Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu
1. Nguyên nhân bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tùy vào mức độ ra máu nhiều hay ít mà nguyên nhân cũng rất khác nhau. Gần 50% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai.
[inline_article id=77804]
– Ra máu sau khi “yêu”: Thành âm đạo khá mỏng manh, vì vậy sau khi quan hệ, bạn có thể bị chảy máu.
– Chảy máu cấy ghép: Sau khi trứng được thụ tinh và di chuyển để cấy ghép vào thành tử cung có thể gây chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, trường hợp này hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.
– Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung, chấn thương do té ngã, dùng thuốc không phù hợp… cũng là nguyên nhân làm bạn ra máu trong 3 tháng đầu.
2. Xử trí khi mang thai 3 tháng đầu bị ra máu
Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi có trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân ra máu của bạn.
– Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone của bạn.
– Kiểm tra mức độ mở của cổ tử cung
– Siêu âm để kiểm tra tim thai
[inline_article id=34080]
Đa số mọi người đều xem tình trạng chảy máu như một dấu hiệu “dọa sảy thai”. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng. Các triệu chứng sảy thai thường bao gồm chảy máu âm đạo với những cục máu lớn, đi kèm với những cơn co thắt mạnh, đau lưng dưới…
Một số phụ nữ bị ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên có khả năng gặp phải tình trạng tương tự trong những tam cá nguyệt sau. Vì vậy, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.
Những điều nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ
1. Uống rượu
Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được lượng cồn chính xác sẽ làm ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn nhưng hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng uống rượu và những thức uống có cồn khi mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Thậm chí, các bác sĩ khuyên rằng nếu như bạn đang có ý định mang thai, bạn cũng không nên uống rượu đâu đấy!
2. Mùi sơn
Nếu vợ chồng bạn đang có ý định trang hoàng lại nhà cửa để chào đón bé yêu thì bạn nên “nhường” hết cái vụ sơn nhà cho chồng đi nhé! Mùi sơn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Hơi sơn được hít vào có thể mang theo những chất độc hại đi vào máu và làm bé bị ảnh hưởng.
3. Dùng thuốc
Hạn chế tất cả các loại thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ của bạn vì thai nhi rất dễ bị tổn thương bởi bất kỳ hóa chất nào đi vào trong máu của mẹ. Nếu bị cảm hay một vài bệnh thông thường khác, bạn có thể thử những phương pháp điều trị mà không có sự can thiệp của các biện pháp y tế. Hoặc bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của các bác sĩ trước khi có ý định uống bất kỳ loại thuốc nào nhé!
4. Cà phê
Trong khi mang thai, uống một lượng cà phê nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay của bé cưng. Nhưng đó là trong những tháng sau này! Uống cà phê trong thời gian đầu mang thai sẽ làm tăng cao nguy cơ sảy thai. Mặt khác, cà phê cũng làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến bạn dễ bị thiếu máu, tình trạng thường thấy ở các phụ nữ mang thai.
5. Nước dừa
>>> Xem thêm: Thức uống nào tốt cho phụ nữ mang thai?
Bạn đã biết những lợi ích của việc uống nước dừa khi mang thai chưa? Nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng, các khoáng chất và vitamin có lợi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu khi mang thai đâu đấy!
Trong giai đoạn đầu, bạn sẽ đối mặt với tình trạng nôn mửa, ốm nghén và uống nước dừa trong lúc này chỉ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nhiều mà thôi. Uống nước dừa cũng dễ khiến bạn bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước dừa vào buổi tối vì nó sẽ làm bạn mất ngủ và khó chịu.
Những điều nên làm trong 3 tháng đầu thai kỳ
1. Lịch khám bác sĩ
Sau khi biết mình mang thai, việc đầu tiên bạn nên làm là lên lịch hẹn với một vị bác sĩ sản khoa. Lần hẹn này bạn nên kiểm tra tổng quát hết và phải “thành thật khai báo” rõ ràng các tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Đừng ngại ngùng, những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ sẽ là tiền đề để bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho thai kỳ của bạn. Vậy nên, trả lời các câu hỏi càng chi tiết càng tốt nhé!
Trong lần khám này, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lịch hẹn cho những lần sau và một vài xét nghiêm mà bạn phải thực hiện trước khi sinh. Nhớ là đừng cho bác sĩ “leo cây” đấy. Sẽ tốt hơn nếu như bác sĩ thường xuyên cập nhật tình hình của bạn một cách chính xác nhất. Và trong 3 tháng đầu thai kỳ là lúc bạn cần thực hiện một vài xét nghiệm quan trọng.
2. Một thực đơn dinh dưỡng
Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn đã phải “nghiêm túc” thực hiện một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nữa chứ đừng nói tới khi bạn “thật sự” có thai. Các mẹ bầu cần phải tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra, bạn cũng nên thêm protein, canxi và sắt vào chế độ ăn uống của bạn. Ăn thêm khoảng 200-300 calo mỗi ngày để đảm bảo bé cưng nhận được đầy đủ dưỡng chất hợp lý trong bụng mẹ.
Đặc biệt chú ý tránh xa các loại nước uống có ga, caffeine và cồn trong giai đoạn này nhé! Thay vào đó, nên bổ sung một thêm nước cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Nguy cơ sảy thai khi thường xuyên uống nước đóng chai
3. Tham gia các lớp tiền sản
Đăng ký tham gia các lớp học tiền sản. Đây là nơi bạn sẽ được dạy và cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về việc mang thai cũng như sinh con. Nếu bạn có gì thắc mắc, hãy hỏi các chuyên gia ở đây. Bạn cũng nên dẫn theo chồng mình khi tham gia những lớp học này. Chồng của bạn cũng nên biết những kiến thức này để mà còn phụ bạn chăm con sau này nữa chứ!
>>> Xem thêm: Học tiền sản – xu hướng cho những người lần đầu làm mẹ
4. Tập thể dục
Tập thể dục khi mang thai sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng, tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi mang thai như đau lưng, phù chân… Nếu mới bắt đầu, bạn nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga chẳng hạn. Yoga không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà nó còn giúp ích cho bạn trong quá trình sinh con nữa đấy.
>>> Xem thêm: 7 lý do bạn nên tập yoga khi mang thai
Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mang thai 3 tháng đầu bị ra máu, những điều cần tránh và những điều nên làm trong 3 tháng đầu để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.
MarryBaby