Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Bao nhiêu tuần thì thai máy, thai máy ở vị trí nào, mấy tháng thai nhi biết đạp là những vấn đề rất quan trọng. Nắm vững thời kỳ thai máy có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của con. Ngoài ra điều này còn giúp bạn kịp thời phát hiện những vấn đề nghiệm trọng của sức khỏe thai nhi.

Thai máy là gì?

Thai máy một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động như: huýt tay, lộn vòng, đá chân hay đạp chân của em bé.

Thai máy ở mỗi người mẹ là không giống nhau, thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ sẽ diễn ra mạnh mẽ với tần suất nhiều hơn.

Thai máy là gì?
Thai máy rất quan trọng đối với sức khỏe và phát triển của bé

Thai biết máy, biết đạp và chuyển động trong bụng mẹ là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khoẻ mạnh và bình thường, các mẹ đừng nên quá lo lắng.

Các mẹ biết không, thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.

Bao nhiêu tuần thì thai máy?

Khi thai nhi được 8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu biết cử động. Tuy nhiên, những cử động này quá nhẹ do bé còn quá nhỏ, vì vậy rất khó để mẹ có thể cảm nhận được.

Chỉ khi bé con được 4 tháng tuổi, tức là vào khoảng tuần 15-16, cảm nhận về cử động của thai nhi, hay còn gọi là thai máy, sẽ rõ ràng hơn.

Khi mẹ mang bầu được 30-38 tuần, thai máy đạt đỉnh, mẹ sẽ cảm nhận cử động của con khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần và cường độ thai máy thông thường diễn ra theo quy luật nhất định.

Thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy?
Bao nhiêu tuần thì thai máy?

Theo đó, bé cử động ít hơn vào sáng sớm, nhưng lại nhiều hơn về chiều tối. Chính nhờ cử động thai máy, mẹ sẽ nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Khi thai máy bất thường, tức là ít đi, là tín hiệu của tình trạng bé con đang thiếu một lượng lớn ô-xy. Trường hợp này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng đều có ý nghĩa là thai không được khoẻ mạnh, nếu không phát hiện kịp thời, thai rất dễ bị chết lưu.

Do đó, mẹ bầu cần biết cách theo dõi bé bao nhiêu tuần thì thai máy, đếm số lần thai máy, nhất là sau khi thai nhi bước sang tháng thứ 7.

>>> Bạn có thể tham khảo: 8 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết để kịp thời xử lý

Nhận biết thai máy vào thời điểm nào?

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Thai nhi trong bụng mẹ thường ở 4 trạng thái: 1 là trạng thái tĩnh lặng, 2 là trạng thái cử động thường xuyên, 3 là trạng thái cử động mắt liên tục và 4 là cử động thai đơn độc.

Trong 4 trạng thái này em bé thường ở trạng thái 1 và 2. Khi em bé ở trạng thái 2 mẹ bầu sẽ cảm nhận được chuyển động của em bé một cách rõ ràng nhất.

[inline_article id=91207]

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Thai nhi trong bụng mẹ có lúc tỉnh táo, cũng có lúc đi ngủ nhưng nhìn chung thai nhi đạp nhiều vào ban đêm hơn. Em bé sẽ có xu hướng chuyển động nhiều nhất trong khoảng từ 21 – 1 giờ tối hoặc sau khi mẹ vừa mới ăn xong.

Sự thay đổi lượng đường trong máu sẽ làm tăng số lần thai máy của em bé trong bụng mẹ. Mẹ biết không, tư thế ngủ của mẹ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới tần số thai máy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách xử trí khi thai máy bất thường

Thai máy ở vị trí nào?

Khi mẹ bầu nằm nghiêng một bên cũng được các bé yêu thích và thai máy nhiều hơn. Lý do là khi nằm nghiêng máu được cung cấp nhiều hơn đến thai nhi.

Các vị trí như đạp bụng, đá chân của thai nhi có thể ở bất kì vị trí nào trong bụng của mẹ, thậm chí là bé lộn vòng nữa cơ. Nhưng chủ yếu thai máy nhiều nhất phải kể đến phần bụng dưới và phần bụng bên trái.

thai máy từ tuần bao nhiêu
Bên cạnh lưu tâm bao nhiêu tuần thì thai máy, bố mẹ cần chú ý tần suất thai máy

Thai máy ở bụng dưới

Nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Thai đạp nhiều bên trái

Trong những tháng cuối thai kỳ, kích thước của bé lớn hơn, không gian không còn đủ rộng rãi khiến bé phải ổn định vị trí bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ.

Khi xoay đầu xuống dưới, mông của bé sẽ ở đáy tử cung còn phần lưng thường ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Nếu phần lưng nằm ở bên phải thì chân tay bé sẽ quay sang trái.

mấy tháng bé biết đạp trong bụng mẹ
Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu nhưng nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái

Như vậy, các động tác đạp, đấm từ chân tay của bé sẽ gây ra tác động chủ yếu lên vùng bụng trái tạo ra những cơn gò tử cung. Do vậy, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, mẹ đừng lo lắng quá. Em bé đạp nhiều là dấu hiệu của một thai kỳ khoẻ mạnh

Mách mẹ cách theo dõi thai máy

Nhịp sinh học của bé sẽ quyết định tần suất thai máy và bao nhiêu tuần thì thai máy. Theo ý kiến của các chuyên gia, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường.

Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều. Vào 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên thường xuyên theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe của con.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Trong lúc thức, bé sẽ cử động tối thiểu 3-4 lần. Thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp bất thường gì đó. Vậy khi thai cử động quá nhiều, khoảng hơn 20 lần mỗi giờ đồng hồ?

Rất có thể thai nhi đang bị stress do chính mẹ tác động sang. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, mẹ cần đến bệnh viện thăm khám.

[inline_article id=26235]

Cách theo dõi thai máy như sau: Vào giờ cố định trong ngày buổi sáng, trưa, chiều hay tối, mẹ tranh thủ đếm số cử động thai đặc biệt là sau các bữa ăn trong ngày, mẹ bầu được nghỉ ngơi thư dãn, để đếm cử động thai. Nếu bận, mẹ nên đếm ít nhất một lần trong ngày.

Mỗi lần đếm khoảng 1 tiếng. Theo đó:

  • Thai khi khỏe mạnh là khi có hơn 4 lần cử động trong 1 tiếng, 3 cữ như vậy mỗi ngày.
  • Nếu thai máy ít hơn 4 lần, nếu chưa ăn có thể uống, hay ăn nhẹ ,có thể vận động nhẹ nhàng để nếu bé đang ngủ có thể thức dậy, sau đó nằm và đếm cử động thai trong vòng 1 hoặc 2-4 giờ để theo dõi chi tiết hơn. Lúc này, nếu bé cử động 4 lần/giờ là ổn.
  • Trong 4 giờ nhiều hơn 10 cử động thai, liên tục như vậy khoảng 3 cữ/ngày cũng ổn.
  • Ngược lại, nếu trong 4 giờ ít hơn 10 lần thai máy, mẹ nêu nhập viện để được thăm khám và theo dõi tình trạng thai nhi.

Có thể nói rằng, bao nhiêu tuần thì thai đạp, thai máy vị trí nào là những điều mà mẹ bầu nào cũng cần biết để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều? Trong suốt thời gian mang thai, khi lựa chọn món ăn, mẹ bầu dường như ít quan tâm tới cân nặng của bản thân mà nỗi lo lắng nhất vẫn là ăn gì để em bé trong bụng tăng cân nhanh.

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý?

Chúc mừng thai kỳ của bạn! Bây giờ bạn đang ăn cho bạn và con bạn. Trong chế độ ăn cho 2 người, bạn chỉ cần tăng lượng calo nạp vào thêm 350 calo đối với mang thai một, và 600 calo đối với thai đôi. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn biết ăn gì để thai nhi tăng cân và chọn nhiều loại thực phẩm lành mạnh để bạn và thai nhi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Hợp lý ở đây có thể hiểu đơn giản là chỉ số cân nặng của mẹ phù hợp với quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ. Muốn con nhận được dưỡng chất đầy đủ, mẹ cũng cần lưu ý đến yếu tố tinh thần. Tâm lý bà bầu cần vui vẻ và thoải mái suốt thai kỳ.

ăn gì để thai nhi tăng cân
Rau củ quả và trái cây giúp bổ sung vitamin và chất xơ cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ

1. Chỉ số cân nặng thai nhi và cơ thể mẹ bầu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

3 tháng đầu thai kỳ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn cực kỳ quan trọng để thai nhi phát triển, do đó, mẹ nên tập trung ăn bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén.

>>> Bạn có thể tham khảo: Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
  • Thông thường, quý III thai kì, bác sĩ siêu âm sẽ đo cân nặng thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng của con bạn. Đây là cách đo đáng tin cậy nhất. 

2. Chế độ ăn uống dinh dưỡng trong 40 tuần thai

Câu hỏi luôn hiện trong đầu của mẹ nếu bác sĩ phán có vấn đề về cân nặng đó là: Ăn gì để con tăng cân trong bụng mẹ? Dinh dưỡng cho thai phụ cũng chính là nguồn năng lượng cung cấp cho thai nhi. Mẹ có thể tham khảo bảng thông tin sau:

ăn gì để thai nhi tăng cân 2
Mẹ tăng cân hợp lý thai nhi sẽ nhận đủ dưỡng chất cần thiết

3. Lối sống và tinh thần trong suốt thai kỳ

Suốt 40 tuần thai mẹ bầu có nhiều thay đổi về cả về thể chất lẫn cảm xúc. Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu khi mang thai.

3 tháng đầu thai kỳ bầu thường hồi hộp xen lẫn niềm háo hức. Điều đó có thể xuất phát từ sự tò mò của mẹ về đứa con đang thành hình trong bụng.

Càng bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ cảm xúc càng khó nắm bắt. Bụng bầu lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cộng với sự thay đổi của các hoormone càng khiến thêm khó chịu.

Để giải tỏa những vấn đề này mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng và chia sẻ với chồng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân đều?

Để chuẩn cân nặng thai nhi luôn nằm trong giới hạn khuyến cáo, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau:

1. Hàm lượng tinh bột bữa ăn trong thai kỳ

Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu để bổ sung vitamin?

2. Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân? – Bổ sung chất đạm cho bà bầu

Bà bầu ăn gì thai nhanh tăng cân? Nhu cầu dung nạp đạm thời gian đầu thai kỳ tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60gr lên đến 75-100gr/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu đạm dành cho cả mẹ và bé là khoảng 70gr/ngày, tương đương với khoảng 100gr thịt heo, 150gr cá hay cua, thêm 100gr lạc, 1 quả trứng…

Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2/1 ngày, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400- 500 ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu uống sữa tươi có tốt không?

3. Ăn gì để thai nhi tăng cân? – Bổ sung dưỡng chất bằng hải sản, cá

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân? Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá. Tuy nhiên, chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, nhưng lại giàu chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).

Điều đáng lưu ý là các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ bầu ăn thịt chân giò kho tiêu được không? Xem ngay để biết nhé

4. Ăn gì để thai nhi tăng cân? – Cung cấp chất xơ, vitamin bằng rau xanh và hoa quả 

Cũng giống như bữa ăn hàng ngày trước khi mang thai, các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.

5. Số lượng bữa ăn 1 ngày của bà bầu

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân? Ngoài việc tập trung ăn gì để thai nhi tăng cân, bà bầu nên ăn đầy đủ 3 bữa/1 ngày. Ngoài ra, cần ăn thêm 2-3 bữa phụ vì thai nhi rất nhanh đói.

ăn gì để thai nhi tăng cân 1 1
Dinh dưỡng trong thai kỳ luôn cao hơn bình thường vì có 2 người ăn cơ mà!

Mẹ bầu ăn gì cho thai nhi tăng cân nhanh?

Mẹ bầu cần bổ sung những chất gì và ăn gì cho thai nhi tăng cân? Hãy tham khảo những thực phẩm sau nhé:

  • Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe
  • Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi
  • Sữa, trứng, thịt bò, gan động vật bổ sung protein cho trẻ phát triển
  • Các loại hạt
  • Vitamin và chất xơ giúp tăng sức đề kháng
  • Gạo lứt
  • Quả bơ
  • Nước cam

Trên đây là những thực phẩm giúp bạn trả lời câu hỏi ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh. Tuy nhiên, để biết bạn cần đưa chúng vào thực đơn như thế nào cho hiệu quả, mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn gì để con da trắng môi đỏ đẹp như thiên thần?

Gợi ý thực đơn tăng cân cho thai nhi

Nếu tham khảo chi tiết bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất mẹ thấy bé chưa đạt chuẩn cân nặng thì nên thay đổi ngay thực đơn hàng ngày của mình.

Vậy bạn ăn gì để thai nhi tăng cân? Mẹ cần bổ sung thêm các chất sau:

  • Tăng thêm 15g chất đạm/ngày. Trong đó, mẹ nên ưu tiên đạm động vật gồm sữa, thịt, trứng, thủy hải sản như tôm, cua, cá , ốc. Đạm thực vật cũng không nên bỏ qua như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu… Trong những loại thực phẩm này còn chứa cả chất béo, vitamin rất tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường món giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, C, canxi.
  • Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
  • Tăng cường nạp thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
  • Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi.
  • Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
  • Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm….

>>> Bạn có thể tham khảo: Ngày nắng mùa hè bà bầu ăn gì cho mát?

  • Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù chân để giảm phù, ngăn ngừa bệnh tiền sản giật, sản giật và tai biến khi sinh.
  • Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
  • Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
  • Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin với liều lượng hợp lí: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho. Mẹ bầu chú ý không bổ sung quá nhiều vitamin A vì có thể gây dị tật thai nhi.
  • Mẹ không chỉ tập trung giải đáp ăn gì để thai nhi tăng cân mà còn cần dành thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.

[inline_article id = 191723]

Quan tâm tới vấn đề mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân hợp lý trong quá trình 40 tuần thai đồng nghĩa với việc mẹ sẽ cần chú trọng tới chính cân nặng của mình. Mẹ tăng cần đúng chuẩn với thực đơn đủ dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Lợi ích gì với phụ nữ mang thai

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu bà bầu ăn bưởi có tốt không? MarryBaby xin trả lời là có!
Bưởi là trái cây nhiệt đới thuộc họ cam quýt, bưởi vốn là nguồn bổ sung vitamin C cực dồi dào, giúp tăng sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, không thể thiếu rất nhiều những vitamin, khoáng chất khác trong loại quả này, chẳng hạn như chất chống oxy hóa, vitamin B, beta carotene, canxi, protein, canxi, sắt,…

Bà bầu ăn bưởi Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Trang Styles at life đã khẳng định nếu bà bầu thường xuyên ăn bưởi trong thai kỳ sẽ rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Bưởi là trái cây thuộc họ cam quýt nổi tiếng với lượng vitamin C dồi dào.

Nó giúp bà bầu tăng sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả trong thai kỳ cùng nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Nước ta có rất nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng như bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch…

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý mẹ cần nắm rõ về loại nguyên liệu này

Giá trị dinh dưỡng của bưởi với phụ nữ có thai

Dưỡng chất trong một quả bưởi có thể được liệt kê như sau:

  • Vitamin C: 44,8mg.
  • Vitamin B1: 0,03mg.
  • Vitamin B2: 0,03 mg
  • Beta Carotene: 200g.
  • Canxi: 14mg.
  • Protein: 0,7g.
  • Chất béo: 0,3g.
  • Carbohydrate: 10,4g.

Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể nói chung và sức khỏe thai phụ nói riêng. Có thể thấy bưởi thực sự là một loại trái cây lý tưởng cho thai kỳ của chị em.

bà bầu ăn bưởi
Bà bầu ăn bưởi rất có lợi cho thai kỳ

Những lợi ích của bưởi đối với thai kỳ

1. Bà bầu ăn bưởi giúp giảm nghén hiệu quả

3 tháng đầu thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều phải trải qua thời gian ốm nghén mệt mỏi. Trong danh sách thực phẩm giúp giảm nghén, bưởi là lựa chọn tốt cho mẹ.

Theo đó, mẹ bầu có thể nấu nước vỏ bưởi để uống, đảm bảo tình trạng buồn nôn sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Cách nấu rất đơn giản:

  • Rửa sạch 15g vỏ bưởi
  • Cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun sôi kỹ
  • Sau đó chắt lấy 150ml, chia làm 3 lần uống hằng ngày, trước bữa ăn khoảng 20 phút.
  • Mẹ chỉ cần duy trì uống khoảng 3-5 ngày, những cơn buồn nôn sẽ bớt “ghé thăm” bạn vào mỗi sáng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?

2. Trị táo bón khi mang thai

Hormone thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột, gây tình trạng mẹ bầu bị táo bón. Để trị chứng bệnh này, bà bầu nên ăn vài múi bưởi mỗi ngày. Lượng vitamin C dồi dào từ bưởi rất tốt cho hệ tiêu hóa.

3. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhờ sở hữu hàm lượng vitamin C cao trong thành phần, chưa kể còn có cả chất chống oxy hóa, đó là lý do bưởi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nó còn giúp cải thiện hệ miễn dịch đang nhạy cảm trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu.

Cũng chính nhờ vậy, bà bầu bớt bị stress, căng thẳng hơn, đặc biệt còn có thể ngăn ngừa nguy cơ lên cơn hen suyễn, hay bị bệnh viêm khớp…

bầu ăn bưởi được không
Bà bầu ăn bưởi giúp giảm nghén hiệu quả

4. Bà bầu ăn bưởi giúp chữa viêm họng, cảm cúm

Nhờ tính ôn, bưởi có tác dụng chữa cảm, sổ mũi khá hiệu quả. Khi bị cảm trong thai kỳ, bà bầu có thể dùng bưởi như một vị thuốc trị bệnh, giúp tình trạng cảm thuyên giảm.

Cách nấu:

  • Chuẩn bị 5-8 quả bưởi, bỏ vỏ, bỏ hạt
  • Vắt lấy nước cho vào nồi đun sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường, 10ml nước gừng tươi
  • Nấu cho đến khi dung dịch thành dạng sệt
  • Cho và lọ dùng dần, mỗi lần dùng pha 1 thìa cà phê với nước ấm, ngày uống 2 lần

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn quả sấu có tốt không? 6 tác dụng cho mẹ bầu

5. Bà bầu ăn bưởi giúp trị đầy bụng, khó tiêu

Tình trạng đầy bụng, khó tiêu cũng thường xuyên xảy ra với phụ nữ mang thai, do hormone thai kỳ gây quá nhiều thay đổi cho hệ tiêu hóa.

Lúc này, mẹ bầu có thể ăn bưởi để giảm bớt sự khó chịu do chứng khó tiêu này gây ra. Bên cạnh ăn múi bưởi, mẹ cũng có thể nấu nước bưởi cùng trần bì, gừng tươi và đường đỏ để lấy nước uống, giúp trị đầy bụng rất tốt.

6. Bà bầu ăn bưởi giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa tiền sản giật

8% phụ nữ mang thai mắc phải chứng tiền sản giật. Hậu quả có thể là sinh non hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong nếu không được theo dõi kỹ càng.

Mắc phải tiền sản giật trong lần thai đầu còn có thể tái phát trong những thai kỳ tiếp theo. Người có nguy cơ cao nhất là những người bị huyết áp cao trước khi mang thai.

Bưởi chứa cả kali và lycopene, mang trong mình hai nhiệm vụ: không chỉ giúp hạ huyết áp mà con ngăn ngừa các vấn đề về huyết áp khác liên quan đến việc mang thai.

7. Giảm cholesterol

Người mẹ có tỷ lệ mỡ trong máu cao? Đừng lo lắng quá. Nhờ chứa chất xơ và pectin, nên có thể xem bưởi như là vị thuốc giãn mạch tự nhiên. Tuy vậy, không nên trông cậy hết vào quả bưởi, sự chăm sóc của bác sĩ là điều cần thiết nhất.

8. Bà bầu ăn bưởi giúp giảm mất ngủ

Trong ba tháng cuối thai kỳ, giấc ngủ có thể rất khó chịu. Kết hợp với nỗi lo lắng, bồn chồn khi con sắp sửa chào đời càng khiến mẹ thêm trằn trọc suốt đêm.

Khoa học đã chứng minh được rằng bưởi giúp làm nhẹ bớt các triệu chứng này, đặc biệt là nếu thưởng thức trước khi đi ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn lòng lợn được không và những điều mẹ cần biết!

9. Duy trì cân nặng

Lên đúng số cân thích hợp trong thai kỳ là điều bắt buộc, tuy vậy có một số bà mẹ lại phải vật lộn khổ sở vì tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh.

Lúc này, bưởi lại là vị cứu tinh cho các mẹ khi vào vai một món ăn vặt hay món tráng miệng tuyệt hảo. Chỉ chứa khoảng 50 calories, bưởi giúp hạn chế tăng cân nhanh hoặc tăng quá nhiều.

Bà bầu ăn bưởi giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa tiền sản giật

10. Giảm nguy cơ thiếu máu

Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn giàu vitamin B có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu. Đây là một vấn đề rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Quả bưởi vừa giúp phòng ngừa vừa được dùng để ăn kết hợp với uống thuốc nếu đã mắc chứng bệnh này.

11. Phòng ngừa bệnh hen suyễn

Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Vitamin C dồi dào trong bưởi giúp làm giảm nguy cơ bệnh hen suyễn phát triển. Đây cũng là một điều quan trọng cần nhớ. Bởi vì khi mắc phải hen suyễn trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cho con.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn cơm cháy được không? Có an toàn không?

12. Ngăn ngừa sưng và tích nước

Sưng và tích nước ở chân và bàn chân là một hiện tượng rất thường gặp trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Vì bưởi chứa cả bioflavonoid và vitamin C, “cặp đôi hoàn hảo” giúp tăng cường sự vững chắc thành mạch máu và sưng tấy.

13. Ngăn ngừa loãng xương

Canxi là một chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình mang thai, nhưng không may là một vài bà mẹ lại gặp khó khăn trong việc thu nhận đủ canxi, dẫn đến nhiều vấn đề cả cho mẹ lẫn cho bé sau này.

Một quả bưởi cung cấp khoảng 2% lượng canxi cần nạp vào mỗi ngày. Khi kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác còn giúp chống lại bệnh loãng xương cho mẹ và giúp hình thành xương cho bé.

Bà bầu ăn bưởi giúp làn da khỏe mạnh

14. Bà bầu ăn bưởi giúp làn da khỏe mạnh

Vitamin C có trong bưởi giúp chăm chút cho làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu tổn thương do mặt trời và ô nhiễm.

15. Ngăn ngừa tiểu đường và các vấn đề về glucose

Đối với các bà mẹ trẻ, tiểu đường thai kỳ là một vấn đề đáng suy nghĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai. Tiểu đường thai kỳ khởi phát vào khoảng quý thứ 2.

Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Bưởi rất hữu ích trong việc làm giảm tinh bột và đường trong cơ thể. Vì đây là một loại quả ít đường nên mẹ bầu có thể an tâm ăn.

Rõ ràng, bưởi là loại trái cây “thân thiện” với bà bầu, nhưng chỉ tốt khi nó nằm trong một chế độ ăn cho bà bầu hợp lý vừa phải. Ăn quá nhiều có thể gây đau bụng hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách ăn bưởi đúng cách cho bà bầu

1. Ăn trực tiếp

Ăn trực tiếp là cách đơn giản và nhanh nhất. Bạn chỉ cần bóc vỏ, tách hạt và có thể dùng ngay lập tức. Việc ăn trực tiếp cung cấp một lượng dinh dưỡng và chất xơ có trong bưởi, phù hợp với những mẹ bầu không thích vị quá ngọt hay quá chua khi uống ép nước bưởi.

2. Ép nước sinh tố bưởi

Rất nhiều mẹ bầu thích ép bưởi thành nước sinh tố và uống trong ngày. Nước ép sinh tố bưởi tất nhiên sẽ có vị ngọt hơn hoặc chua hơn so với khi ăn trực tiếp, phù hợp với mẹ bầu yêu thích vị ngọt/ chua ở mức cao hơn. Tuy nhiên, dù là ăn trực tiếp hay ép thành nước sinh tố, không nên sử dụng khi bụng đang đói, hoặc bị vấn đề về tiêu chảy. Mẹ bầu nên sử dụng sau khi ăn xong khoảng 1 tiếng, hoặc sử dụng kèm với các món ăn nhẹ khác.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên ăn bưởi, trái cây giàu vitamin C, trong lúc đói. Qua những thông tin trên tin chắc rằng các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn bưởi có tốt không. Cái gì quá cũng không tốt đúng không nào? Nhiều lợi ích là vậy những chỉ khi bạn ăn đúng cách và đúng lượng. Các mẹ luôn nhớ nhé!

[inline_article id=175157]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Những thực phẩm lợi sữa khá dễ uống, nhiều dinh dưỡng và hiệu quả cao. Sau khi sinh, mẹ có thể luân phiên thay đổi những thực phẩm lợi sữa sau sinh này để thay đổi khẩu vị.

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú

  • Năng lượng: Cần cung cấp thêm năng lượng cho mẹ sau sinh là cần thiết và nên bổ sung tương đương với mức năng lượng hao hụt của mẹ cho việc bài tiết sữa. Do vậy, nhu cầu năng lượng bổ sung cần thêm 500 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng thành.
  • Protein: Nhu cầu protein trong 6 tháng đầu được tăng thêm so với người trưởng thành là 19 gram/ngày. Sáu tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 13  gram/ngày.
  • Lipid: Nhu cầu lipid cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần.
  • Vitamin: Nhu cầu của mẹ sau sinh cần: vitamin B2 (1.8 mg/ngày), vitamin C (95 mg/ngày), folate 280 mcg/ngày), vitamin A (1300 mcg/ngày).
  • Chất khoáng: Nhu cầu khoáng chất trong thời gian cho con bú cần: Sắt (30 mg/ngày), Canxi (1000 mg/ngày), Kẽm (9.5 – 19 mg/ngày).

Tầm quan trọng của những thực phẩm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, phụ nữ sau sinh nên ăn gì cũng phải hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.

Bác sĩ Hoàng (Bs dinh dưỡng- Viện Dinh Dưỡng) cho biết: trong thời gian cho con bú bà mẹ nên chú ý đến việc ǎn uống và nghỉ ngơi của mình.

Thường chế độ ǎn tốt cho bà mẹ trong giai đoạn này là một chế độ ǎn đa dạng, không kiêng khem. Mỗi ngày nên ǎn nhiều loại thực phẩm lợi sữa khác nhau,  chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, đường béo, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.

thực phẩm lợi sữa
Mẹ cần bổ sung các loại thức uống lợi sữa khi cho con bú

Uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước. Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì người mẹ sẽ có lượng sữa đủ nhu cầu của bé.

Theo GS-TS. Đỗ Tất Lợi, rau đay rất tốt và bổ sung nhiều sữa cho sản phụ. Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ nên ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính.

Các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa cũng sẽ tăng, Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là các loại thức uống lợi sữa để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn sữa dồi dào cho con.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách làm rượu nếp than cho bà đẻ lợi sữa, nhanh phục hồi sau sinh

Uống gì lợi sữa? Bật mí 9 thực phẩm lợi sữa sau sinh

1. Uống sữa nóng mỗi ngày giúp lợi sữa sau sinh

Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng.

Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.

2. Uống nước lá đinh lăng giúp lợi sữa

Từ xưa đến nay, các mẹ cho con bú thường uống nước lá đinh lăng để tăng tiết sữa, vừa đơn giản, vừa lành tính mà còn hiệu quả.

Cách nấu nước lá đinh lăng: Mua lá đinh lăng rửa sạch, cho nước sôi để nguội đổ ngập vào nồi lá, đun sôi, chắt nước uống. Uống tốt nhất khi nước còn ấm. Hạn chế uống lạnh.

3. Thức uống lợi sữa: Nước gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Đây chính là lý do vì sao khi chị em phụ nữ ăn kiêng, rất hay chọn loại ngũ cốc dinh dưỡng này.

Nước gạo lứt - thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh
Nước gạo lứt có tác dụng lợi sữa rất tốt cho mẹ

Uống nước gạo lứt rang, mẹ có thể yên tâm với nguồn sữa về nhiều, thơm ngon và bổ dưỡng dành cho con. Loại ngũ cốc lợi sữa này còn giúp cho mẹ thanh lọc các chất độc trong cơ thể.

Chọn gạo lứt nguyên vỏ về rang và đun nước uống, bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magiê, selen, kali, natri… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

4. Uống nước rau má để tăng tiết sữa

Ngoài uống nước ép rau má hằng ngày, mẹ có thể dùng rau má chế biến các món canh bổ dưỡng cùng thịt bò, heo, gà… để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Rau má được mệnh danh là loại rau có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, và còn giúp cải thiện làn da sau sinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà đẻ ăn gì vào buổi sáng? 5 món ngon giúp mẹ lợi sữa và tẩm bổ

5. Uống gì lợi sữa? Nước đậu hỗn hợp

Các loại đậu có tính bình,  giúp thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Nước uống từ các loại đậu nhất định phải được mẹ thêm vào danh sách thực phẩm lợi sữa.

Chọn các loại đậu và gạo gồm đậu xanh, đậu đỏ, gạo tẻ hoặc nếp và một ít hạt sen, ninh lấy nước uống hằng ngày. Đây chính là nguồn ngũ cốc tạo sữa hiệu quả và an toàn phù hợp với hầu hết thể trạng của mẹ và góp phần bổ sung chất dinh dưỡng vào nguồn sữa mẹ.

6. Uống nước lá hoặc hạt thì là

Có thể loại nước uống này sẽ hơi khó uống vì mùi và hương vị đặc trưng của thì là. Tuy nhiên, nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trông thấy.

Thực hiện: Mua hạt hoặc lá về rửa sạch, hãm trong 10 phút như hãm trà, sau đó uống khi còn ấm.

[inline_article id = 179115]

7. Thực phẩm lợi sữa từ lá mít non

Dùng lá mít non tươi sắc nước uống hằng ngày, duy trì ít nhất liên tục trong vòng một tháng để sữa về nhiều và lâu dài.

8. Nước lá rau ngót, một trong những thức ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh

Nếu rau ngót bị cấm trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối, thì sau sinh và trong thời gian cho con bú lại   được khuyến khích nên dùng loại rau này. Rửa sạch lá rau ngót, xay lấy nước uống hoặc ăn canh, sẽ giúp tăng tiết sữa đáng kể.

>>> Bạn có thể tham khảo: Uống nước lá sung lợi sữa đúng không? Mẹ mà bỏ qua thì tiếc lắm

9. Uống nước lá chè vằng giúp lợi sữa

Không chỉ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào, nước lá chè vằng còn giúp cơ thể mẹ sớm hồi phục sau sinh nhờ khả năng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, vị giác.

Hãm chè vằng uống hằng ngày là lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Uống ấm sẽ giúp sữa về nhanh hơn là để nguội.

Uống gì lợi sữa - chè vằng
Chè vằng là thức uống lợi sữa truyền thống được nhiều mẹ ưa chuộng

10. Thức uống lợi sữa từ gạo nếp, gạo tẻ, hạt sen

Hỗn hợp gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một ít đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…) được nấu nhừ với nhau để lấy nước uống thì rất tốt cho sữa mẹ.

Lưu ý để nấu được nước uống thì thành phần gạo trong hỗn hợp chỉ chiếm một lượng rất nhỏ thôi.

11. Nước nụ hoặc lá vối

Đây là thức uống lợi sữa khá phổ biến ở các vùng miền Bắc. Loại nước này giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc gan, hơn nữa lại có tác dụng kích thích sữa ở mẹ sau sinh.

Mẹ có thể uống nước nụ hoặc lá vối khi đã phơi khô hoặc còn tươi hãm với nước sôi như uống trà.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà đẻ nên ăn gì để có nhiều sữa?

12. Thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh – Nước đậu đỏ

Nếu mẹ uống nước đậu đỏ liên tục trong ba ngày, các tuyến sữa sẽ hoạt động tốt và cung cấp nguồn sữa phong phú cho bé.

Cách nấu nước đậu đỏ:

Chuẩn bị

  • 1 chén đậu đỏ
  • Nước
  • Chảo
Đậu đỏ là thực phẩm lợi sữa an toàn cho mẹ sau sinh

Thực hiện

  • Bước 1: Chọn đậu đỏ. Chọn đậu còn nguyên, bóng, chắc, mẫm, không bị mốc, rơi bột hoặc có mùi lạ…. Kỹ hơn, bạn có thể ngâm đậu đỏ, sau đó loại bỏ những hạt nổi trên mặt nước, vì đây chính là những hạt không đạt chất lượng.
  • Bước 2: Rửa sạch đậu đỏ, đảm bảo không còn bụi và rác bẩn, sau đó đổ đậu ra rổ cho ráo nước.
  • Bước 3: Cho đậu vào chảo, rang đến khi đậu dậy mùi thơm.
  • Bước 4: Cho đậu đã rang vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 30 phút. Để nguội, rồi lọc lấy nước đậu uống. Nếu muốn thưởng thức lạnh, bạn có thể cho nước đậu vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng.

13. Uống gì lợi sữa? Nước mè đen

Mè đen là thức uống lợi sữa có công dụng ngăn ngừa táo bón khi mang thai, giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng, đồng thời mang đến cho mẹ một nguồn sữa dồi dào sau sinh.

Dưới đây là công thức làm món nước mè đen thanh mát cho mẹ bầu dễ đẻ:

Chuẩn bị

  • 100g mè đen
  • 500ml nước lọc
  • 100ml mật ong

Cách nấu nước mè đen

Mè đen ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra và cho vào bát nước khác. Sau đó, vớt bỏ những hạt đậu nổi lên vì chúng đã hư, rồi đổ những hạt mè chìm ra rổ và mang phơi khô.

Đổ mè đen đã khô vào chảo chống dính, rang chín trên lửa nhỏ.

Cho mè vừa rang vào máy xay sinh tố, đổ thêm 500ml nước lọc và xay mịn. Lọc lấy nước mè cho vào lọ thủy tinh, thêm mật ong, khuấy đều là có thể thưởng thức.

Mỗi sáng và tối, bạn uống 2 ly nước mè đen rang này, tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút.

[inline_article id=195014]

14. Nước lọc ấm

Mỗi ngày mẹ cho con bú nên uống khoảng 2,5 lít nước. Tuy có nhiều loại nước khác nhau để mẹ có thể thay đổi khẩu vị, nhưng một ly nước lọc ấm trước khi cho con bú cũng sẽ giúp cho tuyến sữa hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa sau sinh, mẹ còn có thể bổ sung những loại trái cây lợi sữa hoặc món ăn lợi sữa khác như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau khoai lang, quả sung, hạt bí, cốm lợi sữa….

Thực phẩm lợi sữa sau sinh tương đối phong phú, tuy nhiên vẫn còn một số loại ảnh hưởng không tốt cho việc tạo sữa mà mẹ nên hạn chế để có nguồn sữa dồi dào cho bé. Mẹ nên lưu ý tránh xa các loại gia vị như tỏi, ớt, lá lốt… các thực phẩm mang tính hàn và chứa cafein, cồn  vì chúng khiến mẹ bị mất sữa đồng thời chất lượng sữa cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài việc quan tâm đến nhóm thực phẩm lợi sữa, mẹ sau sinh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý, ngủ đủ giấc và chăm cho con bú hằng ngày sẽ tác động tích cực và duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các món cháo ngon từ chân giò heo cho mẹ nhiều sữa, bé khỏe mạnh

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tuổi Bính Thân 2016 sinh con mệnh gì, tử vi ra sao?

Tuổi Bính Thân 2016 mệnh gì và có tử vi thể nào? Bé yêu sinh năm 2016 có hợp tuổi với ba mẹ không? Đây là điều nhiều ba mẹ quan tâm nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé biết đâu gia đình bạn sẽ hiểu hơn về bé Khỉ vàng Bính Thân này.

1. Sinh con tuổi Bính Thân 2016 mệnh gì? Năm 2016 là năm con gì?

Bính Thân 2016 mệnh gì? Theo âm lịch, năm 2016 là năm con Khỉ (năm Bính Thân) bắt đầu từ ngày ngày 8-2-2016 đến hết ngày 27/1/2017. Sinh con năm 2016, bé cưng sẽ cầm tinh con Khỉ, và thuộc mạng Hỏa (Sơn hạ hỏa, Lửa dưới chân núi).

Thiên can: Bính

  • Tương hợp: Tân
  • Tương hình: Canh, Nhâm

Địa chi: Thân

  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Xếp thứ 9 trong bảng thứ tự 12 con giáp, khỉ là động vật cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn. Vì vậy, không có gì khó hiểu nếu đứa trẻ sinh tuổi Bính Thân 2016,  sở hữu những đặc tính tuyệt vời này.

Trong thời Xuân Thu (770 TCM – 476 TCN), người ta không gọi khỉ, mà có tên chính thức trang nghiêm dành cho loài vật có chức vị hầu tước này: Hou.

Từ đó về sau, khỉ chính là tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn. Hình ảnh của khỉ thường được điêu khắc hoặc dán trên các bức tường và cửa ra vào với mục đích kêu gọi phước lành, niềm vui. Vì vậy, xin chúc mừng mẹ sinh con tuổi Bính Thân 2016. Bởi con yêu sẽ mang nhiều may mắn đến cho gia đình của bạn.

2. Con tuổi Bính Thân 2016 hợp với hướng nào và với màu gì?

bính thân 2016

Bé khỉ hợp với hướng nào, có tính cách thế nào cũng là điều ba mẹ quan tâm khi sinh con tuổi Bính Thân 2016.

Bé sinh năm 2016 mang mệnh Hỏa – Sơn Hạ Hỏa (như đã đề cập ở trên) hợp với màu bản mệnh là màu đỏ; cam; hồng; tím thuộc hành hỏa. Bên cạnh đó, việc hợp với hướng nào được chia rõ, cụ thể như sau: 

  • Các con trai sinh vào năm 2016 hợp với các hướng như hướng Đông Bắc (tức sinh khí); hướng Tây (tức Thiên y); hướng Tây Bắc (tức Phúc Đức) và hướng Tây Nam (tức phục vị). Bé lớn lên sẽ thông minh, học hành đỗ đạt, gia đình hạnh phúc.
  • Các con gái mệnh sinh năm 2016 hợp với các hướng như hướng Bắc (tức sinh khí); hướng Nam (tức Thiên y); hướng Đông (tức Đức Phúc); và hướng Đông Nam (tức phục vị). Bé lớn lên sẽ làm ăn thành đạt, song toàn, có tiếng tăm, sống lương thiện và bao dung với mọi người xung quanh.

>> Bạn có thể xem thêm Cách tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên cực chuẩn.

3. Tính cách người tuổi Bính Thân 2016

a. Ưu điểm tính cách của con sinh năm Bính Thân 2016

Mẹ sinh con tuổi Bính Thân 2016 thì bé có tính cách thế nào? Người tuổi Thân rất thông minh và nhanh nhạy, có mưu lược nhưng không đa nghi. Không những vậy, họ còn rất giỏi ứng biến trong mọi trường hợp. Sự linh hoạt này mang lại khá nhiều lợi thế cho họ trong sự nghiệp cũng như xây dựng được mạng lưới quan hệ xã giao rộng lớn.

Những người sinh năm 2016 có trí tưởng tượng cao và giàu sức sáng tạo. Họ độc lập, có ý chí cao và luôn muốn dựa vào chính khả năng của bản thân mình để giải quyết những chuyện khó khăn trong cuộc sống. Người khác nhìn vào người tuổi Thân thường thấy họ lúc nào cũng vui vẻ, sống động và linh hoạt.

Sự nhanh nhẹn, cực kỳ thông minh và lém lỉnh là những điểm mạnh thường thấy của các bé Khỉ. Đôi khi, ba mẹ sinh con tuổi Bính Thân 2016 còn rất bất ngờ với việc bé luôn cố gắng vượt qua rào cản lúc gặp khó khăn.

Sinh con tuổi Bính Thân 2016 thì bé có ưu điểm gì? Bé tuổi Khỉ thích thể thao, năng động và lúc nào cũng muốn chạy nhảy. Về mặt quan hệ, xã hội, ba mẹ cứ yên tâm vì bé rất tự tin, hòa đồng. Chính từ những đặc tính này, Khỉ con luôn có khát khao mạnh mẽ để tìm tòi và khám phá những mới mẻ trong cuộc sống.

[inline_article id=281042]

b. Nhược điểm trong tính cách của con

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, Khỉ con vẫn tồn tại một số khuyết điểm. Nhược điểm duy nhất của người tuổi này chính là họ thường hay để cảm xúc của mình ảnh hưởng tới công việc. Chính vì vậy, họ rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm.

Ngoài ra, bé tuổi Bính Thân 2016 không được kiên nhẫn cho lắm. Muốn gì cũng muốn ngay và luôn, nhưng khi đạt được rồi lại cả thèm chóng chán. Khi giao tiếp, bé không thích bị kiểm soát nhưng lại rất muốn thể hiện mình nên sẽ dễ có những lúc bé khá “cứng đầu”, khó bảo.

Thiếu sót của Khỉ con còn có tính ganh tỵ, nghi ngờ, khá ích kỷ và kiêu ngạo. Vì thế, ba mẹ cần dạy bé biết cách chia sẻ với mọi người để dễ thành công trong cuộc sống. Dù có tính cách hoạt bát nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của bé tuổi Bính Thân 2016 như thế nào thì không ai biết được. Điều này làm cho người tuổi Thân thấy cô đơn vì cho rằng không ai hiểu suy nghĩ của mình.

4. Sinh con tuổi Bính Thân 2016: Sức khỏe bé thế nào?

Lối sống năng động, sở thích đậm mùi thể thao, hẳn nhiên khỉ con sẽ là những đứa trẻ có sức khỏe tốt. Nếu nói về bệnh tật, thông thường sẽ liên quan đến hệ thống thần kinh hoặc tuần hoàn.

Nếu nuôi dạy một bé Khỉ trong nhà, mẹ nhớ là khi nào cũng phải nhắc nhở bé ăn uống; ngủ nghỉ đầy đủ để tiết kiệm năng lượng cho lịch trình bận rộn của bé. Thêm một điều cần lưu ý, vì bé Khỉ hay tham gia các hoạt động ngoài trời, nên khi đi du lịch phải cẩn thận để luôn an toàn nhé.

5. Sinh con tuổi Bính Thân 2016: Tình duyên và sự nghiệp của bé

Đề cập đến sự nghiệp, người tuổi Khỉ làm việc rất chăm chỉ, siêng năng. Họ có thể thích ứng với nhiều môi trường khác nhau nhờ bản tính hòa đồng, tự tin. Vì vậy, ba mẹ sinh con tuổi Bính Thân 2016 có thể định hướng bé Khỉ theo các nghề như kế toán; ngân hàng; khoa học; kỹ thuật; giao dịch chứng khoán; kiểm soát viên không lưu; đạo diễn phim; thiết kế phụ kiện trang sức; hoặc nghề liên quan đến kinh doanh; quảng cáo.

Về chuyện tình cảm, tuổi Khỉ có xu hướng đào hoa và rất dễ bị nhàm chán trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, khi gặp được đối tượng lý tưởng, họ sẽ là một đối tác hoàn hảo; sẵn sàng cam kết mọi điều có thể. Tuổi Khỉ hợp với tuổi Trâu hoặc Mèo, nhưng khắc với tuổi Cọp và Heo.

Cuộc đời nam mệnh tuổi Bính Thân 2016 có nhiều hy vọng hoàn toàn về nghề nghiệp. Tiền vận có nhiều xui xẻo; thời kỳ trung vận gặp nhiều may mắn về vấn đề nghề nghiệp; thời kỳ hậu vận mới được hưởng an nhàn sung sướng.

Cuộc đời nữ mệnh tuổi Bính Thân 2016 có nhiều điều tốt đẹp; có số được hưởng nhiều phúc lộc và con đường công danh sự nghiệp phát triển nhanh chóng. Vào thời tiền vận sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp về vấn đề danh vọng; thời kỳ trung vận thì vấn đề tiền tài khá tốt; và thời kỳ hậu vận được hưởng giàu sang.

6. Những điều may mắn cho bé tuổi Bính Thân 2016

Bố mẹ sinh con tuổi Bính Thân 2016 cần nhớ những điều sau đây:

  • Con số may mắn: 4 và 9.
  • Ngày may mắn: Ngày 14 và 28 của bất kỳ tháng nào.
  • Màu may mắn: Trắng, xanh, vàng.
  • Hoa may mắn: Hoa cúc, hoa bằng lăng.
  • Hướng may mắn: Bắc, Tây và Đông Bắc.
  • Tháng may mắn: Tháng 8 và tháng 12 âm lịch.

[inline_article id =264393]

7. Sinh con tuổi Bính Thân 2016: Bé nên tránh những gì?

  • Tránh số 2 và 7.
  • Tránh hướng Nam và Đông Nam.
  • Tránh tháng 7 âm và tháng 11 âm.

8. Sinh con tuổi Bính Thân 2016 tháng nào tốt nhất?

Khi sinh con năm Bính Thân 2016, bố mẹ nên biết con mang mệnh Sơn Hạ Hỏa. Vì vậy tháng sinh tốt nhất là mùa Hạ và mùa Xuân. Năm 2016, bạn có thể chọn sinh con vào tháng 4, 5 hoặc tháng 1, 2 (các tháng tính theo âm lịch).

Năm Bính Thân, tránh sinh con vào các tháng tứ quý: 3, 6, 9, 12 (tháng âm lịch).

sinh con năm 2016, sinh con năm 2016 tháng nào tốt, sinh con năm Bính Thân
Bảng chọn mùa sinh con năm Bính Thân 2016 dành cho ba mẹ tham khảo

9. Gia đạo công danh của bé sinh năm Bính Thân 2016

Về phần gia đạo, thời kỳ tiền vận của nam nhân tuổi Bính Thân 2016 có phần nhiều bê bối. Đến trung vận, gia đạo xảy ra nhiều xích mích, phải cho đến thời kỳ hậu vận mới được sống an nhàn.

Bên cạnh đó, phần sự nghiệp của nam giới tuổi Bính Thân 2016 có nhiều tốt đẹp. Sự nghiệp sớm được hoàn thành nhanh chóng nhưng phải đến thời kỳ trung vận trở đi thì phần tiền bạc mới được dễ dàng hơn.

10. Những tuổi hợp với Bính Thân 2016

bính thân 2016 mệnh gì

Bất kỳ mệnh tuổi nào đều có những tuổi tương hợp trong công chuyện làm ăn. Đối với tuổi Bính Thân cũng vậy. Nếu kết hợp với đúng tuổi hợp với mình sẽ có được một sự nghiệp vững chắc và ổn định. Không những vậy tuổi phù hợp sẽ giúp tương trợ cho vận mệnh người sinh năm 2016.

Những tuổi phù hợp với người sinh năm Bính Thân 2016 trong việc làm ăn đó là: tuổi Đinh Dậu; Canh Tý và Quý Mão.

11. Ba mẹ tuổi nào nên sinh con năm Bính Thân 2016?

Nếu ba mẹ sinh con hợp tuổi, hợp mệnh sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó, em bé sinh ra cũng giúp hóa giải những xung đột, khắc khẩu trong gia đình. Dựa theo ngũ hành và tử vi, vợ chồng có các tuổi và mệnh sau nên sinh con Bính Thân 2016.

  • Ba mẹ thuộc tam hợp: Thân – Tý – Thìn. Cụ thể là ba mẹ có tuổi Giáp Tý; Nhâm Thân; Mậu Thìn; Bính Tý.
  • Ba mẹ mệnh Thổ và Mộc nên sinh con Bính Thân 2016. Bởi vì bé Khỉ có mệnh Hỏa theo ngũ hành Mộc sinh Hỏa là tốt. Hỏa sinh Thổ là bình.

12. Con đầu sinh năm 2016 thì con thứ hai nên sinh năm nào cho hợp?

Sinh con Bính Thân 2016 rồi sau đó nên sinh con thứ hai khi nào? Nhiều ba mẹ có kế hoạch sinh bé đầu rồi sẽ sinh tiếp bé thứ hai trong vòng 2-3 năm sau đó. Hoặc nếu ba mẹ muốn có sự nghỉ ngơi; việc sinh con thứ hai giãn cách ra khoảng 5-6 năm cũng là gợi ý hợp lý. Ưu điểm của việc sinh con xa nhau là cả 2 bé đều nhận được sự chăm sóc kỹ càng từ ba mẹ như nhau. Đồng thời, ba mẹ cũng không quá mệt mỏi khi phải chăm 2 bé quá nhỏ cùng trong khoảng thời gian gần nhau.

Chưa kể, cả gia đình sẽ có thêm thời gian du lịch, đi chơi cùng nhau; thay vì “sấp mặt” vào tã, bỉm, sữa. Gợi ý sinh con thứ hai phù hợp là các năm Nhâm Dần 2022, và nhất là 2023 Quý Mão – em bé và anh/chị sẽ rất hợp mệnh với nhau.

Sinh con năm Bính Thân 2016 dù vào mùa nào, đó cũng là niềm hạnh phúc quá đỗi của ba mẹ. Vì mỗi đứa trẻ đều là phước lành. Cuộc đời và số phận của bé được bồi đắp chủ yếu từ sự giáo dục, yêu thương của ba mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách cai sữa cho bé khoa học, an toàn và hiệu quả

Mẹ có thể áp dụng cách cai sữa cho bé ở giai đoạn bé đã sẵn sàng ăn dặm. Việc cai sữa sẽ giúp bé thích nghi dần với việc không có mẹ thường xuyên ở bên cạnh; bé có thể tập trung hơn vào việc ăn đa dạng các thức ăn khác ngoài sữa mẹ và tránh nguy cơ sâu răng.

1. Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?

1.1 Bé cần bú mẹ tối thiểu bao nhiêu tháng?

Theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF), mẹ cần nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn dặm hoặc bú thêm sữa công thức để con nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu.

1.2 Thời điểm vàng nên cai sữa cho bé

Từ thời điểm 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể học cách cai sữa cho bé từ từ; điều này sẽ không gây hại gì; vì bé đã có thể đảm bảo dinh dưỡng từ những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Ngoài ra, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm; để biết thời điểm vàng con có thể ngừng tu sữa mẹ:

  • Có thể tự ngồi mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Đồng thời, bé giữ vững được đầu của mình, không lắc lư.
  • Phối hợp mắt, tay và miệng tốt để bé có thể nhìn thấy đồ ăn, cầm chúng lên và bỏ vào miệng một cách dễ dàng.
  • Bé bắt đầu nuốt thay vì nhổ hoặc nhè đồ ăn ra ngoài.

>> Mẹ xem thêm: 6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

2. Cách cai sữa cho bé đơn giản và khoa học

Khi bé đã bước vào 6 tháng tuổi, mẹ có thể tiến hành cai sữa cho con. Với hướng dẫn sau đây, mẹ sẽ có cách cai sữa cho bé hiệu quả; và đem lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé.

2.1 Bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú

Mẹ chỉ cho bé bú sữa khi bé muốn là bước đầu tiên trong cách cai sữa cho bé. Nếu mẹ đang duy trì việc cho con bú mỗi ngày theo thời gian biểu; hãy thay đổi thời gian biểu cho bé bú. Mẹ sẽ không cho bé bú sữa nếu như bé không muốn. Đây là một trong những cách cai sữa cho bé tự nhiên nhất.

Hơn nữa, để cai sữa cho bé đúng cách, mẹ không nên đột ngột dừng hẳn mà cần lên kế hoạch cho bé bú bỏ cữ hoặc rút ngắn thời gian cho bú.

Hãy giảm từ từ tần suất bú sữa bằng việc:

  • Chỉ cho con bú ở vài nơi nhất định trong nhà như phòng ngủ.
  • Hạn chế số lần cho con bú. Không cho bé bú ở nơi công cộng.
  • Mỗi lần không cho bé bú, mẹ nên dành sự chú ý cho bé suốt 15 phút liên tục.
  • Canh thời gian cho bé bú bằng cách đếm đến 10; hoặc cho bé bú trong thời gian mẹ hát một bài hát.
  • Giảm số lần cho bú lại; những lần cho bé bú trước khi đi ngủ, trước khi thức dậy; trước khi ngủ trưa sẽ được cắt giảm dần dần.
  • Một cách cai sữa cho bé mà mẹ có thể áp dụng đối với những bé từ 1-3 tuổi; đó là không cho bé bú vào giấc ngủ trưa; như vậy có thể khiến bé không có nhu cầu đòi bú trước giấc ngủ nữa.
  • Nếu bình thường, khoảng cách mỗi lần bú của bé là khoảng 3 tiếng thì ở tháng thứ 9 của bé, mẹ nên kéo dài thời gian giữa mỗi lần bú cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng; và kết hợp rút ngắn thời gian cho bé bú.

2.2 Tăng cường bữa ăn dặm cho bé

Theo đó, mẹ có thể thực hiện 2 cách như sau:

Chế biến và tăng thêm bữa ngon cho con: Bên cạnh việc áp dụng các mẹo cai sữa cho bé ở trên; mẹ có thể tìm hiểu để chế biến thêm nhiều món ngon và bổ dưỡng từ bắp, vịt, óc heo, khoai tây,… cho con. Đồng thời tăng thêm bữa phụ để con không còn cảm giác đói, từ đó có thể giảm tần suất việc đòi bú mẹ nhé.

(*) Giảm dần vai trò của sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng của bé là một cách cai sữa cho bé rất hiệu quả đấy nhé!

Để bé tận hưởng thức ăn ngon trước khi bú: Cho bé ăn những bữa ăn thật ngon lành trước khi bé đòi bú. Đồng thời, mẹ cũng cần đảm bảo đã chuẩn bị thức ăn và đồ uống sẵn; như vậy bé sẽ không bị vừa chờ thức ăn vừa không được bú mẹ.

Gợi ý mẹ cách cai sữa cho bé bằng món cháo ăn dặm: Cháo bắp, cháo vịt, cháo ếch, và cháo cá diêu hồng.

2.3 Tập quen với việc không ti mẹ

Áp dụng “chiến thuật” một cách đơn lẻ không phải là cách cai sữa cho bé hiệu quả. Mẹ cần phải linh hoạt và phối hợp rất nhiều ý tưởng như:

  • Cho bé giúp mẹ làm việc nhà, điều này sẽ giúp bé cảm thấy mình có ích hơn.
  • Cho bé chơi những trò vận động, sáng tạo, giao lưu với mọi người: đọc sách, tham gia các ngày hội vui chơi, các hoạt động thể chất, các hoạt động nghệ thuật, chơi đồ hàng…
  • Tránh cho bé ở nhà nhiều vì sẽ làm bé cảm thấy sợ hãi khi ra thế giới bên ngoài. Điều này sẽ khiến bé cần được an ủi bằng cách bú mẹ. Vì thế, bạn có thể ra ngoài để thay đổi không khí nếu bé sẵn sàng.
  • Tìm những cách khác để âu yếm con: ôm bé, xoa bóp cho bé, nắm tay, xoa lưng, vẽ lên lưng bé, chơi các trò chơi vui nhộn như: chơi máy bay, cù lét, nhào lộn, đặt bé ngồi vào lòng mẹ; lưng dựa vào ngực trong khi mẹ đang đọc sách là những mẹo cai sữa cho bé.
  • Đứng mỗi khi ở gần bé nhiều nhất có thể: Khi mẹ đứng đủ lâu, đây là cách bé sẽ tránh đòi bú. Và đây cũng là cách sai sữa cho bé được khá nhiều mẹ áp dụng.

2.4 Sử dụng ti giả để cai sữa cho bé đúng cách

Đôi khi, bé đòi bú mẹ vì thích ngậm ti mẹ; chứ không phải do đói bụng hoặc cần sữa. Do đó, mẹ có thể sử dụng ti giả để đánh lừa cảm giác thèm ti của bé cưng.

Một Nghiên cứu đăng tải trên PubMed năm 1997 kết luận rằng: Núm vú giả có thể là một cách cai sữa hiệu quả cho bé; nhưng thường có tác dụng tốt với các mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú; và ít ảnh hưởng đến những bé có mẹ giỏi cho bú.

2.5 Cách cai sữa cho bé: Tránh để cho bé quá mệt mỏi

Bé thường đòi ti mẹ khi buồn ngủ và mệt mỏi, vì vậy, xen giữa những giờ hoạt động. Mẹ nhớ cho bé ngủ một giấc ngắn hay đi ngủ trước khi con quá mệt mỏi nhé.

cách cai sữa cho bé
Cách cai sữa cho bé nhanh nhất là cho con chơi các đồ chơi mới giúp bé quên việc bú mẹ

2.6 Trì hoãn việc cho bé bú lại

Mẹ chỉ đơn giản thực hiện cách cai sữa cho bé bằng câu nói: “Ừ, để sau nha con”. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý là chỉ từ chối khi bé không bị đói bụng. Trường hợp bé bị đói, mẹ hãy chuẩn bị thức ăn dặm cho cục cưng ngay nhé.

2.7 Cách cai sữa cho bé bằng sự giúp đỡ từ bố

Bố có thể để ý đến bé nhiều hơn vào ban ngày, hoặc chăm bé hoàn toàn vào ban đêm; bố cũng có thể là người cho bé đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé chóng quên thói quen bú mẹ trước khi đi ngủ. Đây là một cách cai sữa cho bé rất dễ áp dụng và gây ít áp lực cho mẹ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể lên kế hoạch, thảo luận về kế hoạch cai sữa với ông xã:

  • Nên chọn trước một ngày cụ thể để bắt đầu cai sữa, ngày đó phải phụ thuộc vào tuổi của bé.
  • Mẹ có thể với chồng ngừng việc cho con bú vào đầu tuần sau hay đặt câu hỏi “Khi nào thì em nên ngừng cho con bú?”.
  • Lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc hoặc đi chơi ở một nơi đặc biệt để mừng quá trình cai sữa khó khăn đã thành công.
  • Tìm thứ gì đó để kỷ niệm cho sự kiện này cho mẹ và cả bé nữa.

2.8 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Vào buổi sáng, mẹ nên ngủ dậy sớm hơn bé, cất chiếc ghế mẹ vẫn thường ngồi cho bé bú đi, nghỉ phép để đi chơi hoặc mời bạn bè tới chơi. Lịch trình bận rộn sẽ khiến bé quên mất việc bú mẹ.

Tạm xa con một thời gian cũng là cách cai sữa cho bé. Nếu mẹ đã quyết tâm cai sữa cho bé thì tuyệt đối không được lung lay tinh thần khi phải xa con nhé. Mẹ có thể gửi con về ông bà nội/ngoại vài tuần; để con quen dần với việc thiếu hơi mẹ và quên việc đòi ti.

Hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách
Tạm xa con một thời gian cũng là cách cai sữa cho bé

2.9 Nói với bé rằng bầu ngực của mẹ không còn tiết sữa nữa

Mẹ có thể dùng ngôn ngữ của trẻ con để nói về sự thay đổi của bầu sữa mẹ “ngực đang nghỉ hưu mất rồi, sữa sẽ không còn được sản xuất nữa”. Rồi sau đó, mẹ giải thích để bé có thể lấy dưỡng chất từ món ăn dặm ngon, nhiều dưỡng chất nhé.

2.10 Hóa trang bầu ngực

Mẹ có thể hóa trang bầu ngực trở nên khác thường, xấu xí để bé nhìn vào không muốn đòi ti nữa. Nhiều mẹ đã áp dụng cách cai sữa đêm cho trẻ này rất thành công. Mẹ có thể sử dụng những cách sau đây để hóa trang cho bầu ngực của mình:

  • Tóc: Mẹ lấy 1-2 sợi tóc, buộc vào đầu vú.
  • Tô son vào bầu vú mẹ là một cách bỏ bú cho bé.
  • Dùng mặt nạ đắp vào bầu ngực.
  • Dùng băng dính đen bịt kín núm vú.

Mẹ nên nhớ, đối với cách cai sữa cho bé này; sau khi hóa trang, mẹ có thể giải thích một cách ngộ nghĩnh cho bé hiểu và không ti nữa; tránh việc dọa làm bé sợ, ảnh hưởng đến tâm lý của con nhé.

2.11 Bôi chất đắng/cay ở bầu ngực của mẹ

Nhiều mẹ chia sẻ chỉ cần một thao tác nhỏ là thoa dầu gió vào đầu ti và quanh bầu vú cũng có thể khiến con bỏ bú dễ dàng. Vì khi lại gần đầu vú, con ngửi thấy hơi cay là ngoảnh ngay mặt đi. Cũng có nhiều mẹ thoa nước mướp đắng, rau đắng vào đầu vú cho con bú rất hiệu quả.

2.12 Cách cai sữa cho bé bằng tỏi

Mẹ ăn nhiều tỏi không những hơi thở, cơ thể bị ám mùi mà sữa mẹ cũng tiết ra mùi tỏi gây khó chịu cho bé. Vì thế, mẹ có thể ăn tỏi ngâm hoặc tỏi sống trong một vài ngày để cai sữa cho bé nhé.

Cách cai sữa cho bé bằng tỏi
Cách cai sữa cho bé bằng tỏi

2.13 Cách cai sữa cho bé bằng thức uống thảo dược

Việc ngừng cho con bú khiến nhiều mẹ bị cương sữa trong vài ngày đầu, thậm chí có mẹ kéo dài cả tuần. Mẹ bị cương sữa có thể kèm sốt cao, vì vậy khi cai sữa, mẹ nên vắt sữa để tích trữ trong tủ lạnh. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm các cách sau:

Dùng thảo dược giảm sữa như hoa lài, lá bạc hà cay, lá ngải đắng, ngò tây. Hoặc đun nước lá dâu tằm hoặc lá lốt để uống cũng giúp giảm khả năng tiết sữa, bé ti nhưng sữa ít và cạn dần tự khắc bé cũng không đòi ti nữa.

Khi bị căng tức bầu vú, dùng khăn bông thấm nước nóng chườm bầu vú. Hoặc dùng một chiếc cốc hoặc lọ có miệng rộng làm nóng và nhiều hơi để úp vào bầu ngực. Hơi nóng sẽ làm sữa mẹ chảy ra và giảm đau nhanh chóng.

3. Những lưu ý quan trọng trong cách cai sữa cho bé

  • Mẹ cũng không nên cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng, thời tiết thay đổi hay chuyển mùa.
  • Mẹ không nên cai sữa khi bé bị ốm vì bé sẽ khó thích nghi với thay đổi mới, biếng ăn và dẫn đến còi xương.
  • Không nên thực hiện cách sai sữa cho bé khi con đang có vấn đề về sức khỏe, bị nhiễm khuẩn, hay bị suy dinh dưỡng.
  • Khi mẹ cai sữa cũng cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé thay thế nguồn sữa mẹ.
  • Nếu người mẹ còn sữa tốt thì nên vắt sữa dự trữ trong tủ lạnh là biện pháp hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ và đảm bảo hạn chế việc bé đòi bú trực tiếp.
  • Cuối cùng, các mẹ hãy thật kiên trì khi cai sữa cho con nhé.

[inline_article id=162165]

4. Khi nào không nên áp dụng cách cai sữa cho trẻ sơ sinh?

Trước khi bắt đầu quá trình cai sữa đúng cách cho bé, mẹ hãy xem xét những điều sau để xem đây có phải là thời điểm thích hợp để cai sữa không nhé.

  • Dị ứng: Nếu cha mẹ bị dị ứng thì nguy cơ bé bị dị ứng cũng rất cao. Cho con bú mẹ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh như eczema, dị ứng sữa bò và thở khò khè. Vì vậy, hãy xem xét các chứng dị ứng trước khi áp dụng những cách cai sữa cho bé.
  • Vấn đề sức khỏe: Nếu bé đang bị bệnh, mẹ nên trì hoãn quá trình cai sữa. Thậm chí việc trẻ mọc răng mẹ cũng nên cân nhắc đợi cho đến khi bé thấy tốt hơn.
  • Sự thay đổi đột ngột, cần thời gian: Trẻ sơ sinh rất khó thích nghi với nhiều sự thay đổi. Nếu gia đình mẹ đang có nhiều sự thay đổi lớn, thời tiết thay đổi; mẹ nên đợi một thời gian rồi tìm cách cai sữa cho bé.

Cách cai sữa cho bé hoàn toàn không khó và có nhiều mẹo cai sữa khác nhau, quan trọng là mẹ cần kiên trì áp dụng sẽ giúp mẹ có thành quả bất ngờ cũng như giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không
Theo mẹ, trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng phổ biến ở hơn 90% bé trai sơ sinh. Theo đó, bao quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu mà phải có sự tác động bên ngoài như dùng tay. Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Bao quy đầu là bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Bên trong 2 lớp da này, các mô liên kết gồm nhiều sợi chun giãn, đàn hồi giúp bao quy đầu lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, mẹ đừng bỏ qua những thông tin sau nhé.

1. Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở bé trai

Dựa vào nguyên nhân, hẹp bao quy đầu ở trẻ được chia thành 2 loại: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Muốn biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, mẹ cần biết thế nào là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý thường xuất hiện ở hơn 90% bé trai có bao quy đầu không kéo tụt xuống được do các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu. Khi trẻ lớn lên, bao sẽ tách dần khỏi quy đầu, thông thường quá trình này sẽ hoàn chỉnh khi trẻ lên 5 tuổi.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường ít gặp hơn. Bao quy đầu bị dính là do tình trạng viêm nhiễm, gây sẹo xơ hóa.

Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý có nguy hiểm không? Trong trường hợp này thì chắc chắn bé sẽ được chỉ định cắt bao quy đầu.

[inline_article id=67048]

2. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em dựa vào các triệu chứng sau:

  • Bao quy đầu không tuột khỏi quy đầu, không để lộ quy đầu khi dương vật cương cứng hoặc khi tiểu tiện.
  • Bao quy đầu của trẻ không thể kéo lên đến cổ dương vật hoặc bị phồng lên khi trẻ đi tiểu.
  • Khi đi tiểu, trẻ hay rặn. Tia nước tiểu yếu. Bé đau, khóc khi tiểu.
  • Chất cặn bã tích lại nhiều có thể dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ em, quy đầu bị sưng tấy, ngứa, chảy mủ gây đau đớn cho bé, thậm chí có thể có kèm theo sốt
  • Trẻ bị nhiễm trùng tiểu tái phát.

3. Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng gì thì không nguy hiểm và không cần điều trị. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu như sốt, đau khóc khi tiểu, viêm, sưng tấy quy đầu… thì mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được can thiệp kịp thời.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Nếu để lâu, hẹp bao quy đầu không chỉ làm bé đau khi dương vật cương cứng mà còn gây ra nhiều hậu quả như:

– Nước tiểu đọng lại ở quy đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thường xuyên gây viêm nhiễm quy đầu.

– Hơn nữa, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang hoặc ảnh hưởng đến thận.

– Trường hợp khác không kém nguy hiểm là da quy đầu có thể kéo tuột ra sau nhưng không kéo phủ trở lại được sẽ gây nghẹt bao quy đầu, cản trở máu lưu thông, dẫn đến hoại tử dương vật.

Như vậy, mẹ đã biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào rồi phải không?

4. Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Bên cạnh thắc mắc trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, điều mẹ cần biết là trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Hiện nay có 4 phương pháp trị hẹp bao quy đầu ở trẻ thường được áp dụng gồm:

  • Kéo da quy đầu.
  • Dùng thuốc bôi.
  • Nong bao quy đầu.
  • Cắt bao quy đầu.

Hai biện pháp đầu tương đối nhẹ nhàng, ít làm trẻ đau đớn. Trái lại, 2 phương pháp điều trị sau có thể gây đau đớn và đi kèm biến chứng.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường được chỉ định kéo da quy đầu hoặc dùng thuốc thoa tại chỗ. Nếu điều trị không thành công, các triệu chứng hẹp bao quy đầu không hết thậm chí nặng hơn, bác sĩ sẽ chuyển sang phương pháp nong hoặc cắt bao quy đầu.

5. Khi nào cắt bao quy đầu cho trẻ?

Bác sĩ thường chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ trong các trường hợp sau:

– Tình trạng viêm nhiễm quy đầu nặng hơn, điều trị bằng thuốc bôi không cải thiện.

– Nghẹt bao quy đầu.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại do hẹp bao quy đầu.

Thời điểm chọn cắt bao quy đầu cho trẻ là khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Mẹ đừng quá lo lắng khi nghe đến phẫu thuật. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc cắt bao quy đầu trở nên đơn giản hơn, thời gian thực hiện khoảng 15-20 phút, không gây chảy máu, ít đau, chỉ cần gây tê tại chỗ. Sau tiểu phẫu không cần cắt chỉ, không cần nhập viện. Khoảng một tuần là vết thương lành.

5. Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu

Trẻ cắt bao quy đầu cần được theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường sau thì cần cho trẻ trở lại bệnh viện để kiểm tra vết thương và tình trạng sức khỏe.

  • Không đi tiểu được sau 8 giờ.
  • Trẻ sốt, mệt mỏi, quấy khóc, rên đau.
  • Vết thương chảy máu kéo dài, khó cầm.
  • Vùng bao quy đầu tiết dịch có mùi hôi hoặc phù nề, sưng tấy, lở loét.

Theo dõi tình trạng trẻ sau cắt bao quy đầu hay tìm câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không đều cần thiết khi chăm sóc trẻ.

Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu

6. Lời khuyên dành cho mẹ khi chăm sóc bé trai

Sau khi đã biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, việc của mẹ là phải biết cách chăm sóc bé trai, đặc biệt là khâu vệ sinh vùng kín cho bé.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ chú ý thay tã thường xuyên, tránh để con bị hăm tã vì thường xuyên hăm tã có thể dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ.

– Khi tắm cho trẻ, mẹ nhớ lộn và rửa bao quy đầu cho con để vệ sinh sạch sẽ, ngăn các cặn thừa tích tụ. Tuy nhiên, mẹ nên làm nhẹ nhàng, tránh tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Sau khi vệ sinh xong “cậu nhỏ” cho bé, mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường (phủ lên đầu dương vật) để tránh trường hợp nghẹt bao quy đầu. Nếu trẻ bị nghẹt bao quy đầu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện cáng sớm càng tốt.

– Nếu thấy bé hay gãi bộ phận sinh dục, kêu đau khi đi tiểu, dương vật sưng đỏ… mẹ nên đưa bé đi thăm khám để điều trị kịp thời.

– Xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ càng sớm càng tốt, muộn nhất là trước tuổi dậy thì.

– Khi trẻ đã biết tự vệ sinh cá nhân, hãy hướng dẫn trẻ cách chăm sóc “cậu nhỏ” đúng cách. Giúp trẻ hiểu rằng giống như các bộ phận khác, “cậu nhỏ” phải được tắm rửa bằng xà bông mỗi ngày.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Nếu mẹ làm được những điều trên thì hẹp bao quy đầu ở bé chỉ là “chuyện nhỏ”.

Lời khuyên dành cho mẹ khi chăm sóc bé trai

Bên cạnh những dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ hay, mẹ lưu ý nếu thấy con trai trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống (giữ nguyên trạng thái bọc kín dương vật) thì cần phải cho con đi khám để can thiệp sớm theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và cách xử trí khi con gặp phải tình trạng này.

HL

Nguồn

1. Tight foreskin (phimosis and paraphimosis)
https://www.nhs.uk/conditions/phimosis/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

2. Phimosis in Children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329654/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

3. The penis and foreskin
https://www.rch.org.au/clinicalguide/guideline_index/The_penis_and_foreskin/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

4. I’m not planning to have my newborn circumcised. How should I care for his uncircumcised penis?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/uncircumcised-penis/faq-20058327
Ngày truy cập: 27/7/2021.

5. A to Z: Phimosis
https://kidshealth.org/ChildrensMercy/en/parents/az-phimosis.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

Đẻ mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ? Theo các bác sĩ phụ sản, khi mổ đẻ lần hai mẹ không cần chờ chuyển dạ. Ngoài ra các thai phụ sinh mổ lần 2 cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khác để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé!

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị bục ra trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì mẹ phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.

Các bác sĩ thường khuyên thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì khả năng bục vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại.

sinh con lần 2 6
2 năm là khoảng cách an toàn nhất để mẹ sinh con lần 2

Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị bục ra sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.

Đồng thời, khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng chửa vết mổ, nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ không?

Quan niệm đẻ mổ lần 1, ắt sẽ đẻ mổ lần 2 hoàn toàn không đúng. Việc mẹ có sinh thường được hay không được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối…

Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ 6 tháng có thai lại gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Về câu hỏi này, bác sĩ U Lan , Phó chủ nhiệm khoa Sản bệnh viện Bà mẹ trẻ em thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường.

Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này. Bác sĩ U Lan cho biết:

“Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”.

sinh con lần 2 7
Mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ nhưng rất khó và cần chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường.

Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều”.

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ không?

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ? Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường.

Tuy nhiên, sanh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hoặc chỉ định mổ luôn, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ cơ sở y tế bạn theo khám trực tiếp.

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Việc chờ tới khi chuyển dạ mới mổ hay chủ động mổ trước còn tùy vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm độ dày mỏng của thành tử cung, đánh giá tình hình của vết mổ cũ.

Nếu phát hiện thấy bất cứ bất thường hay nguy cơ nào có thể gây bục vết mổ hay vỡ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định sanh mổ lần 2 để tránh các biến chứng nguy hiểm trước khi chuyển dạ, thông thường sẽ mổ vào tuần thứ 39.

sinh mổ lần 2, đẻ mổ lần 2
Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ không?

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Các trường hợp chỉ định đẻ mổ lần 2 sẽ là các mẹ có khung chậu hẹp, đường mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn dưới 16 tháng, thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung, thai to, đa thai, thai có ngôi không thuận lợi đẻ đường âm đạo như ngôi mông, ngôi ngang, có khối u tiền đạo, rau tiền đạo,… hoặc mẹ có bệnh lí nền như bệnh tim, huyết áp cao, hay bệnh truyền nhiễm.

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Trước tâm lý lo lắng, sợ hãi của mẹ bầu, các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn và nó có tác dụng trong khoảng vài tiếng.

Kinh nghiệm sinh mổ lần 2 không đau, sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và trong trường hợp mẹ cảm thấy đau nhức, không thoải mái thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho sản phụ.”

Như vậy tin đồn “sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1” là hoàn toàn không có căn cứ vậy nên các mẹ đừng để những lời đồn đại này làm ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn của mình.

Và để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ bụng to phải làm sao? Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sinh mổ

Sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu?

Sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu? Điều đầu tiên, các mẹ cần nhớ rằng, thời điểm sinh mổ trong lần mang thai thứ 2 sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Với mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh mổ lần 2 khác nhau, sao cho đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

  • Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ tốt, không có các triệu chứng bất thường trong suốt thai kỳ thì có thể sinh lần 2 khi thai được 39 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để em bé phát triển tối đa và cơ thể mẹ vẫn có thể đáp ứng được.
  • Trong trường hợp sức khỏe bà mẹ không tốt, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung, đã có can thiệp y tế để bỏ thai thì nên đến bệnh viện sớm để được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, mẹ cần sinh mổ khi thai được 38 tuần tuổi là an toàn nhất.

Các mẹ chú ý, ở tháng cuối thai kỳ nên tới bệnh viện thăm khám định kỳ và đăng ký lịch mổ nhé. Tránh để tới khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ mới mổ sinh.

sinh con lần 2 8
Thời gian mẹ đẻ mổ lần 2 cũng cần theo chỉ định của bác sĩ

Vì có thể khi đó, thai đã quá to, ảnh hưởng tới vết mổ cũ của mẹ, không những thế nó còn làm cho mẹ phải chịu đau đẻ hai lần (đau do chuyển dạ và đau đẻ mổ) và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra đầy đủ tất cả các chỉ số thai nhi gồm: độ dày mỏng của thành tử cung; nhịp tim thai, cân nặng, chiều dài thân… và đồng thời đánh giá về hiện trạng của vết mổ cũ, các khối u tiền đạo, chỉ số khung chậu người mẹ.

Nếu có bất thường về sức khỏe của thai nhi hay của mẹ, bác sĩ ngay lập tức sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 chủ động nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ được mấy lần? Những điều mẹ cần biết về sinh mổ nhiều lần

Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào?

1. Ra máu âm đạo

Thai phụ ra máu âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai đều cần có sự thăm khám kịp thời của bác sĩ. Ra máu âm đạo trong giai đoạn sớm quý I của thai kỳ là hiện tượng thường gặp ở 15 – 25% bà mẹ mang thai, có thể là dấu hiệu của thai dọa sảy hay chửa ngoài dạ con. Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn quý III của thai kỳ còn có thể là dấu hiệu của những bất thường về rau, hay sinh non. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.

2. Ra nước ối âm đạo

Bình thường âm đạo của sản phụ luôn có ít dịch tiết (khí hư) màu trắng đục không mùi hoặc có mùi nhưng không hôi, do sự tăng hormone trong thời kỳ mang thai. Nếu sản phụ thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, ồ ạt hoặc rỉ rả liên tục, mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt thì có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Các trường hợp này đều kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau, và đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và bà mẹ khi rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm trên 6 giờ.

Vì vậy bà mẹ mang thai cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo. Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi, làm xét nghiệm để có các chỉ định cụ thể thích hợp tùy theo tình trạng của mẹ và thai như dùng kháng sinh, theo dõi gây chuyển dạ hay tiếp tục giữ thai.

3. Đau bất thường vùng tử cung và bụng dưới

Thông thường bà mẹ mang thai có thể cảm thấy nặng ở phần bụng dưới và đau lưng khi thai nhi ngày càng lớn lên, đôi khi có các cơn co tử cung (tử cung gò cứng) nhất là khi sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, bà mẹ cần đến bệnh viện theo dõi vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Nếu thấy cơn co thành chu kỳ, liên tục, và không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, khi tuổi thai dưới 37 tuần, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh non.

4. Thai không cử động hoặc cử động ít hơn hẳn bình thường

Bình thường sản phụ có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời gian từ 16 tuần đối với con rạ, 22 tuần đối với con so. Những “cú đá” này là cách liên hệ của thai nhi với mẹ là “con vẫn ổn”. Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn một thời điểm, thường là sau khi ăn hay trong lúc nghỉ ngơi để đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại thành biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai (có thể từ 20 đến 75 phút).

Bà mẹ nên bắt đầu đếm cử động thai kể từ khi thai 28 tuần, bởi nguy cơ cao nhất do giảm cử động thai thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu số cử động thai dưới 10 trong vòng 2 giờ, đó là dấu hiệu nguy hiểm của bé và cần tới bệnh viện để theo dõi ngay.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2: Để “sống sót” qua những cơn đau

5. Các dấu hiệu đột ngột của bà mẹ khi mang thai

Bất kỳ một hoặc nhiều dấu hiệu xảy ra đột ngột và bất thường như sốt cao trên 38 ̊C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được đưa đến bệnh viện xử trí sớm. Hãy gọi xe cấp cứu và đến bệnh viện ngay khi có thể.

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?

Nếu lỡ mang bầu lần 2 trước 24 tháng, các chị phải đi kiểm tra ngay để bác sĩ xác định xem cơ thể có đủ dể mang thai hay không.

1. Kiểm tra tình trạng của “vết mổ”

Khác với lần đầu tiên, siêu âm khi mang thai lần 2 không chỉ đơn giản để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu.

Trong khi đi khám, mẹ bầu cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…

sinh con lần 2 5
Chuẩn bị kỹ tâm lý và khám thai thường xuyên là bí quyết giúp mẹ vượt qua mổ đẻ lần 2

2. Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường

Tuy rất hiếm sảy ra, nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt trong lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của mẹ.

Chính vì vậy, bà bầy phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra vết mổ cũ, nếu xuất hiện những cơn đau, màu sắc bất thường, mẹ phải báo cho bác sĩ ngay.

3. Chọn bác sĩ mổ có chuyên môn tốt

Sinh mổ lần 2 không hề đơn giản như lần 1. Bác sĩ mổ đẻ lần 2 phải là người có chuyên môn tốt để kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.

Dựa vào kinh nghiệm sinh mổ lần 2 đã có, mẹ bầu hãy cố gắng tìm hiểu, lựa chọn vị bác sĩ giỏi để đón con chào đời nhé!

[inline_article id = 203544]

Mổ đẻ 2 lần có sinh con thứ 3 được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù sinh con theo cách thức nào, tự nhiên hay mổ, mẹ đều có nguy cơ cao gặp nguy hiểm nếu cơ địa yếu, sức khỏe không ổn định.

Chẳng phải chờ đến lần thứ 2 hay thứ 3, không ít mẹ ngày từ lần sinh nở đầu tiên đã gặp phải biến chứng và tử vong.

Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, ngay cả khi trong thai kỳ, mẹ bầu mang thai nhiều lần cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.

[inline_article id = 239189]

Càng sinh con nhiều lần, nguy hiểm càng tăng bấy nhiêu. Do đó, mẹ bầu mang thai lần 2 hay 3 cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa ngon và đủ chất

Hơn nữa, đây là thời gian thai nhi đang cần một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là canxi để phát triển hệ xương khỏe mạnh, hình thành nên khuôn mặt, chân tay.

Não bé cũng đang trong thời kỳ cao điểm. Vì vậy, những lưu ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa sau mẹ nhất định nên để ý thật kỹ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Nhóm thực phẩm nên ưu tiên trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Giai đoạn này, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần ưu tiên cả lượng và chất với nhiều thực phẩm bổ dưỡng.

1. Nhóm thực phẩm giàu protein

Trong giai đoạn này, mỗi ngày mẹ bầu nên hấp thu khoảng 85g protein để thõa mãn nhu cầu cần thiết của cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi.

2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

Vitamin A, B, C, D cực kỳ quan trọng và đóng vai trò như nhau trong bảng tổng sắp những dưỡng chất thiết yếu với sức khỏe bà bầu và thai nhi trong thai kỳ.

Chỉ khi bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết, mẹ bầu mới có đủ sức để chống lại những nguy cơ bệnh tật, cũng như bảo vệ sự phát triển của bé con trong bụng.

thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần cung cấp đầy đủ vitamin

3. Nhóm thực phẩm giàu canxi và sắt

Như đã nói, đây là giai đoạn thai nhi đang có sự phát triển vượt bậc về xương,  cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, canxi và sắt rõ ràng không thể thiếu trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa.

Bản thân bạn cũng cần một lượng lớn canxi để củng cố hệ xương chống đỡ bụng bầu đang ngày càng lớn dần.

4. Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ

Tử cung mẹ bầu đang trong đà phát triển nhanh. Vì vậy, đường ruột bị ép chặt, dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ phong phú như rau củ, trái cây, ngũ cốc…

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì?

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Khẩu phần ăn của mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như sau:

1. Lượng carbohydrat cần cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột và chất xơ. Nguồn thực phẩm này là nỗi ám ảnh của vòng eo bà bầu.

Tuy nhiên, bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, khoai tây sẽ cung cấp năng lượng cho mẹ và bé. Bà bầu cần lưu ý không ăn các đồ ăn nhiều đường không lành mạnh như bánh ngọt, sô cô la để tránh nguy cơ béo phì.

thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, khoai tây sẽ cung cấp năng lượng tốt cho mẹ và bé

Đối với hầu hết phụ nữ có thai, lượng carbs nên chiếm 40 – 50 phần trăm calo hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy làm theo khuyến cáo của bác sĩ về lượng carbohydrate.

2. Lượng chất đạm cần cho bà bầu 3 tháng giữa

Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày nhưng không phải lấy từ các loại đồ ăn nhanh. Từ tháng thứ 4 trở đi, cả mẹ và con đều cần được cung cấp thực phẩm chất lượng cao, nhiều protein, vitamin và khoáng chất.

Protein sẽ giúp tạo ra mô mới để cơ thể bé phát triển hoàn thiện các bộ phận, tăng khoảng 1kg và 16cm. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung từ 75-100g protein mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa là những nguồn cung protein tốt nhất. Ngoài ra, các loại hạt như đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa lượng protein khá dồi dào.

3. Lượng chất béo cho khẩu phần ăn của thai phụ 3 tháng giữa

Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não, mắt và hệ thần kinh của bé. Trong thời kỳ mang thai, chất béo nên chiếm 25-35% lượng calo hàng ngày.

Tuy nhiên, mẹ phải lưu ý chọn bổ sung những loại chất béo lành mạnh như axit béo không no hoặc axit béo omega-3. Nguồn cung cấp các loại chất béo này có thể kể đến là cá hồi, cá trích, cá mòi, đậu nành, hạt óc chó,…

Bên cạnh đó, bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biễn sẵn chứa chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu cũng như nguy cơ mắc bệnh tim.

[inline_article id=175846]

4. Lượng khoáng chất và vitamin cho bà bầu 3 tháng giữa

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu nên chú ý bổ sung canxi và sắt.

Canxi cần thiết cho quá trình phát triển hệ thống xương còn sắt giúp tạo hồng cầu mới cho thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu trong giai đoạn này cần ít nhất 1000mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày.

Viên vitamin tiền sản có thể đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất cần thiết này nhưng chất dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là tốt nhất.

>> Xem thêm: Phụ nữ có thai không nên ăn gì trong 3 tháng giữa?

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Với những gợi ý cho cả ba bữa sáng – trưa – chiều, hy vọng các mẹ sẽ có những thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa đa dạng, ngon miệng và đầy dinh dưỡng.

1. Gợi ý bữa sáng cho bà bầu 3 tháng giữa

Về cơ bản, một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý suốt thời gian mang thai vẫn là dung nạp một lượng cân bằng các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt nạc cùng chất béo lành mạnh.

thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Món ngon cho bà bầu 3 tháng giữa

Vào mỗi bữa sáng, mẹ hãy dùng một khẩu phần nhỏ có sự kết hợp của ít nhất ba nhóm thực phẩm nêu trên. Ví dụ, bánh mì nguyên cám, trứng, salad trái cây và một ly sữa.

Một lựa chọn khác là trộn các loại rau cắt nhỏ với trứng ốp la, bên trên thêm pho mát ít béo, dùng kèm với một bát nhỏ hỗn hợp yến mạch và sữa tách béo.

Tiện lợi hơn, bạn cũng có thể đơn giản là đến các quán ăn uy tín, làm sạch sẽ để ăn hủ tíu, bún bò, cơm tấm, cháo, …

2. Ý tưởng cho bữa trưa ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Món ăn cho bà bầu 3 tháng giữa: Salad trộn với trứng cắt khoanh, vài lát thịt gà nướng, đậu gà (chickpeas) hoặc đậu tây, dầu và giấm trộn. Sandwich cũng là một lựa chọn tiện lợi, nhanh chóng dành cho bữa trưa.

Và thay vì dùng thịt nguội và phô mai – thực phẩm dễ lây nhiễm vi khuẩn listeria, mẹ có thể dùng bánh mình nguyên cám với bơ đậu phộng và mứt. Nếu vẫn còn thấy đói, mẹ bầu có thể ăn thêm sữa chua hoặc một vài miếng trái cây.

3. Bữa tối hoàn hảo cho mẹ mang thai trong tam cá nguyệt 2

Hãy làm một bữa tối đơn giản với mì ống, sốt mariana và salad trộn để giữ sức cho mẹ. Có một cách khác là mẹ mang thai hãy nấu các nguyên liệu cho bữa tối bằng nồi slow-cooker ngay từ lúc sớm để bữa tối diễn ra thật dễ dàng và nhanh chóng.

Nếu như thèm ngọt, mẹ bầu có thể tráng miệng thêm bằng bánh pudding hoặc một mẫu sô-cô-la đắng.

4. Thực đơn bữa phụ cho bà bầu 3 tháng giữa

Mỗi ngày mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn 3 bữa phụ xen kẽ với 3 bữa chính. Ở hai bữa phụ sau bữa sáng và bữa tối, thai phụ có thể uống 200 ml sữa tiệt trùng/sữa công thức hay sữa đậu/sữa hạt. Sau bữa trưa, mẹ bầu hãy dùng thêm một bữa phụ nữa với những loại chè, bánh có hương vị thơm ngon. Dưới đây là các món phù hợp thai phụ có thể dùng trong bữa phụ:

  • Sữa: Sữa công thức, sữa tiệt trùng, sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa hạt sen, sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa bắp, sữa mè đen,…
  • Chè: Chè khúc bạch, chè bưởi, chè long nhãn hạt sen, chè đậu xanh nha đam, chè chuối chưng khoai mì, chè xoài, chè đậu ván,…
  • Bánh: Bánh hoa mai, bánh mì yến mạch, bánh ngô, bánh đậu, bánh mì trứng nho khô, bánh hấp nhiều tầng,…
  • Các món ăn khác: Rau câu dừa, kem chuối, tàu hũ nước đường,…

>> Xem thêm: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn

Thực đơn mẫu cho bà bầu 3 tháng giữa ăn ngon cả tuần

Thực đơn mẫu cho bà bầu 3 tháng giữa ăn ngon cả tuần

Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thì hãy xem ngay những gợi ý dưới đây để cả tuần ăn ngon mà không bị thiếu chất.

1. Thực đơn cho thứ 2

Thứ hai của mẹ bầu sẽ tràn đầy năng lượng khi áp dụng mẫu thực đơn dưới đây:

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Phở bò viên
Bữa phụ (9h30) Sữa đậu xanh
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, đùi gà sốt mật ong, su hào xào hải sản, canh sườn hạt sen, táo
Bữa phụ (14h) Bánh flan
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, mực hấp hành, nấm bào ngư xào sốt mè, canh bắp cải gói thịt, nho
Bữa phụ (20h30) Sữa (loại dành cho mẹ bầu)

2. Thực đơn cho thứ 3

Tiếp nối khẩu phần đầu tuần dồi dào năng lượng sẽ là một thực đơn bổ dưỡng, lành mạnh cho ngày thứ ba:

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Hủ tiếu xá xíu
Bữa phụ (9h30) Sữa tiệt trùng
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, chả cá chiên nước mắm, bông thiên lý xào tỏi, canh dưa leo, thanh long
Bữa phụ (14h) Đậu hũ nước đường
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, thịt băm kho cà, trứng gà xào bí đỏ, canh chả mực thì là, quýt
Bữa phụ (20h30) Sữa mè đen

3. Thực đơn cho thứ 4

Để có thể trạng khỏe mạnh, thai phụ cần dung nạp đầy đủ dưỡng chất thông qua khẩu phần khoa học, đa dạng:

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Cơm gà
Bữa phụ (9h30) Sữa đậu nành
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, cá diêu hồng kho thơm, cải thìa xào nấm rơm, canh cải thịt băm, xoài chín
Bữa phụ (14h) Chè thưng
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, trứng hấp tôm nấm, đậu Hà Lan xào thịt băm, canh mướp hương thịt viên, dâu tây
Bữa phụ (20h30) Sữa hạt sen

4. Thực đơn cho thứ 5

Giữa tuần rồi, mẹ bầu cần có thêm năng lượng để tiếp tục làm việc, sinh hoạt… Lúc này, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa ngon miệng, dồi dào dưỡng chất sẽ có vai trò vô cùng quan trọng.

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Bánh canh giò nạc
Bữa phụ (9h30) Sữa (loại dành cho mẹ bầu)
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, sườn non kho hành tím, giá xào bông hẹ, canh chua cá hồi, quýt
Bữa phụ (14h) Bánh bò + bánh tiêu
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, cá thu kho riềng, nấm kim châm xào tỏi, canh hẹ đậu phụ tôm nõn, đu đủ chín
Bữa phụ (20h30) Sữa bắp

5. Thực đơn cho thứ 6

Đã gần đến cuối tuần và mẹ bầu đang không biết nên ăn gì để tránh bị nhàm chán thì hãy tham khảo ngay thực đơn hấp dẫn dưới đây:

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Bánh mì xíu mại
Bữa phụ (9h30) Sữa đậu phộng
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, cua lột sốt cam, bông cải xanh xào thịt bò, canh cá khoai lá giang, hồng xiêm
Bữa phụ (14h) Chè dưỡng nhan
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, tôm hấp rau củ, cà rốt xào thịt băm, canh cá viên nấu cải chíp, lê
Bữa phụ (20h30) Sữa tiệt trùng

6. Thực đơn cho thứ 7

Sau một tuần bộn bề, mẹ bầu hãy cho bản thân mình thưởng thức những món ăn ngon thhông qua một khẩu phần lành mạnh, nhiều dưỡng chất:

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Bún cá
Bữa phụ (9h30) Sữa hạt óc chó
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, vịt kho rau củ, cà tím xào nước tương, canh thịt cải bó xôi, chuối
Bữa phụ (14h) Bánh cam
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, cá tai tượng hấp, thịt băm xào cà rốt, canh mướp đắng đậu xanh, táo
Bữa phụ (20h30) Sữa (loại dành cho mẹ bầu)

7. Thực đơn cho chủ nhật

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa được gợi ý dưới đây sẽ mang đến cho thai phụ nhiều năng lượng, sẵn sàng tái khởi động để bước sang tuần mới:

Thực đơn Món ăn
Bữa sáng (7h) Bánh hỏi heo quay
Bữa phụ (9h30) Sữa (loại dành cho mẹ bầu)
Bữa trưa (11h30) Cơm trắng, mực nướng tương hột, cải ngồng xào nấm, canh sườn táo đỏ, dâu tây
Bữa phụ (14h) Chè bắp
Bữa tối (17h30) Cơm trắng, tôm sú kho lá quế, cải thìa xào đậu phụ, canh thịt gà băm nấu cải bó xôi, bơ
Bữa phụ (20h30) Sữa ngũ cốc

Bà bầu không nên ăn gì 3 tháng giữa thai kỳ?

Mặc dù thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thoải mái hơn 3 tháng đầu, nhưng không vì vậy mà mẹ bầu lơ là những món không ăn.

  • Đồ ăn nóng và cay: Không chỉ dễ làm mất nước, thực phẩm dạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ bầu, dẫn đến bệnh đau dạ dày, trĩ và táo bón. Tình trạnh táo bón nặng có thể khiến bụng bị nén xuống khi phải rặn nhiều, tử cung theo đó cũng bị ép, gây động thai hoặc sinh non.
  • Nói không với thức uống có chất kích thích: như caffeine hay cocain, bởi nó sẽ gây hệ quả tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
  • Đồ ngọt: Lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, hơn nữa, lại rất dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
  • Hạn chế nêm nếm bột ngọt: Sodium glutamate, thành phần chính trong bột ngọt sẽ làm tiêu hao lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con

Lưu ý khác cho thực đơn bà bầu 3 tháng giữa

Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý đặc biệt đến thực đơn hàng ngày của mình vì đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và cả thai nhi, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa nên đặc biệt chú ý đến những thực phẩm:

  • Thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp thai nhi phát triển cơ thể, não bộ.
  • Thực phẩm nhiều tinh bột như bánh mì, cơm, ngũ cốc…
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp xương cũng như răng của bé chắc hơn.
  • Các thực phẩm giàu sắt như thịt, gan, tim, cật, rau xanh (rau muống, rau cải xoong, cải xanh..) và các loại hạt, các loại ngũ cốc, đậu đỗ… sẽ giúp mẹ bầu hạn chế việc thiếu máu trong thai kỳ.
  • Thực phẩm chứa kẽm như hàu, thịt, gan, trứng, hải sản giúp xương phát triển tối ưu
  • Thực phẩm chứa nhiều DHA như cá béo, sữa, trứng gà, gan động vật,… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A sẽ giúp bé phát triển toàn hiện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, rau bina, trái cây họ cam quýt…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, pho mát, thịt bò, gan…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại rau xanh, trái cây… Nếu mẹ thắc mắc trái cây gì tốt cho bà bầu thì nên chọn quả có múi như cam, bưởi. Nó sẽ giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho thai nhi.

[inline_article id=147679]

Ngoài ra, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cũng cần chú ý lượng nước uống đầy đủ trong ngày. Thai phụ cần uống ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Điểm danh các loại hormone thai kỳ khiến mẹ bầu mang tiếng

Hormone thai kỳ chính là thủ phạm chính gây ra tính khí thất thường khiến mẹ bầu vốn dĩ rất hiền lành, lại trở nên “xấu tính” hơn hẳn. Đâu là những loại hormone khiến mẹ bầu trở thành “cô gái thời tiết”, tính khí thất thường? Hãy cùng Marry Baby đi tìm thủ phạm nhé.hormone thai kỳ

Hormone thai kỳ có tác động như thế nào trong suốt 9 tháng mang thai?

Trước cả thời khắc bạn dùng que thử thai để xác định xem mình đã có thai hay chưa, các hormone đã bắt đầu “lao động” cật lực. Buồn nôn, mệt mỏi là hai triệu chứng phổ biến vào đầu thai kỳ do hormone HCG, những thay đổi sinh lý do estrogen và progesterone tăng cao gây nên. Nếu xét về kết quả sau cùng, đó là thiên thần bé con ra đời, sự chịu đựng của mẹ bầu do những sự thay đổi sau quả là cũng rất xứng đáng:

  • Ốm nghén “không tên”, buồn nôn, ói mửa.
  • Cảm xúc thất thường.
  • Lưu lượng máu tăng cao giúp mái tóc bóng mượt, móng tay bóng khỏe. Tuy nhiên, một số mẹ bầu khác lại mọc mụn, da trở nên nhạy cảm, tăng sắc tố trên mặt, núm vú và bụng.
  • Táo bón, đầy hơi, do progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Khó thở.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, đôi khi hắt xì ra máu, do màng nhầy mỏng.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Đau bụng, căng tức ngực.
  • Nhức đầu hoặc đau nửa đầu.

Hormone thai kỳ hoạt động thế nào sau sinh?

Thay đổi hormone khi mang thai như thế nào? Nếu trong thời gian mang thai, hormone thai kỳ gây ra sự khó chịu, sau sinh tình hình có vẻ khả quan hơn.

  • Ngay sau khi bé con chào đời, oxytocin, hormone tình yêu, giúp hình thành “sợi dây” liên kết tình cảm giữa hai mẹ con. Hormone này cũng chịu trách nhiệm chính cho các cơn co thắt tử cung trong quá trình sinh nở và có thể bị kích thích bởi anh xã của bạn vào thời điểm này.
  • Trong thời gian “vượt cạn”, hormone endorphins, thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể được sản xuất trong não.
  • Khả năng cho con bú của mẹ là nhờ prolactin, hormone tiết ra từ tuyến yên, hỗ trợ việc sản xuất sữa. Hormone này cũng được biết đến như phương thuốc thư giãn, vì vậy không có gì lạ nếu bạn thường xuyên ngủ thiếp đi khi cho bé bú.
  • Với sự gia tăng của prolactin, estrogen, chu kỳ rụng trứng bị ức chế, dẫn đến hiện tượng mẹ thường xuyên đổ mồ hôi và cảm thấy nóng nực. Ngoài ra, ham muốn tính dục cũng giảm hẳn, âm đạo khô làm chuyện “yêu” trở nên khó khăn.
  • Không phải vì cho con bú làm mẹ mất nước và luôn cảm thấy khát “vô độ”, mà do nội tiết tố sản xuất quá nhiều làm tăng cảm giác khát nước.
  • Hội chứng tâm lý sau sinh Baby blues, là hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường sau sinh, do hormone tuyến giáp gây nên.

    hormone thai kỳ
    Thay đổi hormone khi mang thai

Điểm mặt các hormone thai kỳ làm mẹ “mang tiếng”

1. Hormone hCG (Human chorionic gonadotropin)

Sự xuất hiện của hormone này là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất, và bạn có thể nhận biết thông qua que thử thai. Hormone hCG kích thích hoàn thể sản xuất hormone estrogen và progesterone trong 10 tuần đầu của thai kỳ, đồng thời cũng tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Đây là nguyên nhân làm bạn thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Progesterone

Hormone progesterone giúp tử cung sẵn sàng cho sự làm tổ của trứng, giúp quá trình cấy có thể diễn ra thành công. Thiếu hụt progesterone là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai sớm. Progesterone cũng có tác dụng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, cũng như ngăn chặn các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, progesterone là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện của mụn trứng cá, chứng táo bón, đầy hơi thường gặp ở phụ nữ mang thai.

3. Hormone estrogen

Nhóm này gồm 3 hormone chịu trách nhiệm kích thích tử cung và cải thiện lưu lượng máu giữa tử cung và nhau thai. Ngoài ra, estrogen cũng tác động đến các tuyến sữa, chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau khi trẻ chào đời.

Trong thời gian mang thai, nồng độ estrogen có thể tăng thêm 100 lần, và sẽ giảm dần khi quá trình sinh con diễn ra. Bạn có thể đổ lỗi cho estrogen nếu ham muốn tình dục giảm, khi tâm trạng thay đổi thất thường, những cơn đau đầu cũng như sự tăng đáng kể chất nhầy tử cung.

hormone thai kỳ

4. Hormone relaxin

Hormone relaxin là gì? Nới lỏng dây chằng ở xương chậu chuẩn bị cho quá trình sinh con và mở rộng mạch máu giúp tăng cường lưu lượng máu là 2 nhiệm vụ chính của hormone relaxin. Đi kèm với 2 nhiệm vụ này, relaxin cũng là thủ phạm dẫn đến đến hàng loạt những triệu chứng mang thai khó chịu như: ợ nóng, suy giãn tĩnh mạch, phù chân.

5. Hormone prolactin

Khả năng cho con bú của mẹ là nhờ prolactin, hormone tiết ra từ tuyến yên, phát triển tuyến vú và thay đổi cấu trúc của các mô vú, hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ. Hormone này cũng được biết đến như phương thuốc thư giãn, vì vậy không có gì lạ nếu bạn thường xuyên ngủ thiếp đi khi cho bé bú.

6. Hormone oxytocin

Ngay sau khi bé con chào đời, oxytocin, hormone tình yêu, giúp hình thành “sợi dây” liên kết tình cảm giữa hai mẹ con. Oxytocin cũng chịu trách nhiệm chính cho các cơn co thắt tử cung trong quá trình sinh nở, và có thể bị kích thích bởi anh xã của bạn vào thời điểm này.

[inline_article id=441]

Hormone thai kỳ rất quan trọng cho quá trình mang thai song cũng gây ra không ít phiền toái cho các bà bầu. Tuy nhiên, nếu biết cách nghỉ ngơi và chăm sóc thai kỳ đúng cách, chị em có thể làm giảm các triệu chứng do hormone khi mang thai gây ra.

MarryBaby