng đến tai, mũi và môi của bé…
Mất cân bằng dinh dưỡng
>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc vàng dinh dưỡng cho bà bầu
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng hàng đầu đến sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. Việc áp dụng một chế độ ăn uống quá nghiêm ngặt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi, làm bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Và điều này sẽ khiến bé bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ… Đặc biệt, việc thiếu hụt axit folic trước và sau khi mang thai có thể gây dị tật ống thần kinh.
Những điều ảnh hưởng đến thai nhi: Uống thuốc tùy tiện
Việc tự ý sử dụng các loại thuốc cảm, thuốc kháng sinh, thuốc trị mụn… khi mang thai có thể khiến thai nhi bị các khuyết tật về thần kinh, tiết niệu hoặc ở tay chân. Không phải tất cả các loại thuốc đều gây ra khuyết tật ở thai nhi. Vì vậy, bạn nên tham khảo và xin tư vấn của các bác sĩ một cách kỹ càng trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu như chưa biết rõ thàng phần có trong thuốc.