Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Nên cai sữa cho bé khi nào? Câu trả lời từ nguồn thông tin tin cậy dành cho mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này không còn lạ lẫm gì với các bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ có biết nên cho con bú đến bao nhiêu tuổi là tốt nhất? Cùng MarryBaby tìm hiểu một chút về vấn đề này nhé!

Theo tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu. Vậy mẹ nên cai sữa cho bé khi nào?

1. Nên cai sữa cho bé khi nào?

Theo tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu.

Nghiên cứu trên 1.312 bà mẹ và trẻ em cho thấy mối quan hệ và nhận thức của trẻ trong giai đoạn từ 3–7 tuổi cho thấy, những trẻ có thời gian bú mẹ nhiều hơn có trí thông minh và khả năng nhận diện hình ảnh tốt hơn. Các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada cũng khuyên mẹ nên cho con bú trong khoảng 2 năm và có thể hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế, thời điểm nên cai sữa cho bé khi nào sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết định của mẹ, tình trạng gia đình, lượng sữa mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Chẳng hạn, mẹ rất muốn cho con bú tới năm 2 tuổi, nhưng mẹ không đủ sữa hoặc phải trở lại công việc quá sớm và không đủ điều kiện để tiếp tục cho con bú. Nếu vẫn còn “lăn tăn” về quyết định nên cai sữa cho bé khi nào, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu sau đây:

  • Khi đầu trẻ đã cứng cáp hơn và mẹ không còn cần dùng tay để đỡ gáy bé khi bế. Hoặc khi trẻ đã có khả năng kiểm soát những hoạt động của đầu.
  • Bé có thể ngồi “vững như núi” mà không cần sự trợ giúp.
  • Bé có thể “vận động” cơ hàm để nhai thức ăn.
  • Cân nặng của trẻ gấp đôi cân nặng lúc mới sinh.
  • Thường hay quấy khóc mặc dù vừa mới được cho bú no sữa mẹ.
  • Bú lâu hơn bình thường.
  • Cho bất cứ vật nào trong tầm tay vào miệng.
  • Thường xuyên thức giấc ban đêm vì bị đói.
  • Biểu lộ sự tò mò khi nhìn thấy người khác ăn.

2. Sữa mẹ có còn đủ chất dinh dưỡng cho bé?

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng sau 6 tháng, sữa mẹ có thể “mất chất” và bé sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Điều này hoàn toàn không đúng. Nói cho cùng, sữa mẹ vẫn là một loại sữa. Nó vẫn chứa protein, chất béo và các yếu tố dinh dưỡng quan trọng khác, ngay cả sau 6 tháng. Thậm chí, khi bé 2 tuổi, sữa mẹ vẫn có các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Trong thực tế, một số yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn năm đầu tiên. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, trẻ mẫu giáo bú mẹ thường ít có khả năng nhiễm bệnh hơn những bé khác.

[inline_article id=64328]

Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây, việc thường xuyên cho con bú sau 24 tháng tuổi làm tăng nguy cơ sâu răng của trẻ. Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Tăng cường sức khỏe, có khoảng 40% trẻ em bú mẹ trong từ 6-24 tháng tuổi và hơn 48% trẻ em hơn 24 tháng tuổi bị sâu răng.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ không nên để trẻ ngậm ti suốt đêm và nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, các nha sĩ cũng khuyên mẹ nên đưa bé đi khám răng ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hoặc không trễ hơn lần sinh nhật đầu tiên của bé.

3. Nên cai sữa cho bé khi nào? Bí kíp giúp mẹ cai sữa cho bé thành công

Khi mẹ đã có cho mình câu trả lời rằng nên cai sữa cho bé khi nào, MarryBaby mách mẹ một số mẹo để cai sữa thành công mà nhiều mẹ đã áp dụng hiệu quả. Mẹ có thể tùy theo con mình mà chọn lựa áp dụng nhé. Cụ thể đó là:

  • Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
  • Chủ động rút ngắn thời gian và số lần cho trẻ bú mỗi ngày. Chẳng hạn, nếu trước đây mỗi ngày mẹ cho bé bú khoảng 7-8 lần thì nên rút xuống còn 3-4 lần/ngày. Không nên cai sữa một cách đột ngột để tránh những chấn động về tâm lý cho trẻ.
  • Khi rút bớt khẩu phần sữa của trẻ, mẹ nên bù lại bằng cách cho bé ăn dặm, kết hợp với uống thêm sữa bột, hoặc sữa tươi trong trường hợp bé trên 1 tuổi.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, và nên đa dạng hóa các loại thức ăn để tạo hứng thú cho bé.Cai sữa cho bé

4. Các loại thực phẩm tốt cho bé trong thời kỳ cai sữa

Khi bé ngừng bú mẹ cũng đồng nghĩa với việc bé ngừng nhận các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Lúc nào, bé sẽ cần được bù đắp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng thông qua thực phẩm. Mẹ cần lưu ý các điểm sau để hỗ trợ bé cai sữa tốt hơn.

  • Tăng cường rau xanh và các loại trái cây trong thực đơn ăn dặm của con với các loại dễ tiêu hóa như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ…
  • Thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo kê, lúa mạch, yến mạch… vào bữa ăn dặm hàng ngày sẽ giúp cho quyết định “cai sữa cho bé khi nào” của mẹ thành công êm ái hơn vì con có thêm dưỡng chất từ nguồn tinh bột tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu omega 3, axit béo hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thực phẩm cho bé nên được nấu kỹ và xay nhuyễn để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, khi cho con nếm thử món mới, mẹ nên cho con làm quen từ từ, mỗi ngày một ít để tránh nguy cơ dị ứng và sự thay đổi đột ngột của hệ tiêu hóa.

5. Cai sữa cho bé khi nào? Lưu ý khi ngưng cho bé bú mẹ

  • Thay vì cắt giảm một cách đột ngột, mẹ nên bắt đầu bằng việc giảm số lần cho bé bú, kéo giãn khoảng cách giữa các cữ bú hoặc cho bé ăn no trước khi bú.
  • Khi đặt câu hỏi rằng mẹ nên cai sữa cho bé khi nào, mẹ hãy lưu ý không nên cai sữa cho bé vào mùa hè hoặc khi trẻ bị bệnh nhé.
  • Nếu bị căng tức sữa khi ngưng cho bé bú, mẹ có thể dùng khăm ấm để chườm, sau đó vắt sữa ra.
  • Nên vững tâm lý khi quyết định cai sữa cho bé, bởi trong thời gian đầu bé có thể quấy khóc dữ dội.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ nên cai sữa cho bé khi nào và có lựa chọn đúng đắn cho bé yêu.

MarryBaby