Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ
Bé 3 tuổi đã biết nói và bước sang một giai đoạn mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình, vốn từ mở rộng thêm và khả năng sử dụng ngữ pháp đáng ngạc nhiên khiến bạn có thể hiểu được hơn… 3 hoặc 4 từ trong những gì trẻ nói.

Bé thường sử dụng những câu dài hơn, thường trên 3 từ, và phát triển nhiều hơn về từ vựng, từ 300 đến 1.000 từ hoặc nhiều hơn.

Các bé 3 tuổi rất thích nói và hát. Cách diễn đạt dài dòng cũng là một dấu hiệu của tuổi này. Trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc đặt câu hỏi với bạn. Đôi khi, trẻ chỉ nói liên miên không ngừng chứ không mấy để ý đến câu trả lời.

Trẻ cũng bắt đầu mô tả những gì trẻ nhìn thấy hoặc đang làm và bắt đầu tìm từ ngữ để giải thích cho những chuyện đó. Bạn nên chỉ cho trẻ cách sử dụng tính từ nhiều hơn, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.

Bé 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ
Bé 3 tuổi đã biết nhiều từ hơn nhưng có thể chưa biết diễn đạt đúng những gì bé muốn nói

Cuộc sống của mẹ: Phân biệt nỗi sợ ban đêm và ác mộng
Khi con khóc vào ban đêm, luôn cho rằng trẻ đang nằm mơ thấy ác mộng. Bé có thể đang trải ngiệm nỗi sợ hãi ban đêm.

Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra khi trẻ chuyển từ giấc ngủ sâu sang một giấc ngủ nông hơn, thường từ 10 giờ đến nửa đêm.

Con bạn có thể ngồi trên giường và hét lên hoặc lăn qua lăn lại, đổ mồ hôi và thở gấp. Thậm chí ngay cả khi mắt trẻ mở, trẻ cũng chưa tỉnh hẳn hoặc không tương tác với bạn.

Đừng thử đánh thức trẻ khi trẻ đang trải qua nỗi sợ này. Lúc này nên ở lại với trẻ để chắc rằng trẻ được an toàn. Trẻ sẽ chẳng còn nhớ gì đến nỗi sợ ấy vào ngày hôm sau.

Trong khi đó, những cơn ác mộng thường xảy ra trong một giai đoạn của giấc ngủ, thường là vào sáng sớm. Trẻ có thể khóc hoặc gọi bố hoặc mẹ. Chúng cũng có thể chạy sang phòng bạn, kể cho bạn nghe chi tiết về con quái vật kinh khủng trong giấc mơ. Đôi lúc trẻ cũng không chắc chắn chuyện gì đang xảy ra. Lúc này, nên nhẹ nhàng an ủi trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái.

Nỗi sợ hãi ban đêm xảy ra khi trẻ cảm thấy mệt hoặc dễ bị kích động. Hầu hết chuyện này xảy ra đối với trẻ gần đến tuổi tiểu học.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phân biệt màu sắc

Bé 3 tuổi có thể phân biệt màu sắc
Bé có thể chỉ đúng màu sắc bạn hỏi, kể tên được 4 màu hoặc nhiều hơn khi trẻ hơn 3 tuổi. Bạn có thể áp dụng một số cách thú vị dưới đây để giúp trẻ nắm vững kỹ năng này:

  • Đưa màu sắc vào trong câu chuyện hàng ngày: “Hôm nay con muốn mặc áo màu gì?”, “Chúng ta thử tìm chiếc xe màu trắng xem”. Khi bạn đọc sách cho trẻ nghe, có thể yêu cầu trẻ tìm chú chim xanh trong sách hoặc hỏi trẻ con vịt màu gì.
  • Trộn màu lại với nhau: Bạn nhào đất sét hoặc bột bánh, chia thành nhiều phần khác nhau, thêm một vài giọt màu thực phẩm trong mỗi phần và nhào lại. Sau đó bạn và bé cùng thử nghiệm cách pha trộn màu sắc với nhau như: “Con nghĩ sao nếu chúng ta trộn chung màu vàng và màu đỏ?”, hoặc một ý tưởng thú vị khác như đổ nước vào chai thủy tinh trong, để con bạn nhỏ vào đó vài giọt màu thực phẩm, đặt chai lên cửa sổ để ánh nắng xuyên qua.
  • Sắp xếp trò chơi: Hầu hết các bé 3 tuổi bắt đầu phân loại đồ chơi theo ý tưởng bất chợt chứ không theo màu sắc hoặc kích thước. Cũng không phải quá sớm để cho trẻ chơi trò chơi phân biệt màu sắc. Đưa cho trẻ những khối gỗ với nhiều màu sắc khác nhau, yêu cầu con bạn sắp xếp chúng lại theo từng màu hoặc để trẻ giúp bạn phân loại vớ theo màu. Thật thú vị khi thấy trẻ suy nghĩ và giải quyết mọi việc theo cách riêng của mình.
  • Tạo cầu vồng: Làm ra nhiều màu sắc sinh động bằng cách để một lăng kính trong ánh mặt trời sao cho xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cầu vồng xuất hiện nhảy múa trên tường sẽ khiến con bạn thích thú, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy những màu sắc tạo nên cầu vồng.
Bé 3 tuổi: Phân biệt màu sắc
Cho bé 3 tuổi chơi các trò chơi với màu sắc để phát triển khả năng của bé

Cuộc sống của mẹ: Lưu giữ những tác phẩm của bé
Có khi nào bạn tự hỏi nên làm gì với tất cả các “tác phẩm nghệ thuật” của bé? Bạn không thể lưu giữ tất cả, chỉ nên giữ lại những thứ bạn thích, còn lại có thể bỏ đi khi trẻ không để ý.

Nên dán một số bức vẽ lên tủ lạnh và giữ chúng ở đấy trong một khoảng thời gian. Lúc này, trẻ đã có thể nhớ được mọi chuyện trong quá khứ chứ không phải chỉ một vài tích tắc nữa. Đứa con đầy tính nghệ sĩ của bạn sẽ cảm thấy tự hào vì tạo được thành tựu: “Nhìn con có thể làm được gì này!”.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi rưỡi: Dạy bé tập viết

Bé 3 tuổi rưỡi tập viết
Thật thú vị khi nhìn bé cầm bút vẽ nguệch ngoạc giống như những con chữ thật sự. Một số bé 3 tuổi thậm chí đã bắt đầu tập viết cả tên hay những ký tự có trong tên của bé.

Kỹ năng viết chữ là một trong những mốc phát triển mà mỗi trẻ đạt được ở độ tuổi khác nhau nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé không mấy hứng thú với việc viết chữ.

Khả năng viết của bé phụ thuộc nhiều vào kỹ năng vận động tinh. Giai đoạn này có thể bé đã kiểm soát tay khéo léo, cũng có khi phải cần một năm nữa hay hơn bé mới làm chủ được kỹ năng này. Tuy nhiên, vẫn rất khó để bé viết những chữ cái có đường chéo như chữ M, N, K, hay những chữ cái có nhiều nét khác, các nét không phải lúc nào cũng kết nối với nhau tại cùng một điểm như chữ “E” có quá nhiều nét ngang. Ở độ tuổi này, trẻ thường chỉ có thể tập viết O tròn hay X chéo thôi.

Không quan trọng là trẻ đã đến tuổi tập viết hay chưa. Bạn nên khuyến khích trẻ tập viết bằng giấy với bút chì, bút chì màu, bút sáp hay phấn cũng được, miễn sao trẻ có thể cầm nắm dễ dàng nhất. Có một cách khác cũng rất hay đó là bạn đổ cát hay muối vào một cái khay và chỉ cho trẻ dùng ngón tay để vẽ những con chữ.

Bé 3 tuổi rưỡi: Dạy bé tập viết
Bé 3 tuổi rưỡi có thể cầm bút và làm quen với các con chữ nhưng đừng đòi hỏi bé phải viết thật đúng và đẹp nhé

Cuộc sống của mẹ: Tạm biệt trước giờ đi ngủ
Một số bé thông minh tìm cách để tránh né việc đi ngủ sớm bằng cách yêu cầu bạn hôn bé và cả thực hiện thủ tục chúc ngủ ngon với cả một dàn thú nhồi bông của bé trước khi đi ngủ. Việc bạn bị bé cuốn vào trò chơi này có thể mất 20 phút. Ban đầu bạn thấy vui, nhưng không lâu sau đó bạn thấy đuối và mệt. Tốt nhất là nên từ chối khéo bằng cách hôn bé và hôn tượng trưng vài món đồ chơi, rồi dùng tay hôn gió tất cả các món còn lại, sau đó đi ra ngoài để bé tự ngủ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích bắt chước

Bé 3 tuổi rưỡi hay bắt chước người lớn
Thỉnh thoảng khi quan sát con chơi đùa, bạn cứ nghĩ sau này lớn lên, con bạn sẽ trở thành diễn viên. Bé 3 tuổi thường dành hầu hết thời gian để chơi và nói chuyện với búp bê. Bắt chước người lớn nói chuyện hay giả nhiều giọng khác nhau trong vai nhiều nhân vật như giọng dễ thương của em bé hay mạnh mẽ của siêu nhân.

Cách một em bé 3 tuổi rưỡi giả nhiều giọng nói khác nhau như vậy chứng tỏ bé biết cách biến hóa ngôn ngữ khi sử dụng. Trong lúc lắng nghe những cụm từ hay ngữ điệu quen thuộc, bé sẽ phát hiện ra rằng cách người lớn nói chuyện với nhau rất khác với trẻ con. Chẳng hạn cách mẹ nói chuyện với bà ngoại sẽ rất khác với cách mẹ nói chuyện với đồng nghiệp. Bé vô tình nghe thấy và bắt chước theo trong những vở kịch của bé. Đó là lý do tại sao trẻ rất hay nói chuyện huyên thuyên, vì bé đang bắt chước và thực tập theo người lớn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích bắt chước
Nên tận dụng tính bắt chước của bé 3 tuổi rưỡi để dạy con những thói quen tốt

Lưu lại những hình ảnh dễ thương của bé
Với nhiều mẹ, việc có những cuốn album hay tập tin ảnh lưu giữ tất cả hình ảnh của con từ lúc còn trong bụng mẹ đến khi chào đời là điều rất thú vị. Cùng tham khảo một số bí quyết giúp bạn có những tấm ảnh đẹp nhé:

Tắt đèn flash, ánh sáng sẽ mềm và ít nhiễu hơn.

Nên chụp ở ngoài trời để có ánh sáng tốt hơn, chọn phông nền đơn giản hơn sẽ thấy bé nổi bật hơn.

Đối với những tấm ảnh chụp xa, cần có độ phân giải cao thì máy ảnh kỹ thuật số là lựa chọn hàng đầu.

Nên chụp ảnh tự nhiên trong lúc trẻ đang mải mê chơi đùa, chạy nhảy, ca hát…

Thêm đạo cụ như những chùm bong bóng màu sắc sẽ làm hình ảnh thêm sinh động và tuyệt vời hơn. Bạn có thể nhờ người khác thổi bóng giúp bạn khi chụp.

Đừng nhét máy ảnh vào túi mà để máy ảnh luôn ở chế độ sẵn sàng vì bạn có thể bỏ lỡ những khoảnh khắc kỳ diệu mà không thể biết trước được.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

1. Lợi ích của dạy bé kể chuyện

Dạy bé kể chuyện là một cách giúp con luyện tập giao tiếp bằng mắt và nâng cao khả năng truyền đạt, ngôn ngữ của con trẻ. Nghiên cứu của Tiến sĩ Rebacca Isbell – một chuyên gia về kể chuyện trong giáo dục mầm non; đã cho thấy những đứa trẻ được học kể chuyện có khả năng hiểu câu chuyện nhanh hơn; truyền đạt lại tốt hơn và có mức độ chú ý cao hơn so với những bạn đồng trang lứa.

Đồng thời, dạy bé kể chuyện giúp con nuôi dưỡng trí tưởng tượng và ý tưởng mới. Không dừng lại ở đó, dạy bé kể chuyện khuyến khích khả năng sử dụng ngôn ngữ và hành động thành thạo hơn. Nhìn chung, thông qua kể chuyện; trẻ sẽ nâng cao trí tưởng tượng; tăng vốn từ vựng và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Ngoài những lợi ích về mặt tinh thần và giáo dục; dạy trẻ kể chuyện có thể kết nối trẻ em với cha mẹ hoặc ông bà; đặc biệt là khi những câu chuyện được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chia sẻ những câu chuyện cá nhân hoặc những câu chuyện về di sản của gia đình có thể gắn kết trẻ và mọi người với nhau.

dạy bé kể chuyện

2. Nên dạy trẻ kể chuyện lúc mấy tuổi?

Khi được 3 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu có thể kể được những câu chuyện phức tạp.

Bé biết kể chuyện khi ở độ tuổi từ 3-4. Bé bắt đầu biết xâu chuỗi những sự kiện phức tạp của một vấn đề thành một câu chuyện. Những câu chuyện này có thể có thật, hư cấu hoặc kết hợp cả hai. Nó sẽ giúp bé cảm thấy có hứng thú với những sự kiện và những người bé gặp hàng ngày.

Cha mẹ đã biết phương pháp dạy bé kể chuyện để con phát triển ngôn ngữ chưa?

3. Cách dạy bé kể chuyện

3.1 Chọn một câu chuyện hay

Bước đầu để dạy bé kể chuyện đó là trẻ cần một câu chuyện hay. Một câu chuyện có đầy đủ phần mở đầu, phần thân và kết thúc rõ ràng để con có thể học được nội dung và cách tường thuật của một câu chuyện.

Cha mẹ lưu ý chọn câu chuyện có thể để lại những tác động lâu dài (những tác phẩm kinh điển). Trẻ em cũng thích nghe những câu chuyện cá nhân từ thời thơ ấu của cha mẹ; hoặc thử sáng tạo một câu chuyện cùng nhau.

Để tìm thấy những câu chuyện hay, mẹ có thể xem thêm những truyện cổ tích; và truyện ngắn đọc cho thiếu nhi gợi ý từ MarryBaby.

3.2 Đối thoại, tương tác khi dạy bé kể chuyện

Trong quá trình dạy bé kể chuyện; mẹ nhấn mạnh một vài cụm từ lặp đi lặp lại xuất hiện ở một số điểm chính trong câu chuyện; và sau đó để trẻ thử sức với khả năng nhấn nhá.

Mẹ cần duy trì giao tiếp bằng mắt với con. Đồng thời, tạo ra khuôn mặt hoặc cử chỉ vui nhộn trong khi dạy bé kể chuyện. Chưa hết, mẹ có thể thay đổi nhịp độ của câu chuyện để tạo cảm xúc hồi hộp. Tất cả những điều này giúp trẻ hiểu câu chuyện tốt hơn và giữ sự chú ý của chúng.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

3.3 Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi

Hãy cho trẻ biết mục đích của việc lắng nghe mẹ kể chuyện. Đây là cách dạy bé kể chuyện giúp con tập trung dành thời gian và năng lượng để lắng nghe các chi tiết của câu chuyện.

Sau khi kể chuyện, mẹ và bé sẽ cùng thảo luận một số câu hỏi như: “Con thấy nhân vật trong chuyện đã có những hành động dũng cảm nào?”; “Bài học con rút ra từ câu chuyện là gì?”; “Hiện tại con cảm thấy thế nào sau khi nghe câu chuyện?”

Điều này thúc đẩy tư duy phản biện khi trẻ xử lý những gì họ đã nghe. Các câu hỏi cũng có thể cho biết những gì trẻ không hiểu. Do đó, mẹ lưu ý về điều này khi dạy trẻ kể chuyện nhé.

3.4 Dạy trẻ kể lại câu chuyện

Dạy trẻ kể lại câu chuyện sẽ cho thấy những gì con hiểu được; và cho trẻ cơ hội để chia sẻ quan điểm riêng của con. Mẹ hãy khuyến khích trẻ kể câu chuyện tương tự với một thành viên gia đình khác (như cha hoặc ông bà hoặc bạn bè).

Mẹ cũng có thể kể lại cùng một câu chuyện với trẻ rồi sau đó, thêm vào những chi tiết mới hoặc những điều bất ngờ.

3.5 Cùng nhau sáng tạo câu chuyện riêng

Một cách khác để kể lại câu chuyện là vẽ hoặc tạo ra một cái gì đó liên quan đến câu chuyện. Mẹ và bé hoàn toàn có thể thêm “những chương sách” tiếp theo cho câu chuyện. Hoặc sáng tạo câu chuyện của riêng hai mẹ con.

3.6 Cách dạy trẻ kể chuyện khác

Những câu chuyện này có thể xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú của bé hoặc do sự kết hợp các câu chuyện trong thực tế cuộc sống.

Nếu đóng vai khán giả; cha mẹ hãy lắng nghe, tán thưởng và khuyến khích bé bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung bức tranh bé vẽ hoặc quyển sách bé đang kể; đề nghị bé bổ sung thêm những chi tiết vào câu chuyện đó. Đây là cách dạy bé kể chuyện mà nhiều mẹ đã áp dụng rất thành công.

Để giúp bé có tư duy sáng tạo và nhiều màu sắc hơn, mẹ nên cho bé nghe tất cả các thể loại truyện từ cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh đến những mẩu chuyện trong cuộc sống thường ngày. Thêm vào đó, bạn hãy dạy bé kể chuyện kết hợp diễn xuất sẽ giúp bé tăng cường thêm trí tưởng tượng và kỹ năng kể chuyện.

>> Mẹ có thể xem thêm: Đồ chơi trẻ em nào an toàn, tốt cho sự phát triển của bé?

Bé 3 tuổi: Dạy con kể chuyện
Bên cạnh kể chuyện, bạn có thể dạy bé 3 tuổi diễn kịch để phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng

[inline_article id=226937]

Dạy bé kể chuyện; cùng nhau đọc sách và sáng tạo câu chuyện riêng là những cách thú vị để giúp phát triển nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Chúc mẹ và bé có thời gian ý nghĩa để cùng nhau học và phát triển.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Phát triển kỹ năng vận động tinh

Giúp bé 3 tuổi rưỡi khéo tay hơn
Để giúp bé có thể thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh như dùng tay viết chữ và làm các động tác phức tạp hơn, bạn nên cho bé tập vận động các các cơ ở bàn tay và cổ tay và học cách điều khiển chúng một cách chuẩn xác ngay bây giờ. Một số gợi ý tuyệt vời để giúp bé phát triển các kỹ năng vận động tinh và trở nên khéo léo hơn như sau:

  • Khi bạn làm bánh hoặc nấu ăn, thử cho bé tập sử dụng dụng cụ xay tiêu, cốc đo nguyên liệu, dụng cụ vét bột hoặc muỗng canh.
  • Mặc đồ, thay đồ cho búp bê.
  • Nhồi bột thành các hình thù khác nhau, sau đó nướng thành bánh.
  • Dùng phấn vẽ lên bảng chuẩn bị sẵn.
  • Chơi đổ nước vào bồn tắm hoặc hồ bơi trẻ em bằng ly hay gáo múc nước nhỏ.
  • Chơi với đất sét, có thể cho bé dùng dụng cụ cắt và đúc khuôn sẽ vui hơn.
  • Dùng cọ tập vẽ để vận động ngón tay.
  • Chơi nhạc cụ như đánh trống, đàn piano đồ chơi hoặc đàn ghi-ta.
Bé 3 tuổi: Phát triển kỹ năng vận động tinh
Được rèn luyện kỹ năng vận động với bàn tay qua các hoạt động tại nhà, ba mẹ không cần phải bắt bé tập viết sớm mà bé vẫn viết tốt khi đến tuổi đi học

Cuộc sống của mẹ
Bé 3 tuổi thường rất tập trung và bị cuốn vào những việc bé đang làm trong lúc chơi đùa. Bạn cần cho bé thời gian chuẩn bị trước khi yêu cầu bé ngừng một hoạt động để chuyển sang hoạt động khác, nên nhắc nhở cho bé hiểu: “Con chơi cầu tuột hai lần nữa thôi nhé, chúng ta phải rời công viên để về nhà rồi” hoặc: “Đến giờ rửa tay ăn cơm thôi!”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy – ăn dặm kiểu BLW –  không chỉ giúp bé cảm thấy vui vẻ mà còn kích thích bé ăn ngon hơn nhờ việc bé luôn vận động tay và mắt đồng thời phối hợp chức năng giữa hai bộ phận này.

Thời điểm nào có thể cho bé thử ăn dặm kiểu BLW
Khoảng 6 tháng trở đi, bé bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi bé lớn hơn một chút (khoảng tháng thứ 7 hoặc 8) lúc này,  lợi của bé đã cứng hơn một chút, bé luôn có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng. Bạn hãy cho bé tập ăn bốc với những món ăn ở dạng thô, mềm.

Ích lợi của phương pháp ăn dặm BLW:
Theo nhiều nhà khoa học phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy- ăn dặm kiểu BLW – không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Thông qua ăn bốc, bé học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Bé cũng sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy
Ngoài ra, một lợi ích khác của phương pháp ăn dặm này mang lại là giúp bé tránh tình trạng biếng ăn, giúp bé có một thói quen ăn uống tốt khi lớn lên.

[inline_article id=67099]

Cho bé tập tự bốc ăn như thế nào?

  • Ban đầu bé chưa quen, răng bé cũng chưa phát triển do đó bạn nên chọn các loại thức ăn dặm mềm, dễ tiêu hóa, không gây hóc cho bé.
  • Bé mới tập tự bốc ăn sẽ tạo ra sự lộn xộn trong khi ăn. Bạn hãy chuẩn bị khăn ăn và trải một lớp thảm mỏng dưới chân ghế bé ngồi để đảm bảo vệ sinh.
  • Chỉ cho một số lượng thức ăn dạng miếng vừa phải lên đĩa và đặt trước mặt bé để theo dõi bé ăn như thế nào. Bạn có thể thêm khi bé đã ăn hết và có biểu hiện muốn ăn thêm.
  • Những món ăn dặm cho bé tự bốc phải là những món mềm, dễ cầm, có kích cỡ vừa phải vì nhỏ quá bé khó cầm, lớn quá bé dễ bị hóc, nghẹn.
  • Cho bé làm quen với nhiều mùi vị, nhiều loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn từ 9 tháng đến 15-18 tháng sẽ có thể ngăn ngừa được thói kén ăn sau này. Trong khi chế biến thức ăn bạn tránh nêm muối, nếu có chỉ cho rất ít để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Thông qua phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy này,  bé cũng sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng của từng loại thức ăn; do đó, bạn hãy thay đổi thực đơn hàng ngày để bé luôn cảm thấy ngon miệng

Lưu ý khi cho bé tập ăn dặm kiểu tự chỉ huy:
Khi mới tập ăn dặm kiểu BLW bé có thể dễ bị hóc, nghẹn. Bé có thể không nhai trước khi nuốt hoặc chọn miếng quá to để ăn. Do đó, bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn, mãng cầu (na),…

Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy – ăn dặm kiểu BLW, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đống hỗn độn bé bày ra sau đó. Vì thế hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt và không nên nóng nảy với bé. Hãy kiên nhẫn và hướng dẫn từ từ cho bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

Nếu soi các ngón tay của bé con 3 tuổi dưới kính hiển vi, hẳn là mẹ sẽ hoảng hốt khi thấy một lịch trình dài những chiến tích nghịch ngợm và những nơi bé đã tiếp xúc. Do đó, giúp bé vệ sinh tay thông qua trò chơi rửa tay hay những bài, hoạt động vui nhộn là rất cần thiết.

Các bé 3 tuổi có thể đưa tay chứa đầy vi khuẩn vào miệng. Nếu đi học ở trường mầm non; bé đang chia sẻ những vi trùng này với bạn cùng lớp. Hơn nữa, bé cũng có thể vào phòng vệ sinh một mình; rồi sau đó đi ra và không vệ sinh bàn tay của mình. Chính vì những lý do này; mẹ nên tập cho con thói quen rửa tay đền đặn mỗi ngày.

1. Hướng dẫn cách rửa tay cho trẻ mầm non 3 tuổi

Mẹ nên tập cho con thói quen luôn rửa tay trước khi ăn bánh, ăn cơm và sau khi ở ngoài đường về. Nếu có thể, mẹ nên bố trí một chiếc bục kê ở gần bồn rửa cho trẻ đứng rửa tay dễ dàng. Chỉ cho bé biết cách sử dụng vòi nước nóng lạnh.

Hướng dẫn trẻ cách chà xà phòng lên khắp mặt trên, dưới của bàn tay và kẽ giữa các ngón tay. Có thể tập cho bé hát những bài hát quen thuộc nào đó để đảm bảo việc thực hiện chà xát xà phòng trong 20 giây; hoặc chơi trò chơi trong lúc rửa tay để trẻ mầm non thấy thích thú hơn. Chỉ bé dùng khăn lau khô một bàn tay và khen khích lệ khi bé tự lau khô bàn tay còn lại.

Đối với một số trẻ em, mẹ chỉ cần giải thích một cách đơn giản là: “Có những con vi trùng ở trên tay của con, con hãy rửa trôi chúng để chúng không gây bệnh cho con được”. Đối với một số trẻ khác, cha mẹ có thể cần tạo sự hứng thú cho bé khi nghịch với bọt xà phòng; nước, tập cho bé rửa đồ chơi và búp bê.

dạy bé rửa tay
Trước khi dạy bé rửa tay, chắc chắn rằng mẹ đã rửa tay đúng cách

6 bước để bé tập rửa tay nhanh tức thì

Hạy bắt đầu dạy con ngoan bằng cách giúp bé rửa tay đúng cách; cho dù mẹ có thể tăng thêm phần thú vị cho thói quen bằng trò chơi rửa tay; nhưng vẫn cần phải đảm bảo trẻ mầm non thực hiện đầy đủ các bước trong cách rửa tay như sau:

  • Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.
  • Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
  • Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
  • Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Cách rửa tay cũng không quá phức tạp đây mẹ, chỉ dài dòng vậy thôi. Thực hiện cực nhanh! Sau đây là gợi ý trò chơi rửa tay khiến trẻ mầm non háo hức mỗi khi vệ sinh tay của mình.

>> Mẹ xem thêm: 15+ cách dạy con trai bướng bỉnh không cần đòn roi

2. Trò chơi rửa tay thú vị, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo

Nhiều bậc cha mẹ thường tỏ ra bất lực, mệt mỏi khi phải hò hét bé tập rửa tay sau khi chơi hay trước bữa ăn. Về phần trẻ, bé đôi khi cũng thấy ngán ngẩm không hiểu vì sao mình phải làm như vậy đấy!

Thay vì la mắng trẻ, mẹ hãy cùng con tham gia vào một trong những hoạt động và trò chơi rửa tay thú vị dưới đây. Đảm bảo một thời gian bé sẽ thích mê việc rửa tay mà không cần mẹ nhọc công nhắc nhở.

2.1 Trò chơi rửa tay từ xà phòng tạo bọt

Không riêng gì trẻ con, người lớn cũng khá thích nghịch bọt xà phòng. Hãy tưởng tượng bé sẽ vui như thế nào nếu được cùng mẹ chơi đùa với nó. Vừa rửa tay, vừa tạo đủ mọi hình thù đáng yêu từ bọt xà phòng; mẹ sẽ bất ngờ khi thấy trẻ liên tục kiếm cớ đòi rửa tay nhiều hơn đấy!

2.2 Nhảy bài hát tập rửa tay với giai điệu vui nhộn

hát cùng bé khi rửa tay
Trò chơi hát cùng bé khi rửa tay

Như đã đề cập ở trên, thời gian lý tưởng tiêu diệt vi khuẩn cho con là 30 giây. Vì vậy, cách tốt nhất để bé rửa tay cho trọn vẹn lúc này là hát một ca khúc nào đấy mà bé yêu thích.

Mẹ có thể lựa chọn bất kỳ một giai điệu mà bé thích, bài hát từ bộ phim hoạt hình, thậm chí là cả bài “chúc mừng sinh nhật” nữa. Để bớt nhàm chán, mẹ nên thay đổi bài hát liên tục cho mỗi lần rửa tay. Đây chắc chắn là trò chơi rửa tay mà ca sĩ nhí của mẹ sẽ vô cùng mê đó!

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video cover lại bài hát nổi tiếng “Ghen Cô Vy”, cùng vũ điệu rửa tay làm mưa làm gió suốt thời gian vừa qua. Mẹ và bé có thể thử cùng trổ tài bắt chước lại điệu nhảy này xem sao nhé!

2.3 Sáng tạo nên một bài hát tập rửa tay

Nếu trẻ là người ưa thích việc sáng tạo, mẹ có thể bắt tay cùng bé để tạo ra một bài hát mang phong cách của chính gia đình mình. Gợi ý khi sáng tác, mẹ nên lồng ghép lời bài hát ăn khớp với các hành động như thoa xà phòng, chà xát tay… để bé có thể hát và thực hiện cùng lúc.

Trò chơi sáng tác bài hát rửa tay này có vẻ sẽ mất nhiều thời gian và chất xám; nhưng nó hoàn toàn đáng để thử. Nhiều bà mẹ còn sáng tác nhạc tiếng Anh để bé tập rửa tay và nâng cao vốn từ vựng của con!

>> Mẹ xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

2.4 Bé tập rửa tay bằng trò chơi kim tuyến

Để giúp bé rửa tay đều đặn hơn trong ngày, mẹ có thể sử dụng kim tuyến loại dành cho trẻ. Trước khi bé vào bồn rửa, hãy thoa một ít kim tuyến lên bàn tay bé sau đó đưa ra nhiệm vụ yêu cầu trẻ phải rửa bằng xà phòng cho đến khi nào kim tuyến loại bỏ hết hoàn toàn. Mẹ cũng có thể biến việc này thành một cuộc thi để bé có động lực hơn.

2.5 Trò chơi rửa tay thổi bóng nước xà phòng

thổi bọt xà phòng
Trò chơi rửa tay thổi bọt xà phòng

Khỏi phải giải thích nhiều vì đây là trò chơi vô cùng thú vị mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích mê mỗi khi được chạm vào xà phòng.

2.6 Trò chơi vẽ trên lòng bàn tay khi rửa tay

Đây được xem là một phiên bản khác của trò chơi dùng kim tuyến ở trên. Mẹ có thể vẽ ký tự “X” hoặc “O” lên tay trẻ sau đó yêu cầu bé rửa tay thật kỹ cho đến khi hết mực. Ngoài 2 gợi ý trên, mẹ nên sáng tạo thêm trong cách vẽ của mình. Một số bà mẹ còn vẽ cả hình vi khuẩn hoặc sâu bọ lên tay bé nữa. Trò chơi này sẽ thú vị hơn khi có mẹ cùng tham gia “tranh tài” xem ai sẽ rửa tay sạch hơn.

2.7 Trò chơi rửa tay: Giao nhiệm vụ cho bé

Hãy đưa cho con một món đồ chơi và yêu cầu trẻ phải làm sạch nó mỗi lần bé rửa tay. Lời khuyên là mẹ nên chọn một món đồ chơi có thể rửa và làm khô ngay. Cứ như vậy, mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ vui như thế nào khi được vệ sinh chính đồ chơi của mình. Thêm vào đó, mẹ cũng sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc bụi bẩn hoặc vi khuẩn bám trên đồ chơi của con. Quả là trò chơi rửa tay được công đôi việc!

[inline_article id=293679]

3. Lưu ý khi cho trẻ mẫu giáo chơi trò rửa tay

3.1 Thiết lập một thói quen đều đặn

Bên cạnh việc áp dụng cách hoạt động ở trên, mẹ hãy tạo ra một thói quen trong một ngày bao gồm: rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi, trước khi ngủ… Lặp đi lặp lại một thời gian trẻ sẽ dần quen ngay; và mẹ không cần tốn nhiều công sức để “dụ” bé rửa tay bằng trò chơi nữa.

3.2 Chọn mua các loại xà phòng trẻ yêu thích

Không như người lớn, trẻ con khá yêu thích những thứ nhiều màu sắc và xà phòng cũng vậy. Đôi khi, mẹ không chú ý rằng những thứ trẻ yêu thích và đặt trong tầm mắt sẽ được bé quan tâm sử dụng nhiều hơn. Hãy ưu tiên chọn mua loại xà phòng mà bé thích để có thể khuyến khích con rửa tay nhiều hơn.

Lưu ý khi tập rửa tay cho bé

3.3 Hãy biến việc rửa tay nhàm chán trở nên sinh động hơn

Bố mẹ có thể tạo ra các tiếng động khác nhau cho mỗi bước rửa tay hoặc thực hiện một điệu nhảy vui nhộn sau khi kết thúc. Trong mắt trẻ em, bố mẹ trông thật đáng yêu và thú vị khi làm những hành động; và chơi trò rửa tay này đấy!

3.4 Giải thích tác hại của vi trùng nhưng theo hướng vui nhộn

Chúng ta thường mắc sai lầm trong việc đánh giá thấp tầm hiểu biết của trẻ. Mẹ vẫn có thể truyền đạt những gì mình muốn để bé hiểu thông qua những cách giải thích thú vị hoặc lôi cuốn sự quan tâm của trẻ.

Do đó, thay vì làm một bài thuyết giảng khô khan; hãy cho bé xem video hoặc các tranh ảnh về tác hại của vi khuẩn hoặc hướng dẫn bé rửa tay.

>> Mẹ xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

Rửa tay là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. Với những đứa trẻ tinh nghịch, mẹ có thể thử áp dụng những hoạt động thú vị bên trên như trò chơi rửa tay, bài hát rửa tay… Bên cạnh việc rửa tay bằng xà phòng, nên trang bị thêm trong gia đình nước rửa tay khô để dùng khi cần trong mùa dịch này mẹ nhé!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp

Bé 3 tuổi và bước tiến trong kỹ năng giao tiếp
Ở lứa tuổi lên 3, trẻ đang dần dà học cách thể hiện những gì mình muốn làm hoặc nhờ người khác làm. Đây cũng là thời điểm kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.

Bé sẽ quan sát và mô phỏng lại cách giao tiếp của ba mẹ để thể hiện mong muốn của mình, chẳng hạn như mỗi khi bạn nói: “Xin lỗi” trước khi bạn cắt ngang một cuộc trò chuyện, bé 3 tuổi sẽ ý thức được rằng đây là cách gián đoạn nhã nhặn mà không xen vào vô phép.

Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp
Hãy cẩn thận! Các bé 3 tuổi đang quan sát và bắt chước bạn đấy.

Chú ý khi giao tiếp với trẻ
Có thể bạn đang tạo ra rất nhiều tình huống mô phỏng như vậy mà không nhận ra điều này:
Những lúc bạn nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là bạn đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.

Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách bạn dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.

Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc bạn dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.

Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mô phỏng cách phân chia công việc.

Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc bạn nổi trận lôi đình, bởi trẻ đang quan sát và mô phỏng “bắt chước” rất nhanh những điều học được từ cha mẹ. Bạn nên đảm bảo mình đang giao tiếp với trẻ theo cách bạn mong muốn được đáp lại từ con.

Cuộc sống của mẹ: Làm sao để thu hút sự chú ý của bé?
Các bé 3 tuổi thường ít tập trung, dễ phân tâm bởi những lôi cuốn bên ngoài. Nếu muốn bé chú ý, cha mẹ nên nói chuyện với bé nhẹ nhàng thôi.

Bạn nghĩ rằng nói to hơn sẽ là cách tốt, nhưng thực ra la hét có thể khiến trẻ hoảng sợ. Nếu phải nghe mắng quá thường xuyên, thông thường trẻ sẽ lảng trốn hoặc bỏ ngoài tai.

Mặc khác, nói chuyện dịu dàng hoặc thì thầm lại rất có sức hấp dẫn với trẻ. Bé sẽ không có cách nào khác là chạy đến gần hơn để nghe điều mẹ đang nhắn nhủ.

Kích thích trí tò mò của trẻ: Trẻ mẫu giáo cũng thấy hấp dẫn đối với những từ như bí mật, đặc biệt và kỳ diệu, điều này làm trẻ nghĩ tất cả những lời đề nghị sẽ có điều gì đó tuyệt vời và thú vị sắp xảy ra.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi: Dạy bé tập đọc

Dạy bé 3 tuổi tập đọc như thế nào?
Khi đèn tín hiệu băng qua đường nhấp nháy, một em bé 3 tuổi có thể thốt lên rằng: “Sang đường kìa!”. Nhận ra những ký hiệu là một trong những bước đầu tiên để trẻ tập đọc.

Tuy vậy, hầu hết trẻ 3 tuổi chưa thể tự đọc được. Việc cho trẻ làm quen với chữ cái và cách phát âm là quan trọng, nhưng chúng không thể tự động chuyển thành kỹ năng đọc. Nếu quá vội vàng và nhấn mạnh vào các nguyên tắc, có thể gây tác dụng ngược, làm cho trẻ chán nản không còn hứng thú trong giờ đọc sách. Đối với nhóm tuổi này, tốt hơn là chỉ nên vui chơi với ngôn ngữ.

Hát thay vì đọc hoặc nghe kể chuyện qua đài có thể làm nội dung cuốn sách trở nên thú vị hơn. Mẹ cũng có thể mua những đồ chơi tạo hình nhân vật liên quan đến các quyển sách yêu thích hay chơi trò múa rối và diễn về câu chuyện yêu thích của bé.

Bé 3 tuổi: Dạy bé tập đọc
Bé 3 tuổi đã có thể làm quen với việc tập đọc nhưng không nên thúc ép bé phải phân biệt được chữ cái

Cho bé làm quen với cách phát âm, dạy cho trẻ biết mỗi chữ cái có một âm tiết riêng, cũng là một kỹ năng quan trọng khi đọc. Bạn có thể bắt đầu hình thành kỹ năng này cho bé 3 tuổi ngay từ bây giờ bằng cách sử dụng nhịp điệu và những trò chơi đố từ như: “Từ ba’ giống với từ “xa” phải không nào?” hoặc chơi trò đố chữ với những từ có âm đầu giống nhau như “bí ngô”, “bí xanh”, “bí mật”.

Cuộc sống của mẹ: Theo sát sự phát triển của bé
Cha mẹ nào cũng quan tâm đến tốc độ phát triển của con. Bé có phát triển thể chất và các kỹ năng khác bình thường và khỏe mạnh?

Bên cạnh những chỉ số về chiều cao và cân nặng của bé, để chắc chắc rằng bé phát triển bình thường, bạn vẫn muốn theo sát bé thật tốt.

Bạn có thể kiểm tra tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe và tham khảo các biểu đồ phát triển của bé. Nếu bé tăng cân quá nhiều, nên kiểm tra để điều chỉnh chế độ ăn uống của bé ngay từ lúc này nhé.