Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu là một điều các mẹ bầu luôn quan tâm hàng đầu. Bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức từ A – Z về việc tiêm phòng khi mang thai; bao gồm cả giá cả và lịch tiêm phòng cho bà bầu. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Vì sao mẹ bầu phải tiêm phòng khi mang thai?

1. Mẹ bầu và bé là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm

Như đã nói ở phía trên, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém khi chưa mang thai. Vì thế, nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm của người mẹ bầu cũng rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai là một trong những biện pháp tốt nhất để nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

2. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Nếu người mẹ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai. Thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển.

3. Mẹ tiêm vaccine con được hưởng nhờ

Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé sơ sinh sau khi chào đời có được hệ miễn dịch thụ động từ mẹ. Thực tế cho thấy, một số loại vaccine có thể giúp thai nhi tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hơn nữa, vaccine còn giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời trước những căn bệnh hiểm nghèo.

[inline_article id=275903]

4. Tiêm phòng khi mang thai an toàn cho mẹ và con

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, nếu mẹ bầu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Và tiêm các mũi vaccine trước khi mang thai sẽ sẽ không gây hại cho mẹ và con

Bên cạnh đó, các mũi vaccine được khuyến cáo và cho phép tiêm chủng khi mang thai đều có nguồn gốc từ vaccine tái tổ hợp; hoặc vaccine bất hoạt. Các loại vaccine này không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Một số hệ quả khi mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Trong thai kỳ, chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh truyền nhiễm thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho thai nhi. Dưới đây là các hệ quả nếu mẹ bầu không tiêm phòng đầy đủ:

  • Nếu mẹ bầu bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng; thai chết lưu; sảy thai; sinh non.
  • Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, không may mẹ bầu mắc bệnh quai bị. Thai nhi sẽ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh; trường hợp xấu nhất có thể thai chết lưu hoặc sinh non.
  • Còn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu nhiễm rubella. Thai nhi sẽ có nguy cơ 90% bị dị tật não; tim; tai; mắt hoặc ngưng phát triển.
  • Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong khoảng tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ. Thai nhi sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh. Còn nếu chẳng may mẹ bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh; trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và có thể tử vong.
  • Tuy bệnh cúm không gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ. Nhưng nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Đối với mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B, nguy cơ cao sẽ lây cho bé sơ sinh trong quá trình sinh nở. Đối với trẻ sơ sinh bị lây viêm gan B từ mẹ sẽ có khả năng diễn tiến xơ gan; hoặc ung thư gan khi trưởng thành.

[inline_article id=289698]

Mẹ bầu mấy tháng thì tiêm phòng khi mang thai?

Trước khi tìm hiểu về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, thai phụ cần hiểu về thời gian tiêm phòng. Trước khi mang thai, chị em cần tiêm đủ các mũi chuẩn bị mang thai. Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần được tiêm phòng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC khuyến cáo, thai phụ cần tiêm các mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu; ho gà và uốn ván vào tuần thai từ 27 -35 tuần. Điều này để phòng ngừa sớm bệnh ho gà cho bé sơ sinh. Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã tiêm các mũi này rồi thì có thể bỏ qua.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vaccine uốn ván. Thì mẹ bầu cần phải tiêm 2 mũi uốn ván; mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và cách thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu

Bên cạnh việc tìm hiểu bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, mẹ cũng nên biết về lịch tiêm phòng cho bà bầu. Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ:

1. Trước khi mang thai

  • Mũi 3 trong 1 (gồm sởi – quai bị – rubella): Trước khi có thai tiêm 1 mũi ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
  • Thủy đậu: Tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
  • Cúm: Tiêm 1 mũi/năm. Mẹ bầu có thể tiêm vào mọi thời điểm. Nhưng nên tránh tiêm vào 3 tháng đầu khi mang thai vì lúc này thai nhi còn yếu ớt sẽ gây ảnh hưởng đến con.
  • Viêm gan B: Mẹ bầu cần tiêm 3 mũi: Mũi 1 cách mũi 2 trong vòng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 trong vòng 6 tháng. Và mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó.

2. Trong khi mang thai

– Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu.

  • Mũi 1 sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi.
  • Mũi 2 lại cách mũi 1 trong vòng 1 tháng.

– Những lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine phòng uốn ván thôi.

[inline_article id=172486]

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu

Dưới đây là một số bảng giá tiêm phòng cho bà bầu của các bệnh viện phụ sản và trung tâm Y tế uy tín. Mẹ bầu cùng tham khảo và so sánh nhé:

1. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại bệnh viện Hùng Vương

Nhìn chung, vaccine ở bệnh viện Hùng Vương có mức giá từ 61.498 – 1.205.791VNĐ/ mũi. Bảng giá được áp dụng từ năm 2021.

 lịch tiêm phòng cho bà bầu

 

 

 

2. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Viện Pasteur

Bảng giá tiêm phòng tại viện Pasteur TPHCM có mức giá dao động từ 95.000 – 1.415.000VNĐ/ mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 02/2022.

lịch tiêm phòng cho bà bầu ở trạm y tế

3. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, các mũi tiêm phòng có mức giá tùy vào gói đăng ký bán lẻ hay đặt mua theo yêu cầu. Nhìn chung, mức giá chỉ dao động từ 150.000 – 1.450.000VNĐ/mũi.

Bảng giá này áp dụng từ ngày 06/11/2021 đã bao gồm chi phí khám và tư vấn với Bác sĩ cũng như các tiện ích đi kèm.

bầu mấy tháng thì tiêm phòng

4. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu – Trung tâm Y tế Quận 1

Tại Trung tâm Y tế Quận 1, bảng giá tiêm phòng cho bà bầu có mức giá các mũi tiêm dao động từ 72.890 – 947.993 VNĐ/mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 8/2020.

tiêm phòng khi mang thai

Hy vọng với những thông tin về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong việc tiêm chủng khi mang thai. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe trong suốt thai kỳ nhé!

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu? Đây chắc hẳn là một câu hỏi rất nhiều chị em chuẩn bị mang thai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin về tiêm phòng trước khi mang thai cùng giá cả để bạn không phải băn khoăn tiêm gì trước, tiêm gì sau và an tâm hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Gói tiêm phòng trước khi mang thai có cần thiết không?

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu rất dễ bị tấn công bởi những bệnh nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Vì thế, tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp mẹ chủ động bảo vệ bản thân và thai nhi.

Bên cạnh đó, gói tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp cho bé sơ sinh có lượng kháng thể ngắn hạn từ khi chào đời. Bởi vì, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non yếu. Nên lượng kháng thể từ mẹ khi tiêm phòng sẽ giúp bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời.

>> Chị em có thể quan tâm đến dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ 3 ngày.

Gói tiêm chủng trước khi mang thai gồm những loại vaccine nào?

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì? Dưới đây là những loại vaccine các chị em phụ nữ cần tiêm trước khi có ý định mang thai. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

1. Mũi 3 trong 1 (Rubella – Sởi – Quai bị)

Trước khi có ý định mang thai từ 3 tháng trở lên, chị em nên tiêm mũi 3 trong 1. Điều này để giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai. Tuy các bệnh này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người mẹ. Nhưng nó lại có tác động không nhỏ đến thai nhi.

Thai nhi có thể chết lưu hoặc sinh non và có nguy cơ dị tật rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, người phụ nữ tuyệt đối không được tiêm mũi vaccine này nhé.

2. Mũi cúm

Thông thường, cảm cúm sẽ không gây ra biến chứng đặc biệt. Nhưng khi mang thai, cúm lại gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi; thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nhất là khi mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Loại vaccine này được tiêm trước khi mang thai 1 tháng.

3. Mũi thủy đậu

Kể cả đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, phụ nữ cũng nên tiêm thêm mũi tăng cường trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

[inline_article id=281812]

4. Mũi viêm gan siêu vi B

Virus viêm gan B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì thế, cả bố mẹ nên tiêm phòng trước mang thai tổng cộng 3 mũi trong vòng 6 tháng.

5. Mũi viêm gan A

Mặc dù, viêm gan A không gây bệnh viêm gan mãn tính. Nhưng trong giai đoạn cấp tính thì có tỷ lệ tử vong cao hơn. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ nguy hiểm cho thai phụ. Vì thế, các chị em cũng nên tiêm phòng viêm gan A trước mang thai nhé.

[inline_article id=289694]

6. Mũi uốn ván

Bệnh uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì thế, nếu đã có ý định mang thai chị em nên tiêm ngừa uốn ván; hoặc vào tuần 27-36 của thai kỳ. Riêng thời điểm tiêm phòng bắt buộc là trước 3-6 tháng thụ thai.

7. Mũi HPV

Với phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm phòng trước khi mang thai vaccine ngừa virus HPV. Liệu trình tiêm gồm 3 mũi theo phác đồ: 0,1,6 tháng hoặc 0,2,6 tháng tùy theo loại vaccine chị em lựa chọn.

[video-embeb title=’5 loại vacxin cô dâu nhất định phải tiêm trước khi cưới’ description=” url=’https://youtube.com/embed/sgH9zGw6r-U”>’ ][/video-embeb]

Tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ không?

Sau khi tiêm phòng tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau. Có những chị em có thể cảm thấy mệt mỏi và nóng người. Nhưng có những chị em khỏe mạnh hơn nên không nhận biết rõ các phản ứng sau tiêm vaccine.

Vậy tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ không? Điều này bình thường và tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, nếu các chị em muốn quan hệ thì nên nhẹ nhàng; tránh thô bạo hoặc “làm việc” quá sức. Bởi vì do phản ứng của vaccine có thể khiến chị em mệt mỏi hơn nhiều.

Tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Hiện tại, có rất nhiều bệnh viện và phòng khám uy tín có gói tiêm phòng trước khi mang thai với giá cả khác nhau, tùy thuộc vào nơi bạn thăm khám. Dưới đây chỉ là gợi ý về giá gói tiêm phòng trước khi mang thai ở tại một số bệnh viện để bạn tham khảo.

1. Gói tiêm phòng trước khi mang thai tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Vaccine của VNVC được nhập khẩu từ nước ngoài của các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng Thế giới. Chỉ một số ít các vắc xin được sản xuất tại Việt Nam đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn. Toàn bộ vắc xin trong hệ thống phòng tiêm được bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Dưới đây là bảng giá gói tiêm phòng trước khi mang thai của VNVC được cập nhật vào năm 2021:

 

2. Gói tiêm phòng trước khi mang thai tại Bệnh viện Quốc tế Vinmec

Hiện nay, Vinmec đang cung cấp 4 gói tiêm chủng trước khi mang thai sắp xếp linh động theo nhu cầu của khách hàng, cụ thể dưới đây. Bảng giá này được cập nhật vào năm 2021.

 tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu

 

3. Gói tiêm phòng trước khi mang thai tại Bệnh viện Hùng Vương

Nhìn chung, vaccine ở bệnh viện Hùng Vương có mức giá từ 61.498 – 1.205.791VNĐ/ mũi. Bảng giá được áp dụng từ năm 2021.

trước khi mang thai nên tiêm phòng gì

 

4. Gói tiêm phòng trước khi mang thai tại Viện Pasteur

Bảng giá tiêm phòng tại viện Pasteur TPHCM có mức giá dao động từ 95.000 – 1.415.000VNĐ/ mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 02/2022.

tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ

 

 

>> Chị em có thể quan tâm 4 cách tính tuổi vợ chồng để sinh con trai, con gái nhắm trúng đích.

Hy vọng với những thông tin về gói tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp ích cho các chị em phụ nữ. Nếu còn thắc mắc gì về tiêm vacxin trước khi mang thai hãy để lại bình luận dưới bài viết. MarryBaby sẽ giúp giải đáp thêm cho các chị em nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

10 dấu hiệu mang thai sớm theo kinh nghiệm dân gian

Dấu hiệu mang thai theo dân gian dựa trên những đúc kết kinh nghiệm xa xưa sẽ được MarryBaby chia sẻ trong bài viết dưới đây. Khi các chị em nhận biết những dấu hiệu này thì đã có thể chắc từ 50% việc mình đang mang thai.

Dấu hiệu mang thai theo dân gian dễ nhận biết 

1. Dấu hiệu mang thai sớm theo dân gian người ngoài nhìn vào nhận ra ngay!

1.1 Mẹo nhận biết có thai theo dân gian: Cổ giật

Dân gian thường có quan niệm nhìn hiện tượng mạch ở cổ đập mạnh (hay còn gọi là cổ giật) để nhận biết dấu hiệu mang thai. Bởi vì, trong 40 tuần mang thai của phụ nữ là giai đoạn cơ thể cần tăng cường lượng bơm máu để nuôi thai nhi.

Với mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn, từ đó tạo nên nhiều máu hơn. Ở cổ có 2 động mạch cảnh lớn nên cũng sẽ gia tăng nhịp xung; khiến cho người ngoài dễ nhìn thấy mạch cổ đập mạnh.

1.2 Những cách nhận biết có thai của người xưa: Lông mày dựng

Ngoài ra, dấu hiệu mang thai theo dân gian còn một “mẹo” dự báo dấu hiệu mang thai sớm với độ chính xác khá cao. Đó là nhìn vào dáng chân mày nơi giao nhau của hai đầu. Trong trường hợp lông mày hay tóc mai; tóc gáy dựng đứng lên thì khả năng cao bạn đã có tin vui rồi đấy nhé!

1.3 Mẹo nhận biết có thai theo dân gian: Mũi nở to

Trong giai đoạn mang thai, các mạch máu sẽ giãn nở ra để có thể cung cấp máu nhiều hơn cho thai nhi và mẹ. Mạch máu giãn nở ở trong xoang và đường mũi khiến mũi nở to hơn. Đây là một dấu hiệu mang thai theo dân gian nhưng cũng có cơ sở khoa học rất “chuẩn” nhé các chị em.

1.4. Những cách nhận biết có thai của người xưa: Mông nở căng

Ngoài việc nhìn dáng mũi nở to, khi phụ nữ mang thai, mông sẽ trở nên nở nang hơn. Bởi vì khung xương chậu thay đổi. Dấu hiệu mang thai theo dân gian này khá chính xác và rất được nhiều người tin tưởng.

1.5. Mẹo dân gian nhận biết có thai: Môi nhạt, da xanh xao

Phụ nữ khi mang thai cơ thể dễ mệt mỏi; thân nhiệt tăng cao, hay chóng mặt và đôi môi tái nhợt, mặt xanh xao. Đồng thời, khi mang thai, hàm lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn. Điều này khiến làn da tiết nhiều dầu nhờn; làn da cũng xuất hiện sạm da, mụn và tàn nhan.

[key-takeaways title=””]

Nói chung, khi thấy người phụ nữ có vẻ “xuống sắc” cộng với trễ kinh thì nhiều khả năng người ấy đang có dấu hiệu mang thai theo dân gian từ sớm.

[/key-takeaways]

2. Dấu hiệu mang thai theo dân gian, người phụ nữ tự cảm nhận qua thay đổi cơ thể

dấu hiệu mang thai
Những thay đổi trong cơ thể người mẹ là các dấu hiệu mang theo theo dân gian mà “ông bà ta” thường nói.

2.1 Ngực căng tức và nhũ hoa sẫm màu tối

Đây được coi là dấu hiệu mang thai theo dân gian mà hầu như chị em nào cũng gặp phải. Do nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ bị thay đổi đột ngột, khiến cho ngực căng và vùng da xung quanh đầu vú bị thâm đen hơn mức bình thường.

2.2 Chậm kinh và máu báo thai

Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Khi mang thai, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ tạm ngưng ít nhất trong 9 tháng. Sau khi sinh em bé từ 3-12 tháng, kinh nguyệt sẽ bắt đầu chu kỳ lại. Ngoài ra, ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai nhưng không phải phụ nữ nào cũng có hiệu này.

[inline_article id=81718]

2.3 Thay đổi thói quen ăn uống

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể mà có thể khiến các mẹ bầu tăng cảm giác đói, thèm ăn, đôi lúc rất thèm ăn một món nào đó. Nhưng khi món ăn đó đến tay lại không muốn ăn nữa. Bên cạnh đó, khẩu vị ăn uống của phụ nữ mới mang thai cũng thay đổi rất nhiều.

2.4 Buồn nôn – Dấu hiệu mang thai theo dân gian thường thấy

Trong những tuần đầu tiên, hầu hết phụ nữ mới mang thai đều có dấu hiệu là buồn nôn. Các chị em có thể gặp hiện tượng nôn khan hoặc nôn nhiều. Thời điểm dễ buồn nôn nhất là vào buổi sáng và buổi chiều.

>>Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ 3 ngày 

2.5 Ra dịch nhầy màu trắng đục

Khi mới mang thai, hormone estrogen tăng lên, máu được lưu thông đến bộ phận sinh dục nhiều hơn. Dẫn đến việc âm đạo gia tăng tiết dịch nhầy màu trắng đục, không mùi hoặc mùi tự nhiên, có độ dính và trong. Việc chị em nhận thấy điều này cùng với các thay đổi khác trong cơ thể thì có thể nói là chị có em dấu hiệu mang thai sớm theo kinh nghiệm dân gian.

dấu hiệu mang thai theo dân gian

Những cách thử thai khi thấy có dấu hiệu mang thai

1. Cách thử thai theo dân gian

1.1 Thử thai bằng xà phòng

Thử thai bằng xà phòng được thực hiện bằng cách trộn xà phòng với nước tiểu lấy từ lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng. Đây là cách thử thai vô cùng đơn giản, lại không hề tốn kém. Phương pháp này phù hợp với những người e ngại việc ra nhà thuốc để mua que thử thai.

1.2 Thử thai bằng muối

Ngoài phương pháp thử thai dân gian trên, cách thử thai bằng muối cũng được lưu truyền từ rất lâu đời. Cách thử thai này cũng dựa trên sự phản ứng của nồng độ HCG trong nước tiểu. Phương pháp này được áp dụng vào ngày rụng trứng thứ năm.

2. Cách thử thai theo khoa học

2.1 Thử thai bằng điện thoại 

dấu hiệu mang thai theo dân gian

Ứng dụng thử thai bằng điện thoại do Công ty kỹ thuật số Pregnancy PRO tạo ra giúp nhận biết được mình có mang thai hay không. Sản phẩm này vẫn phải nhúng que thử vào nước tiểu. Que thử này khá giống với que thử thông thường. Nhưng nó có thể kết nối và hiển thị thông tin với máy điện thoại qua bluetooth bằng các mã vạch.

2.2 Dùng que thử thai – độ chính xác xấp xỉ 90-95%

Dù có dấu hiệu mang thai theo dân gian, MarryBaby khuyên bạn vẫn nên kết hợp khẳng định bằng phương pháp khoa học để củng cố sự chính xác.

Dùng que thử thai là phương pháp khoa học mà các chị em thường áp dụng khi thấy trễ kinh. Que thử thai có thể sử dụng sau khi quan hệ khoảng 1 tuần. Nhưng để có kết quả chuẩn nhất là sau khi chậm kinh từ 3 ngày trở lên.

2.3 Xét nghiệm máu Beta HCG > 5 – độ chính xác gần như 100%

Xét nghiệm máu Beta HCG là cách chuẩn đoán mang thai chính xác gần 100%. Phương pháp này giúp phát hiện mang thai sớm ngay sau thời điểm thụ thai; trước cả khi kinh nguyệt ghé thăm. Khi xét nghiệm, cho kết quả Beta HCG > 5 thì các chị em đã chắc chắn mang thai rồi đấy ạ!

Xét nghiệm máu là phương pháp thử thai chính xác

Sau quan hệ bao lâu thì có thai?

Khi tinh trùng tiếp xúc với trứng, phần đầu của tinh trùng giải phóng enzyme giúp nó thâm nhập vào vỏ ngoài của trứng. Sau đó, hợp tử được hình thành và nó sẽ ngăn chặn các tinh trùng còn lại không thể xâm nhập vào trứng; hợp tử phát triển thành phôi thai.

Vậy sau quan hệ bao lâu thì có thai? Chính xác là phải mất từ 7-15 ngày, sau khi phôi di chuyển vào tử cung, các chị em mới có thể thụ thai. Khi quá trình thụ thai hoàn tất – đồng nghĩa với phôi “làm tổ” trong tử cung thành công. Cơ thể người mẹ sẽ có một số thay đổi và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu có thai sớm.

Vậy dấu hiệu mang thai theo dân gian dễ nhận biết là gì?

Nếu các chị em còn điều gì thắc mắc về các dấu hiệu mang thai theo dân gian có thể chia sẻ dưới phần bình luận nhé. Hoặc chị em có thể tham khảo thêm nhiều bài viết về chuyện mang thai và chuẩn bị mang thai trên trang MarryBaby.