Bị ọc sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều này tưởng là bình thường nhưng đối với các mẹ chưa có kinh nghiệm lại là cả một vấn đề “to đùng” khiến mẹ lo lắng. Bé bị ọc sữa, chớ sau ăn có đáng lo không? Làm thế nào để giúp con tránh được tình trạng khó chịu này. MarryBaby sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề ấy ngay sau đây nhé.
Vì sao bé bị ọc sữa
Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa là do hệ tiêu hóa còn non yếu, van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ dẫn đến trong khi bú bé bị nuốt phải không khí. Lượng không khí bí nuốt phải này gây đầy bụng, chướng hơi và làm cho trẻ hay bị ọc sữa, nhất là khi mẹ cho con nằm nghiêng.
Tình trạng ọc sữa kéo dài không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến bé không nhận đủ lượng sữa để no bụng, cũng như không hấp thu được tối đa nguồn dinh dưỡng để tăng cân. Do đó, khi bé bị ọc sữa, mẹ cần giúp con chữa dứt điểm ngay bằng các biện pháp dưới đây nhé.
Cách giúp bé không bị ọc sữa
1. Làm gì khi con bị ọc sữa?
Mẹ có thể thử những cách sau để giúp bé thoải mái hơn, tránh để con bị ọc sữa sau khi bú:
– Mẹ nên chia nhỏ thời gian cho bú để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
– Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và giữ cho núm vú cao su luôn đầy sữa tránh để bé bú hơi tạo cảm giác “no giả”.
Nếu đã cố gắng thử những cách trên nhưng kết quả không mấy khả quan, mẹ nên đưa trẻ tới khám để tìm hiểu nguyên nhân làm bé thường xuyên bị ọc sữa. Ọc sữa đi kèm với một số biểu hiện khác thường có thể là dấu hiệu của một số bênh như: hẹp thực quản, hẹp tá tràng, một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi…
[inline_article id=76563]
Ọc sữa kèm theo co giật hay vặn mình trong lúc ngủ là triệu chứng thường gặp ở những trẻ bị thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, điều này lại thường xuyên bị các mẹ bỏ qua. Theo thống kê, hằng năm, có hàng trăm trẻ gặp phải tình trạng ọc sữa và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng cân và phát triển của bé.
2. Làm gì khi bé bị nôn trớ
Khi cho bé bú mẹ hoặc bú bình, nuốt là phản xạ tự nhiên của các bé. Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ cho con bú nhiều hơn lượng sữa khoang miệng bé có thể nuốt, bé sẽ bị nôn ói, do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé bú từ từ, không để bé bú quá no. Đặc biệt, sau khi cho con bú 15 phút, mẹ mới nên để bé nằm xuống.
Đối với bé bú bình, nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình, tránh tình trạng bé nuốt không khí vào bụng. Trường hợp này sẽ giảm dần và có thể mất hẳn khi bé lớn lên. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!
Tuy nhiên, nếu thấy bé nôn kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật …mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Các biểu hiện trên có thể là dấu hiệu liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa …
Bé bị nôn trớ tưởng hết sức bình thường nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho đường ruột của trẻ và khiến trẻ mệt mỏi, lười ăn. Vì vậy muốn con ăn ngon, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt để phát triển, chị em nên tìm cách chữa trị dứt điểm ngay cho bé yêu nhé. Những chia sẻ của Marry Baby trong bài viết này hi vọng có thể giúp các mẹ nhiều điều bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu mẹ có bí kíp nào giúp bé cải thiện chứng nôn trớ sau ăn khác, hãy mạnh dạn chia sẻ để các bà mẹ khác tham khảo nhé.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby