Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tác hại của bạo lực học đường đối với tâm lý ở Việt Nam hiện nay

Tác hại của bạo lực học đường không chỉ nằm ở vết thương trên cơ thể mà còn gây ra những tổn thương khác về mặt tinh thần; học hành sa sút; khủng hoảng quan hệ xã hội. Đó là những tác hại nguy hiểm mà chúng ta cần phải nhìn nhận.

Vậy bạo lực học đường để lại những tác hại ra sao? Cần làm gì để bảo vệ các em thoát khỏi vấn đề trên? Trong bài viết, chúng ta sẽ đi qua về thực trạng của vấn nạn bạo lực học đường tại Việt Nam; sau đó là những tác động đối với nạn nhân; người bắt nạt; gia đình và toàn xã hội nói chung.

Bạo lực học đường là gì?

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc – UNESCO định nghĩa, bạo lực học đường là tất cả các hình thức bạo lực diễn ra trong và xung quanh trường học, đối tượng có liên quan đến nạn bạo lực học đường là giáo viên, học sinh và tất cả những người có thẩm quyền trong trường học. Hành vi bạo lực học đường bao gồm cả bắt nạt trực tiếp và gián tiếp thông qua mạng xã hội.

[summary title=””]

Căn cứ vào khoản 5 điều 2 của Nghị định 80/2017/NĐ-CP (*), bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.

(*) Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn – Luật Việt Nam (đọc chi tiết).

[/summary]

Bạo lực học đường là gì? Tác hại của bao lực học đường?

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

Bạo lực học đường là sự ngược đãi có chủ ý và có hệ thống về tâm lý hoặc thể xác; bởi một học sinh hoặc một nhóm học sinh đối với một nhóm học sinh khác, những em không có khả năng tự bảo vệ mình.

Bạo lực học đường là tình trạng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Theo báo cáo của cơ quan phòng chống tội phạm Liên hợp quốc; mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Theo số liệu của UNICEF, trung bình cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em bị bắt nạt.

Báo động tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, trung bình trong một năm học, trên toàn quốc xảy ra hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau, trung bình mỗi ngày có 5 vụ học sinh đánh nhau.

Trong một thống kê khác cho biết, trong 5.200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, và cứ trong 11.000 học sinh thì có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Con số này còn chưa kể đến một số vụ án không được thống kê hoặc đã vượt quá giới hạn trong phạm vị pháp luật nhưng chưa được biết đến.

Một thống kê năm 2012 đăng tải trên Báo Công an Nhân dân, tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng, nhất là trong thời đại bùng nổ mạng xã hội.

Những vụ việc được báo cáo và biết đến chỉ được xem như “phần nổi của tảng băng trôi”. Có rất nhiều trường hợp bạo lực học đường; nhưng nạn nhân chỉ biết âm thầm chịu đựng tác hại của bạo lực học đường.

Bạo lực học đường không còn là xích mích, cự cãi qua lại giữa các em học sinh với nhau, mà còn kéo theo các bậc phụ huynh vào cuộc khiến mọi chuyện trở nên rắc rối… Bạo hành học đường này đã trở nên nghiêm trọng, để lại nhiều tác hại lâu dài.

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Tác hại của bạo lực học đường không chỉ ở riêng nạn nhân; mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ xã hội.

>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Tác hại của bạo lực học đường đối với nạn nhân

Tác hại của bạo lực học đường với sức khỏe thể chất

  • Thương tích trên cơ thể là tác hại bạo lực học đường phổ biến và rõ ràng nhất. Người bắt nạt có thể sử dụng bạo lực; đánh nhau bằng tay không hoặc dùng công cụ. Vật hành hung như dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%); thậm chí là dao lam, ống tuýp nước (0,7%). Mức độ gây thương tích tuỳ theo dụng cụ sử dụng. 
  • Nguy cơ tàn phế và mất mạng: Một điểm đáng lưu ý là bạo lực học đường thường xảy ra theo hình thức tập thể. Nạn nhân không chỉ bị “ăn hiếp” bởi một người mà là một nhóm người. Lúc này, hậu quả của bạo lực học đường lên thể chất nạn nhân là điều không ai có thể dự đoán. Có những trường hợp hậu quả của bạo lực học đường gây tàn phế; hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.

Nhiều người cho rằng việc trẻ đi học và đánh nhau với bạn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, những xô xát nhỏ sẽ có nguy cơ trở thành vết thương lớn. 

Hậu quả của bạo lực học đường đối với tâm lý

Tác hại bạo lực học đường đối với tâm lý là rất lớn, vì bạo hành học đường có những hình thức trêu chọc; xô đẩy; ngáng chân; đe dọa; bịa chuyện nói xấu; tạo tin đồn; dè bỉu; bình phẩm ác ý về giới hoặc ngoại hình; cô lập; làm nhục.

Đối với tâm lý, tác hại để lại là:

  • Khiến nạn nhân tự ngược đãi: Nếu những tổn thương trên cơ thể được nhìn thấy bằng mắt; tổn thương tinh thần là điều không thể thấy rõ. Trong một khảo sát, 18% số học sinh từng tự ngược đãi; và làm đau bản thân sau khi bị bắt nạt.
  • Chịu những tổn thương về tinh thần, trẻ chán nản, cô đơn và suy sụp. Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến các em bị stress; lo âu; trầm cảm và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.

Tác hại của bạo lực học đường lên sức khỏe tinh thần ngày càng phổ biến hơn trong thời đại công nghệ thông tin. Trước đây, bạo lực chủ yếu diễn ra bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Ngày nay, mọi người có thể bạo lực nhau thông qua màn hình máy tính. Người bạo lực sẽ dùng câu chữ, hình ảnh, video hay các nội dung nhạy cảm để nhục mạ, bôi xấu nạn nhân. Tác hại của hình thức bạo lực học đường này nguy hiểm không kém gì hình thức “tác động vật lý”. 

Nạn nhân của tác hại bạo lực học đường là các em học sinh. Ở độ tuổi chưa trưởng thành; các em dễ bị kích động; xấu hổ; nhạy cảm; và dễ có những hành động bộc phát trong trạng thái tinh thần không ổn định.

Tác hại của bạo lực học đường đối với sức khỏe tinh thần
Tác hại của bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay đang ảnh hưởng đến toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần

Tác hại của bạo lực học đường đối với thành tích học tập của con trẻ

Đây là tác hại của bạo lực học đường phổ biến. Khi thể chất bị tổn thương, tinh thần căng thẳng, việc học hành của trẻ tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ sợ hãi việc đến trường, thậm chí trốn học. Từ đó dẫn đến học hành sa sút, ở lại lớp hoặc lưu ban. Hậu quả này của bạo lực học đường có thể kéo dài từ khi trẻ mầm non đi học cho đến lúc con vào học cấp 3.

>> Xem thêm: Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì – Điều cha mẹ cần biết

Tác hại của bạo lực học đường đối với mối quan hệ bạn bè, gia đình, người xung quanh

Do xấu hổ, tự ti, nhiều trẻ không dám chia sẻ việc bị bạo hành với bất cứ ai, kể cả người thân. Nếu bị bạo hành dưới sự chứng kiến của nhiều người mà không nhận được sự giúp đỡ; trẻ sẽ thấy mất niềm tin vào những người xung quanh.

Lâu dần, tác hại của bạo lực học đường khiến nạn nhân trở nên khép kín, sống cô độc; từ chối chia sẻ và kết giao các mối quan hệ bên ngoài. Chính điều này sẽ khiến trẻ càng dễ bị bắt nạt; và chịu đựng hậu quả của bạo hành học đường nhiều hơn.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

Tác hại của bạo lực học đường đối với người bạo hành

Bạo lực học đường không chỉ để lại tác hại khó lường cho nạn nhân, mà còn gây ra những vết thương cho cả người gây ra bạo lực. Khi hành hạ người khác, chính bản thân các em cũng đang bất ổn. Lâu dần, lối sống bạo lực sẽ làm sai lệch sự phát triển nhân cách.

Bạo lực học đường được xem là một nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tội phạm tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Bộ Công An, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trong đó, 17% là thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi.

Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, có hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng. Trong đó hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên.

Hậu quả của bạo lực học đường đối với kẻ bắt nạt đó là càng dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề; các em càng mất đi sự chân thiện trong bản tính. Khi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng và bị pháp luật trừng trị; các em sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến tương lai.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì, điều cha mẹ cần cảnh giác!

Tác hại của bạo lực học đường đối với gia đình và xã hội

Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ gói gọn giữa những học sinh với nhau. Gia đình và nhà trường phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để giải quyết vấn nạn này. Kể cả khi vụ việc được giải quyết xong, dư âm và những tổn thương không nhìn thấy được vẫn là câu chuyện dài về sau. 

Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn, hậu quả của bạo lực học đường rất dễ gia tăng như một trào lưu. Thế hệ trẻ thường nhiều năng lượng, mong muốn chứng tỏ mình, và dễ bị kích động.

Nếu bạo lực học đường xảy ra tràn lan; nguy cơ hình thành một thế hệ trẻ bạo lực và vô cảm là điều có thể xảy ra. Lúc này, bạo lực học đường không chỉ là vấn nạn của học đường; mà đã trở thành tệ nạn của toàn xã hội.

>> Xem thêm: Tác hại của điện thoại với trẻ em

Học sinh mệt mỏi vì bị bắt nạt
Tác hại của bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở nạn nhân; mà còn cả người bắt nạt, gia đình và toàn xã hội

Ngăn chặn bạo lực học đường, chuyện không của riêng ai

Khi có bạo lực học đường xảy ra, thường có câu hỏi rằng trách nhiệm thuộc về ai. Là giáo dục gia đình, nhà trường hay xã hội? Đây là vấn nạn cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước hậu quả của nạn bạo lực học đường?

Ngăn chặn tác hại của bạo lực học đường không phải là chuyện một sớm một chiều, cũng không phải chỉ cần một hai buổi học là đã có thể dạy xong. 

Cha mẹ cần xây dựng gia đình lành mạnh, yêu thương, nói không với bạo lực. Giáo dục một đứa trẻ tốt nhất chính là trở thành tấm gương tốt. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực sẽ có xu hướng bạo lực với người khác. Song song đó, cần dạy trẻ một số dấu hiệu nhận diện nguy cơ bạo lực cũng như những cách thức bảo vệ bản thân. 

Ngoài ra, cha mẹ cần gần gũi, tạo niềm tin cho con cái. Trong trường hợp bị “bắt nạt”, trẻ sẽ tin tưởng chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình.

Tuy nhiên, cha mẹ cần can thiệp đúng cách và chừng mực trong trường hợp phát hiện trẻ có liên quan đến bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh chưa hiểu nội tình đã nôn nóng can thiệp bằng các biện pháp mạnh.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ nên tìm hiểu tâm tư của con trẻ, cũng như nguyên nhân vấn đề con đang gặp phải. Từ đó, gợi ý những hướng đi hợp lý để giúp con giải quyết tình hình. Nếu mâu thuẫn ngày càng lớn, có nguy cơ bạo lực học đường, phụ huynh nên kết hợp với nhà trường để xử lý vụ việc.

[/key-takeaways]

Ba mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước nạn bạo lực học đường
Xây dựng gia đình lành mạnh, yêu thương, tin cậy và sẻ chia là cách ngăn chặn tác hại của bạo lực học đường

Trách nhiệm của cộng đồng

Một trong những nguyên nhân khiến bạo lực nói chung và bạo lực học đường lên ngôi đó là sự thờ ơ của xã hội. Nhất là khi thấy học sinh đánh nhau; người xung quanh thường cho rằng đây là việc bình thường của con trẻ. Chính thái độ thờ ơ của những người chứng kiến đã khiến nạn nhân không dám lên tiếng. 

Chúng ta cần bỏ những suy nghĩ rằng trẻ con đi học đánh nhau là chuyện bình thường để ngăn chặn hậu quả của bạo lực học đường. Có thể, lúc bắt đầu xích mích chỉ là sự việc nhỏ. Nhưng nếu không giải quyết kịp thời, vụ việc có thể trở nên nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề. Dập một đốm lửa nhỏ lúc nào cũng dễ hơn cứu một trận hỏa lớn.

Trong thời đại mạng xã hội phát triển, thông tin rất dễ bị phát tán và lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Khi giải quyết bạo lực học đường, cần cân nhắc đến việc bảo vệ quyền riêng tư cho con trẻ. Các em còn cả một tương lai phía trước. Đừng vì một hành động bộc phát khiến sự việc đi quá xa, gây hậu quả lâu dài.

Kết luận

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ngoài đời thực mà còn xuất hiện trên mạng trực tuyến.

Hiện tượng bắt nạt trực tuyến đáng báo động xảy ra phổ biến trên toàn thế giới. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến có xu hướng ngày càng gia tăng. Kết quả từ các nghiên cứu đã cho thấy lứa tuổi 10 đến 18 tuổi là lứa tuổi có nguy cơ cao; và tỷ lệ lớn là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến

Một khảo sát khác cho kết quả 64% học sinh từng bị bắt nạt tại trường. Tuy nhiên, có đến 40% học sinh không báo cáo với thầy cô hoặc phụ huynh để giải quyết hậu quả của bạo lực học đường.

Hậu quả của bạo lực học đường cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Chúng ta cần nhận thức được tính chất nghiêm trọng của bạo lực học đường; cùng chung sức để góp phần xây dựng một môi trường học tập lành mạnh.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ do đâu và cách khắc phục

Tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ khiến nhiều cặp đôi lo lắng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý. Vậy đi tiểu đau rát sau khi quan hệ, nguyên nhân là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây đau rát khi đi tiểu sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ đi tiểu bị đau rát gây đau đớn, khó chịu cho cặp đôi. Cơn đau chủ yếu tập trung ở niệu đạo, bàng quang và vùng đáy chậu. Nguyên nhân đi tiểu đau rát sau khi quan hệ gồm yếu tố sinh lý và bệnh lý.

1. Nguyên nhân sinh lý

Đây là những nguyên nhân thuộc về thói quen sinh hoạt, cụ thể như sau.

  • Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách: Vệ sinh vùng kín không sạch trước và sau cuộc yêu khiến cơ quan sinh dục dễ nhiễm khuẩn. Các chất bẩn không được loại bỏ hoàn toàn, tích luỹ ngày càng nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Khi cơ quan sinh dục viêm nhiễm sẽ gây tiểu rắt, tiểu buốt, nhất là sau khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục mạnh bạo, tư thế không phù hợp có thể gây tổn thương cậu bé, cô bé. Ngoài ra, việc không sử dụng bao cao su dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. 
  • Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ ở nữ, do thiếu dung dịch bôi trơn: Tuổi tác, rối loạn hormone, căng thẳng, do tác dụng phụ của thuốc là một số nguyên nhân gây khô hạn âm đạo. Khi âm đạo khô, bạn sẽ cảm thấy đau rát trong khi quan hệ. Cô bé dễ bị tổn thương do ma sát mạnh. Cơn đau có thể sẽ kéo dài vài ngày sau đó, khiến bạn thấy rát mỗi khi đi tiểu.
  • Mặc đồ lót quá chật: Đồ lót là vật dụng tiếp xúc và ma sát thường xuyên với bộ phận sinh dục. Đồ lót quá chật, chất liệu thô cứng sẽ gây đau cho cô bé/ cậu bé. Bên cạnh đó, nếu đồ lót không được giặt sạch sẽ, vi khuẩn có nguy cơ lây nhiễm gây tiểu buốt sau khi quan hệ.
  • Lo âu, căng thẳng kéo dài: Stress liên tục sẽ làm biến động các hormone trong cơ thể. Khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường đào thải các chất càng nhanh càng tốt để tái lập lại cân bằng dẫn đến hiện tượng tiểu rắt.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để cô bé có vị ngọt? Nàng ghiền oral sex không được bỏ lỡ bí quyết này

đi tiểu đau rát sau khi quan hệ
Âm đạo khô, thiếu dung dịch bôi trơn gây tình trạng đau rát và tiểu buốt ở nữ giới sau quan hệ

2. Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ, nguyên nhân bệnh lý

Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, đi tiểu đau rát sau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Viêm đường tiết niệu: Bệnh thường do vi khuẩn gram âm (thường gặp nhất là E. coli sau đó là Klebsiella, Enterobacter) gây ra. Vi khuẩn sẽ xâm nhập từ niệu đạo đi lên gây tình trạng viêm niệu đạo, bàng quang. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới tiểu tiện xong. 
  • Viêm thận: Người bị viêm thận thường có các dấu hiệu như đau rát khi tiểu tiện, tiểu nhiều, đau lưng và vùng bụng dưới, nước tiểu có mùi và màu đục (đặc biệt kèm theo sốt). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, áp xe thận, hoại tử nhú thận.
  • Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ ở nam, coi chừng các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến: Suy giảm nội tiết tố sinh dục hoặc ảnh hưởng bởi vi khuẩn có thể khiến nam giới viêm, phì đại tuyến tiền liệt. Các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến thường gây tiểu rắt, tiểu buốt sau khi quan hệ hoặc tiểu tiện nhiều lần trong ngày.
  • Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ ở nữ, phụ khoa bị viêm nhiễm: Viêm nhiễm phụ khoa dễ gặp ở nữ bởi đường niệu đạo của chị em thường khá ngắn, lại gần hậu môn nên vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây bệnh. Viêm nhiễm khiến cô bé nóng rát, tiểu buốt sau khi giao hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ mặc quần lót để làm gì? 5 tác dụng của quần lót nữ mà bạn nên biết

Khi nào bạn cần đi bác sĩ?

Tình trạng đi tiểu đau rát sau khi quan hệ không hiếm gặp. Tuỳ theo nguyên nhân, bạn có thể chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu thấy đi tiểu rát kèm theo một số các triệu chứng sau, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

  • Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ kèm với sốt.
  • Cảm giác bí tiểu, không thể đi tiểu được.
  • Đau lưng, đau bụng dưới không rõ nguyên nhân.
  • Đi tiểu đau rát, có máu sau khi quan hệ.
  • Sau khi quan hệ, tình trạng tiểu buốt kéo dài trên 2 ngày và ngày càng trầm trọng.
  • Miệng xuất hiện các vết phồng rộp bất thường.
  • Nước tiểu màu đục, cảm giác muốn đi tiểu liên tục.
  • Đau vùng chậu.
Khi nào bạn cần đi bác sĩ?
Đi tiểu đau rát sau khi quan hệ kèm các triệu chứng sốt, tiểu ra máu hoặc bí tiểu sẽ cần được thăm khám với bác sĩ

Cách khắc phục tình trạng đi tiểu đau rát sau khi quan hệ

Nếu nguyên nhân đi tiểu đau rát sau khi quan hệ đến từ các yếu tố bệnh lý; bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn. Thông thường, bạn sẽ được tư vấn điều trị bằng kháng sinh hoặc can thiệp ngoại khoa (trong trường hợp có sỏi thận, u xơ tiền liệt tuyến).

Nếu tình trạng tiểu rát sau khi quan hệ đến từ nguyên nhân sinh lý, bạn có thể tham khảo một số chia sẻ dưới đây.

  • Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng: Trước và sau khi quan hệ, cặp đôi cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ. Tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ. Không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh. Không thụt rửa sâu hay cọ xát mạnh để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục.
  • Tránh mặc đồ lót quá bó: Cả nam giới và nữ giới đều nên chọn đồ lót vừa vặn, chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn cần có thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế ăn các món chiên xào, nhiều dầu mỡ. Vitamin và khoáng chất trong rau củ quả giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời, uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và hạn chế tình trạng cặn lắng nước tiểu, gây nhiễm trùng, tiểu buốt sau khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh: Quan hệ tình dục nên dựa trên nền tảng tin tưởng, biết rõ đối phương. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường tình dục.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Các cặp đôi cần tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất ổn của cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

Cách phòng ngừa tình trạng đi tiểu đau rát sau khi quan hệ

Các mẹo sau đây cũng có thể giúp giảm tình trạng đi tiểu đau rát sau khi quan hệ:

  • Uống 8-10 ly nước mỗi ngày.
  • Đi tiểu bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn thay vì nhịn tiểu.
  • Tránh 3-4 tiếng mới đi tiểu một lần.
  • Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước ấm mỗi ngày
  • Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm.
  • Tránh thụt rửa.
  • Mặc đồ lót cotton rộng rãi.
  • Tránh quần áo chật.
  • Tránh tắm ướt hoặc mặc quần áo tập thể dục bí hơi và chứa vi khuẩn xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Hạn chế thời gian tắm trong 30 phút.
  • Uống nước ép nam việt quất hoặc uống chiết xuất nam việt quất.

[inline_article id=253622]

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục chứng đi tiểu đau rát sau khi quan hệ. Bạn nên tìm cách chữa dứt điểm tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu? Liệu có liên quan đến trinh tiết?

Có rất nhiều quan điểm về việc rách màng trinh trong lần đầu quan hệ của nữ giới. Theo đó, màng trinh của phụ nữ khi lần đầu tiên bị xâm nhập sẽ có hiện tượng rách. Vết rách này thể hiện qua việc âm đạo chảy máu. Có quan niệm rằng, người con gái nào khi quan hệ mà cô bé chảy máu thì chứng tỏ còn trinh. Quan niệm đó có thật sự đúng không? Những trường hợp quan hệ lần đầu không chảy máu có phải đã mất trinh? Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu? MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.

Màng trinh và những quan niệm về trinh tiết

Màng trinh và những quan niệm về trinh tiết
Có cái nhìn nhận đúng đắn về màng trinh cũng quan trọng như tìm câu trả lời cho tại sao quan hệ lần đầu không ra máu

Trước khi hiểu tại sao quan hệ lần đầu không ra máu; chúng ta cùng tìm hiểu về trinh tiết.

Màng trinh là một bộ phận sinh học; còn trinh tiết là tiêu chuẩn thuộc về xã hội.

Màng trinh là lớp màng mỏng, cách cửa âm đạo khoảng 2cm. Trên màng trinh có một hoặc vài lỗ nhỏ, để máu kinh nguyệt có thể đi qua. Màng trinh được cấu tạo từ các mạch máu. Vì vậy, khi bị rách, âm đạo sẽ xuất hiện một ít máu chảy ra.

Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu? Mỗi người phụ nữ sẽ có kích thước và hình dạng màng trinh khác nhau. Một số người có màng trinh rất dày, số khác lại rất mỏng, thậm chí có những cô gái bẩm sinh đã không có màng trinh.

Trinh tiết hay tiết hạnh, hiểu theo khái niệm cơ bản nhất là chỉ một người chưa từng quan hệ tình dục. Trinh nữ là từ để chỉ người con gái còn trinh tiết (chưa từng quan hệ tình dục với ai). 

  • Về nghĩa rộng, trinh tiết còn dùng để chỉ người phụ nữ giữ gìn đạo đức, luôn chung thủy với chồng của mình. Chung thuỷ ở đây được hiểu là không quan hệ tình dục trước khi lấy chồng, và không ngoại tình sau khi kết hôn. 
  • Trinh tiết còn là biểu tượng cho sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu

Theo quan niệm xa xưa, bằng chứng cho trinh tiết đó chính là sự tồn tại của màng trinh. Đây là quan niệm được đánh giá là lạc hậu, cổ hủ. Nguyên do là màng trinh là một bộ phận sinh học; còn trinh tiết là tiêu chuẩn thuộc về xã hội. Trinh tiết nên được đánh giá dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức, chứ không nên quy vào sự tồn tại của màng trinh.

Chính quan niệm phụ nữ không còn màng trinh là không trinh tiết đã khiến nhiều chị em hoang mang; thậm chí căng thẳng không hiểu tại sao quan hệ lần đầu không ra máu. Đặc biệt, khi gặp tình huống quan hệ tình dục lần đầu và không có dấu hiệu rách màng trinh.

Lần đầu quan hệ có bị chảy máu không?

Thông thường, những phụ nữ chảy máu trong lần quan hệ đầu tiên bao gồm:

  • Phụ nữ có màng trinh mỏng vừa phải: Khi bị xâm nhập, màng trinh mỏng rất dễ rách, gây chảy máu âm đạo.
  • Phụ nữ trẻ: Màng trinh là bộ phận sẽ bị bào mòn dần theo thời gian. Do đó, những bạn gái trẻ tuổi sẽ có nguy cơ chảy máu trong lần quan hệ đầu hơn những người nhiều tuổi. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm đàn ông lên đỉnh bằng tay, tuyệt chiêu phòng the dành cho chị em

Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu?

tại sao quan hệ lần đầu không ra máu
“Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu?” là câu hỏi khiến nhiều cặp đôi hoang mang

Có một sự thật là, ít nhất 63% phụ nữ khi quan hệ lần đầu không ra máu (Theo nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh quốc). 

Một số người sẽ thấy máu trong lần quan hệ đầu tiên, trong khi số khác thì không. Nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố sau:

  • Màng trinh quá mỏng là câu trả lời tại sao quan hệ lần đầu không ra máu: Nữ giới có màng trinh quá mỏng sẽ không thể che phủ toàn bộ âm đạo. Do đó, màng trinh không gây nên sự cản trở khi quan hệ tình dục lần đầu. Dương vật khi xâm nhập có thể làm rách màng trinh. Tuy nhiên do quá mỏng, vết rách chỉ gây ra một chút máu và thường nằm luôn trong âm đạo. Đây là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao quan hệ lần đầu không ra máu.
  • Màng trinh có độ co giãn tốt: Nhiều chị em có màng trinh đàn hồi linh hoạt. Khi quan hệ, lớp màng chỉ bị ép sang một bên, không rách nên không bị chảy máu.
  • Màng trinh đã bị rách trước đó giải thích tại sao quan hệ lần đầu không ra máu: Nhiều người lầm tưởng rằng màng trinh chỉ bị rách khi quan hệ tình dục. Thật ra, có rất nhiều tác nhân có thể khiến rách màng trinh. Các hoạt động như vận động mạnh, tai nạn, cơ quan sinh dục bị tổn thương, thủ dâm, các môn thể thao như đua ngựa, đạp xe đều có khả năng gây rách màng trinh. Những chị em có màng trinh mỏng càng dễ bị rách.
  • Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu? Bẩm sinh không có màng trinh: Màng trinh là lớp màng sinh học, có đặc điểm cấu tạo khác nhau tùy cơ địa. Trường hợp phụ nữ sinh không có màng trinh bẩm sinh thì sẽ không gặp hiện tượng chảy máu khi quan hệ lần đầu.
  • Yếu tố tuổi tác có liên quan đến tại sao quan hệ lần đầu không ra máu: Màng trinh có thể bị bào mòn theo thời gian. Nếu nữ giới bẩm sinh có màng trinh mỏng thì nguy cơ bào mòn càng dễ xảy ra.

Như vậy, tại sao quan hệ lần đầu không ra máu? Các nguyên nhân chính đến từ đặc điểm và cấu tạo của màng trinh. Hiện tượng này hoàn toàn thuộc về vấn đề sinh học. Việc không ra máu trong lần quan hệ đầu tiên của nữ giới không thể hiện cho vấn đề trinh tiết. 

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu không phải vấn đề đáng lo?

Với những cô gái lần đầu “ăn trái cấm”, bạn có thể trải qua một số biểu hiện sau:

  • Dịch nhờn tiết ra sau khi quan hệ.
  • Đỏ mặt, ngượng ngùng.
  • Có thể bị chuột rút (do tác động của việc đạt được khoái cảm).
  • Âm đạo hơi ngứa.
  • Âm đạo có vẻ mở rộng hơn.
  • Cảm giác ngực to hơn.
  • Cô bé đau và rát.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để cô bé có vị ngọt? Nàng ghiền oral sex không được bỏ lỡ bí quyết này

Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu & những điều nên lưu ý

Những điều nên lưu ý khi quan hệ lần đầu
Sau khi biết tại sao quan hệ lần đầu không ra máu; bạn lưu ý những điều sau để cuộc yêu thêm phần thăng hoa nhé

Lần đầu tiên làm chuyện ấy luôn là kỷ niệm đáng nhớ trong đời người con gái. Bạn cần lưu ý những gì khi quan hệ lần đầu?

  • Thời điểm quan hệ lần đầu: phụ thuộc vào sự sẵn sàng của bạn. Bạn nên suy nghĩ về mong muốn của bản thân, mức độ tình cảm, khả năng tin tưởng trong mối quan hệ. Đặc biệt, hãy tìm hiểu về kiến thức giới tính và sinh sản. Bạn cần chắc chắn bản thân đã nắm được những hậu quả có thể xảy ra.
  • Các biện pháp an toàn: Nếu chưa sẵn sàng cho việc có em bé, bạn cần trang bị các biện pháp tránh thai. Tốt nhất, hãy chuẩn bị bao cao su. Sử dụng biện pháp an toàn cũng là cách bạn bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Không hoảng sợ, lo lắng nếu quan hệ lần đầu không ra máu.

Việc nắm vững các kiến thức về giới tính, sinh sản sẽ giúp bạn hiểu rõ về cơ thể mình. Bạn không nên dằn vặt, hoang mang về bản thân mình với câu hỏi tại sao quan hệ lần đầu không ra máu. Điều này không thể hiện con người, phẩm giá hay đạo đức của bạn. Bạn cần hiểu rõ điều này để thoải mái với bản thân mình và với cả đối phương.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ mặc quần lót để làm gì?

[inline_article id=269048]

Tại sao quan hệ lần đầu không ra máu có đáng lo không? Bạn đừng lo bởi bạn không phải là trường hợp cá biệt. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này không nên dùng để đánh giá người phụ nữ còn trinh tiết hay không. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy thoải mái tận hưởng lần đầu tiên của mình nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Quấy rối tình dục là như thế nào, liệu bạn đã hiểu đúng và đủ

Quấy rối tình dục để lại nhiều hậu quả nguy hiểm và kéo theo nhiều tệ nạn. Vậy quấy rối tình dục là như thế nào? Mức độ nguy hiểm ra sao? Cộng đồng cần chung tay như thế nào để chấm dứt tình trạng này?

Bạn đọc cùng MarryBaby khám phá những nội dung này nhé!

Quấy rối tình dục là như thế nào?

Quấy rối tình dục (sexual harashment) là hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, biểu hiện giới tính hoặc xu hướng tình dục. Nói cách khác, quấy rối tình dục là việc dùng lời lẽ hoặc hành động có liên quan đến tình dục khi tiếp xúc với người khác. Tất nhiên, người bị quấy rối không hề mong muốn hành vi này.

Trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, quấy rối tình dục còn tồn tại dưới hình thức trên mạng. Theo đó, người quấy rối sẽ sử dụng công nghệ hiện đại để quấy rối nạn nhân. Họ sử dụng hoặc phát tán tin nhắn, bài viết hay video có nội dung nhạy cảm, thầm kín của nạn nhân. Mục đích của hành động này có thể để bôi nhọ, uy hiếp, làm nhục và tổn thương nhân phẩm của người bị hại.

​​Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, tại Việt Nam, 87% phụ nữ và trẻ em gái được khảo sát từng bị quấy rối nơi công cộng; gần 54% nhân viên văn phòng và khoảng 60% công chức nhà nước từng bị quấy rối tình dục từ 2-5 lần.

Quấy rối tình dục là khác như thế nào với tấn công hoặc cưỡng hiếp? Khác với việc tấn công hay cưỡng hiếp, quấy rối tình dục có thể không để lại hậu quả nặng nề với thể chất người bị hại. Đây cũng là điểm bất lợi của nạn nhân bị quấy rối tình dục. Lý do là người bị hại khó có bằng chứng rõ ràng; cụ thể để tố cáo hành vi quấy rối. Tuy nhiên, hậu quả về tinh thần của quấy rối tình dục là vô cùng nghiêm trọng, không thua kém gì bạo hành hay cưỡng hiếp.

quấy rối tình dục là như thế nào
Quấy rối tình dục là việc dùng lời lẽ hoặc hành động có liên quan đến tình dục mà đối phương không hoan nghênh

Quấy rối tình dục là có những hình thức nào?

Nhìn chung, quấy rối tình dục có thể chia làm hai loại sau:

1. Quấy rối tình dục đổi chác là như thế nào?

Người quấy rối sẽ đưa ra điều kiện về lợi ích (như thăng tiến trong công việc, phúc lợi) để yêu cầu nạn nhân phải thực hiện các yêu cầu về tình dục. 

2. Quấy rối tình dục “môi trường làm việc thù địch”

Đây là kiểu quấy rối thường khó nhận dạng nhất. Các hành động quấy rối tình dục này có thể xảy ra ở mọi nơi, từ nơi làm việc, nơi công cộng hoặc xung quanh nhà của bạn. Tình huống này xảy ra khi có những bình luận hoặc hành vi về tình dục không được hoan nghênh.

Các hành vi này can thiệp vô lý vào công việc hay cuộc sống của bạn. Trong trường hợp, lời nói hay cử chỉ quấy rối không nhắm trực tiếp vào bạn, nó vẫn được xem là hình thức quấy rối tình dục. Cốt lõi ở đây mà, những lời nói hay hành động khiếm nhã này tạo ra môi trường thô lỗ, và những người ở trong đó đều không chấp nhận, không mong muốn.

Nguyên nhân của tình trạng quấy rối tình dục là như thế nào?

Một là do nhận thức còn quá sơ sài, không đầy đủ của xã hội về tình trạng quấy rối vấn đề tình dục. Nhiều người quan niệm rằng, chỉ khi nào có hành vi ôm, hôn, sờ soạng hoặc hiếp dâm thì mới gọi là quấy rối. Lại có quan điểm sai trái rằng “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”,…

Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ truyền thống văn hóa có nhiều yếu tố lạc hậu, tiêu cực, nhận thức sai lệch,… Đó chính là tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Người phụ nữ thường giấu kín, ngại công khai sự việc khi mình bị quấy rối. Đồng thời, họ không dám phản kháng hoặc tố cáo đối tượng.

Nguyên nhân thứ ba: sự bất cập của pháp luật và chế tài chưa thật sự hiệu quả trong ngăn chặn và xử phạt vi phạm. Số tiền xử phạt hành chính cho tội quấy rối vẫn chưa cao. Chính vì vậy, nhiều người xem thường luật pháp và vẫn thường xuyên thực hiện hành vi quấy rối.

Hành vi quấy rối tình dục là như thế nào?

Quấy rối tình dục là như thế nào, làm sao để nhận biết? Để dễ hình dung, quấy rối tình dục được cụ thể hoá bằng những hành vi sau.

  • Theo đuổi những điều liên quan đến tình dục với người khác nhưng đối phương không mong muốn hoặc tỏ rõ thái độ từ chối.
  • Đem lợi ích hoặc uy hiếp đối phương để đổi lấy sự đồng ý về tình dục.
  • Dùng lời nói, cử chỉ khơi gợi tình dục trong môi trường không được hoan nghênh.
  • Bình luận đến chủ đề giới tính, tình dục, xúc phạm đến người khác.
  • Phát tán, trưng bày hình ảnh, phim khiêu dâm.
  • Đụng chạm, tấn công thân thể của người khác.

Những ai có thể trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục

Những ai có thể trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục

Nạn nhân của quấy rối tình dục là những người như thế nào? Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị quấy rối. 

Có quan niệm cho rằng, phụ nữ là phái đẹp, là “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”. Vì vậy, nhiều người thoải mái khi bỡn cợt, bình phẩm khiếm nhã về một cô gái. Đây chính là một hình thức của quấy rối tình dục mà chúng ta thường không nhận ra. Ranh giới giữa việc trêu đùa, đụng chạm xã giao đến quấy rối là rất mong manh.

Nam giới cũng có thể trở thành đối tượng bị quấy rối. Đã có không ít trường hợp nam quấy rối nam, nữ quấy rối nam. 

Quấy rối liên quan đến tình dục cũng không giới hạn độ tuổi cụ thể. Từ người già cho đến người trẻ tuổi đều có khả năng trở thành đối tượng bị quấy rối. 

>> Bạn có thể xem thêm: 5 lời an ủi khi người thân mất giúp bạn chia sẻ với những nỗi đau tột cùng!

Quấy rối tình dục là như thế nào và thường diễn ra ở đâu?

Quấy rối tình dục xuất hiện ở mọi nơi, từ nông thôn cho đến thành thị. Tuỳ theo hình thức quấy rối, địa điểm có thể là nơi kín đáo và cũng có khi giữa thanh thiên bạch nhật. 

Một số kẻ quấy rối chọn nơi vắng người, chỗ tối, góc cầu thang làm địa điểm hành động. Một số khác lợi dụng nơi đông người, tình huống chen chúc, xô đẩy để ra tay. Không ít trường hợp, quấy rối tình dục diễn ra trong môi trường văn minh như trường học, công sở. 

Đặc biệt, thời đại công nghệ thông tin, nạn quấy rối còn xuất hiện trên mạng xã hội. Nạn nhân có thể không biết người quấy rối mình là ai.

Hậu quả của quấy rối tình dục là như thế nào?

Nhìn chung, quấy rối tình dục dù diễn ra dưới hình thức nào đều để lại hậu quả nặng nề. Nạn nhân có thể gặp các vấn đề về tâm lý như:

  • Lo lắng, hoảng loạn, mất ăn mất ngủ.
  • Trầm cảm.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Không dám ra ngoài đi học, đi làm bình thường.
  • Xấu hổ, cảm thấy nhục nhã với mọi người.
  • Tự làm tổn thương bản thân.
  • Sa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, trộm cướp, bạo lực.
  • Thậm chí có trường hợp tự sát.

Quấy rối tình dục sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Ngoài thắc mắc quấy rối tình dục là như thế nào; nhiều bạn cũng muốn biết các quy định của pháp luật xử lý hành vi này.

Ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội. Người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục người khác sẽ bị phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng.

Ngoài ra, theo Bộ luật Lao động của nước ta: Người lao động trong quá trình làm việc mà bị quấy rối tình dục thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ Luật lao động năm 2012.

>> Bạn có thể xem thêm: Xem số mệnh con người qua ngày tháng năm sinh bằng Thần số học có chuẩn xác không?

Cần làm gì để ngăn chặn quấy rối tình dục?

Cần làm gì để ngăn chặn quấy rối tình dục?

1. Đối với nạn nhân

  • Nhận biết hành vi quấy rối tình dục là như thế nào để bảo vệ bản thân và hành động kịp thời.
  • Khi đã nhận thức được hành vi quấy rối tình dục là như thế nào, bạn hãy lập tức lên tiếng. Nạn nhân càng chịu đựng, kẻ quấy rối càng lấn tới.
  • Hãy chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mà bạn tin tưởng. Nếu tình hình không được cải thiện và có dấu hiệu phạm pháp, hãy báo cáo với các cơ quan chức năng.
  • Không phán xét, đổ lỗi cho bản thân. Bạn không có lỗi khi trở thành đối tượng bị quấy rối.

“Dũng cảm lên tiếng khi chứng kiến hành vi quấy rối tình dục.”

2. Trách nhiệm của cộng đồng

  • Trang bị cho mình những kiến thức về quấy rối tình dục là như thế nào. 
  • Nếu nhà có con nhỏ, hãy dạy bé các bài học về giới tính và bảo vệ bản thân.
  • Dũng cảm lên tiếng khi chứng kiến hành vi quấy rối tình dục.
  • Không kỳ thị, không có thành kiến với những nạn nhân của quấy rối tình dục.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 dấu hiệu chàng yêu bạn rất nhiều dù không nói ra

[inline_article id=255372]

Quấy rối tình dục là như thế nào? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về nạn quấy rối tình dục. Vấn nạn này cần sự chung tay của cả cộng đồng để ngăn chặn và xóa bỏ càng sớm càng tốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc

Nhiều mẹ lo con bị thiếu sắt nên tìm mọi cách bổ sung. Thiếu sắt có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, thừa sắt cũng kéo theo nhiều hệ luỵ cho sức khỏe. Vậy bổ sung sắt như thế nào để vừa đủ? Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Sắt là một khoáng chất quan trọng mà hầu hết mọi trẻ sơ sinh đều cần. Vì sắt giúp tăng lượng hồng cầu của trẻ sơ sinh để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng. Quá ít sắt làm chậm quá trình sản xuất máu và bé bị chán ăn.

Nhưng dư thừa sắt cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của bé. Để nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh tốt hơn; mẹ cần hiểu lượng sắt cần thiết cho bé hàng ngày, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc bú mẹ một phần: bổ sung sắt 1 miligam/kg thể trọng mỗi ngày khi trẻ được 4 tháng tuổi cho đến khi bé sẵn sàng ăn dặm những thực phẩm giàu chất sắt.
  • Trẻ bú sữa công thức không cần bổ sung thêm chất sắt.
  • Trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi: 11 miligam (mg) sắt mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: nhu cầu sắt trong cơ thể mỗi ngày là 7 – 10mg (Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
  • Trẻ sinh non: cần được bổ sung sắt khoảng 2mg/kg mỗi ngày, không vượt quá 15 mg/ngày (Theo khuyến cáo của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ).

dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Điều gì gây ra dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh lại? Thừa sắt là tình trạng hàm lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Sắt cũng là một dạng kim loại nặng như chì, thủy ngân, nhôm nên rất khó bài tiết. Hệ thống gan, thận của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Do vây, nếu cơ thể bé phải tiếp nhận hàm lượng sắt quá liều, rất dễ gây ngộ độc.

Cơ thể bé hấp thụ sắt và dự trữ một phần ở ruột dưới dạng Ferritin. Khi bị thừa sắt, lượng sắt thừa sẽ tích tụ trong khớp, gan, tim, tuyến yên và tuyến tụy. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, các cơ quan trên có nguy cơ tổn thương.

Có 3 nguyên nhân chính gây ra dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh:

  • Do di truyền: Do đột biến gen HFE di truyền, cơ thể trẻ khi sinh ra đã không có khả năng điều hoà sắt. Để phát hiện sớm bệnh này, mẹ cần cho bé làm xét nghiệm đo lượng ferritin trong huyết thanh và trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết gan.
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý như thiếu men G6PD, thiếu hồng cầu, bệnh gan, bệnh liên quan đến sự hấp thụ sắt.
  • Do bổ sung quá liều: Trẻ tiêu thụ lượng sắt cao hơn so với nhu cầu sẽ xảy ra tình trạng thừa sắt. Không ít trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống nhầm viên bổ sung sắt và đa sinh tố của người lớn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Làm thế nào để mẹ nhận biết bé đang bị thừa sắt? Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh là gì?

Trong giai đoạn đầu, trẻ thừa sắt thường có những biểu hiện như:

  • Mệt mỏi và chóng mặt: Khi cơ thể thừa sắt, quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị rối loạn. Mẹ sẽ thấy dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh như thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc, sụt cân, thậm chí có nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Da đậm màu: Sắt dư thừa đọng lại dưới da khiến màu da trở nên xám hơn.
  • Đau khớp: Xương cũng là một trong những bộ phận tích trữ sắt thừa. Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh lâu ngày sẽ có nguy cơ tổn thương mô, viêm khớp, đau nhức xương.
  • Đau bụng: Đây là dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất. Bé thường đau bụng không rõ nguyên nhân, táo bón, đầy hơi, người khó chịu.
  • Dễ mắc bệnh: Thừa sắt khiến cơ thể bé mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến sức đề kháng kém. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên nhiều bệnh truyền nhiễm cho bé.
  • Trẻ căng thẳng: Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, bé còn có thể gặp các vấn đề về thần kinh nếu cơ thể dư sắt. Căng thẳng, sợ hãi, không hợp tác, thái độ chống đối là một trong những triệu chứng thừa sắt mà mẹ cần lưu ý.
  • Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh khác: Huyết áp thấp và mạch nhanh hoặc yếu, co giật. Đau đầu, sốt, khó thở và có dịch trong phổi.
Nguyên nhân bé bị thừa sắt
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, đau bụng là một trong những dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh: Khi nào cha mẹ cần lo lắng?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng thừa sắt ở trẻ sơ sinh sẽ tiến triển nặng hơn. Một số dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh khi bệnh chuyển nặng bao gồm:

  • Tăng đường huyết: Lượng sắt tích tụ lâu ngày khiến quá trình tổng hợp insulin của cơ thể bị ảnh hưởng. Đường huyết tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là biến chứng nguy hiểm của tình trạng thừa sắt.
  • Suy tim: Cơ thể thừa sắt gây khó khăn trong việc lưu thông máu đến tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim.

Theo Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ, các dấu hiệu nhiễm độc bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, phân sẫm màu và căng bụng. Nếu tình trạng quá tải lượng sắt tiếp tục diễn ra, trẻ có thể bị xuất huyết, hạ đường huyết và cuối cùng là tử vong. Nếu trẻ sơ sinh gặp phải những triệu chứng này; hãy tìm gặp bác sĩ nhi khoa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

Điều trị các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Nếu phát hiện dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời. Một số phương pháp xét nghiệm và điều trị dư sắt cho trẻ nhỏ phổ biến như:

  • Lấy máu (hay còn gọi là phương pháp truyền thải sắt): Bé sẽ được lấy máu từ 1 – 2 lần trong tuần. Sau mỗi lần truyền thải sắt, bé cần được uống nước nhiều. Tần suất lấy máu sẽ giảm dần và ngưng hẳn khi hàm lượng sắt trong cơ thể về lại tỷ lệ bình thường.
  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh thừa sắt.
  • Thủ thuật mở tĩnh mạch: Được chỉ định khi trẻ thừa sắt ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu mắc bệnh gan, tim, tiểu đường.
  • Uống thuốc nhuận tràng có tác dụng mạnh: Nếu trẻ sơ sinh thở bình thường, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp này.
  • Liệu pháp thải sắt quá đường tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc có chứa deferoxamine mesylate; sau đó, bé sẽ thải sắt qua đường nước tiểu. Thông thường, trẻ cần không quá 24 giờ trị liệu.

Đến đây mẹ đã biết cách nhận diện dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh; đồng thời, mẹ cũng biết cần làm gì để điều trị dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh.

Cách phòng ngừa tình trạng thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa tình trạng thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Ngoài nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh; mẹ cũng cần tránh việc bổ sung quá liều sắt cho bé, mẹ hãy lưu ý:

  • Chỉ bổ sung sắt khi bé thiếu sắt: Không phải tất cả các bé đều có nhu cầu bổ sung sắt. Thông thường bé dưới 3 tháng tuổi khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng thì không cần bổ sung sắt. Để biết bé có thiếu sắt hay không, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được xét nghiệm. Nếu bé còi cọc, xanh xao, chỉ số huyết tương dưới mức cho phép, mẹ mới cần bổ sung sắt.
  • Bổ sung sắt theo đúng liều lượng: Tuỳ vào từng thể trạng, độ tuổi mà mỗi bé cần hàm lượng sắt khác nhau. Mẹ có thể bổ sung cho con thông qua các thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống trong trường hợp bé thiếu sắt.
  • Đa dạng trong cách bổ sung sắt: Nhiều mẹ cho rằng sắt chỉ được bổ sung thông qua các viên uống. Sự thật là hàm lượng sắt cần thiết cho bé đã bao gồm tất cả các đường hấp thụ vào cơ thể. Ngoài thuốc bổ sung, bé còn hấp thụ sắt qua sữa và thức ăn hàng ngày. Nếu mẹ chỉ tính lượng sắt trong thuốc mà bỏ qua đường ăn uống, khả năng cao là bé sẽ bị thừa sắt.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Để đánh giá đúng về tình trạng thiếu sắt và cách bổ sung, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung sắt cho con.

>> Mẹ có thể xem thêm: Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, 3 tác hại lớn mẹ cần phải biết

[inline_article id=176054]

Việc bổ sung sắt cho trẻ là một trong những quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung với liều lượng hợp lý, đúng và đủ với nhu cầu và thể trạng của bé. Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh để kịp thời can thiệp, tránh để lại biến chứng đáng tiếc.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? 8 cách hay để hóa giải

Mẹ lo lắng con không chịu ăn sẽ thiếu chất? Mẹ không biết làm thế nào để tập thói quen ăn uống tốt cho bé? Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm, biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé không hợp tác khi ăn dặm. Bên cạnh nguyên nhân trẻ bị bệnh, mọc răng; mẹ cần chú ý đến thời điểm ăn dặm, lịch ăn phù hợp và món ăn dặm cho bé.

1.1 Thời điểm ăn dặm không phù hợp

Theo CDC Hoa Kỳ, mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Thời điểm này, hệ tiêu hoá của bé đã có sự phát triển nhất định; có thể tiêu hoá được thức ăn ngoài sữa. Ngoài ra, bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu có sự tò mò, thích thú khám phá thức ăn, thích đưa đồ vật lên miệng và bắt chước động tác nhai.

Nhiều mẹ cho bé ăn dặm khi bé được 4 – 5 tháng tuổi; tuy nhiên, đây là thời điểm tập ăn dặm quá sớm. Trước 6 tháng tuổi, trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ; do đó, mẹ không cần thêm bất cứ thức ăn nào. Như vậy, nếu mẹ thắc mắc vì sao bé 5 tháng không chịu ăn dặm thì có thể mẹ đang cho bé ăn hơi sớm.

1.2 Khoảng cách bữa ăn chưa hợp lý

Khi bắt đầu ăn dặm, sữa vẫn đóng vai trò là một bữa ăn của bé. Nếu mẹ cho bé uống sữa trước bữa ăn; hoặc khoảng cách giữa cữ sữa và cữ ăn quá gần nhau; bé sẽ không ăn dặm do cảm thấy no bụng.

Đối với nguyên nhân khiến bé 6 tháng không chịu ăn dặm này; mẹ cần bố trí khoảng cách bữa ăn hợp lý để bé có cảm giác đói và muốn được ăn.

1.3 Món ăn không phù hợp

Thực đơn không phong phú, không bắt mắt cũng khiến bé chán ăn. Ngoài ra, mẹ lưu ý không nêm bất cứ gia vị gì trong thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Nếu mẹ chế biến món ăn quá mặn, mùi vị quá nồng; nhiều khả năng bé sẽ từ chối, thậm chí sợ ăn.

>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mau lớn, tăng cân, đầy đủ chất

bé không chịu ăn dặm phải làm sao
Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Trước khi đi tìm giải pháp, mẹ cần xác định nguyên nhân bé không chịu ăn dặm.

2. Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ, mẹ phải làm sao? Loại trừ các yếu tố bệnh lý, việc bé không chịu ăn dặm hoàn toàn có thể khắc phục được với những gợi ý sau.

2.1 Không nên cai sữa sớm

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ không nên vội vàng cắt sữa cho bé để thay thế bằng thức ăn. Đột ngột cai sữa sẽ khiến bé thiếu chất dinh dưỡng. Đồng thời, điều này còn ảnh hưởng đến tâm lý bé. Con thèm sữa sẽ quấy khóc, khó chịu và không có hứng thú với thức ăn.

Theo đó, khi không biết bé 7 tháng không chịu ăn dặm phải làm sao; mẹ cần lưu ý duy trì lượng sữa cần thiết theo độ tuổi của trẻ.

2.2 Thường xuyên đổi khẩu vị đồ ăn cho trẻ nhỏ

Nếu mẹ băn khoăn bé không chịu ăn dặm phải làm sao; mẹ hãy xem thực đơn của bé có bị lặp lại quá nhiều món ăn hay không.

Bé tuy nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị; nếu mẹ chỉ cho bé ăn những món giống nhau thường xuyên sẽ gây nên sự nhàm chán cho bé. Và không phải khẩu vị của mẹ giống với khẩu vị của con; nên mẹ cần thay đổi và tìm những món ăn bé cảm thấy thích.

Đổi món thường xuyên để bé nhận được nhiều mùi vị thức ăn khác nhau, đồng thời cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho bé mà không làm cho bé bị ngấy.

2.3 Lên lịch ăn dặm hợp lý cho bé

Thông thường, khi mới làm quen với thức ăn, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 – 2 bữa ăn dặm mỗi ngày là đủ. Lịch ăn quá dày đặc, 3 – 4 bữa trong một ngày sẽ khiến bé luôn có cảm giác no.

Mẹ có thể sắp xếp bữa sữa và bữa ăn dặm xen kẽ. Nguyên tắc là cần có khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn, để bé thấy đói, từ đó ham thích khám phá món ăn.

>> Bé không chịu ăn dặm phải làm sao: Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ và chế độ ăn như thế nào?

2.4 Cung cấp lượng sữa phù hợp

Việc duy trì sữa trong thời điểm bé ăn dặm, không có nghĩa là cho bé uống sữa thoải mái. Lượng sữa được khuyến khích cho bé từ 6 tháng đến 2 tuổi là 500ml đến 700ml một ngày.

Nếu mẹ cho bé uống quá nhiều sữa, bé sẽ không có nhu cầu nạp thêm thức ăn. Nhiều mẹ có thói quen bú sữa nếu trẻ bỏ bữa ăn. Điều này sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn. Bé không chịu ăn, mẹ xót con nên cho uống sữa thay ăn, dẫn đến bé no và tiếp tục không ăn trong bữa tiếp theo.

Cung cấp lượng sữa phù hợp
Bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa phải làm sao?

2.5 Bé cần một không khí ăn uống vui vẻ

Các hình thức la mắng, doạ nạt, dụ dỗ sẽ không có tác dụng lâu dài để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ. Các phương pháp này thường đem lại tác dụng ngược, khiến bé càng chán ghét mỗi khi ngồi vào bàn ăn.

Mẹ cần tạo không khí vui tươi, dễ chịu trong mỗi bữa ăn. Bé sẽ không cảm thấy bị ép buộc, từ đó hào hứng khám phá thức ăn. Khi mới tập ăn dặm, bé có thể làm dơ bàn ghế và quần áo. Đó là cách bé làm quen và tìm hiểu các món ăn.

Tóm lại, nếu chưa biết bé không chịu ăn dặm phải làm sao; mẹ hãy chủ động tạo không khí ăn uống vui vẻ. Đây là một trong những cách cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ.

2.6 Cho bé ngồi ăn cùng gia đình

Bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu được tham gia bữa ăn cùng các thành viên trong gia đình. Khi mới tập ngồi ghế ăn, bé có thể thấy khó chịu và không chịu ngồi ghế ăn dặm.

Do đó, mẹ nên cho bé ngồi ăn chung; chỉ cho bé thấy những thành viên khác cũng đều ngồi ghế. Ngoài ra, mẹ nên chú ý chọn loại ghế vừa vặn với bé.

2.7 Xây dựng thói quen tốt ngay từ đầu

Có nhiều bé trước đây rất thích thú khi được ăn dặm. Nhưng qua một thời gian, bé tỏ ra biếng ăn, từ chối ngồi vào bàn; thậm chí còn ném thức ăn. Để khắc phục điều này, mẹ cần rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt bánh kẹo trước bữa ăn.

Bữa ăn chỉ nên gói gọn trong vòng 30 – 40 phút. Sau thời gian đó, dù con ăn chưa hết, mẹ cũng dọn đi và kết thúc bữa ăn. Con nên tập thói quen ngồi vào bàn và tập trung thưởng thức món ăn. Mẹ nên nói không với hình thức ăn rong; vừa ăn vừa xem ti vi hoặc vừa chơi đồ chơi vừa ăn. 

Xây dựng thói quen tốt ngay từ đầu
Bé không chịu ăn dặm cha mẹ phải làm sao? Hãy tạo thói quen tốt cho con từ sớm

2.8 Mẹ cần kiên nhẫn và học cách tôn trọng con

Giai đoạn đầu ăn dặm, bé chỉ tập trung làm quen với thức ăn ngoài sữa. Cơ thể bé cần có sự thích nghi từ từ. Lượng ăn của bé cũng bắt đầu từ rất ít, sau đó mới tăng dần lên từng chút một. Mẹ không nên quá lo lắng, nóng ruột mà tìm đủ mọi cách để ép con ăn.

Hãy để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Mẹ chỉ nên là người hỗ trợ, sắp xếp bữa ăn hợp lý, nấu những món ăn phù hợp và tập cho con thái độ ăn uống đúng. Khi mẹ quá stress với việc ăn uống của bé, tâm trạng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến con.

[inline_article id=218735]

Tóm lại về bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Bất cứ người mẹ nào cũng muốn nhìn bé yêu ăn uống ngon lành, hào hứng trong mỗi bữa ăn; mỗi bé sẽ có một nhu cầu ăn uống khác nhau. Quan trọng là mẹ quan sát, tìm hiểu và khám phá sở thích ăn uống của con.

Hãy để ăn dặm là niềm vui! Hy vọng thông tin trong bài giúp mẹ trả lời được “bé không chịu ăn dặm phải làm sao?”. Nếu đã áp dụng tất cả các cách trên mà bé vẫn không chịu ăn dặm; mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ nhi khoa nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm, bí kíp cho mẹ tha hồ biến tấu

Cháo là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ. Mẹ muốn kết hợp rau mồng tơi trong các món cháo của bé? Mẹ băn khoăn không biết cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm nấu sao cho ngon? MarryBaby sẽ giúp mẹ tìm hiểu nhé.

Bé mấy tháng ăn được rau mồng tơi?

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm là vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, CDC khuyến khích mẹ kiên nhẫn chờ đến khi bé được 7-8 tháng tuổi để bắt đầu cho bé ăn thực phẩm đa dạng hơn; trong đó có các món rau củ quả.

Để an toàn, mẹ cứ chờ đến lúc bé 8 tháng tuổi rồi hãy nấu cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm nhé! Vì món rau này vô cùng nhiều dưỡng chất, nên nó có thể hơi “nặng” so với hệ thống tiêu hóa đang phát triển của bé.

Song song đó, mẹ cũng cần quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm (ví dụ như có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ; khả năng kiểm soát đầu và cổ,…) để biết chắc con đã có thể thưởng thức món cháo rau mồng tơi mà mẹ nấu.

cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm
Từ 7-8 tháng tuổi là con có thể ăn cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm rồi

Lợi ích khi cho bé ăn dặm cháo rau mồng tơi

Cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm rất dễ kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Để bổ sung chất đạm, mẹ có thể chọn nấu cùng các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt lươn. Nếu muốn kết hợp cùng các loại cá, mẹ có thể chọn cá lóc, cá hồi, cá thu. Với mỗi nguyên liệu khác nhau, cháo rau mồng tơi sẽ cho ra hương vị khác biệt, giúp bé ăn hoài không ngán.

Một số lợi ích khi nấu cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm là:

  • Mồng tơi là loại rau có tính mát, khi nấu lên mùi thơm nhẹ, hơi nhớt. Rau chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Các chất dinh dưỡng có trong rau mồng tơi như protein, chất béo, sắt, vitamin A, B1, B2, C, E, carotene.
  • Sắt ngăn ngừa thiếu máu, vitamin A giúp trẻ sáng mắt. Đặc biệt, chất nhầy pectin trong mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón hữu hiệu. 
  • Ăn mồng tơi sẽ bổ sung chất điện giải như canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, selen, giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Mồng tơi là loại rau lành tính, ít gây dị ứng. Vì vậy, mẹ có thể đưa mồng tơi vào thực đơn ăn dặm của bé từ 7 tháng tuổi.
  • Rau mồng tơi lành tính, chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bé.

Cháo thịt lợn rau mồng tơi cho bé ăn dặm

cháo thịt lợn rau mồng tơi
Cháo thịt lợn rau mồng tơi cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

Thịt lợn ít gây dị ứng, mẹ có thể cho bé làm quen ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ lưu ý nên chọn thịt lợn có kèm một chút mỡ để khi xay thịt không bị quá khô.

Nguyên liệu cháo thịt lợn rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • 30g gạo ngon nấu cháo.
  • 10 lá rau mồng tơi.
  • 30g thịt lợn.
  • 1 muỗng dầu ô liu.

Cách nấu cháo rau mồng tơi thịt lợn cho bé ăn dặm:

  • Mẹ vo gạo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ. Tùy theo khả năng ăn thô của bé mà mẹ đong lượng nước phù hợp. Thông thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm, cháo sẽ được nấu với tỷ lệ gạo và nước là 1:10.
  • Rau mồng tơi rửa sạch dưới vòi nước chảy, sau đó xay nhuyễn cùng với một chút nước.
  • Phần thịt rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn.
  • Khi cháo gần chín, mẹ cho thịt băm vào nấu cùng. Dùng tay đảo nhẹ để thịt không bị vón cục.
  • Khi cháo chín, mẹ tiếp tục cho rau mồng tơi đã xay nhuyễn vào. Nấu thêm một chút cho cháo sôi lại rồi tắt bếp.
  • Mẹ múc cháo ra, cho thêm 1 muỗng dầu oliu vào là hoàn thành món cháo rau mồng tơi và thịt cho bé ăn dặm. 

Cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm

Trong số các loại thuỷ hải sản nước ngọt thì lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt lươn chứa nhiều protein, vitamin nhóm A, B, canxi, magie, sắt. Mẹ có thể cho bé ăn cháo với thịt lươn khi bé được 8 tháng tuổi. 

Nguyên liệu:

  • 30g gạo ngon nấu cháo.
  • 10 lá rau mồng tơi.
  • 30g thịt lươn.
  • Dầu ăn.
  • Hành băm.

Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • Phần thịt cá/lươn sau khi lóc xong, mẹ dằm thật nhuyễn, ướp cùng một ít hành băm.
  • Phần xương có thể được dùng để ninh nước nấu cháo. Nếu không có thời gian, mẹ có thể bỏ qua bước này.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu thành cháo.
  • Mồng tơi rửa sạch, xay nhuyễn.
  • Trong thời gian chờ cháo chín, mẹ cho ít dầu vào chảo, tiếp tục cho thịt cá/ lươn vào xào sơ để thịt chín.
  • Khi cháo gần chín, mẹ cho cùng lúc thịt đã xào và rau mồng tơi vào, khuấy đều là hoàn thành cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm.

Cháo thịt gà rau mồng tơi cho bé ăn dặm

cháo thịt gà rau mồng tơi cho bé ăn dặm
Cháo thịt gà rau mồng tơi cho bé ăn dặm nhẹ bụng, dễ làm

Thịt gà khi kết hợp cùng rau mồng tơi sẽ cho ra vị ngọt béo, thanh mát. Cháo gà rau mồng tơi cho bé ăn dặm chắc chắn sẽ chiều lòng những vị khách nhí. Mẹ có thể cho thịt gà vào lúc cháo vừa sôi để thịt được mềm, bé dễ ăn hơn nhé.

Nguyên liệu cháo thịt gà rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • 30g thịt đùi gà.
  • 20g rau mồng tơi.
  • 2/3 chén cháo trắng (chén ăn cơm).
  • 1/4 muỗng cà phê muối.
  • 1/2 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo thịt gà rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • Mẹ bắc nồi lên bếp, cho 200ml nước vào rồi cho bắp gà đã rửa sạch vào luộc vừa chín tới. Sau đó, mẹ dùng dao tách phần thịt gà ra khỏi xương rồi băm nhỏ.
  • Rau mồng tơi mẹ rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy xay, thêm 30ml nước xay nhuyễn.
  • Mẹ bắc nồi lên bếp, cho 3/2 chén ăn cơm cháo vào nồi rồi đổ thêm 2 chén ăn cơm nước để pha loãng cháo, nấu trên lửa vừa.
  • Tiếp đến, mẹ cho vào cháo 1/4 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Khi cháo đã sôi, mẹ cho thịt gà băm nhuyễn vào, khuấy đều khoảng 3 – 5 phút.
  • Khi cháo đã sôi lại, mẹ cho phần rau mồng tơi đã xay vào, đảo đều khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
  • Sau đó, mẹ đổ ra tô và cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn dành cho bé ăn dặm, khuấy đều.

Cháo cá hồi rau mồng tơi cho bé ăn dặm

Cá hồi là thực phẩm giàu omega – 3, rất tốt cho sự phát triển trí não. Món cháo bắt mắt với màu xanh mướt của rau mồng tơi, màu hồng của cá hồi sẽ hấp dẫn bé yêu của mẹ. Cá hồi có mùi đặc trưng nên mẹ lưu ý khâu sơ chế nguyên liệu để khử bớt mùi nhé.

Nguyên liệu:

  • 100g cá hồi (Nên sử dụng phi lê cá hồi).
  • 2 muỗng canh gạo tẻ.
  • 100g rau mồng tơi (khoảng 1 nắm tay).
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu 1 muỗng cà phê.
  • 1 ít muối/hạt nêm.

Cách nấu cháo cá hồi rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • Cá hồi sau khi mua về mẹ rửa với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
  • Rau mồng tơi nhặt lấy lá nguyên; sau đó mang đi rửa và cắt nhỏ. Tiếp theo cho vào máy xay, thêm 2 muỗng canh nước và xay nhuyễn.
  • Cho vào nồi khoảng 1 chén nước (chén ăn cơm); đun sôi và cho cá hồi đã sơ chế vào luộc trong khoảng 1 – 2 phút cho cá chín thì vớt ra. Lưu ý mẹ giữ lại phần nước luộc cá để nấu cháo nhé.
  • Chờ cho cá nguội một chút thì tiến hành tách bỏ xương cá, bỏ da và dầm nhuyễn thịt cá.
  • Cho 2 muỗng canh gạo vào nồi, thêm 200ml nước và nấu nhừ trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi cháo nhừ mẹ nêm 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và cho tiếp phần nước luộc cá vào; đun cho đến khi cháo bắt đầu sôi lại thì cho hết phần cá đã chuẩn bị vào khuấy đều.
  • Nấu trong khoảng 1 phút thì cho mồng tơi đã xay vào; dùng muỗng khuấy đều nấu cho cháo sôi bùng thêm một chút nữa là có thể tắt bếp, cho ra tô.
  • Để tăng thêm dinh dưỡng cho cháo mẹ cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ô liu và trộn đều.
  • Hạt cháo nở bông, mềm mịn thêm màu xanh bắt mắt của rau mồng tơi, cá hồi tươi ngon, thịt ngọt sẽ là món cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm.

Cháo tôm rau mồng tơi cho bé

Nấu rau mồng tơi cùng tôm
Cháo rau mồng tơi tôm cho bé ngọt đậm hương vị

Cháo tôm rau mồng tơi cho bé ăn dặm sự kết hợp phổ biến. Tôm chứa lượng protein cao. Trong 100g tôm tươi có đến 18.4g protein. Khi sơ chế tôm, mẹ lưu ý lột vỏ thật sạch, tránh vỏ tôm còn sót lại khiến bé dễ hóc. Tôm cũng là loại hải sản có khả năng gây dị ứng cao. Mẹ chỉ nên cho bé ăn một ít để làm quen. Nếu bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Nguyên liệu:

  • 35g cháo hạt vỡ.
  • 70g tôm.
  • 30g rau mồng tơi.
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn (loại dùng cho bé)

Cách nấu cháo tôm rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • Tôm mua về cắt đầu, bỏ chân, bóc bỏ vỏ, lấy đường chỉ lưng và rửa sạch với nước. Tiếp theo, mẹ băm nhuyễn tôm.
  • Rau mồng tơi mẹ nhặt lá, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Mẹ cho 450ml nước vào nồi sau đó thêm 35gr cháo hạt vỡ vào, nấu trên lửa vừa khoảng 15 – 20 phút.
  • Tiếp theo, cho tôm băm nhuyễn nấu khoảng 2 – 3 phút, cho rau mồng tơi băm nhuyễn vào nấu thêm 2 phút, rồi tắt bếp nhé.
  • Cuối cùng, mẹ cho cháo tôm rau mồng tơi ra tô; thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé vào trộn đều là hoàn thành cháo tôm rau mồng tơi cho bé ăn dặm.

Cháo cá lóc rau mồng tơi cho bé ăn dặm

Thịt cá lóc thơm, bổ, ngọt mát kết hợp cùng vị thanh nhẹ của rau mồng tơi tạo nên món cháo bổ dưỡng và dễ ăn. Mẹ chú ý chọn cá lóc còn tươi, có kích thước cân đối, cầm lên chắc tay. Tuyệt đối không mua cá sờ vào mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi hôi khó chịu.

Nguyên liệu:

  • 35g gạo.
  • 50g cá lóc.
  • 30g rau mồng tơi.
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách nấu cháo cá lóc rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • Rau mồng tơi lặt bỏ phần cành và lá bị úa vàng, dập nát, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cá lóc thì mẹ cạo sạch phần vảy và vây cá. Tiếp đến, cắt thành khúc dài khoảng 3 lóng tay.
  • Để khử mùi tanh, mẹ có thể dùng muối chà sát lên bề mặt cá rồi rửa thật sạch với nước.
  • Lá mồng tơi rửa sạch, cho vào rổ để ráo nước rồi băm nhuyễn.
  • Bắc nồi lên bếp, đổ vào 450ml nước và đun sôi. Đợi nước sôi thì cho cá vào luộc khoảng 10 phút. Sau 10 phút, cá chín rồi thì mẹ gắp ra chén; cẩn thận gỡ bỏ phần da và xương cá.
  • Phần thịt cá sau khi đã loại bỏ xương và da thì mẹ xé nhỏ.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 450ml nước, đợi nước hơi nóng thì cho 35gr gạo vào, nấu khoảng 20 phút thì cho phần cá lóc đã tách nhỏ vào.
  • Đợi cháo hơi sôi lần nước thì cho tiếp rau mồng tơi băm nhuyễn vào, khuấy đều đến khi cháo sôi lại lần nước thì bạn tắt bếp. Đổ cháo cá lóc rau mồng tơi cho bé ăn dặm ra tô, rưới lên bề mặt 1 muỗng cà phê dầu ăn.

Cháo thịt bò rau mồng tơi cho bé ăn dặm

Cách nấu rau mồng tơi với thịt bò
Cháo thịt bò rau mồng tơi cho bé ăn dặm phù hợp với trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên

Từ 7 tháng trở đi, bé đã có thể ăn được thịt bò. Mẹ nên bắt đầu với một lượng nhỏ, đề phòng trường hợp bé dị ứng với đạm bò. Cháo thịt bò rau mồng tơi là món ăn thanh mát, cung cấp nhiều chất sắt. Thịt bò nấu lâu sẽ dễ bị dai nên thay vì cho vào trước, mẹ hãy cho thịt vào cùng lúc với rau mồng tơi.

Nguyên liệu cháo thịt bò rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • 100g thịt bò.
  • 1 chén cơm cháo trắng.
  • 80g cà rốt (khoảng 1/3 củ).
  • 50g rau mồng tơi.
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu 1 muỗng cà phê.
  • 1 ít muối/hạt nêm.

Cách nấu cháo thịt bò rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

  • Cà rốt mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Rau mồng tơi sau khi nhặt lá, rửa 2 lần với nước mẹ cũng dùng dao cắt nhỏ.
  • Thịt bò mua về mẹ rửa sơ với nước muối loãng, rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
  • Bắc nồi lên bếp, cho 200ml nước cùng thịt bò và cà rốt cắt nhỏ vào nồi; đậy nắp lại và chần sơ với lửa vừa khoảng 5 phút cho thịt bò săn lại thì mẹ vớt ra, để nguội.
  • Còn cà rốt thì sau khi vớt thịt bò ra, mẹ đậy nắp lại và luộc thêm 3 phút nữa cho đến khi cà rốt chín mềm thì mẹ tắt bếp; vớt cà rốt ra, cắt thành các hạt lựu nhỏ.
  • Tiếp theo mẹ cho rau mồng tơi cắt nhỏ cùng nhỏ cùng cà rốt cắt hạt lựu và 50ml nước lọc vào máy xay sinh tố; đậy nắp lại và xay với tốc độ cao khoảng 30 giây cho đến khi cà rốt và rau mồng tơi nhuyễn mịn thì tắt máy.
  • Thịt bò sau khi đã vớt ra để nguội mẹ dùng dao cắt lát, cắt nhỏ rồi băm đều tay cho đến khi thịt bò nhuyễn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho 1 chén cháo trắng được ngâm nở trong bình thủy cùng 400ml nước lọc; 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và 1/3 muỗng cà phê muối vào.
  • Dùng muỗng khuấy đều và nấu với lửa vừa khoảng 3 phút cho đến khi cháo sôi.
  • Sau khi cháo đã sôi lại và các gia vị tan hết thì mẹ cho hết phần thịt bò băm nhuyễn vào, khuấy đều cho đến khi thịt bò băm hòa quyện vào cháo thì mẹ cho hết phần cà rốt và rau mồng tơi xay nhuyễn mịn vào.
  • Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp rau củ xay nhuyễn cùng thịt bò hòa lẫn vào nhau rồi nấu thêm 1 phút nữa cho cháo sôi lên thì mẹ tắt bếp rồi múc cháo thịt bò rau mồng tơi cho bé ăn dặm ra tô.

Cháo cá thu rau mồng tơi cho bé

Cá thu cung cấp dồi dào các dưỡng chất như omega-3, omega-6, vitamin như A, B6, B12, C, D, E và K, các loại khoáng chất gồm calci, sắt, magne, phospho, kali, natri, selen, kẽm và đồng. Theo khuyến cáo, trẻ từ 7 – 12 tháng, mỗi bữa chỉ nên ăn 20g – 30g thịt cá thu, và có thể ăn 2 – 3 bữa mỗi tuần.

Nguyên liệu:

  • Rau muống.
  • Cá thu.
  • Gạo.
  • Các loại gia vị cần thiết.

Cách nấu cháo cá thu rau mồng tơi cho bé:

  • Cá thu mẹ làm sạch, băm nhỏ rồi xào chín.
  • Rau muống thì mẹ nhặt, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Cuối cùng mẹ nấu cháo và cho cá thu xào và rau muống xay nhuyễn vào đảo đều là được.
  • Cháo cá thu rau mồng tơi cho bé ăn dặm cùng rau muống cung cấp cho bé đầy đủ chất xơ; giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm cháo rau mồng tơi

Mẹ cần lưu tâm những điều sau khi nấu cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm nhé:

  • Rau mồng tơi có tính mát lạnh do đó phải cẩn thận với những người hay bị lạnh bụng, đi ngoài. Để bớt tính lạnh, nấu kỹ hoặc nấu với các thức ăn khác có nguồn gốc động vật.
  • Khi trẻ bị cảm lạnhtiêu chảy, không cho trẻ ăn rau mồng tơi. Vì mồng tơi có tính mát và giúp dễ tiêu.
  • Khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn rau mồng tơi hoặc trẻ nhỏ đã có thể ăn cơm, cần phải băm hoặc xay nhuyễn rau.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm là món ăn vừa bổ dưỡng, vừa giải nhiệt, thanh mát và nhuận tràng cho trẻ. Tùy theo sở thích và nguyên liệu sẵn có, mẹ có thể lựa chọn chất đạm để kết hợp cùng món cháo này nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không và tin vui dành cho bạn

Một số người đau thần kinh toạ cảm thấy khó khăn mỗi khi làm chuyện ấy. Sự thật là đau thần kinh tọa không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Tuy nhiên, để bệnh không ảnh hưởng đến phong độ lâm trận, bạn cần bỏ túi một vài bí kíp. Đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Làm sao để các triệu chứng của bệnh không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là gì và bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không là thắc mắc của nhiều người bệnh.

Bệnh đau thần kinh tọa có tên gọi quốc tế là Sciatica Pain. Bệnh gây ra cơn đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa, từ lưng, tới hông và tới chân. Người có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thần kinh tọa tương đối cao. Mức độ cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc đau nhói dữ dội. Trong một số trường hợp, đau thần kinh tọa còn gây tê bì hoặc cơ tay cơ chân yếu hơn bình thường.

Thông thường, cơn đau thần kinh tọa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi hết. Nếu bị đau thần kinh tọa kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng như thế nào đến chuyện ấy?

Theo thống kê, có 37% người đau thần kinh tọa gặp khó khăn trong khi quan hệ tình dục. Trong số đó, khoảng 7% không thể làm được chuyện ấy vì các cơn đau dữ dội ở hông, đùi.

Các cơn đau thần kinh tọa gây khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục. Vị trí đau thần kinh tọa là từ thắt lưng trở xuống. Đây là khu vực phải vận động nhiều trong quá trình quan hệ. Vì vậy, người bị bệnh có thể sẽ gặp một số ảnh hưởng không mong muốn như:

  • Cảm thấy đau nếu quan hệ với cường độ mạnh. 
  • Khó khăn trong việc thực hiện các tư thế mới lạ, đòi hỏi sự dẻo dai của cơ thể.
  • Cơn đau bất chợt có thể khiến cuộc yêu phải ngưng giữa chừng.
  • Người mệt mỏi, đau nhức làm giảm hứng thú, ham muốn quan hệ.
  • Nam giới có thể gặp tình trạng rối loạn cương dương.
Những cơn đau sẽ khiến bạn mệt mỏi, giảm ham muốn
Những cơn đau sẽ khiến bạn mệt mỏi, giảm ham muốn

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?

Những cơn đau thần kinh tọa có thể cản trở cuộc yêu của bạn. Tuy nhiên, bạn không cần phải kiêng quan hệ trong thời gian đau. Đau thần kinh tọa có quan hệ được không và câu trả lời là có thể.

Bạn vẫn có thể duy trì sinh hoạt tình dục đều đặn nếu sức khỏe cho phép. Nói cách khác, nếu cơn đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ và có thể kiểm soát được, bạn có thể yêu bất cứ lúc nào bạn muốn.

Như vậy, việc quan hệ khi đang đau thần kinh tọa sẽ tùy vào thể trạng và mức độ của bệnh. Bạn cần lưu ý tư thế, cường độ, thời gian quan hệ để đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc yêu.

Quan hệ đúng cách để tăng khoái cảm cho người bị đau thần kinh tọa

Để khắc phục nỗi lo đau thần kinh tọa có quan hệ được không, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Những cơn đau sẽ khiến bạn mệt mỏi, giảm ham muốn
Chia sẻ, tâm sự cởi mở về cơn đau sẽ giúp cặp đôi tìm được cách quan hệ phù hợp
  • Tâm sự với chàng/ nàng: Chia sẻ cởi mở những vấn đề của bản thân sẽ giúp cặp đôi cùng nhau tìm ra giải pháp. Hãy cho đối phương biết về những điểm đau của bạn. Đồng thời gợi ý những tư thế khiến bạn thấy thoải mái.
  • Lựa chọn tư thế phù hợp: Bạn nên tránh các tư thế ngồi xổm, vì sẽ tạo sức ép lên vùng hông, lưng. Chọn tư thế phù hợp sẽ tránh tác động vào khu vực đau. Bạn có thể ưu  tiên lựa chọn các tư thế đơn giản, nằm ngửa, gối và hông thấp. Nên quan hệ trên bề mặt phẳng, có độ cứng nhất định, tránh dùng nệm lõm.
  • Tần suất quan hệ vừa phải: Bạn không nên quan hệ quá sức trong thời gian bị bệnh. Tần suất quan hệ được khuyến cáo là 1 – 2 lần một tuần. Nếu thấy cơ thể không đáp ứng được, bạn nên giảm tần suất.
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ: Bạn có thể đặt một chiếc gối dưới cổ, lưng hoặc hông để giảm áp lực cho cột sống. Ngoài ra, nếu cần gel bôi trơn, kem giảm đau hay các công cụ hỗ trợ tình dục khác, bạn đừng ngần ngại sử dụng nhé.
  • Massage sau khi quan hệ: Massage sẽ giúp làm dịu các cơ bị căng, từ đó giảm cơn đau thần kinh tọa. Massage sau khi quan hệ còn kích thích giải phóng endorphin. Đây là hormone làm tăng khoái cảm, giảm đau, tạo cảm giác hạnh phúc.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ:  Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn về một số phương pháp điều trị hoặc cung cấp một số lời khuyên để quan hệ tình dục khi bạn mắc chứng đau thần kinh tọa.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý sẽ cho bạn sức khỏe tốt, từ đó làm tăng chất lượng chuyện ấy. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không hút thuốc. Nicotine trong thuốc lá có thể giảm lưu lượng máu cung cấp cho xương. Tình trạng này gây kích thích và căng thẳng cho cột sống, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Vận động vừa sức: Duy trì luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ mang lại sự dẻo dai cho xương khớp. Bạn có thể chọn những môn thể thao như yoga, bơi lội, đi bộ. Tránh vận động quá sức, không mang vác vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Bạn cần thăm khám và tìm kiếm giải pháp từ các bác sĩ chuyên ngành

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Đôi khi những cơn đau thần kinh tọa liên tục và dữ dội khiến việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả cho bạn. Để thoát khỏi nỗi lo “Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?” bạn nên tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị thần kinh tọa bao gồm trị liệu thần kinh cột sống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Đây là phương pháp nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Để được chẩn đoán và điều trị, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống.

Hy vọng các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đau thần kinh tọa có quan hệ được không. Nếu các cơn đau kéo dài và cản trở sinh hoạt, bạn nên tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh dứt điểm nhé.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Chuyện vợ chồng tuổi trung niên, làm sao để giữ lửa mặn nồng

Nhiều người cho rằng tình dục chỉ quan trọng với những người trẻ. Phần lớn cặp đôi khi bước vào tuổi trung niên thường lơ là đời sống chăn gối. Sự thật là chuyện vợ chồng tuổi trung niên mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vì một số lý do về sức khỏe, tâm sinh lý, các cặp đôi không còn mặn mà với chuyện ấy. Làm sao để giữ lửa tình ở độ tuổi trung niên?

Chuyện vợ chồng tuổi trung niên và những lợi ích

Một cuộc khảo sát về tình dục tuổi trung niên ở 8000 phụ nữ trên 50 tuổi đã cho ra kết quả khả quan. Theo đó, những cặp vợ chồng trung niên vẫn duy trì đời sống tình dục lành mạnh sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, đời sống nhẹ nhàng và tích cực.

Một số lợi ích của việc quan hệ tình dục ở tuổi trung niên có thể kể đến như:

  • Về sức khỏe: Duy trì chuyện ấy sẽ kích thích sự hoạt động của các tuyến nội tiết tố như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục. Quan hệ tình dục còn là một hình thức tập thể dục. Hoạt động này giúp gia tăng nhịp tim, vận động nhẹ nhàng khớp tay chân, cột sống.
  • Về tâm lý: Quan hệ tình dục khiến máu lưu thông dễ dàng và não tuần hoàn tốt hơn. Những khoái cảm đạt được khi quan hệ sẽ giúp cặp đôi sảng khoái, yêu đời và lạc quan. Chuyện ấy còn góp phần đem lại một giấc ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ thường gặp ở một số người có tuổi. 
  • Về hạnh phúc gia đình: Ngoài 50, các cặp đôi thường có đời sống vật chất ổn định và ít vướng bận về con cái. Lúc này, cả hai có thời gian dành cho bản thân và chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn. Chuyện vợ chồng tuổi trung niên giúp cặp đôi thêm phần gắn kết, đem đến nhiều điều thú vị cho cuộc sống lứa đôi. 
chuyện vợ chồng tuổi trung niên
Cặp đôi tuổi trung niên thường có nhiều thời gian dành cho bản thân

Chuyện vợ chồng tuổi trung niên thường gặp những khó khăn gì?

Có nhiều lý do chủ quan và khách quan khiến cặp đôi bỏ quên chuyện ấy.

  • Vấn đề bệnh lý: Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng và cả ham muốn tình dục ở tuổi trung niên. Một số bệnh lý thường gặp khiến cặp đôi khó khăn trong việc quan hệ như ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch, béo phì, thấp khớp, són tiểu (thường gặp ở nữ giới), các hội chứng liên quan đến hệ thần kinh. 
  • Vấn đề sinh lý: Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường có tâm sinh lý không ổn định. Nội tiết tố thất thường khiến sinh lý phụ nữ tuổi trung niên gặp nhiều vấn đề như khô hạn, không còn ham muốn, đau rát khi quan hệ, khó đạt được khoái cảm. Đối với nam giới, các triệu chứng như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, bất lực cũng xảy ra thường xuyên hơn.
  • Quan niệm về chuyện ấy: Thông thường ở tuổi 50, phần lớn đàn ông và phụ nữ đã có gia đình và con cháu đuề huề. Ở tuổi này, nhiều người có suy nghĩ cuộc sống sắp “toan về già”. Vì vậy, họ nghĩ đến chuyện tình dục như một vấn đề tế nhị và xấu hổ. Tư duy rằng tình dục chỉ dành cho những người trẻ là kiểu suy nghĩ phổ biến. Họ sợ người khác dị nghị, đánh giá “già rồi còn ham”. Thậm chí, một số cặp đôi còn chọn giải pháp ngủ riêng vì cảm thấy xấu hổ. Chính những suy nghĩ và quan niệm này đã cản trở sinh hoạt tình dục của cặp đôi tuổi trung niên.

Tình dục tuổi trung niên, làm sao để giữ lửa?

Làm thế nào để giữ lửa cho chuyện vợ chồng tuổi trung niên? Bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau.

1. Luôn yêu bản thân mình:

Nam giới và phụ nữ sẽ có nhiều dấu hiệu tuổi tác và lão hoá khi bước vào tuổi trung niên. Cả chàng và nàng đều cảm thấy tự ti với những thay đổi và khuyết điểm của cơ thể. Tình dục không chỉ là cuộc chơi của thể xác.

Nó còn là hoạt động của cảm xúc, của tâm lý. Vì vậy, lời khuyên cho các cặp đôi là hãy bỏ qua mọi mặc cảm về ngoại hình. Bạn không có được một cơ thể thanh xuân nhưng bạn có nét đẹp của thời gian, của trải nghiệm.

Bạn hiểu rõ cơ thể mình cũng như hiểu được đối phương muốn gì, cần gì. Hãy tập trung vào những gì mình có và yêu bằng tất cả cảm xúc mình có được.

2. Thay đổi tư tưởng về tình dục:

Những suy nghĩ rằng chuyện ấy không còn quan trọng khiến việc duy trì tình dục gặp khó khăn. Thực chất, việc quan hệ tình dục ở tuổi trung niên không chỉ với mục đích đi tìm cực khoái.

Đây còn là hoạt động để cặp đôi chăm sóc, gần gũi, kết nối với nhau. Sau một thời gian dài gắn bó, hầu hết các cặp đôi đã có sự thấu hiểu sâu sắc. Tình dục ở giai đoạn này có thể không có sự hừng hực sức khỏe, nhưng sẽ đầy đủ vị thâm trầm, ân cần và thấu hiểu.

3. Chăm sóc sức khỏe:

Tuổi trung niên thường đối mặt với một số bệnh lý của tuổi tác. Để có đủ sức khỏe và năng lượng cho những cuộc yêu, cặp đôi cần chú ý chăm sóc và rèn luyện mỗi ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể dục đều đặn, tinh thần lạc quan là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho chuyện ấy. 

Duy trì sự gần gũi: Những người có tuổi thường ngại thể hiện tình cảm yêu thương dành cho nửa kia. Tình yêu dù ở độ tuổi nào cũng đều cần thiết. Những cử chỉ quan tâm, âu yếm, lãng mạn không phải là đặc quyền dành riêng cho tuổi trẻ. Đời sống tình cảm và tinh thần của tuổi trung niên cũng cần được duy trì và phát huy. 

chuyện vợ chồng tuổi trung niên
Duy trì sự gần gũi là một trong những cách để giữ lửa chuyện ấy

Giải mã một số quan niệm sai lầm về tình dục tuổi trung niên

1. Mãn kinh khiến nữ giới không còn ham muốn

Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố thay đổi khiến hormone estrogen và testosterone bị suy giảm. Đây là hai hormone ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn và khả năng tình dục của nữ giới. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau rát khi quan hệ hoặc khó lên đỉnh. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc bạn không còn ham muốn. 

Trên thực tế, một số phụ nữ còn trở nên ham muốn nhiều hơn bình thường khi bước vào độ tuổi trung niên. Thứ nhất là lúc này họ có nhiều thời gian dành cho bản thân. Thứ hai là họ sẽ không còn lo lắng chuyện mang thai. 

Như vậy, thời kỳ mãn kinh có thể gây ra một số khó khăn trong việc quan hệ tình dục ở nữ giới, chứ không làm mất đi ham muốn. Để cải thiện tình trạng khô hạn khi quan hệ, bạn có thể sử dụng chất bôi trơn và các chất dưỡng ẩm hoặc kem estrogen

2. Chuyện vợ chồng tuổi trung niên không thể đạt được cực khoái

Do ảnh hưởng của tuổi tác, sức khỏe, chuyện ấy thường không đem lại kết quả như mong muốn. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm. Khoái cảm tình dục là sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Tình dục tuổi trung niên sẽ khác với tình dục tuổi trẻ. Chuyện ấy có thể không còn hừng hực, nóng bỏng nhưng sẽ chín chắn và và hưởng thụ hơn. Thậm chí, nhiều cặp đôi còn dễ “lên đỉnh” hơn vì đã có nhiều kinh nghiệm và thấu hiểu đối phương. 

Tình dục tuổi trung niên có thể dễ “lên đỉnh” hơn

3. Bao cao su là không cần thiết

Sự thật là: Người lớn cũng cần xài bao cao su để bảo vệ chính mình. Bao cao su không chỉ là công cụ ngừa thai mà còn ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Nếu đang ở trong mối quan hệ 1 vợ 1 chồng và hoàn toàn tin tưởng nhau, bạn có thể không dùng bao cao su. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi khám sàng lọc để loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi đi đến quyết định này nhé.

Tình dục là một trong những yếu tố quan trọng trong tình cảm lứa đôi, dù ở bất cứ độ tuổi nào. Ở mỗi thời điểm, tình dục mang một vẻ đẹp và xúc cảm riêng.

Chuyện vợ chồng tuổi trung niên không chỉ mang đến lợi ích cho sức khỏe, tinh thần mà còn giúp cuộc sống của cặp đôi thêm mặn nồng và thi vị. 

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các bước chăm sóc da khô, 6 bước cơ bản cùng các mẹo hay bạn cần biết

Mỗi loại da đều có đặc tính riêng và đòi hỏi chế độ chăm sóc khác nhau. Bạn cần xác định làn da mình thuộc loại nào, sau đó mới áp dụng cách chăm sóc thích hợp. Nếu sở hữu làn da khô, bạn cần chú trọng nhiều vào bước dưỡng ẩm và khoá ẩm. Các bước chăm sóc da khô dưới đây sẽ giúp bạn tìm lại làn da căng bóng, mịn ẩm.

Da khô có đặc điểm gì?

Trước khi áp dụng các bước chăm sóc da khô, bạn hãy tìm hiểu về những đặc điểm của làn da này. Đây là tình trạng da đang bị thiếu nước trong lớp biểu bì. Tuyến bã nhờn trên da hoạt động kém, dẫn đến việc điều tiết dầu không đủ để cung cấp độ ẩm cho da.

Da khô dễ dàng nhận biết qua bề mặt thô ráp, hơi sần sùi, thậm chí có thể xỉn màu. Đặc biệt sau khi rửa mặt 30 phút, nhất là rửa mặt bằng nước nóng, bạn sẽ thấy da xuất hiện những vảy nhỏ li ti.

Da khô có độ đàn hồi kém, thiếu sức sống và có nếp nhăn khi cười. Da khô cũng được cho là có nhiều tế bào chết và tốc độ lão hóa nhanh hơn các loại da khác.

các bước chăm sóc da khô
Da khô thường có nhiều nếp nhăn và tốc độ lão hoá nhanh.

Nguyên nhân khiến da khô

Ngoài yếu tố cơ địa, da khô có thể do các tác động từ môi trường bên ngoài như:

  • Thời tiết: Thời tiết quá lạnh, khô, độ ẩm không khí thấp sẽ khiến da trở nên khô hơn. Ngược lại, khi ra ngoài nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng làm da thô ráp. Ngồi phòng máy lạnh quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến da mất nước gây khô.
  • Cơ thể thiếu nước: Đây là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải. Thiếu nước không chỉ khiến cơ thể mất sức sống mà làn da còn mất đi vẻ căng bóng. Ngoài ra, việc ăn nhiều thức ăn chiên xào, chế biến nhiều dầu, mỡ, gia vị cũng dẫn đến sự kém sắc của làn da.
  • Rửa mặt quá nhiều: Nghe có vẻ như nghịch lý nhưng đó là sự thật. Bạn rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, rửa mặt nước quá nóng, dùng nhiều chất tẩy rửa sẽ lấy đi độ ẩm cần thiết của da.
  • Mỹ phẩm kém chất lượng: Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng hoặc quá lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến da xấu đi.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, buồn bực, mất ngủ là những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của da.

Các bước chăm sóc da khô đúng cách

Nhìn chung, các bước chăm sóc da khô về cơ bản giống với chăm sóc da bình thường. Điểm khác biệt nổi trội đó là bạn cần chọn các sản phẩm thiên về cấp ẩm. Dưới đây là các bước skincare ban đêm cơ bản cho một làn da khô.

Bước 1: Tẩy trang, cách chăm sóc da mặt khô

Rất nhiều bạn bỏ qua bước tẩy trang vì cho rằng không cần thiết. Trong trường hợp bạn không makeup thì tẩy trang vẫn là bước cần thực hiện đầu tiên trong quá trình dưỡng da.

Tẩy trang không chỉ lấy đi lớp trang điểm mà còn tẩy sạch bụi bẩn bên trong lỗ chân lông. Đối với da khô, bạn nên chọn loại tẩy trang dạng dầu hoặc dạng sáp để không mất đi độ ẩm trên da.

Bước 2: Rửa mặt

Sau khi tẩy trang, bước rửa mặt sẽ giúp da tiếp tục được làm sạch sâu hơn. Sữa rửa mặt trung tính có độ PH khoảng 5.5 sẽ phù hợp với da khô, giảm nguy cơ kích ứng. Bạn lưu ý không nên rửa mặt với nước nóng vì sẽ khiến da trở nên khô hơn, dễ bong tróc hơn.

Bước 3: Toner cho da khô

Toner (nước hoa hồng) có vai trò làm dịu da, cân bằng PH và giữ độ ẩm tự nhiên. Bước toner sẽ được sử dụng sau khi rửa mặt và trước khi thoa serum.

Bạn nên sử dụng loại Toner có đặc tính cấp ẩm và dịu nhẹ cho da. Những thành phần có trong toner như axit hyaluronic, lô hội, chiết xuất gạo, hoặc ceramides sẽ giúp giữ ẩm và chăm sóc da một cách nhẹ nhàng.

Bước 4: Serum cho da khô

Serum là tinh chất dạng lỏng hoặc gel, chuyên đặc trị các vấn đề về da. Serum dành cho da khô thường được bổ sung thêm dầu dưỡng. Lúc này, serum sẽ có kết cấu phân tầng với lớp nước phía dưới và lớp dầu dưỡng phía trên. Dầu dưỡng bên trên sẽ ngăn hơi nước bốc hơi, giữ lại độ ẩm cần thiết cho da.

Trước khi sử dụng serum cho da khô, bạn cần lắc đều để hai lớp nước và dầu hoà vào nhau. Bạn nhỏ vài giọt serum ra lòng bàn tay, chà xát cho tay ấm lên rồi áp đều lên mặt để tinh chất dễ thẩm thấu.

Bước 5: Dưỡng mắt

Vùng da xung quanh mắt rất mỏng nên dễ xuất hiện nếp nhăn và thâm sạm. Đặc biệt với làn da khô, da mắt càng dễ gặp nhiều vấn đề về lão hoá hơn da bình thường. 

Để chăm sóc vùng da quanh mắt, bạn hãy dùng kem dưỡng chuyên biệt và chuyên sâu. Khi xoa kem, hãy kết hợp massage nhẹ nhàng để kem được thấm sâu hơn, phát huy hiệu quả.

Bước 6: Cách dưỡng ẩm da mặt

Dưỡng ẩm da mặt với kem dưỡng trong bước cuối cùng để khóa ẩm cho da. Kem dưỡng sẽ giúp giữ nước ở phần biểu bì da. Ngoài ra, kem còn có thể kích thích sản sinh collagen và elastin để da săn chắc và duy trì độ đàn hồi tốt hơn.

Nếu đã sử dụng serum có tính năng cấp ẩm thì bước này bạn có thể dùng kem dưỡng ban đêm thông thường để khóa ẩm. Ngược lại, nếu serum không chuyên về dưỡng ẩm thì bạn cần dùng kem cấp ẩm chuyên sâu để da khô được cải thiện nhé.

Kem dưỡng ẩm sẽ giúp khóa ẩm, giữ nước ở phần biểu bì da.

Lưu ý khi áp dụng các bước chăm sóc da khô

Để các bước chăm sóc da khô hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điểm sau.

  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô ráp. 
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây: Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, đem lại làn da tươi trẻ, căng mọng. 
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp da thêm sức sống, hạn chế nếp nhăn và lão hoá.
  • Tẩy tế bào chết: Da khô là loại da chứa nhiều tế bào chết. Vì vậy, bạn cần thực hiện tẩy tế bào chết 1 lần mỗi tuần để lấy đi lớp bụi bẩn, sần sùi trên da.
  • Sử dụng kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời sẽ làm cho da thêm khô ráp, ngứa ngáy, khó chịu. Hãy dùng kem chống nắng và che chắn thật cẩn thận mỗi khi ra ngoài, bạn nhé.
  • Đắp mặt nạ: Bên cạnh các bước chăm sóc da khô cơ bản, bạn có thể dùng thêm các loại mặt nạ cấp ẩm để thư giãn cho da.
Uống đủ nước là cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện làn da khô

Các bước chăm sóc da khô sẽ chú trọng nhiều đến khâu làm sạch và cấp ẩm. Nếu đang sở hữu một làn da khô ráp, bạn đừng bỏ qua những gợi ý trong bài nhé.

Xem thêm: