Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Nếu thường xuyên nằm nghiêng đầu về một phía, đầu trẻ em bị méo một bên đầu là điều có thể xảy ra. Mẹ có thể làm gì trong trường hợp này để giúp con?

làm gì khi trẻ bị méo đầu
Hiện nay đã có mũ chuyên dụng, giúp tái định vị lại sự phát triển đầu của bé

1. Hội chứng méo đầu, bẹp đầu là gì?

Đầu méo là một hiện tượng thường xảy ra với trẻ sơ sinh. Đầu của bé có dạng thon, dẹt hoặc méo mó, không được tròn trịa như những bé khác. Tùy từng trường hợp, bé có thể bị lép phía sau, một bên phải hoặc bên trái đầu. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của bé mà chỉ làm mất thẩm mỹ.

Tư thế nằm sai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Do trong giai đoạn sơ sinh, hộp sọ của bé tương đối mềm mại, tạo điều kiện để não có thể mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà đầu bé rất dễ thay đổi hình dạng.

2. Nhận biết hội chứng méo đầu

Đầu lép rất dễ nhận thấy, nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy phần sau đầu của bé bị phẳng một bên. Phần tai phía bên đầu cũng bị đưa hẳn về phía trước. Trong một vài trường hợp, bạn có thể nhận thấy phần bên kia của đầu sẽ hơi phình ra hoặc phần trán của bé nhìn có vẻ mất cân đối.

[inline_article id=61371]

3. Hạn chế đầu trẻ bị méo

– Thời gian ngủ: Khi đặt con xuống giường, mẹ nên chú ý hướng mặt con về phía nôi và thay đổi tư thế ngủ của bé mỗi đêm. Đặc biệt, mẹ không nên sử dụng những dụng cụ để định vị đầu của bé. Như vậy có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

– Giờ ăn: Bạn nên đổi bên mỗi khi cho bé bú. Điều này không chỉ giúp ngực của bạn không bị lệch mà còn giúp hạn chế tình trạng “đầu phẳng” của bé.

– Khi cho bé ngồi: Tránh để bé ngồi trên ghế trẻ sơ sinh, ghế trên xe hơi, địu lưng… trong một thời gian dài. Điều này rất quan trọng, nhất là khi bé có xu hướng ngả đầu về một bên khi ngồi.

[inline_article id=30801]

4. Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Mọi người đều có một phần không đối xứng phía trên đầu của mình. Trong hầu hết các trường hợp, những phần lép trên đầu bé sẽ tự điều chỉnh và sẽ trở lại bình thường khi bé được 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi.

Nếu nhận thấy đầu bé đột nhiên trở nên lép, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để chắn chắn rằng nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Qua giai đoạn sơ sinh, đầu của bé sẽ cứng hơn và bạn cần phải có phương pháp đúng mới có thể giúp con khôi phục lại tình trạng bình thường. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể giới thiệu bạn với một bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc thẩm mỹ để giúp điều trị tình trạng này.

Nếu tình trạng của bé nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bé sử dụng mũ điều chỉnh để định vị lại hình dáng đầu cho bé. Phương pháp này nên được thực hiện trước khi bé được 6 tháng tuổi và mất từ 2-6 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và không phổ biến, nhất là ở Việt Nam.