Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi có nguy hiểm không?

Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không? Liệu có nguy hiểm? Đây là thắc mắc của một số thai phụ, đặc biệt là những mẹ mới mang thai. Cùng MarryBaby giải đáp những thắc mắc, lo lắng này của mẹ bầu trong bài viết này nhé.

thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi

Yolksac là gì? Yolksac là có vai trò như thế nào đối với thai nhi?

Để biết được thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi có bình thường hay không thì trước hết mẹ phải hiểu yolksac là gì.

Yolksac hay còn gọi là túi noãn hoàng là một cấu trúc hoàn chỉnh ban đầu của thai nhi. Túi noãn hoàng xuất hiện khi nào? Trứng được thụ tinh thành công tạo thành phôi thai, lúc này phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ, đây cũng là lúc túi noãn hoàng được hình thành.

Túi noãn hoàng có vai trò rất quan trọng đối với bào thai. Trong những tuần đầu của thai kỳ, sự xuất hiện của yolksac là để chuẩn bị cho quá trình hình thành nhau thai sau này. Bên cạnh đó, khoảng từ 3 đến 4 tuần, yolksac còn có vai trò cung cấp dinh dưỡng để duy trì và nuôi lớn phôi thai.

Sau khi túi ối và phôi thai phát triển thì túi noãn hoàng tự động thoái triển. Túi noãn hoàng khi ấy sẽ trở thành cuống noãn hoàng, đảm nhận vai trò quan trọng là tạo huyết mạch, và những tháng sau đó sẽ dần biến mất để nhau thai phát triển và thế chỗ cho mình.

Với những thông tin trên, ắt hẳn mẹ đã biết túi noãn hoàng là bộ phận xuất hiện đầu tiên và quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn đầu. Nếu như không có bộ phận này thì rất có thể bào thai sẽ ngừng phát triển.

Siêu âm thai có yolksac là gì?

Túi noãn hoàng có cấu tạo khá nhỏ và có thể quan sát được khi siêu âm lúc thai nhi được 5 tuần tuổi. Hình ảnh túi noãn hoàng trên siêu âm chỉ bằng khoảng hạt vừng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Siêu âm thai có yolksac là một hiện tượng bình thường trong giai đầu thai kỳ. Nói cách khác, đây là một tín hiệu mừng, báo cho mẹ biết thai nhi đã làm tổ trong tử cung và có khả năng phát triển thành phôi thai bình thường. Mẹ không cần phải lo lắng tới nguy cơ thai ngoài tử cung nữa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, siêu âm giai đoạn này vẫn không thấy túi noãn hoàng.

Vậy thai 5 tuần chưa có túi noãn hoàng liệu có bình thường không? Trong y khoa, nói về nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng đó là hiện tượng trứng trống. Hiện tượng này là do các vấn đề về cấu trúc gen, nhiễm sắc thể, tinh trùng hoặc trứng kém chất lượng, bất thường trong phân chia tế bào…

Để phát hiện ra trứng trống cần qua siêu âm thăm khám. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu có biểu hiện có thai như bình thường, nhưng sau đó sẽ gặp các dấu hiệu của việc sảy thai như co thắt, đau bụng, chảy máu.

Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?

thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trường hợp mẹ bầu thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi là khá phổ biến. Bởi việc hình thành phôi thai còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và sự phát triển của từng bào thai. Bởi mỗi người là một cá thể, không ai giống ai, thế nên thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi là hoàn toàn bình thường. Không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau, vậy nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề này.

Theo nghiên cứu, sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để yolksac phát triển thành phôi thai và thời gian này ở mỗi người là khác nhau. Tức là thông thường tuần thai thứ 6 – 7 trở đi, phôi thai sẽ được hình thành. Ngoài ra, nếu những phôi thai còn quá bé, máy siêu âm cũng không nhìn thấy được. Chỉ khi nào phôi thai có kích thước 2mm trở lên mới có thể phát hiện được.

Như vậy, đối với những mẹ thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi thai có thể là do chưa được hình thành hoặc còn quá nhỏ. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ siêu âm lại ở mốc 7 tuần để kiểm tra phôi thai và nghe tim thai.

Vậy nên nếu lâm vào trường hợp thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi mẹ tuyệt đối đừng lo lắng mà hãy tuân theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi nhé.

Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi khi nào nguy hiểm?

Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ có thể dựa vào kích thước của túi noãn hoàng để biết em bé có đang gặp các vấn đề nguy hiểm hay không. Cụ thể, kích thước túi noãn hoàng khoảng 5,6mm là bình thường và an toàn.

Ngược lại, nếu gặp trường hợp túi noãn hoàng có kích thước lớn hơn 5,6mm, lúc này mẹ bầu có thể có nguy cơ sảy thai hoặc mất tim thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo đó, kích thước noãn hoàng càng lớn thì mức độ nguy hiểm sẽ càng cao hơn.

Vào tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ, bác sĩ siêu âm có thể phát hiện những bất thường ở túi noãn hoàng và nếu không may là trường hợp bất thường, mẹ bầu sẽ được can thiệp kịp thời.

>>> Bạn có thê tham khảo: Trứng trống – Nguyên nhân không có phôi thai thường gặp

Vậy, nguyên nhân túi noãn hoàng to hơn bình thường là gì? Theo nghiên cứu, kích thước của yolksac lớn có thể là do các bất thường từ phía thai nhi.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi siêu âm thấy yolksac

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển của bé trong tử cung, mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều sau:

1. Thực hiện việc khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thời điểm những tuần thai có yolksac nhưng chưa có phôi có thể nói là giai đoạn khá nhạy cảm và cần được theo dõi sát sao. Vậy nên mẹ cần đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể nhanh chóng phát hiện ra các bất thường một cách kịp thời.

thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi

Việc khám thai đúng các mốc quan trọng ở giai đoạn này còn giúp mẹ có thể theo dõi sức khỏe, biết em bé phát triển có bình thường hay không, xác định được phôi thai, nghe được tim thai và tầm soát được các tai biến không may xảy ra.

2. Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học

Ba tháng đầu mang thai, mặc dù mẹ bầu chưa phải ăn nhiều, thế nhưng cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bà bầu cần ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước (2,5 – 3 lít nước mỗi ngày) và bổ sung các loại vitamin tổng hợp theo kê đơn của bác sĩ.

Thời gian này, thai phụ cũng thường mệt mỏi vì những cơn nghén. Vậy nên, mẹ bầu cần có chế độ làm việc nhẹ nhàng, thích hợp; tránh tuyệt đối làm việc nặng, bê vác hoặc leo cầu thang.

Mẹ bầu cũng cần được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc. Tuyệt đối không căng thẳng, lo lắng để ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng.

Nếu có thể, mẹ bầu hãy dành thời gian ít nhất là 30 phút để tập thể dục nâng cao sức khỏe. Đi bộ nhẹ nhàng, yoga bầu, bơi lội… là những thể loại phù hợp với mẹ bầu.

Như vậy bài viết đã giải đáp thắc mắc thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi có nguy hiểm hay không. MarryBaby mong rằng mỗi mẹ bầu sẽ luôn có thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc để đón bé yêu chào đời!

[inline_article id=182431]

Hương Hoa

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cóc được không và ăn thế nào mới đúng?

Cùng với ổi, xoài, mận thì cóc cũng là một loại trái cây khá phổ biến đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai. Loại quá này có vị chua, ngọt nhẹ khi chín khá dễ chịu và chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng bà bầu ăn cóc được không. Những chất có trong quả cóc liệu có gây nóng cho mẹ hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc nhé!

Bà bầu ăn cóc được không?

bà bầu ăn cóc được không

Theo Đông y, cóc là loại trái cây có công dụng giải khát, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Còn trong y học hiện đại, cóc chứa thành phần chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như sắt, acid ascorbic, canxi, chất xơ, vitamin C, vitamin A… 

Vậy bà bầu có ăn cóc được không? Bà bầu ăn cóc trong giai đoạn thai kỳ không chỉ giảm được các triệu chứng buồn nôn, khó chịu mà còn tăng cường sức đề kháng và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe.

Mẹ bầu ăn cóc được không? Ăn cóc mang lại những lợi ích gì?

Bà bầu ăn quả cóc được không? Ăn cóc không chỉ giúp bà bầu giải khát, kích thích vị giác mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ sau đây:

1. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Theo các nghiên cứu, cứ 100g cóc sẽ cung cấp cho cơ thể 34mg vitamin C. Chính nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả cóc mà bà bầu sẽ được bổ sung vitamin C tự nhiên hàng ngày. Loại vitamin này rất có ích trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt, tổng hợp protein, collagen, chống lại các gốc tự do trong giai đoạn thai kỳ của phụ nữ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn mận được không?

2. Ngăn ngừa táo bón

Trong quả cóc có chứa tới 5,7g chất xơ, có thể đáp ứng 23% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Dưỡng chất tuyệt vời này rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ

3. Kiểm soát cân nặng, tiểu đường thai kỳ

Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong quả cóc còn tạo cảm giác no lâu giúp bà bầu kiểm soát tốt cân nặng. Hơn nữa, các dưỡng chất trong loại quả này còn có khả năng kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

bà bầu ăn cóc được không

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Chất sắt có trong quả cóc đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào máu, vận chuyển oxy. Nhờ đó mà nó có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu và giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

5. Bổ sung canxi cần thiết

Bà bầu ăn cóc được không? Ăn cóc không chỉ giúp bà bầu ngon miệng mà còn có thể bổ sung lượng canxi cần thiết. Dưỡng chất này vô cùng quan trọng giúp hệ xương phát triển vững chắc, ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau này.

6. Chữa trị cảm cúm

Quả cóc có chứa nhiều sắt, vitamin C, chất acid ascorbic. Những chất này rất có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các virus cảm cúm, đau họng ở bà bầu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn trứng gà đúng cách

7. Tốt cho mắt

Hàm lượng vitamin A chứa trong quả cóc sẽ giúp bảo vệ và chăm sóc đôi mắt mỗi ngày. Bên cạnh đó, cóc còn chứa chất retinol có tác dụng điều phối các đồ vật trong võng mạc và thu lại hình ảnh, đảm bảo sự truyền tải ổn định đến hệ thống não bộ của con người.

8. Tác dụng chữa lành vết thương

Lượng vitamin A, chất sắt cùng các khoáng chất thiết yếu giúp các mô trong cơ thể khỏe mạnh. Bà bầu ăn cóc được không? Bà bầu ăn cóc còn giúp chữa lành các vết thương ngoài da, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hay nhiễm trùng.

Bà bầu ăn cóc ngâm được không? Ăn thế nào mới đúng?

bà bầu ăn cóc được không

Mặc dù quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao nhưng khá chua. Ăn quá nhiều cóc dễ khiến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí, lượng axit có trong quả cóc có thể gây ợ chua, đau dạ dày. Do đó, nếu hỏi bà bầu có ăn cóc được không thì câu trả lời là được nhưng không nên ăn quá nhiều cóc. Lời khuyên tốt nhất là bà bầu không nên ăn quả 2 quả cóc trong một ngày. 

Bên cạnh việc ăn quả cóc tươi, bà bầu có thể sử dụng cóc sấy khô, cóc ngâm chua ngọt để làm dịu bớt vị chua.

Tuy nhiên bà bầu nên chọn mua những quả cóc có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch sẽ trước khi ăn hoặc tự tay chế biến các món ăn vặt với cóc. Điều này không chỉ giúp bà bầu cảm thấy hợp khẩu vị, ngon miệng hơn mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.

Mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm của chị em. Vì thế những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản “Bà bầu ăn cóc được không?” được tìm hiểu rất nhiều. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bà bầu giải tỏa được thắc mắc của mình và đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé được phát triển tốt nhất.

[inline_article id=162162]

Phượng Ngô