Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Khó khăn khi cầm nắm vật

Sự phát triển của trẻ và dấu hiệu khó khăn khi cầm nắm vật
Việc cầm nắm, sử dụng các đồ vật như bút chì, bàn chải đánh răng, muỗng có liên quan đến một loạt các nhóm cơ, kỹ năng bao gồm sức mạnh thể lực, độ khéo léo, thị lực và định hình các cử động.

Kỹ năng cầm nắm của bé thường tốt hơn vào thời điểm khoảng 18 tháng tuổi. Sau thời điểm đó, nếu bé vẫn gặp khó khăn khi nắm đồ vật hoặc không thể xếp ba bốn khối gạch chồng lên nhau, đây là tình trạng đáng lo ngại.

Nguyên nhân khó khăn khi cầm nắm vật 
Bé có thể chậm phát triển một số kỹ năng vận động nhất định vì nhiều lý do, nhưng lý do chính là vì bé không thực hành đầy đủ. Khi được 10 tháng tuổi, bé đã có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để cầm những miếng bánh nhỏ cho lên miệng. Kỹ năng cầm nắm chưa tốt có thể là do bé chưa có cơ hội thực hành hoặc không được khuyến khích phát triển kỹ năng này vì luôn có người kế bên đút cho bé ăn.

Sự phát triển của trẻ mầm non: Khó khăn khi cầm nắm vật
Phần lớn các trường hợp cầm nắm vật không chặt chỉ là tạm thời trong sự phát triển của trẻ và sẽ cải thiện nếu được tập luyện

Một lý do khác cản trở khả năng cầm nắm là vì thị lực kém khiến bé không nhìn rõ đồ vật. Chậm phát triển kỹ năng vận động cũng có thể có mối liên hệ với chậm phát triển tâm thần hoặc có vấn đề về thần kinh, nhưng khả năng này khá thấp.

Giải pháp điều trị khó khăn khi cầm nắm vật
Các phương pháp trị liệu chú trọng vào kỹ năng vận động sẽ giúp ích cho các bé chậm phát triển trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cố gắng khuyến khích bé năng vận động tại nhà nhiều hơn. Đây là điều rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu có vấn đề về thị giác, bé có thể cần được đeo kính.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Cơ bắp mềm và lỏng lẻo

Dấu hiệu giảm trương lực cơ
Nếu cơ bắp của bé trông lỏng lẻo và yếu ớt và khi dùng tay nhấc bé từ dưới nách có cảm giác như bé đang trượt khỏi tầm tay, bé có thể mắc phải chứng giảm trương lực cơ, trương lực cơ yếu. Các triệu chứng của trương lực cơ yếu xuất hiện rõ ràng khi bé lên 2 như không đi được loại xe 3 bánh cho trẻ em, gặp vấn đề về giữ thăng bằng, phản ứng chậm, di chuyển không linh hoạt, sức mạnh cơ bắp yếu…

Nguyên nhân giảm trương lực cơ
Những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra tình trạng giảm trương lực cơ là hội chứng Down hay loạn dưỡng cơ và sẽ được chẩn đoán khi bé bước vào thời kỳ tập đi. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là trương lực cơ yếu bẩm sinh lành tính, về cơ bản đây không phải dấu hiệu cho sự chậm phát triển. Các bé mắc phải tình trạng này thường gặp khó khăn khi nhảy hoặc leo trèo, nhưng sẽ cải thiện theo thời gian.

Giải pháp điều trị giảm trương lực cơ
Để tăng sức mạnh và sức chịu đựng cho các cơ cũng như chống lại khả năng cơ bị suy giảm chức năng, bé sẽ cần tập luyện thường xuyên như tham gia lớp thể dục dụng cụ hay bơi lội. Mặc dù các bé có trương lực cơ yếu không mạnh khỏe và khéo léo như các bạn đồng trang lứa nhưng việc tăng cường tập luyện trương lực cơ sẽ giúp bé thành thạo những kỹ năng thể chất sau này như đi xe đạp hay leo trèo qua các thanh xà.
dieu tri truong luc co 1

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Vì sao bé hay đi nhón gót?

Dấu hiệu trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Hầu hết các bé thỉnh thoảng đi nhón gót khi chơi đùa, ví dụ trong các trò chơi cần di chuyển thật khẽ, bé sẽ vịn vào đồ đạc trong nhà và di chuyển bằng các đầu ngón chân. Một số bé cũng thích đi nhón gót tới lui vì cảm thấy như thế thật khác biệt và thú vị. Nói chung, việc các bé dưới 2 tuổi đi nhón gót chân không phải vấn đề đáng lo ngại và thường sẽ không trở thành thói quen lâu dài.

Tuy nhiên, nếu bé có một vài trong các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra:

  • Hầu như chỉ đi bằng đầu ngón chân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Thiếu sự phối hợp giữa các chi
  • Đi đứng một cách vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch
  • Có bất thường trong sự phát triển kỹ năng vận động, ví dụ như bé không thể cài nút áo của mình
  • Đứng không vững khi đi chân trần
  • Mất đi các kỹ năng vận động đã có
Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Đi nhón gót có thể là dấu hiệu của bại não
Đi nhón gót có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thể chất, trong đó có bệnh bại não

Nguyên nhân trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Nếu bé con của bạn luôn đi theo kiểu nhón gót, bé có thể gặp vấn đề về thể chất chẳng hạn như bẩm sinh gân achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Điều này sẽ làm cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, một tình trạng của bệnh bại não.

Có nhiều loại bại não và phổ biến nhất là bại não thể co cứng, có nghĩa là các chi bị co cứng, cử động khó khăn. Trẻ em sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn các bé sinh đủ tháng do sinh non có thể bị xuất huyết trong não, gây tổn thương các bộ phận điều khiển hoạt động của não. Đôi khi người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian người mẹ mang thai cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não. Đôi khi trẻ sinh non phát triển một tình trạng gọi là nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất gây tổn thương những dây thần kinh điều khiển sự vận động.

Bé đi nhón gót cũng có thể do mắc phải hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não, trong đó các gân Achilles của bé rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Nếu nguyên nhân làm bé đi nhón gót xuất phát từ những tổn thương não, tình trạng này thường xuất hiện cùng với sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bệnh tự kỷ. Vì vậy, nếu bé xuất hiện các vấn đề này cùng lúc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bác sĩ xác định bé không bị bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạng đi nhón gót tự phát. Điều này có nghĩa là không xác định được nguyên nhân và việc bé đi nhón gót chỉ là do thói quen.

Giải pháp điều trị việc bé đi nhón gót chân
Viiệc bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạngp sệc vì v bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vậu khi bé đi nhón gót chân quen.

Nếu bé có vấn đề về thể chất, ví dụ như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu với vật lý trị liệu trong đó bao gồm kéo co giãn. Bác sĩ sẽ cho bé mang một dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, đây là một giá đỡ bằng nhựa với trọng lượng nhẹ ôm theo mặt sau của chân và giữ bàn chân ở một góc 90 độ. Bé sẽ cần mang dụng cụ này cả ngày và đêm cho đến khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót. Tất nhiên, bạn có thể tháo nó ra khi tắm bé hoặc khi bé thực hành các bài tập tăng cường. Một số ít trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Nếu nguyên nhân sâu xa của tình trạng đi nhón gót là do bệnh bại não hoặc tự kỷ chứ không phải là do vấn đề về thể chất, các liệu pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những yếu tố cơ bản. Trong trường hợp đó, bước đầu tiên để xác định hình thức điều trị mà bé cần là đánh giá lại quá trình phát triển của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý

Không có gì lạ nếu các bé tuổi tập đi thích được vận động, đây là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ không bình thường nếu bé vận động quá mức như liên tục cựa quậy và nói chuyện hoặc chuyển động mà không tự chủ, những cử động không chủ ý lặp lại nhiều lần.

Ở độ tuổi này rất khó để xác định như thế nào là “quá mức”, nhưng nếu cảm thấy lo lắng khi bé hoạt động không ngừng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi. Đặc biệt là những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách bất thường như run, máy giật, cơ thỉnh thoảng lại giật một cách tự phát, nhất là ở mặt, động kinh hoặc nhăn mặt đều cần được sự chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp.

Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý

Liên tục di chuyển hoặc cựa quậy ở trẻ em có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, dấu hiệu lâm sàng củabệnh ADHD lại khá tương đồng với các hành vi tự nhiên của bé ở tuổi tập đi như loay hoay, thích chạy và leo trèo hay vội vàng…Do đó, rất khó chẩn đoán chính xác ADHD cho đến khi bé đã đến tuổi đi học. Bên cạnh đó, tật máy giật và động kinh cũng có thể được gây ra bởi một loạt các hoạt động thần kinh và cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ

Giải pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Khi bé ở tuổi đi học được chẩn đoán mắc phải tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý, ba mẹ sẽ cần cùng với bác sĩ xây dựng một kế hoạch để giúp cho bé hoạt động tốt ở trường, ở nhà, bao gồm các phương pháp trị liệu dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bé còn ở tuổi tập đi, đây lại là một vấn đề khác.

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rất khó để chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bé mầm non vì khó nhận biết bé có triệu chứng bệnh hay chỉ là hành vi bình thường của lứa tuổi

Như đã nói ở trên, việc bé quá hiếu động và thiếu chú ý trong hoạt động hàng ngày là bình thường ở độ tuổi của bé, do đó, ngay cả khi gia đình bạn có người từng bị bệnh ADHD, bạn có thể cảm thấy nghi ngờ nhưng chưa đến lúc để chẩn đoán hội chứng này ở một đứa trẻ còn chập chững.

Nếu bé quá hiếu động, ba mẹ có thể sẽ cần được tư vấn về việc quản lý hành vi của bé hoặc đơn giản là nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp nghi ngờ bé gặp vấn đề về thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thần kinh của bé, có thể bao gồm chụp cộng hưởng từ MR và việc điều trị sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tập cho bé tự ngủ: Bí quyết “không nước mắt”

Bí quyết tập cho bé tự ngủ “không nước mắt”

Khuyến khích bé ăn nhiều cữ trong ngày. Bằng cách này, bé có thể học được rằng ban ngày là để ăn, ban đêm là để ngủ. Đây là bước dạo đầu để tập cho bé tự ngủ. Việc cho ăn nhiều vào ban ngày còn giúp bé ít bị đói vào ban đêm, một trong những lý do khiến bé thức dậy nhiều lần.

Lập thời gian biểu cho giấc ngủ trưa của bé. Khi đã quen với giờ giấc ngủ ban ngày, bé cũng sẽ điều chỉnh được giấc ngủ ban đêm.

Đặt bé vào giường sớm, khoảng 18h30 hoặc 19h. Đừng nghĩ rằng để bé thức khuya, bé sẽ ngủ sâu hơn. Cách này chỉ làm bé mệt mỏi, càng thêm khó ngủ. Ngược lại, nếu bé đi ngủ sớm hơn có thể sẽ ngủ lâu hơn.

Thay đổi từ từ thói quen của bé trong quá trình tập cho bé tự ngủ. Nếu bé thường đi ngủ trễ, đừng đột nhiên thay đổi giờ ngủ của bé từ 21h30 thành 19h. Hãy cho bé ngủ sớm hơn một chút vào mỗi tối cho tới khi bạn đạt tới giờ mà được cho là tốt nhất cho bé.

Tập cho bé tự ngủ: Bí quyết “không nước mắt”
Nếu muốn tập cho bé tự ngủ với phương pháp không nước mắt, bạn cần xác định rằng sẽ phải tốn khá nhiều thời gian

Tìm một lịch trình đi ngủ có thể xoa dịu bé và bám sát nó, ví dụ như tắm, sau đó là đọc sách, tiếp theo là hát ru và sau đó là ngủ và tối nào cũng giống như thế.

Phát triển một số từ cốt yếu để ra hiệu cho bé đó là giờ ngủ. Có thể đơn giản là âm thanh “suỵt” hoặc một câu nói êm dịu như: “Đã đến giờ ngủ rồi con yêu”. Lặp lại âm thanh hoặc câu nói đó khi bạn đang dỗ bé ngủ hoặc dỗ bé ngủ lại. Bé sẽ liên hệ từ đó với giờ ngủ.

Tạo một môi trường ngủ thoải mái phù hợp với bé. Một số bé cần yên tĩnh và bóng tối hơn những bé khác. Bạn có thể thu những bài nhạc nhẹ hoặc những âm thanh tự nhiên như tiếng nước hồ cá, cho bé nghe khi ngủ để xoa dịu bé. Bạn cũng cần chú ý xem chỗ nằm của bé có đủ ấm áp, thoải mái không, đặc biệt là tấm lót đó không được nhăn nhúm. Các bé sơ sinh có thể ngủ ngon hơn khi được bọc tã. Không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé hoặc để nhiệt độ phòng quá cao, có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Không phải lúc nào cũng cần phản ứng với những tiếng động do bé tạo ra. Bạn cần phân biệt giữa tiếng khóc và tiếng thút thít khi ngủ. Bạn có thể đợi bên ngoài một vài phút xem bé có đang khóc không. Như thế, bạn sẽ không làm phiền  nếu bé vẫn đang ngủ hay chỉ đang lớ mớ.

Tập cho bé tự ngủ mà không để bé khóc có thật sự hiệu quả?
Không phương pháp tập  cho bé tự ngủ nào có hiệu quả với tất cả các bé. Thậm chí nếu phương pháp hợp với bé ở giai đoạn hiện tại không có nghĩa nó hiệu quả khi lớn hơn. Bạn phải hiểu rõ bé, linh động tìm xem phương án nào thích hợp.

Phương pháp tập cho bé tự ngủ “không nước mắt” có thể phải mất thời gian hơn một chút so với phương pháp “để bé khóc”. Đó là điều chắc chắn, nhưng về lâu dài, nó ít gây tổn thương cho bé và có thể là cho cả ba mẹ hơn.

Một sự thật không thể chối cãi là chúng ta không thể thay đổi thói quen thích ngủ lúc nào thì ngủ và thích thức dậy nhiều lần trong đêm của bé thành thói quen đi ngủ đúng giờ, tự mình ngủ mà không có một trong hai thứ là nước mắt và thời gian.

Phương pháp tập cho bé tự ngủ mà không phải khóc có thể phù hợp với bạn. Nếu bạn thấy phương pháp này không hiệu quả, có thể phải thử phương pháp “để bé khóc”.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tập nói: 3 cách đơn giản

Dạy bé tập nói: Kể lại những gì xảy ra trong ngày
Với một đứa bé mới biết đi, mỗi ngày là một cuộc phiêu lưu. Chuyện bé theo bà đi chợ mua táo, theo anh đi ra công viên, hay bé ngồi xem chị giúp việc phơi quần áo đều có thể là đề tài thú vị. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ba mẹ nên dành thời gian hỏi chuyện về những việc xảy ra trong ngày. Nếu bé chỉ mới nói được từ đơn hoặc từ đôi, bạn có thể hỏi bé những câu hỏi cụ thể. Chẳng hạn bé nói rằng bé đã đến khu trò chơi ở công viên, bạn có thể biết thêm chi tiết bằng cách hỏi những câu như: “Ai đưa con ra đó? Con chơi với ai? Con thích nhất trò chơi nào?”. Chú ý chọn các câu hỏi để bé trả lời càng nhiều từ càng tốt. Cách này đặc biệt có ích với các bậc phụ huynh gửi con ở nhà trẻ vì không chỉ dạy bé tập nói mà ba mẹ còn có thể biết được các hoạt động ở lớp của con.

Dạy bé tập nói: 3 cách đơn giản
Khi dạy bé tập nói, ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, đừng nên đặt yêu cầu quá cao với bé

Dạy bé tập nói: Tạm ngừng khi kể chuyện
Sau khi đã kể cho bé nghe chuyện Rùa và thỏ đến lần thứ 100, bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi biết bé đã thuộc lòng câu chuyện. Đây là lúc cho bé cơ hội tỏa sáng đồng thời dạy bé tập nói bằng cách kể cho bé nghe một trong những câu chuyện mà bé thích nhất, rồi thỉnh thoảng tạm ngưng đọc để bé có thể “điền vào chỗ trống”. Nếu cần, bạn có thể nhắc bé và yêu cầu bé lặp lại theo bạn. Mỗi lần kể chuyện hãy ngừng ở những chỗ khác nhau để bé có thể luyện phát âm từ mới.

Dạy bé tập nói: Nói chuyện qua điện thoại
Hầu hết các bé đều tỏ ra rất thích thú với điện thoại trước cả khi bé biết nói. Vì thế, đây là một vật dụng rất hay để “dụ” bé nói chuyện. Khi bạn bè hoặc người thân gọi điện đến thăm hỏi, bạn nên để bé cầm máy một lát vì lúc nói chuyện điện thoại, bé không thể sử dụng các ngôn ngữ hình thể nên bé sẽ phải cố gắng để phát âm và nói. Khi bé bắt đầu tỏ ra bực bội vì không diễn đạt được ý mình với người bên kia đầu dây, bạn có thể giúp bé. Nếu người đối thoại là người thân, bạn có thể nhờ người đó hỏi bé những câu đơn giản. Nếu bé không trả lời, bạn có thể dẫn dắt bé bằng những câu như: “Con có thể cho ngoại biết trưa nay con ăn gì hay không?” hoặc: “Con nói cho dì út biết là con rất thích cái váy dì út may cho được không?” …

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tập nói: Bí quyết cho mẹ

Dạy bé tập nói bằng các trò chơi về từ ngữ
Học nói sẽ thú vị hơn nếu đó là một trò chơi. Trẻ nhỏ rất thích hỏi và được hỏi: “Cái gì đây?”. Khi bạn và bé đến một nơi nào đó mới mẻ với bé như quán cà phê, sân bay, cửa hàng, nên chỉ vào thứ gì đó và hỏi: “Cái gì đây con?”. Để bé luôn hứng thú, bạn nên bắt đầu bằng những thứ bé đã biết như con mèo, bánh quy rồi thỉnh thoảng lại chen vào những vật mà bé chưa biết tên. Nếu bé không biết, bạn có thể nói thầm vào tai bé để bé nói to lên, sau đó cho bé biết vật đó là gì và dùng để làm gì: “Đó là cây dù. Chúng ta dùng dù để che mưa cho đầu khỏi ướt”.

Khi bé lớn hơn, bạn có thể dạy bé tập nói với những trò phức tạp hơn một chút, ví dụ như trò “Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Bạn bắt đầu bằng cách kể cho bé nghe một câu chuyện. Khi câu chuyện đã lên đến cao trào, hãy để bé kể tiếp phần còn lại. Nếu bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để diễn đạt các chi tiết cụ thể, bạn có thể giúp bé bằng cách hỏi những câu hỏi mang tính dẫn dắt như: “Con nghĩ cún con có chạy đi không?”. Khi hai mẹ con đã đồng ý về hướng đi tiếp theo của câu chuyện, bạn có thể hỏi bé thêm các chi tiết như: “Con nghĩ cún con sẽ đi đâu?” hoặc: “Cún sẽ đi với ai?”.

Dạy bé tập nói: Bí quyết cho mẹ
Ba mẹ nên tận dụng mọi khoảng thời gian có thể khi ở nhà và ra ngoài để dạy bé tập nói

Cho bé tham gia thảo luận để dạy bé tập nói
Trẻ con không chỉ thích nghe chuyện của người lớn mà còn thích được góp ý kiến nữa. Nói cách khác, đừng cho rằng những chuyện người lớn nói chỉ như gió thổi qua tai vì bé hiểu được nhiều hơn bạn tưởng. Ví dụ: nếu vợ chồng bạn đang chọn màu để sơn lại phòng tắm, nên hỏi bé những câu liên quan đến vấn đề này: “Tường của phòng tắm có màu gì nhỉ? Chúng ta nên sơn tường phòng tắm màu gì thì đẹp?”. Dù ý kiến của bé không được chọn, việc phát biểu ý kiến cũng rất có lợi cho quá trình dạy bé tập nói.

Quay phim bé
Hầu hết các bé đều thích biểu diễn trước ống kính máy quay. Bạn thử bật máy quay và hô to: “Bắt đầu diễn” để xem bé phản ứng như thế nào. Một số bé không cần khuyến khích mà có thể bắt đầu diễn xuất ngay. Nếu bé không chủ động, bạn có thể hướng dẫn bé một chút bằng cách hỏi các câu hỏi giống như phỏng vấn trên tivi. Sau đó bạn cho bé xem lại đoạn phim vừa quay sẽ khiến bé thêm hứng thú để tiếp tục trò chơi. Khi đã nhìn thấy hình ảnh và nghe thấy âm thanh của mình, bé sẽ tỏ ra hào hứng và muốn biểu diễn thêm lần nữa.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mất ngủ ở bà bầu trong 3 tam cá nguyệt và cách khắc phục

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

1. Không thoải mái khi ngủ

Thời gian này ngực bạn trở nên nhạy cảm, vì thế có thể khiến bạn khó tìm được tư thế ngủ thoải mái, là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khi mang thai, đặc biệt nếu bạn quen ngủ sấp.

Giai đoạn đầu của thai kỳ là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu tập ngủ nghiêng bên trái. Tư thế ngủ này giúp máu, dưỡng chất lưu thông tới thai nhi và tử cung tốt hơn. Cách này cũng giúp bạn bớt cảm thấy mắc đi tiểu hơn.

bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Tư thế ngủ nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai

2. Buồn ngủ suốt ngày

Khi mới mang thai, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone tăng cao đột ngột. Progesterone là một loại hormone giúp điều chỉnh khả năng sinh sản của phụ nữ, khi lượng pregesterone nhiều cũng có thể khiến bạn uể oải và khiến một ngày làm việc bình thường của bạn như là chạy marathon. Bạn có thể cảm thấy hết năng lượng đến nỗi tưởng mình đang bị bệnh hay cảm cúm.

Không chỉ vậy, progesterone có thể khiến bạn khó ngủ buổi tối, vì thế bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày. Tất cả những việc bạn có thể làm là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cố gắng chợp mắt bất cứ khi nào có thể bạn nhé.

3. Mắc tiểu liên tục và thường xuyên

Tử cung phát triển tạo áp lực lên bọng đái khiến bạn mắc tiểu hơn so với bình thường. Nếu bạn mệt vì việc đi vệ sinh thường xuyên, nên uống ít nước lại vào cuối giờ chiều và tối.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây nên tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu như hay nằm mơ, buồn nôn, đói bụng thường xuyên…

4. Có nên lo lắng vì tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu?

Đừng quá lo lắng nếu bạn thức dậy thường xuyên vào ban đêm và cảm thấy kiệt sức suốt cả ngày vì không chỉ mình bạn gặp phải tình trạng này.

Hơn một nửa phụ nữ khi mang thai không cưỡng lại việc chợp mắt trong giờ làm việc ít nhất một lần trong tuần và 60% ngủ ngày ít nhất một ngày cuối tuần.

Giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ rất mệt mỏi, vì thế bạn nên lắng nghe cơ thể để có thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

1. Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến người mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi, vì thế bạn thường thức giấc nửa đêm ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Đến giai đoạn này, lượng hormone trong cơ thể tăng chậm lại, vì thế bạn có thêm năng lượng và ngủ tốt hơn so với thời gian vừa qua. Cảm giác ốm nghén cũng có thể kết thúc ở giai đoạn này.

2. Làm sao để cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa?

Cố gắng tập thói quen ngủ tốt cho thai kỳ trong giai đoạn này vì bạn không còn gặp chứng mất ngủ như ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của thai kỳ.

Nên chuyển sang nằm nghiêng, nếu trước đây bạn ngủ ở tư thế khác, và tập những thói quen tốt ngay bây giờ để giúp bạn cảm thấy khỏe hơn trong những tháng sắp tới. Những thói quen tốt có thể là tuân theo một kế hoạch nghỉ ngơi trước giờ ngủ, ngủ đúng giờ và không để tivi trong phòng ngủ.

3. Đã đến lúc bắt đầu tập thể dục

Đây cũng là thời điểm tốt để bắt đầu việc tập thể dục thường xuyên vì bạn đang cảm thấy khỏe hơn và có giấc ngủ ngon. Luyện tập thể dục thể thao giúp bạn tăng cường thể chất, tinh thần, giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Tuy nhiên, tập thể dục quá sát giờ ngủ có thể khiến bạn tỉnh táo, vì thế nên tập sớm và dành cho mình một ít thời gian nghỉ ngơi vào cuối ngày.

Mất ngủ khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai
Tập thể dục không chỉ cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai mà còn giúp bạn sinh con dễ dàng hơn

4. Làm sao để giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa?

Những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ có thể là tiếng ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ, chuột rút, chân mất cảm giác và các giấc mơ thường xuyên.

Nếu bạn khó ngủ khi mang thai, đừng ngại chia sẻ chuyện đó với bác sĩ. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn những liệu pháp an toàn trong suốt thời gian thai kỳ.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối

Đây là lúc tình trạng mất ngủ khi mang thai trở nên nặng nề nhất. Các nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ của những bà mẹ tương lai thời kỳ này tệ hơn so với hai thời kỳ đầu mặc dù sau khi sinh xong, nghĩ lại bạn có thể thấy thời kỳ này chỉ là chuyện nhỏ.

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối và cách khắc phục 

Không cảm thấy thoải mái

Trong tam cá nguyệt thứ 3, bụng bạn đã quá to để có thể nằm thoải mái. Giai đoạn này, bạn không thể nằm ngửa vì sẽ khó thở. Do đó, hãy nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn bên phải. Bạn cần có gối chêm đỡ bụng, chân. Sẽ có những lúc bạn không thể ngủ nằm, khi đó hãy ngồi ngủ, nếu cách này làm bạn thấy dễ thở hơn.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối sẽ trầm trọng hơn nhưng bạn nên tự an ủi rằng tất cả những mệt mỏi này sắp kết thúc

Liên tục mắc tiểu

Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, bạn cảm thấy như thể là bạn ở trong nhà vệ sinh nhiều hơn ở bên ngoài và bây giờ cảm giác đó đang quay trở lại. Bây giờ em bé trong bụng đang tạo áp lực nhiều lên bọng đái của bạn.

Bạn có thể giảm số lần đi vệ sinh ban đêm bằng cách giảm uống nước vào cuối giờ chiều và buổi tối. Cố gắng đi vệ sinh cho hết nước trong bọng đái bằng cách chồm người tới trước khi tiểu để đi sạch hết nước. Đây cũng là cách giảm số lần đi vệ sinh của bạn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những việc nên làm khi bé quá bám mẹ

Các phương pháp dưới đây có thể giúp cũng cố tâm lý trẻ nhỏ để bé làm quen với việc xa mẹ trước khi đến tuổi đi học.

Để bé tham gia vào một hoạt động nào đó
Nên cho bé và người giữ trẻ cùng tham gia làm một việc gì đó trước khi bạn rời khỏi. Đến lúc đi, hôn tạm biệt con nhanh chóng và lập tức đi ra cửa. Bé có thể khóc, nhưng việc đang làm cùng người giữ trẻ sẽ giúp bé xao nhãng ngay khi bạn đi khuất. Ít khi tập trung vào một việc quá lâu là một đặc điểm của tâm lý trẻ nhỏ mà bạn có thể tận dụng trong trường hợp này.

Dùng một vật thay thế
Một vật nào đó để nhớ về bố hay mẹ có thể giúp bé đối mặt với sự vắng mặt của bạn tốt hơn, vì vậy khi bạn đi ra ngoài, nên đưa cho bé một vật kỷ niệm cá nhân. Nó có thể là bất cứ thứ gì, từ một tấm ảnh đến một cái áo ấm của bạn hay một cái kẹp áo đặc biệt. Cũng có khả năng vật thay thế đó sẽ có tác dụng ngược đối với tâm lý trẻ nhỏ vì cứ thường xuyên nhắc bé nhớ về bạn, vì vậy sau khi về, bạn nên hỏi người giữ trẻ xem bé có bị kích động bởi vật đó hay không. Một vật để tạo sự an toàn cho tâm lý trẻ nhỏ như một cái chăn, một con thú bông mềm mại hay thậm chí là chính ngón tay cái của bé cũng có thể là một nguồn ai ủi với bé.

Tâm lý trẻ nhỏ: Điều nên làm khi bé quá bám mẹ
Sợ xa mẹ là điều không lạ trong tâm lý trẻ nhỏ, bạn nên giúp bé vượt qua nỗi sợ này trước khi bé đến tuổi đi học

Hình thành một quá trình chuyển tiếp
Nếu bạn ra khỏi nhà vào buổi tối, nên nhờ người trông trẻ đến sớm nửa tiếng. Bạn hãy dành khoảng nửa tiếng trước khi đi để cả bạn, bé và người trông trẻ có thể cùng làm chung một số hoạt động. Khi bé trông có vẻ vui vẻ cùng người giữ trẻ là lúc bạn có thể rút lui trong im lặng. Nếu như bé đem đến cho bạn một cuốn sách và muốn bạn đọc, bạn có thể hướng bé theo hướng khác bằng cách nói với bé: “Con có thấy là chị ấy muốn đọc sách cùng con không?” hay nếu như bé muốn được bế, hãy gợi ý rằng bé người giữ trẻ rất thích làm công việc này. Một điều bạn nên biết về tâm lý trẻ nhỏ là chỉ cần bố hoặc mẹ còn ở đó, bé sẽ không muốn gần người trông trẻ. Vì vậy, nếu có thể, hãy để bố của bé đóng vai trò chuyển tiếp. Như vậy, quá trình chuyển tiếp có thể diễn ra nhẹ nhàng hơn nếu như bố đóng vai trò là người trung gian khi mẹ rời đi, và ngược lại.

Hãy để bé học cách đối mặt
Không có ông bố bà mẹ nào lại muốn con mình có những nỗi buồn không đáng có, nhưng đối diện với sự xa cách là một trong những kỹ năng bé cần học trong cuộc sống. Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng không hiệu quả, tốt nhất là không làm gì cả. Đây là lúc để bé hiểu rằng không phải lúc nào mọi người cũng có thể chiều theo ý bé. Bé phải học cách đối diện nó. Nếu như bé dính chặt vào bạn đến nỗi bạn không thể ra khỏi phòng mà không có sự phản kháng, việc bạn đáp ứng mọi yêu cầu của bé sẽ chỉ làm tình hình tệ thêm. Bé sẽ an toàn khi ở nhà, vì thế đừng quá lo lắng nếu bé có la khóc khi bạn rời đi. Trước khi rời khỏi, bạn nên cố gắng nói với bé bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhưng chắc chắn rằng mọi thứ sẽ ổn và đừng nên cảm thấy tội lỗi khi để bé ở nhà.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?

Việc bé la khóc mỗi khi bạn rời khỏi phòng dù chỉ trong một phút, sợ sệt người lạ, hoặc bị giật mình bởi tiếng ồn lớn khiến bạn lo lắng. Thật ra, đây lại là dấu hiệu cho thấy tâm lý trẻ nhỏ đang phát triển đúng hướng. Sự lo lắng phải xa cách bố mẹ là bình thường và là một phần trong quá trình phát triển về nhận thức và tình cảm của một đứa trẻ.

Nhìn từ quan điểm của bé, thế giới bên ngoài thật rộng lớn, mới lạ và cũng thật đáng sợ. Mỗi bước đi chập chững của bé hướng tới sự độc lập cũng như đi kèm với nỗi lo sợ về những gì bé sắp gặp phải. Khi dần nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quanh, bé sẽ phát hiện ra rằng có những thứ có thể sẽ không như ý bé: Chú mèo con hiền lành có thể đột nhiên cào bé trầy da, bạn hàng xóm giành mất đồ chơi của bé và cha mẹ đôi khi biến mất hàng giờ liền.

Khi suy nghĩ và tâm lý trẻ nhỏ trở nên phức tạp hơn, bé còn có thể tưởng tượng ra vô số kịch bản đáng sợ liên quan đến những đồ vật trong nhà. Bỗng nhiên bé thấy sợ tiếng máy hút bụi hay tiếng máy giặt hoạt động, chưa kể đến những con quái vật tưởng tượng dưới gầm giường hoặc trong kẹt tủ.

Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?
Con bạn đột nhiên sợ những thứ trước đây vẫn là bình thường với bé? Thật ra, đó là một bước phát triển bình thường trong tâm lý trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, khi thích nghi hơn với môi trường xung quanh, tâm lý trẻ nhỏ nảy sinh phản ứng với những áp lực mà vài tháng trước bé hầu như không nhận ra. Kết quả là bé nảy sinh tâm lý không muốn ở một mình và không muốn rời xa ba mẹ dù chỉ giây lát.

Người lớn có thể lo lắng vì nhiều vấn đề khác nhau và trẻ nhỏ cũng thế. Khi đã phân biệt được những khuôn mặt quen và lạ, bé sẽ bắt đầu biết sợ người lạ cũng như bất kỳ đối tượng không thân quen nào khác. Tâm lý sợ xa bố mẹ thường xuất hiện từ tháng thứ 10 trở đi ở hầu hết các trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bé con của bạn cũng có thể trở nên sợ hãi một đối tượng đặc biệt, chẳng hạn như côn trùng hoặc nước. Nếu bé đột nhiên sợ hãi con chó nhà hàng xóm trong khi trước đây vẫn bình thường với nó, sợ hãi có thể phát sinh từ một sự cố thực tế nào đó. Ví dụ như bé đã từng đụng phải một con chó đang gầm gừ giận dữ và hình ảnh này được lưu lại trong não bé một thời gian dài và gây ra những phản ứng sợ hãi như bạn đã thấy.

Không chỉ xuất phát từ trí tưởng tượng của bé, những nỗi sợ hãi còn có thể là do những nhân vật phản diện trong các câu chuyện cổ tích mà bé được nghe kể, ví dụ như con sói xấu xa trong chuyện “Ba chú heo con”.

Tất cả những lo lắng này là hoàn toàn bình thường đối với sự phát triển trong tâm lý trẻ nhỏ. Đa số các trường hợp sẽ biến mất khi bé lớn hơn và bắt đầu có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.