Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể bắt đầu giới thiệu với con những món ăn dặm mới bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa. Khởi điểm có vẻ khó khăn, vì vậy đôi khi mẹ chọn thực phẩm chế biến sẵn để việc tập ăn đơn giản, đỡ lách cách hơn. Tuy nhiên, đồ hộp lại không phù hợp cho danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng.
1/ Tuyệt đối tránh xa đồ hộp
Tập ăn dặm cho bé thực sự hao tổn rất nhiều thời gian và công sức, nếu mẹ tự tay chế biến món ăn cho con. Thời gian nghiền, xay nhuyễn rồi nấu không phải vài ba phút là xong, trong khi kết quả lại chẳng mấy tích cực. Bé dường như chẳng mặn mà với thực phẩm tươi nguyên chất này.
Ngược lại, khi cho bé ăn đồ hộp như trái cây nghiền, trứng đánh, thái độ lại tích cực hơn hẳn. Mặc dù thông tin khuyến cáo trên bao bì ghi rõ rằng sản phẩm phù hợp cho trẻ 3-6 tháng, ít đường và natri, nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận.
Đã là thực phẩm chế biến và đóng hộp, ắt hẳn không ít thì nhiều cũng có chất bảo quản.Và dù đã được ghi rõ là ít natri, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng lượng natri trong đồ hộp cho trẻ ăn dặm có thể nhiều hơn gấp 20 lần.
Tốt nhất bạn nên cố gắng tự chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng tại nhà. Với bắp và đậu Hà Lan đóng hộp, mẹ có thể mua về và nghiền với bột gạo, vì trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều nitrat. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn bao nhiêu, mẹ càng tạo cơ hội cho con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
[inline_article id = 923]
2/ Danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng
Mẹ có thể tham khảo danh sách những món ăn dặm cho bé 6 tháng rất thân thiện sau:
Trái cây: Táo, bơ, chuối, xoài, đu đủ, đào, lê, mận.
Rau quả: Bí đỏ, cà rốt, đậu Hà Lan, bí đao, khoai lang.
Ngũ cốc: Lúa mạch, bột yến mạch, gạo.
Protein từ thịt cũng là khởi điểm tuyệt vời khi bé tập ăn dặm, đặc biệt là thịt đỏ nhiều sắt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thêm một lượng nhỏ kèm với bột gạo và xay nhuyễn.
3/ Cách bảo quản thức ăn dặm cho bé
Nếu không có thời gian, mẹ có thể chế biến thức ăn dặm cho bé một lần, sau đó bỏ vào hộp nhựa và trữ đông trong tủ lạnh. Thời gian trữ tốt nhất là 1 tuần. Tuy nhiên, tùy vào loại thực phẩm, có loại vẫn giữ được dưỡng chất, có loại mất hết và có khi còn nhiễm khuẩn, không tốt cho sức khỏe bé cưng.
Danh sách những món có thể bảo quản được mẹ có thể tham khảo: Việt quất, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, bắp, đậu xanh, đào, đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang. Táo, bơ và chuối cũng có thể bảo quản được lâu nhưng lại thường chuyển màu, điển hình là màu nâu. Mẹ không phải quá lo lắng.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Chuẩn bị gì để cho con bắt đầu tập ăn dặm
- Tập ăn dặm cho con – Thành công và sai lầm của mẹ
- Tập ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi
MarryBaby