Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Các giác quan của bé – Sự phát triển của những điều kì diệu

Do đó, nhằm giúp con yêu phát triển toàn diện, cha mẹ nên am hiểu về kiến thức trong thế giới đầy màu sắc này của trẻ.. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn “tất tần tật” về khái niệm cũng như những cột mốc đáng giá trong sự phát triển các giác quan của bé trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi.

I. 5 giác quan bao gồm gì?

Giác quan của trẻ sơ sinh bao gồm thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của các giác quan, mẹ cần tìm hiểu về từng giác quan một cách chi tiết.

Thị giác là gì? Một trong các giác quan của bé

Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc bé có khả năng thị giác như thế nào được gọi là thị lực, tầm nhìn. Hệ thị giác cho phép bé thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường bên ngoài.

Xúc giác là gì? 

Xúc giác là một trong các giác quan của bé có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da bằng thịt (thông qua tay, chân…). Chẳng hạn như khi bé đói, bé sẽ dùng miệng sờ soạng để tìm ti mẹ hay khi bé ăn no, bé sẽ dùng tay chạm vào cằm mẹ.

Ngoài ra, các nhà khoa học nhận thấy khi ngậm một vật gì đó trong miệng, trẻ không đơn thuần nếm thử mùi vị của nó, mà còn đang dùng lưỡi và môi – những vùng xúc giác nhạy cảm nhất – để xác định các đặc tính khác.  

Một trong số các giác quan của bé – Thính giác là gì? 

Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua tai. Trẻ sơ sinh sử dụng đôi tai để tiếp nhận một lượng lớn thông tin về âm thanh từ thế giới xung quanh. 

Thính giác của trẻ cũng giúp chúng học ngôn ngữ và kích thích sự phát triển của não bộ. 

Thính giác của bé sơ sinh
Thính giác của bé phát triển từ khi còn trong bụng mẹ.

Vị giác là gì? 

Vị giác cũng là một trong số năm các giác quan của bé. Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các chất như thực phẩm, một số khoáng chất

 Vị giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển từ khi ở trong bụng mẹ. Khi mang thai được 9 tuần, miệng và lưỡi của bé đã hình thành cùng với các nụ vị giác đầu tiên.

Khứu giác là gì trong các giác quan của bé? 

Các giác quan của bé thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau theo từng giai đoạn phát triển. Trong đó phải kể đến là khứu giác và vị giác. Vị giác giúp trẻ nhận thức về mùi. Tương tự như vậy, các thụ quan trong mũi sẽ thu nhận các chất tạo mùi thông qua hít thở thông thường.

Khứu giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là thông qua mùi nước ối. Mùi hương này tương tự với mùi sữa mà trẻ có thể cảm nhận sau khi sinh.

II. Sự phát triển các giác quan của bé theo từng cột mốc

1. Sự phát triển các giác quan của bé: Thị giác

Khi mới sinh ra: 

  • Khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn hạn chế. Bé chỉ phản ứng khi vật mà bé nhìn thấy lớn và có nhiều màu sắc tương phản (màu sáng hay tối) 
  • Bé chỉ nhìn thấy được những sự vật cách xa mắt mình 20-30cm. Nhưng cũng chỉ thấy một cách mờ ảo, không rõ từng nét.

Trẻ 4-5 tháng tuổi:

  • Các tế bào hình nón và que trong võng mạc gần như phát triển toàn diện. Thời điểm này, con yêu có thể nhìn thấy mọi vật với từng màu sắc sinh động khác nhau.

Trẻ 6-8 tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này, sự phối hợp giữa tay và mắt cải thiện đáng kể. Bé thường vẫy tay hoặc với theo đồ vật mẹ đưa. 
  • Nhận thức về độ sâu của con cũng sẽ được cải thiện dần dần và con có thể nhìn thấy những vật ở cách xa 10m.

Trẻ 9-12 tháng tuổi:

  • Đây là lúc bé đã có khả năng thị giác giống như người lớn. Bé có thể nhận thức về chiều sâu và ước lượng khoảng cách xa gần của vật.
  • Ngoài ra, bé có thể quan sát và với đồ vật trong phạm vi của chính mình.

[inline_article id=91069]

2. Sự phát triển các giác quan của bé: Xúc giác

Khi mới sinh ra: 

  • Trẻ có làn da nhạy cảm. Một số vùng trên cơ thể đặc biệt nhạy cảm khi chạm vào như miệng, má, mặt, bàn tay, bụng và lòng bàn chân.
  • Việc tiếp xúc da kề da sẽ giúp bé có cảm giác được che chở và bé thường phản ứng lại bằng cách cố gắng chạm vào cằm của mẹ thể hiện sự gắn kết.

Trẻ 2-3 tháng tuổi:

  • Trẻ thích cảm giác được cha mẹ ôm ấp, nâng niu và thường đáp lại bằng cách rúc vào lòng hoặc chạm vào cằm cha mẹ. Thêm nữa, ở thời điểm này lưỡi, môi và miệng của trẻ cũng rất nhạy cảm. Trẻ sử dụng chúng như một cách cảm nhận về các vật thể xung quanh.

Trẻ 4-5 tháng tuổi:

  • Các khối cơ của bé đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay. Điều này tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các hành động nâng, cầm, nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng.

Trẻ 6 tháng tuổi:

  • Lúc này, trẻ đang học cách để vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và chuyển vật từ tay này sang tay khác.
  • Trẻ thích những đồ chơi có thể chạm và tương tác như gấu bông có phát ra âm thanh.

Trẻ 7-8 tháng:

  • Trẻ có thể phân biệt được vật thể phẳng và vật thể đa chiều. Bé thích khi được chạm vào đồ chơi có thể xoắn hoặc xoay như tay cầm.
  • Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò. Gia đình nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật xung quanh.

Trẻ 11-12 tháng tuổi:

  • Khi được 1 tuổi, bé thích khám phá các loại đồ vật có tính chất khác nhau như cứng, mềm, lạnh, ướt, dính và sệt. Trẻ không dùng miệng nữa mà dùng tay để cảm nhận vât.

3. Sự phát triển các giác quan của bé: Thính giác

Khi vừa sinh ra:

  • Trẻ đã biết chú ý đến âm thanh, đặc biệt là những âm vực cao. Trẻ sẽ phản ứng với những âm thanh quen thuộc như tiếng trò chuyện của cha mẹ và có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn.

Trẻ 6-8 tháng tuổi:

  • Bé sẽ biết xác định nơi nào phát ra âm thanh và thường ngoái đầu theo như một bản năng. Bé cũng thường tỏ ra thích thú với những âm thanh vui nhộn. 

Trẻ 12 tháng tuổi:

  • Lúc này, các giác quan của bé như thính giác tốt hơn nhiều, bé đã có thể nhận ra những bài nhạc yêu thích và bày tỏ thích thú với từng giai điệu đó.

4. Sự phát triển các giác quan của bé: Vị giác

Ăn dặm là dấu mốc phát triển vị giác của trẻ

Trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này, vị giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Bé có thể phân biệt được vị ngọt và đắng và có khuynh hướng thích ngọt hơn. Đặc biệt là vị ngọt của sữa mẹ.

Trẻ 6-12 tháng tuổi:

  • Thời điểm ăn dặm, bé có thể lập tức thích một số loại thức ăn và từ chối số còn lại bởi nó quá khác lạ với vị ngọt trong sữa của mẹ.
  • Đến khoảng 7 tháng hoặc 8 tháng tuổi, bé bắt đầu thử ăn thức ăn bằng tay. Đây là cơ hội để các bà mẹ cho bé thử các vị mới từ các loại trái cây và rau củ mềm.

5. Sự phát triển các giác quan của bé: Khứu giác

Khi bé sinh ra:

  • Bé đã quen với mùi hương từ cơ thể mẹ, nên dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa sữa mẹ và các bà mẹ khác. Do đó, mẹ nên tránh sử dụng các loại sản phẩm gây mùi quá mức nhằm giúp bé cảm nhận mùi tốt hơn.

Trẻ 6 tháng tuổi:

  • Mùi thơm và vị thức ăn sẽ quyết định bé có ăn món đó hay không. Nếu thích bé sẽ chỉ tay, mỉm cười, hoặc tạo ra âm thanh
  • Sở thích ăn uống của bé có thể có nhiều đặc điểm giống của mẹ. Điều này có thể là do bé đã quen với mùi món ăn mẹ thích khi mang thai.

Trẻ từ 12 tháng tuổi:

  • Đến giai đoạn này, các giác quan của bé dần rõ hơn. Bé đã có một danh sách các món ăn yêu thích cho riêng mình. Vậy nên, mẹ hãy tôn trọng quyết định của con yêu nhé.
  • Khứu giác của bé sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi được 8 tuổi.

[inline_article id=103718]

III. Mẹ hỗ trợ gì để giúp phát triển các giác quan của bé?

1. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển thị giác?

Thị giác trẻ sơ sinh phát triển đồng nghĩa với việc trí não phát triển. Vì thế, mẹ hãy giúp con nhận biết về thế giới xung quanh qua đôi mắt bé nhỏ của mình:

Cho bé nhìn các chấm tròn đen trắng: 

  • Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh dù không thể phân biệt màu sắc nhưng lại đặc biệt yêu thích các chấm tròn đen trắng. Vì thế, mẹ nên cho bé chơi các đồ chơi, sách ảnh có độ tương phản màu sắc như đen, trắng

Biểu cảm gương mặt của mẹ: 

  • Suốt quá trình phát triển thị giác, khuôn mặt mẹ chính là yếu tố kích thích thị giác tốt nhất cho bé. Chính vì thế, mẹ đừng ngại tạo biểu cảm nhiều nét mặt khác nhau như làm mặt hề cho bé xem nhé.

Kích thích bé phối hợp tay – mắt: 

  • Đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, xe đẩy là sự lựa chọn tốt cho bé từ 6 tháng tuổi, bởi bé thích nhìn những vật chuyển động trước mắt mình, thậm chí với tay để nắm bắt. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé.

Hỗ trợ thị giác bằng thực phẩm hằng ngày:

  • Việc bé thưởng thức món ăn có màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau sẽ có lợi cho sự phát triển thị giác. Thông qua đó, bé biết nhận diện màu sắc, hình dạng tốt hơn.

2. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển xúc giác?

Phát triển xúc giác của bé qua trò chơi

Mẹ luôn thắc mắc làm thế nào để một trong số các giác quan của bé như xúc giác có thể phát triển tốt từ khi con còn nhỏ. Dưới đây, một số cách có thể giúp ích cho mẹ:

Cho bé tiếp xúc các loại đồ chơi khác nhau: 

  • Mẹ cho bé chơi các loại đồ chơi với nhiều kiểu dáng và tính chất khác nhau, có tiếng động, phù hợp với lứa tuổi.
  • Khi bé lớn hơn chút, mẹ có thể cho bé chơi với cát, đất sét hoặc nước để giúp bé khám phá, cảm nhận được độ mềm cứng của vật.

Cho bé tiếp xúc với thức ăn:

  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy để con tiếp xúc và chơi với thức ăn. Hành động này sẽ cho trẻ có cơ hội sử dụng các ngón tay để tiếp xúc cảm nhận món. 

Mát-xa cũng là một cách giúp bé phát triển:

  • Mát-xa mang lại sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé. Biện pháp này có tác dụng tốt đối với tất cả trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh non và nhẹ cân.
  • Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến phản ứng của bé trước các kiểu chạm, để biết cảm xúc của bé với chúng. Từ đó đưa ra cách làm dịu phù hợp hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trò chơi cho bé sơ sinh phát triển giác quan

3. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển thính giác?

Thính giác là một giác quan nhạy cảm và cần được kích thích một cách nhẹ nhàng nếu mẹ không muốn gây ảnh hướng không tốt đến các giác quan của bé.

Cho bé khám phá âm nhạc: 

  • Mẹ chọn các bài hát có tiết tấu sinh động phù hợp với trẻ hoặc hát cho con nghe khi rảnh rỗi sẽ giúp con nghe tốt hơn. Đồng thời, chỉ ra nhịp điệu của đồng hồ tích tắc và âm thanh của chuông gió cũng là cách giúp con phát triển thính giác.

Nói chuyện kết hợp đọc sách:

  • Bắt đầu từ khi bé mới sinh. Lắng nghe giọng nói của cha mẹ sẽ giúp thính giác của bé phát triển kỹ năng về các nhịp điệu của ngôn ngữ

Thay đổi cao độ âm thanh:

  • Mẹ thay đổi cao độ của giọng nói, sử dụng trọng âm, cách hát và phát âm sẽ làm cho mối liên kết âm thanh giữa cha mẹ và em bé trở nên sôi động hơn.
  • Thêm nữa, cha mẹ càng nói và đọc cho trẻ nghe nhiều, bé càng học được nhiều âm hơn từ đó lắng nghe rõ hơn từng từ.

4. Mẹ làm gì để hỗ trợ vị giác – một trong các giác quan của bé phát triển?

  • Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho em bé thử nhiều loại thức ăn xay nhuyễn có vị ngọt tự nhiên khác nhau như: cà rốt, khoai tây… khi bé quen dần cách ăn, mẹ mới cho con ăn các món ăn mới.
  • Tốc độ cảm nhận thức ăn của bé khác với người lớn. Do đó, hãy để bé từ từ làm quen với các món ăn. Ban đầu đối với một số vị, mẹ có thể để bé nếm rồi nhả ra, lâu dần bé sẽ quen và tự tin hơn khi thử nhiều món.
  • Mẹ không nên cho muối và đường vào thức ăn của bé. Vì lúc này, thận của bé chưa sẵn sàng để lọc các loại thức ăn chứa 2 loại gia vị này. 

5. Mẹ làm gì hỗ trợ phát triển khứu giác cho con?

Phát triển khứu giác cho bé

  • Tăng cường những hành động âu yếm, nâng niu con hàng ngày nhằm giúp con phát triển khứu giác.
  • Theo bác sĩ nhi khoa mẹ hãy thử cho bé làm quen với mùi hương đặc trưng của mẹ như tinh dầu, kem dưỡng ẩm… nếu muốn bé nhận biết mẹ thông qua mùi đó.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều mùi hương tự nhiên quen thuộc như mùi thức ăn , chăn nỉ, gối, … nữa nhé. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sự phát triển các giác quan của bé 1 – 2 năm tuổi

Giai đoạn phát triển các giác quan của bé sơ sinh rất cần thiết và quan trọng, cha mẹ cần theo dõi sự thay đổi của bé thường xuyên để biết được con mình đang phát triển như thế nào, nhằm có phương pháp chăm sóc phù hợp hơn cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần chỉ khoảng từ 5 đến 15 phút) hoặc kích thích quá mạnh so với tốc độ phát triển của bé để tránh ảnh hưởng tới một trong các giác quan của bé, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Suy dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi: Những điều mẹ cần biết!

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2019 cho thấy hơn ⅔ trẻ từ 6-23 tháng tuổi không được ăn đầy đủ các bữa tối thiểu trong 1 ngày. Đồng thời, 14% số trẻ không tiêu thụ đủ chất sắt cần tiêu thụ khiến bệnh còi xương, chậm tăng cân càng đáng báo động hơn bao giờ hết. Do đó, mẹ nên trang bị thêm kiến thức về cách lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi để con phát triển bằng bạn bè mẹ nhé.

Vì sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

Vậy nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi là gì? Có 4 nhóm nguyên nhân chính khiến cân nặng của trẻ đứng yên trong thời gian dài. Đó là do:

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên/ Cai sữa quá sớm: Không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm là nguyên do khiến trẻ chậm cân, còi xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc trẻ không bú mẹ từ sớm có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Trẻ thiếu một trong những chất cần thiết: Việc thiếu vitamin D, A, protein, kẽm, chất sắt… đối với trẻ từ khi còn nhỏ cũng là một trong nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Vì các vitamin thiết yếu có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trong quá trình lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ có thể chưa bao gồm đủ hàm lượng các chất này.
  • Ăn dặm chưa khoa học: Mẹ cho con ăn dặm các món như sữa chua, phô mát quá sớm (trước 6 tháng) thay cho sữa mẹ hoặc kiêng ăn dặm (ngũ cốc, rau củ quả hầm,…) khi trẻ bị bệnh cũng làm cho trẻ trở nên chậm lớn. 

2. Yếu tố thuộc về cơ địa của bé

  • Cơ thể hấp thụ dinh dưỡng thấp: Trẻ bị các bệnh về tiêu hóa và hô hấp nhiều lần  làm con chán ăn, bỏ bữa dẫn đến không hấp thu được nhiều, kể cả khi bé đang ăn theo thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Bé lười ăn, ham chơi: Khi bắt đầu ăn dặm, bé đôi lúc sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và lười ăn. Mặt khác, trong một số gia đình, người lớn có xu hướng bế rong hoặc cho con coi truyền hình nhằm tạo động lực giúp con ăn nhanh. Tuy nhiên, thói quen không tốt đó không những làm trẻ mất sự chủ động trong việc ăn, mà dần dà khiến con ăn kém hơn, cơ thể cũng không hấp thu được dinh dưỡng tốt.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Trẻ suy dinh dưỡng đôi khi không phải do thiếu ăn các mẹ ơi!

3. Yếu tố gia đình

  • Mẹ không linh hoạt các món ăn cho bé: Bé hơn 6 tháng tuổi mà chỉ bú sữa mẹ, bé không được tập ăn dặm thêm các chất như bột, rau xanh, trái cây, đạm và đặc biệt là chất béo. Hoặc thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi kém đa dạng nguyên liệu là các nguyên nhân khiến bé ngán ăn, bỏ bữa.
  • Điều kiện kinh tế gia đình: Trẻ sống trong các gia đình đông con, kinh tế thấp, nhất là sống những nơi có vệ sinh kém và dịch vụ y tế không phát triển sẽ có khả năng mắc suy dinh dưỡng cao hơn hẳn với những khu vực lân cận.

Mức cân nặng nào là trẻ suy dinh dưỡng?

cân nặng trẻ sơ sinh thế nào là suy dinh dưỡng

Để lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi khoa học theo từng giai đoạn phát triển của con. Mẹ cần nhận biết con có đang bị chậm tăng cân hay không.

  • Cụ thể, cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3 kg, chiều cao khoảng 50 cm. Nếu chỉ nặng dưới 2,5 kg thì thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai.
  • Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới sinh là 2,8kg – 3kg. Con trai nặng hơn con gái, con thứ 2 trở đi thường nặng hơn con đầu lòng.
  • Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong năm đầu tiên: 3 tháng đầu bé sẽ tăng 1kg – 1,2kg/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng 500 – 600g/tháng và 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300 – 400g/tháng. 
  • Cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi khi được 4-5 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi tròn 1 tuổi, tức rơi vào khoảng 9 – 10kg.
  • Từ năm thứ 2 trở đi, cân nặng tăng chậm hơn, mỗi năm trung bình bé chỉ tăng 2kg – 3kg là đạt chuẩn.
  • Có thể ước tính cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi theo công thức: Cân nặng (kg) = 9 + 2 (N – 1). Trong đó, N là tuổi của trẻ tính theo năm.

Khi so sánh cân nặng của con với biểu đồ phát triển mà mẹ thấy trong 2 đến 3 tháng liền trẻ chững cân thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế hoặc dinh dưỡng, các chuyên gia tìm nguyên nhân, hướng điều trị và sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi phù hợp với bé.

Những yếu tố giúp trẻ tăng cân mẹ không nên bỏ qua

Bên cạnh việc lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, có những yếu tố khác cũng hỗ trợ giúp trẻ tăng cân mà mẹ có thể tiến hành ngay tại nhà.

1. Sữa mẹ

  • Đối với trẻ sơ sinh chậm lớn, cách giúp bé tăng cân nhanh nhất và tốt nhất chính là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa canxi và chất béo cao, là thành phần giúp xương chắc khỏe và tăng cân nặng. 
  • Dù là trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng mẹ cũng đều nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

2. Chăm chút giấc ngủ cho trẻ

  • Ngoài một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cho bé ngủ đủ giấc là một trong những cách giúp trẻ mau tăng cân. Trẻ sơ sinh thường sẽ cần ngủ khoảng 16-17 tiếng mỗi ngày và bé chỉ thức khi bú và đi vệ sinh. 
  • Bên cạnh đó, một chỗ ngủ êm ái, yên tĩnh cũng sẽ là phương pháp tốt kích thích bé ngủ ngon hơn cả về ban ngày lẫn ban đêm.

3. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết:

  • Trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, vitamin D và protein. Một số thực phẩm tốt cho chiều cao và cân nặng của con là: sữa, đậu nành, trứng, cà rốt,…

[inline_article id=185425]

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi:

1. Thực đơn ăn dặm cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi: trẻ từ 6 – 12 tháng

  • Lượng thức ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé ăn dặm:
    • Cho trẻ ăn cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ 
    • Nếu bé không thích ăn cháo trộn sữa thì mẹ dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày
    • Với trẻ ăn ít, mẹ có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn. Ví dụ: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột)

2. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Trẻ từ 13 – 24 tháng

  • Thời gian biểu và lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho con:
    • 6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
    • 9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
      • Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
      • Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
      • Dầu oliu: 10ml (2 thìa cà phê)
      • Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
    • 12h: Sữa: 200ml
    • 14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
    • 17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. 

[inline_article id=137592]

3. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Trẻ 25 – 36 tháng

  • Thời gian biểu và lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho con:
    • 7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
    • 11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
      • Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu: 5g
    • 14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
      • Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
      • Dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
    • 17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
    • 20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
      • Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
      • Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ

Với thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi như trên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm là bé không những ăn ngon miệng món ăn mẹ nấu mà còn tăng cân nhanh chóng nữa đó. Con yêu ăn no, ngủ kỹ mẹ an tâm về mọi mặt!