Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không, có ảnh hưởng gì không?

Vậy trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Dấu hiệu nhận biết, và cách dỗ dành khi con khóc là gì? Cha mẹ xem thêm trong bài viết này nhé.

1. Tại sao trẻ sơ sinh khóc nhiều? Nguyên nhân phổ biến

Thật ra, tất cả trẻ sơ sinh đều khóc khoảng từ 2-3 tiếng mỗi ngày, trong 6 tuần đầu tiên. Và phần lớn cha mẹ khi lần đầu có con thường bị thiếu ngủ, và cảm thấy lo lắng, vì sợ rằng, con khóc là do con đang gặp một vấn đề nào đó.

Bên cạnh đó, khóc còn là một trong những cách tối thiểu mà trẻ sơ sinh dùng để thể hiện cảm xúc; và giao tiếp với cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ khóc cũng có nguyên nhân và dấu hiệu rõ ràng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều.

1.1 Trẻ đói bụng

Lý do đầu tiên, cũng là phổ biến nhất khi trẻ khóc chính là con đang đói. Cha mẹ biết không, ngay cả khi con chưa thể nói chuyện, nhưng mỗi khi con cảm thấy đói, con sẽ có những tín hiệu mà cha mẹ cần biết. 

Dấu hiệu thường thấy như: trẻ khóc, mút tay, liếm môi, quay đầu tìm kiếm, cơn càng đói thì khóc càng to.

1.2 Bỉm/tã của trẻ bị ướt, bị bẩn

Phần lớn cha mẹ sẽ dễ nhận biết khi con khóc vì bỉm/tã của con bị bẩn, bị ướt. Một số bé sẽ im lặng và mặc tã bẩn, nhưng cũng có một số bé sẽ vừa khóc, vừa hét to để gây sự chú ý cho cha mẹ.

Dấu hiệu trẻ muốn thay tã là: bé quấy khóc, khó chịu hoặc bỉm sẽ xệ nặng và bị tràn.

Trường hợp cha mẹ kiểm tra tã của bé và phát hiện màu phân bất thường, phân lỏng, nhão; hay thậm chí thấy bé hoàn toàn không đi ngoài từ 3 ngày trở lên; thì đó có thể là những báo hiệu vấn đề bệnh lý như tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.

1.3 Trẻ buồn ngủ

Trẻ buồn ngủ thường sẽ quấy khóc?
Trẻ sơ sinh khóc nhiều đến khàn tiếng có sao không? Có phải do con buồn ngủ không?

Trẻ con sẽ khác người lớn khi buồn ngủ. Người lớn buồn ngủ sẽ đi ngủ, nhưng ngược lại, khi trẻ buồn ngủ con sẽ bắt đầu khó chịu và quấy khóc. Hiểu được điều đó, khi cha mẹ những thấy những dấu hiệu con buồn ngủ, hãy ôm con và dỗ cho con ngủ nhé.

Dấu hiệu bé buồn ngủ thường thấy là: ngáp, nắm chặt tay, tự mút ngón tay, cau mày,..

1.4 Trẻ muốn nhõng nhẽo

Cha mẹ có sợ rằng, nếu ôm và bế con quá nhiều, sẽ làm con ỷ lại và bám cha mẹ không? Thật ra, điều này còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn và độ tuổi của con. Hoặc cũng có thể trẻ đang trong giai đoạn bám mẹ.

Tuy nhiên, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, trẻ rất cần được cha mẹ bế bồng, cụ thể là giao tiếp với con, và thể hiện cảm xúc với con.

Dấu hiệu trẻ muốn được bồng bế: Con muốn nhìn và nghe thấy cha mẹ, con nhìn vào mắt cha mẹ,..

1.5 Trẻ bị khó chịu ở bụng do đầy hơi

Khi trẻ bị đau bụng đầy hơi, và quấy khóc dai dẳng, rất có thể trẻ đang mắc hội chứng Colic, một hội chứng khóc ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ khóc liên tục 3 giờ một ngày, 3 ngày một tuần; và xảy ra 3 tuần liên tục.

Dấu hiệu trẻ bị đầy hơi: bụng của trẻ hơi căng tròn, và con xì hơi nhiều hơn bình thường. Khi gặp trường hợp này mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng cho con và cho bé đạp xe chân; kiểm tra tư thế cho bé bú đã đúng chưa bé đã ngậm đúng khớp ti chưa

>> Trẻ từ 0-3 tháng khóc nhiều có sao không: Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là gì?

Trên đây là những lý do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều; tuy nhiên, nếu bé khóc nhiều, kèm những dấu hiệu lạ như sốt, tiếng khóc khác bình thường, hơi thở của bé gấp gáp, khóc thét từng cơn không dỗ được, v.v. thì tiếng khóc đó báo hiệu vấn đề bệnh lý. Sau đây là tổng hợp các nguyên nhân khiến bé quấy khóc nhiều.

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc nhiều”]

  • Trẻ đói bụng.
  • Trẻ buồn ngủ.
  • Trẻ muốn được ợ hơi.
  • Trẻ nhõng nhẽo và đòi bế.
  • Bỉm/tã của trẻ bị bẩn, bị ướt.
  • Trẻ bị khó chịu ở bụng do đầy hơi.
  • Trẻ có thể quấy khóc do trẻ mọc răng.
  • Trẻ khó chịu vì quá nóng, hoặc quá lạnh.
  • Trẻ cần được yên tĩnh, vì xung có nhiều tiếng ồn.

[/key-takeaways]

>> Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khóc nhiều có sao không: Bé 2 tháng tuổi biết làm gì và những cột mốc phát triển

2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Thông thường, trẻ sơ sinh khóc nhiều HOÀN TOÀN KHÔNG GÂY HẠI cho bé, không quá nguy hiểm. Vì khóc là một trong những cách giao tiếp; và cách để trẻ giành lại sự chú ý từ cha mẹ cho con.

Tuy nhiên, ở những trẻ thoát vị rốn cần hạn chế việc khóc; vì làm tăng áp lực lên ổ bụng có thể làm nặng hơn tình trạng thoát vị rốn trước đó ở trẻ.

Dù biết rằng trẻ sơ sinh khóc nhiều hoàn toàn không gây hại cho con; và việc khóc nhiều cũng thường xảy ra ở những trẻ cùng độ tuổi khác. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc dài và kèm theo những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên ưu tiên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay.

>> Trẻ sơ sinh khóc nhiều do hăm tã có sao không: Dấu hiệu bé gái bị hăm tã, hăm vùng kín

3. Cha mẹ phải làm sao khi thấy trẻ sơ sinh khóc nhiều?

Cách dỗ dành con
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không và có ảnh hưởng gì không? Cha mẹ cần làm gì?

Sau khi đã biết trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao hay không, điều cha mẹ nên làm lúc này chính là tập làm quen với việc khóc của con; và có những cách xử trí phù hợp.

3.1 Giữ bình tĩnh để nhận ra tín hiệu của trẻ

Nếu đây là lần đầu tiên cha mẹ có con, thì cha mẹ cần làm quen và giữ bình tĩnh mỗi khi con khóc. Vì chỉ khi cha mẹ hiểu được thông điệp của con mỗi khi con khóc, thì khi đó cha mẹ sẽ biết cách xử trí phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dỗ dành con bằng cách bế và nhìn vào mắt của con. Phương pháp vỗ đúng nhất là ôm con vào lòng vừa đủ chặt; đồng thời vỗ về vuốt ve nhẹ nhàng; tránh trường hợp rung lắc mạnh gây ảnh hưởng đến bé; và có thể khiến cơn khóc của trẻ kéo dài hơn đối với những trẻ khóc dạ đề

3.2 Xác định thời điểm trẻ khóc

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có những thời điểm khóc nhất định trong một ngày. Khi xác định được những thời điểm này; cha mẹ sẽ dễ dàng dành đúng thời gian bên cạnh con mỗi khi con khóc.

>> Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không: Nuôi con theo phương pháp EASY cho mẹ khỏe, bé ngoan

3.3 Dỗ dành và nói chuyện với con

Cách tốt nhất cha mẹ nên làm lúc này là vuốt ve, âu yếm con, để con cảm thấy đỡ lo lắng và bất an. Trước đây, trong bài viết 15 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm giúp bé nín khóc, Marrybaby đã hướng dẫn cha mẹ cách dỗ dành; và vuốt ve trẻ sơ sinh mỗi khi con khóc.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo từng giai đoạn tuổi

Vậy tóm lại, trẻ sơ sinh khóc nhiều thì có sao không và cha mẹ có cần phải làm gì không? Điều cha mẹ cần làm là theo dõi và xác định thời điểm con khóc; khoanh vùng những nguyên nhân làm cho con khóc

Quan trọng hơn là cho con đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho cha mẹ biết “trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không.”

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé gái bị ngứa vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao?

Vậy khi bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục (vùng kín) cha mẹ phải làm sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách chăm sóc con gái nhé.

1. Biểu hiện bé gái bị ngứa vùng kín (bộ phận sinh dục)

Khi các con còn nhỏ, đặc biệt là đối với các bé gái, vùng da gần bộ phận sinh dục của con là rất mỏng và dễ nhạy cảm. Nên đôi khi, các bé gái bị ngứa vùng kín, hay ngứa bộ phận sinh dục cũng là phổ biến.

Phổ biến và đôi khi nghiêm trọng. Một số trường hợp kích ứng da có thể gây đau; hoặc thậm chí là có ảnh hưởng đến việc sinh sản về sau.

[key-takeaways title=”Biểu hiện thường gặp khi bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục”]

  • Bé cảm thấy khó đi tiểu; và quấy khóc khi đi tiểu.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, dễ giật mình khi ngủ, và dễ cáu gắt.
  • Với bé nhỏ, con sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

[/key-takeaways]

2. Nguyên nhân khiến bé gái bị ngứa vùng kín

nguyên nhân bé gái bị ngứa vùng kín
Nguyên nhân khiến bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục

2.1 Bệnh lý ngoài da

Bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục rất có thể là do bé mắc phải các bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó, một số bệnh ngoài da phổ biến bao gồm: viêm da cơ địa; chàm eczema; nổi mề đay, mẩn ngứa,…

Thoạt đầu có thể sẽ không quá nguy hiểm, nhưng vì ngứa, theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ liên tục gãi vào vùng kín; và vô tình tạo thành vết xương trên da. Đây thường là xuất phát điểm của các trường hợp gây nhiễm trùng; và kéo theo các bệnh lý ngoài da khác.

2.2 Vệ sinh vùng kín qua loa

Bé gái sẽ dễ bị ngứa vùng kín, hay ngứa bộ sinh dục nếu sau khi đi vệ sinh mà không được rửa ráy; hoặc chỉ vệ sinh qua loa. Cha mẹ biết không, vùng kín của bé có cấu tạo phức tạp hơn so với bé trai; quá sạch cũng không phải là tốt.

Và đó là lý do vì sao cha mẹ nên biết cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sạch và an toàn.

2.3 Quần áo giặt chung cùng đồ của cha mẹ

Theo thông tin của Thư viện Y khoa quốc gia MedlinePlus (Hoa kỳ), một trong những nguyên nhân làm cho các bé gái bị ngứa vùng kín hay bộ phận sinh dục là do dị ứng với hóa chất trong khi giặt quần áo cùng người lớn.

Các hóa chất như: nước hoa; quần áo đậm màu từ thuốc nhuộm; nước xả làm mềm vải; các loại kem; hoặc thuốc bôi ngoài da. 

2.4 Giun kim khiến bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục

giun kim

Giun kim (Pinworms) một bệnh nhiễm ký sinh trùng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giun kim là loại giun nhỏ như cái kim,  khoảng 1mm. Bệnh giun kim ít gặp ở người lớn, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. 

Giun kim có thể lây giữa các bé với nhau. Và kể cả khi trẻ chạm phải trứng giun kim trên những nơi tiếp xúc chung như ghế, bàn,…và trẻ cho tay vào miệng. Bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục, cụ thể là gần hậu môn, rất có thể là do giun kim.

>> Mẹ nên đọc thêm: Cách bắt giun kim cho trẻ em không cần dùng thuốc

2.5 Bé gái bị dị ứng da dẫn đến ngứa bộ phận sinh dục

Thông thường trẻ bị dị ứng da rất có thể do hăm tã; mặc quần lót chật và ít không thay đồ thường xuyên. Những trường hợp bé bị ngứa vùng kín thường xảy ra phổ biến ở bé gái nhiều hơn là bé trai.

>> Mẹ nên đọc thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

2.6 Dị vật

Vùng kín của bé gái có thể mắc các dị vật như: giấy vệ sinh hoặc bút chì màu; hoặc bất kỳ vật dụng nhỏ nào mà trẻ có thể tò mò và đặt vào trong âm đạo. Điều này có thể gây tiết dịch âm đạo; hoặc viêm âm đạo ở trẻ.

3. Cách chăm sóc trẻ bị ngứa vùng kín tại nhà

Cách chăm sóc bé gái
Bé gái bị ngứa vùng kín (bộ phận sinh dục) phải làm sao?

Sau khi đã biết các con, đặc biệt là các bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục, cha mẹ hãy dành thêm thời gian để chăm sóc cho con bằng những cách sau đây nhé.

  • NÊN cho con “thả rông” vài giờ mỗi ngày.
  • NÊN vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên; và sau khi con đi ị.
  • NÊN cho con mặc quần lót làm bằng chất liệu 100% Cotton thấm hút tốt.
  • NÊN thay bỉm/tã thường xuyên cho con, tránh để nước tiểu thấm ngược trở lại.
  • KHÔNG dùng khăn giấy ướt để vệ sinh vùng kín của con; nhất là các loại có mùi thơm.

[key-takeaways title=”Bé gái bị ngứa vùng kín phải làm sao?”]

Thay đồ lót cho trẻ 2 lần trong ngày. Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tắm cho con. Không cho trẻ tắm quá 15 phút một ngày, ngâm nước quá lâu sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố gây viêm nhiễm phát triển. Dùng khăn vải có bề mặt mềm mịn để vệ sinh vùng kín cho trẻ.

[/key-takeaways]

LƯU Ý: Cha mẹ nhớ là không nên vệ sinh sâu bên trong; mà chỉ cần vệ sinh xung quanh vùng kín là được.

Nhìn chung, cha mẹ có thể chưa cần quá lo lắng khi thấy bé gái của mình bị ngứa vùng kín, hoặc ngứa bộ phận sinh dục; vì đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều mà cha mẹ nên làm chính là quan tâm chăm sóc con và ưu tiên cho con đi khám khi có dấu hiệu bất thường về vùng kín.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách nhận biết màng trinh còn hay rách chính xác

Thành thử, trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn, đặc biệt hơn là những bạn nữ tuổi vị thành niên về cách nhận biết màng trinh còn hay đã rách rồi (mất trinh).

1. Màng trinh là gì? Màng trinh nằm ở đâu?

Trước khi hiểu rõ cách nhận biết màng trinh còn hay rách; điều đầu tiên bạn cần biết định nghĩa màng trinh là gì?

Về mặt y khoa, màng trinh là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo của phụ nữ. Để dễ hình dung hơn, màng trinh giống như một “lá chắn”, nằm phía sau môi lớn và môi bé, cách cửa âm đạo khoảng 1-2 cm.

Tương tự các bộ phận khác trên cơ thể con người, màng trinh cũng có hình dạng, độ dày và kích thước khác nhau ở mỗi người.

2. Cách nhận biết màng trinh còn hay đã rách (mất trinh)

Cách nhận biết màng trinh còn hay rách
Màng trinh là gì và cách kiểm tra màng trinh

Theo cách hiểu đơn giản, chúng ta có thể xác định màng trinh bị rách được chia thành hai trường hợp: Rách màng trinh khi chưa quan hệ và rách màng trinh do quan hệ tình dục.

2.1 Cách nhận biết màng trinh còn hay mất (rách) – Khi chưa quan hệ

Cách nhận biết màng trinh còn hay rách khi chưa quan hệ, được hiểu là nhận biết màng trinh bị rách do một nguyên nhân khác không do quan hệ tình dục. Theo đó, bạn có thể tự kiểm tra màng trinh tại nhà bằng các bước sau; mặc dù sẽ không chính xác như khi bạn đến bệnh viện.

Bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc gương soi và làm theo các bước sau:

  • Tư thế: Bạn ngồi trên ghế, hoặc giường, thành bồn tắm, bồn cầu, hai chân đặt xuống đất và xoạc rộng.
  • Chuẩn bị: Bạn chuẩn bị một chiếc gương nhỏ; và đặt ở góc 45 độ đối diện vị trí bạn ngồi.
  • Mở rộng âm đạo: Dùng ngón tay vạch vành môi âm đạo nhẹ nhàng để mở rộng lỗ âm đạo.
  • Nhìn vào lỗ âm đạo trong gương: Nếu có màng trinh thì bạn sẽ thấy có một mô mỏng hình dạng lưỡi liềm mỏng hoặc hình bầu dục, nếu rách màng trinh thì “lá chắn” này sẽ bị cuộn về thành âm đạo hoặc thấy lỗ tròn giữa tấm màng trinh.

Lưu ý: màng trinh có cấu tạo khác nhau ở mỗi người nên bạn hãy quan sát kỹ.

Trường hợp đã làm tương tự, nhưng bạn vẫn không thể nhận biết màng trinh còn hay rách. Lúc này, cách tốt hơn là bạn có thể đi kiểm tra màng trinh với bác sĩ Sản – Phụ khoa.

>> Chủ đề liên quan: Cách quan hệ lần đầu tránh có thai an toàn

2.2 Cách nhận biết màng trinh còn hay mất (rách) – Đã quan hệ

Đã quan hệ tình dục
Cách nhận biết màng trinh còn hay mất (rách) – Khi bạn đã hoặc vừa quan hệ

Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục, hoặc thủ dâm thâm nhập sâu vào âm đạo; dấu hiệu rách màng trinh phổ biến nhất chính là chảy máu hồng tươi và chút cảm giác đau khi thực hiện quan hệ hoặc thủ dâm lần đầu.

>> Bạn nên đọc thêm: Lần đầu mất trinh con gái có cảm giác như thế nào?

2.3 Bẩm sinh không có màng trinh

Tính chất của màng trinh là mềm; và còn bị mỏng dần theo thời gian. Vì vậy, lớp màng này có thể bị rách bởi các hoạt động hàng ngày như dùng tampon, đạp xe, cốc nguyệt san,.. Chưa kể đến một số phụ nữ không có màng trinh bẩm sinh hoặc có rất ít lớp mô (màng trinh) này. Nếu bạn là nhóm người trong trường hợp này; cách nhận biết màng trinh còn hay rách là khi bạn soi gương, sẽ không thấy lớp mô niêm mạc bên trong lỗ âm đạo.

Đây cũng chính là điều mà phần lớn phụ nữ ngày trước phải chịu đựng. Vì theo quan niệm ngày xưa, bằng chứng cho trinh tiết hay tiết hạnh của phụ nữ chính là sự tồn tại của màng trinh; hay màng trinh phải còn nguyên trước khi có chồng.

>> Bạn nên đọc thêm: Cách nhận biết phụ nữ đã quan hệ nhiều lần chính xác!

3. Nguyên nhân khiến màng trinh bị rách là gì?

Khi bạn đã biết chính xác màng trinh nằm ở vị trí nào; ở đâu và tính chất của màng trinh ra sao. Đồng thời bạn cũng đã biết rằng; quan hệ tình dục qua đường âm đạo không phải là cách duy nhất gây rách màng trinh.

Hiểu được như vậy, bạn sẽ hiểu thêm rằng màng trinh của bạn vẫn có thể bị rách trước khi quan hệ tình dục do một số hoạt động như:

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khác khiến màng trinh bị rách”]

  • Thủ dâm.
  • Đi xe đạp.
  • Cưỡi ngựa.
  • Vận động mạnh.
  • Tập thể dục dụng cụ.
  • Tham gia các hoạt động leo trèo.
  • Sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san khi có kinh.
  • Khám phụ khoa, chẳng hạn như làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

[/key-takeaways]

>> Chủ đề liên quan: Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Vì sao nên, vì sao không?

4. Màng trinh như thế nào là bình thường?

Màng trinh như thế nào là bình thường
Màng trinh có nhiều hình dạng khác nhau

Nếu màng trinh của bạn có vấn đề, điều này thường dễ phát hiện khi đến tuổi dậy thì. Hầu hết các loại dị tật màng trinh đều khiến bạn khó đưa tampon vào hoặc lấy ra khi “tới tháng”.

Trong một số trường hợp hiếm hơn; bạn có thể không thấy kinh nguyệt xuất hiện do màng trinh dày và bao phủ toàn bộ cửa âm đạo; làm cho máu kinh không thoát ra ngoài.Dù bạn là nam hay nữ, bạn cần có thêm một góc nhìn khi đã hiểu về cách nhận biết màng trinh còn hay rách (mất trinh). Đó là, màng trinh không phải là tiêu chuẩn để đánh giá trinh tiết; và vai trò của màng trinh với cơ thể và hệ sinh sản của phụ nữ cho đến nay chưa được biết rõ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ và biết ngóc đầu? Và nếu bé 5 – 6 tháng chưa cứng cổ thì có sao không? Nội dung dưới đây là tất cả những gì cha mẹ cần biết.

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ?

Để biết trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ, trước hết, cha mẹ cần biết là các giai đoạn trẻ cần để có thể tự kiểm soát đầu và cổ của mình.

1.1 Giai đoạn trẻ 1 – 2 tháng: Trẻ tập nằm sấp

Đây là giai đoạn mà cổ của trẻ còn yếu và cơ thể thì mềm, và không thể tự ngóc đầu lên được. Vì vậy cha mẹ nên chú ý trong việc bồng trẻ.

[key-takeaways title=””]

Thời điểm này, cha mẹ nên bồng trẻ ở tư thế nằm ngang; và hạn chế bế thẳng lưng; bế vác vai sẽ không tốt cho cơ thể của trẻ.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: 16 cách bế em bé sơ sinh đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn phát triển

1.2 Giai đoạn trẻ 3 – 5 tháng: Trẻ đã cứng cổ và có thể ngóc đầu

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ và biết ngóc đầu? Câu trả lời là khi trẻ trong giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn cơ cổ của trẻ đã cứng dần, cùng với việc tập lẫy trẻ bắt đầu biết ngóc đầu dậy.

[key-takeaways title=””]

Lúc này, cơ cổ của con đã cứng cáp hơn, con có thể tập lật người trên giường; và ngóc đầu quay sang 2 bên khi nằm sấp. Khi bế trẻ, cha mẹ có thể bế con ở tư thế thẳng lưng; và nhớ là phải đỡ tay phía sau để đảm bảo con không bị lật về sau nhé.

[/key-takeaways]

1.3 Giai đoạn trẻ 6 tháng: Trẻ có thể kiểm soát đầu, cổ

Thời điểm này cổ của trẻ đã cứng cáp hoàn toàn; và có thể kiểm soát được đầu của mình. Đây cũng chính là thời điểm cha mẹ không cần bế con nhiều nữa. Thay vào đó, cha mẹ dành thời gian cho con tập ngồi hoặc bò tùy ý.

Như vậy, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tự kiểm soát đầu và cổ của mình. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể hỗ trợ quá trình phát triển này của con đó.

Điều mẹ nên làm:

  • Dành thời gian bế trẻ ở tư thế thẳng lưng.
  • Cho trẻ ngồi và cố định lưng thẳng trên ghế có tựa lưng.
  • Mẹ nên đọc thêm về cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi.
  • Cho trẻ nằm sấp và ngửa trên tấm khăn lớn. Đồng thời đặt thêm đồ chơi xung quanh; để kích thích sự tò mò của con và con sẽ muốn ngóc đầu dậy để xem.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ và bắt đầu biết đứng?

2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh lâu cứng cổ?

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy 5 tháng chưa cứng cổ thì có sao không?

Bé 5 tháng mấy 6 tháng chưa cứng cổ có sao không? Câu trả lời là trẻ có thể bị chậm phát triển về thể chất so với các bé khác ở cùng độ tuổi. Nhưng thông thường thì rất ít trường hợp trẻ 5 – 6 tháng chưa cứng cổ. 

Nếu con của cha mẹ là trẻ sinh non trước 37 tuần thai cũng cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con.

Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?

[key-takeaways title=””]

Theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu con của cha mẹ có dấu hiệu chậm phát triển về cơ thể như: cơ thể mềm, tay chân ít vận động khi đã 6 tháng; con không thể tự ngồi khi đã được 9 tháng,… Lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ Nhi khoa sớm.

[/key-takeaways]

3. Bài tập cho bé mau cứng cổ và nhanh biết ngóc đầu

Bài tập giúp con mau cứng cổ để biết ngóc đầu
Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ? Bài tập giúp con mau cứng cổ và nhanh biết ngóc đầu

Nếu cha mẹ muốn giúp đỡ con mau cứng cổ; và khuyến khích con ngóc đầu; những bài tập sau đây có thể hỗ trợ phần nào cho con phát triển các cơ; cũng như để con có thể nhanh biết lẫy; trườn; và bò tốt hơn

  • Tập cho trẻ nằm sấp: Khi con được 2 tháng tuổi, cha mẹ hãy tập cho con nằm sấp trên ngực, bụng; hoặc trên giường.
  • Kích thích con với lấy đồ vật: Đặt con nằm xuống sàn, hoặc trên giường; và đặt thêm những món đồ chơi có nhiều màu sắc xung quanh.
  • Bế trẻ và đung đưa theo nhạc: Mẹ có thể vừa bế con ở tư thế thẳng lưng (có tay đỡ phía sau đầu) và đung đưa theo nhạc.
  • Chơi trò lái máy bay trên không: Đây là trò chơi quen thuộc của hầu hết trẻ con; và cũng là tuổi thơ của cha mẹ. Cha mẹ nằm trên sàn, hoặc giường; sau đó đặt con lên hai chân và nâng lên hạ xuống.

Tất cả những cách này có mục đích chung là tập cho con làm quen với việc ngóc đầu và giữ thăng bằng. Bên cạnh những bài tập trên, cha mẹ có thể ghi chú lại các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động.

Tóm lại, việc theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ từ 0 – 12 tháng là việc cha mẹ nên làm. Đồng thời, việc tìm hiểu, tò mò về những vấn đề như trẻ sơ sinh mấy tháng biết cứng cổ cũng cho thấy cha mẹ là phụ huynh biết quan tâm và yêu thương con của mình.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan chủ đề trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ:”]

[/key-takeaways]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

Vậy trái chàm là gì? Và cách nhận biết bị bể (vỡ) trái chàm là gì và như thế nào? Bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về trái chàm bên trong ngực phụ nữ.

Trái chàm ở nữ giới là gì?

Trái chàm ở nữ giới là gì? Thật ra cụm từ “trái chàm” là cách gọi của dân gian, về mặt y khoa thì đó chính là các ống tuyến sữa bên trong vú (Mammary Duct).

Bạn có biết, một bộ ngực bình thường sẽ được tạo thành từ 12 – 20 phần được gọi là thùy (lobes). Mỗi thùy này sẽ được tạo thành từ nhiều tiểu thùy nhỏ hơn là tuyến dẫn sữa. Các tiểu thùy ở hai bên ngực đều được nối với nhau và cuộn tròn lại như “trái chàm” bên trong ngực.

Vì lẽ này, dân gian thường gọi phần cứng trong ngực là trái chàm; và đó chính xác là các ống dẫn sữa nhỏ bên trong vú.

Cách nhận biết khi bị bể trái chàm là gì?

Vỡ trái chàm ở phụ nữ là như thế nào?

Vỡ trái chàm chính là tình trạng ống tuyến vú bị giãn, hoặc còn gọi là giãn ống dẫn sữa (mammary duct ectasia); khiến cho ống dẫn sữa mở rộng và dày lên. Nhìn chung, đây là một bệnh lý ở vú của phụ nữ nhưng tương đối lành tính; và không phải do ung thư vú gây nên. 

Cách nhận biết bị bể trái chàm theo kinh nghiệm dân gian

Trên thực tế, bể trái chàm thường không có triệu chứng, do đó khó có cách nhận biết chính xác. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp, cách nhận biết bị bể trái chàm đó là thấy núm vú tiết dịch dính và đặc; núm vú hoặc mô vú xung quanh có thể mềm, màu đỏ; thậm chí núm vú có thể bị thụt vào trong.

Đôi khi mô sẹo xung quanh ống có tính bất thường gây ra khối u cứng có thể bị nhầm lẫn với ung thư. Để cảm nhận việc bể trái chàm ở ngực rõ nhất là dùng tay sờ lên ngực. Khi sờ tay lên ngực bạn sẽ KHÔNG còn cảm thấy rõ khối tròn ở trong ngực nữa. Đây là cách để nhận biết bị bể trái chàm ở nữ theo kiến thức dân gian truyền lại.

Cách nhận biết và chẩn đoán bị bể trái chàm theo y học

Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở vú của phụ nữ như bể trái chàm hoặc ung thư vú, thường là do bạn tự phát hiện những bất thường trên ngực, núm vú và sau đó đi khám bệnh. 

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết (được thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ hút lấy một phần mô vú nghi ngờ tổn thương); và kiểm tra mô vú của bạn dưới kính hiển vi. Khi kiểm tra chặt chẽ, các bác sĩ có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong mô; từ đó, đưa ra chẩn đoán bạn bị bể trái chàm hay những vấn đề sức khỏe khác.

Các triệu chứng của tình trạng bể trái chàm bao gồm:

  • Vùng da bị đỏ.
  • Vú thay đổi hình dạng.
  • Đau vùng vú hoặc núm vú.
  • Tiết dịch núm vú bất thường.
Vỡ trái chàm là như thế nào
Cách nhận biết khi bị bể (vỡ) trái chàm là như thế nào? Phụ nữ thường rất nhạy cảm với những thay đổi lạ trên cơ thể nên sẽ chủ động đến gặp bác sĩ để được khám và tìm ra nguyên nhân

[inline_article id=311210]

Bể trái chàm ở nữ giới có nguy hiểm không?

Mặc dù tình trạng bể trái chàm ở nữ giới KHÔNG QUÁ NGUY HIỂM và có thể tự khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn ngó lơ tình trạng, thì tỷ lệ nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ tăng cao, dẫn đến lan rộng và làm tổn thương các mô.

Cách điều trị sau khi nhận biết bị bể trái chàm là gì?

Theo thông tin từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACS, các chuyên gia cho rằng, tình trạng giãn ống dẫn sữa có thể KHÔNG CẦN ĐIỀU TRỊ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như uống thuốc kháng sinh không kê đơn; kết hợp chườm ấm để làm giảm các triệu chứng.

Ngược lại, nếu các triệu chứng như đau ngực, sưng tấy, vú tiết dịch bất thường kéo dài liên tục, bạn cần phải ưu tiên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa ngay. Khi đó, các bác sĩ biết cách nhận biết, chẩn đoán bị bể trái chàm; và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cách điều trị bể trái chàm
Cách điều trị bể trái chàm phải được bác sĩ chỉ định, chứ bạn không được tự ý sử dụng thuốc hoặc tự điều trị

Cách phòng ngừa bị bể trái chàm ở phụ nữ

Tính đến nay, cách phòng ngừa bị bể trái chàm là không có. Chính vì chưa có bất kỳ cách nào để phòng ngừa, bạn càng phải nên chú trọng đến sức khỏe của mình. Cụ thể là với những cách sau:

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa”]

  • Duy trì cân nặng phù hợp, cân đối.
  • Lựa chọn các loại áo ngực phù hợp, mặc thoải mái, vải Cotton.
  • Dành thời gian đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, 6-12 tháng/lần.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, từ bỏ các chất kích thích không lành mạnh.

[/key-takeaways]

Kết luận

Nhìn chung, nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về cách nhận biết bị bể trái chàm ở nữ giới là gì; cũng như định nghĩa chính xác về trái chàm. Một điều MarryBaby muốn chia sẻ với bạn rằng; bất kỳ tình trạng nào liên quan đến vú, âm đạo, nói chung là phụ khoa thì không nên ngó lơ. Nhận diện sớm là bước đầu thành công trong quá trình điều trị của bạn.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề”]

[/key-takeaways]

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Chăm sóc khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Dấu hiệu của trẻ thông minh

Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện của mọi thứ xung quanh? Đây có thể là một trong những cột mốc thú vị của trẻ sơ sinh; cha mẹ đọc để biết và ghi lại khoảnh khắc này cùng con nhé!

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh biết hóng chuyện

Thông thường, khi trẻ được 3 tháng, trẻ đã bắt đầu biết lắng nghe và có thể quan sát thấy những chuyện động xung quanh của mọi người.

Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu nhíu mày, thể hiện những biểu cảm mới trên gương mặt như kiểu con đang tò mò; hoặc mấp môi muốn nói,… Đây chính là những dấu hiệu trẻ sơ sinh muốn hóng chuyện.

2. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Câu trả lời là không có một con số cụ thể. Vì khả năng phát triển ở mỗi bé là khác nhau; cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền; gia đình và môi trường sống của các con.

Nhưng theo khảo sát đa số trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng tuổi là biết hóng chuyện. Bé sẽ không hiểu những gì bạn nói nhưng bé rất thích thú khi bạn làm trò, cưng nựng, những đồ vật màu sắc, ngộ nghĩnh, bé có thể cười và phản ứng như dơ chân, hay nói những cụm từ a, à…rất đáng yêu.

Đúng là vậy. Khi dựa theo các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời, thì trẻ có bắt đầu muốn hóng chuyện ở khoảng 4 – 5 tháng tuổi.

>> Trẻ biết nói sớm có thông minh không?

3. Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?

Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện – Nếu chậm hóng chuyện thì phải làm gì?

Theo quan niệm xưa, ông bà ta từng nói rằng, những bé có khả năng hóng chuyện sớm thường có tính cách lanh lẹ, năng động và thông minh. Nhưng ngược lại, về mặt y khoa; khả năng hóng chuyện; hay khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé sẽ phụ thuộc vào thời gian bé được tương tác và luyện tập.

Theo các chuyên gia, có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng; nhưng qua 6 tháng tuổi nếu không thấy trẻ phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện với bé thì mẹ hãy cho cho con đi kiểm tra.

4. Cách cha mẹ dạy trẻ hóng chuyện

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng hóng chuyện của con phụ thuộc nhiều vào quá trình nuôi dạy của cha mẹ. 

Chính vì thế, nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu trẻ sắp biết nói; hoặc cha mẹ muốn dạy trẻ biết hóng chuyện sớm, thì có thể tham khảo những cách sau đây.

4.1 Nói chuyện với bé thường xuyên

Nói chuyện với con thường xuyên
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy 5 tháng biết hóng chuyện, phần lớn nhờ cha mẹ nói chuyện nhiều

Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, kể chuyện, hay thậm chí là đọc sách cho con nghe. Bạn biết không, ngay cả khi từ tuần thai nhi thứ 27 – 29, con đã có thể nghe những âm thanh của ba mẹ. 

Không những thế, theo các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có khả năng hoạt ngôn, và có nhiều vốn từ vựng về sau, phần lớn là nhờ vào sự giao tiếp thường xuyên của cha mẹ với trẻ.

4.2 Lắng nghe bé nói

Khi bé đã có thể bập bẹ những âm thanh đơn giản như “ba-ba” hoặc “ma-ma”; cha mẹ đừng quay đi mà hãy lắng nghe con và dùng ánh mắt để giao tiếp với con. Khi đó, bé sẽ biết rằng mình được lắng nghe.

Đó chính là động lực để bé tiếp tục muốn phát ra âm thanh nhiều hơn.

4.3 Lặp lại những âm thanh của bé

Khi cha mẹ vui vẻ lặp lại những âm thanh của bé, hoặc nói chuyện với bé bằng chính những âm thanh tương tự của bé. Điều đó là rất có ích cho việc phát triển ngôn ngữ của bé. Khi nghe lại âm thanh đó, bé sẽ dễ mỉm cười; và muốn tạo ra nhiều âm thanh phức tạp hơn.

4.4 Hát cho bé nghe

Hát cho bé nghe
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy biết hóng chuyện là nhờ cha mẹ thường xuyên hát cho con nghe

Bên cạnh việc nói chuyện với bé, cha mẹ cũng nên thường xuyên hát cho con nghe. Đây là cách giúp trẻ dễ tiếp thu và lặp lại những cụm từ trong bài hát. Tương tự như bài hát Baby Shark, trong bài có nhiều cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đó chính là cách mà bé bắt chước và nói theo.

[inline_article id=861]

4.5 Hạn chế cho bé giao tiếp cùng lúc nhiều người

Vì khi giao tiếp cùng lúc nhiều người, bé sẽ không biết dành sự chú ý vào ai, và khi đó, con sẽ cảm thấy sợ và quấy khóc. Mặc dù, việc gặp gỡ họ hàng nhiều người là chuyện gần như phải xảy ra đối với gia đình Việt.

Hiểu được điều đó, cha mẹ càng phải dành thêm nhiều thời gian để giao tiếp 1 – 1 với con.

Tóm lại, trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện sẽ còn phụ thuộc quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Cho nên, trách nhiệm chính của cha mẹ là phải dành nhiều thời gian chăm sóc và quan tâm con. Kể cả khi phải hy sinh đôi chút về sự nghiệp.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn

Vậy khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ gây bệnh gì? Và cụ thể vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn gì và thường xuất hiện ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay!

1. Vi khuẩn Salmonella là gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella – một vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường ruột. Salmonella còn được gọi là vi khuẩn thương hàn và sẽ gây bệnh ngộ độc thực phẩm (Food poisoning).

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột của động vật và con người và thải ra ngoài qua phân. Con đường bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất là thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Thông thường, khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella trong trường hợp nhẹ, có thể tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải được chăm sóc y tế kịp thời.

2. Biểu hiện khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Salmonella

Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì?

Người bị nhiễm khuẩn Salmonella có những triệu chứng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, các triệu chứng có thể tiến triển từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn; và sẽ kéo dài trong vòng từ 4 – 7 ngày, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn / mắc ói.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Đi tiêu phân có lẫn máu.
  • Viêm đường ruột, viêm dạ dày.
  • Mất nước, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già.

[key-takeaways title=”Nhiễm vi khuẩn Salmonella nặng khi nào?”]

Tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella có thể trở nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Một vài chủng loại của vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh sốt thương hàn. Và một số khác có thể gây chết người (trường hợp hiếm gặp). Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ khi cơ thể liên tục có nhiều biểu hiện.

[/key-takeaways]

3. Nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?
Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột của con người; các loài động vật; và chim. Phần lớn mọi người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella do tiêu thụ thực phẩm; hoặc nước có chứa vi khuẩn. 

Bên cạnh đó, người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể lây sang người khác nếu họ KHÔNG rửa tay sau khi đi vệ sinh; và chạm vào các bề mặt chung của mọi người. Tựu chung, những nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm Salmonella bao gồm:

  • Thức ăn và nước uống bị nhiễm bệnh: Thịt, gia cầm, trứng và hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng, rau củ trái cây sống, thực phẩm được bảo quản và xử lý không đúng cách…
  • Các bề mặt bị nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu bạn chạm vào bề mặt bị nhiễm khuẩn và sau đó đưa tay vào miệng, cầm hay chế biến thức ăn…
  • Vật nuôi bị nhiễm bệnh và các động vật khác: Các loài động vật, vật nuôi trong nhà (chim và bò sát) là những đối tượng có thể mang vi khuẩn Salmonella. Một số ý kiến cho rằng đôi khi một vài loại thức ăn cho vật nuôi có thể nhiễm khuẩn Salmonella và là nguồn lây nhiễm cho động vật.

>> [Hướng dẫn] Vệ sinh vùng kín nam đúng cách và sạch sẽ

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella?

Theo các chuyên gia, bên cạnh những nguyên nhân kể trên; những yếu tố làm tăng nguy cơ và khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm:

  • Tiếp xúc gần: Tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn, vật nuôi; hoặc khu vực có nhiều người bệnh,..
  • Các vấn đề về sức khỏe: Bạn có mắc một số bệnh nền như bệnh gan, viêm ruột, nhiễm HIV / AIDS; bệnh hồng cầu lưỡi liềm, sốt rét, ung thư; rối loạn dạ dày, hoặc bạn là người có cấy ghép nội tạng,..

>> Xem thêm: Whitmore là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

5. Chẩn đoán và điều trị khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Những thông tin sau đây được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Do đó, bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy cơ thể có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhé.

5.1 Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu; hoặc phân để tìm vi khuẩn Salmonella.

5.2 Điều trị

Như đã đề cập, khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường kéo dài từ 4 – 7 ngày; cũng như có thể sẽ tự khỏi nếu ở trường hợp bệnh nhẹ, không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tiếp theo, cách làm giảm các triệu chứng, hoặc hỗ trợ điều trị tình trạng cơ thể bị nhiễm Salmonella bao gồm:

  • Uống đủ nước (chất lỏng): Mục tiêu của điều trị nhiễm khuẩn salmonella là ngăn ngừa nguy cơ mất nước. Bạn hãy tham khảo bác sĩ rằng bạn nên sử dụng chất lỏng nào và với hàm lượng bao nhiêu mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Bạn cũng có thể cần uống một dung dịch bù nước như ORS. Vì ORS giúp cân bằng nước, muối và đường để thay thế dịch cơ thể.
  • Dịch truyền tĩnh mạch: Trường hợp mất nước nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân truyền dịch tĩnh mạch (IV).
  • Thuốc kháng sinh: Đôi khi, các bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho những người bị bệnh nặng. Kháng sinh cũng có thể hữu ích đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người bị một số bệnh mạn tính nhất định.

>> Xem ngay: Cách sơ cứu cho người bị ngộ thực phẩm do nhiễm vi khuẩn Salmonella

6. Cách phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella

Để ngăn chặn và phòng ngừa vi khuẩn salmonella gây bệnh, bạn nên tuân thủ những điều sau:

6.1 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Ăn chín, uống sôi: Trước khi ăn, bạn cần nấu chín đồ ăn (nhất là các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm), hãy đảm bảo rằng bạn đã đun nóng đến nhiệt độ đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc các loại thịt, trứng chưa nấu chín. Và chỉ uống sữa tiệt trùng.

Chế biến thực phẩm đúng cách: Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.Thức ăn còn dư cần bảo quản trong tủ lạnh đúng cách, tách riêng thực phẩm sống và chín nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan chéo.

>> Xem ngay: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

6.2 Giữ vệ sinh tay – chân – miệng

Rửa tay thật kỹ, đúng cách và đúng thời điểm: Bạn hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. 

Bên cạnh đó, bạn nên rửa trái cây, rau dưới vòi nước chảy. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.

6.3 Chăm sóc và quản lý vật nuôi (nếu có)

Bạn cần ngăn chặn vật nuôi sinh hoạt ở những khu vực bạn cho trẻ ăn hoặc tắm.

Nếu gia đình bạn có con nhỏ dưới 5 tuổi; hoặc người lớn tuổi; hoặc người có hệ miễn dịch kém. Tốt nhất,  bạn nhất quyết không nên nuôi các bất kỳ loài bò sát; hoặc lưỡng cư nào trong nhà.

>> Bạn có thể đọc thêm: Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?

[key-takeaways title=”LƯU Ý CHUNG”]

Bạn tuyệt đối không được đi bơi khi bạn đang bị tiêu chảy. Trẻ đang bị tiêu chảy cũng không nên cho con đến trường học cùng các bạn.

[/key-takeaways]

Tóm lại, vi khuẩn salmonella gây bệnh gì, thì là gây bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm nói chung. Và bệnh này có nguy hiểm không, thì không có câu trả lời chính xác, nếu chưa biết tình trạng. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi

Vậy cha mẹ phải làm thế nào để biết cách giáo dục giới tính cho trẻ, hoặc cụ thể hơn là theo mỗi độ tuổi thì trẻ cần biết gì?

1. Giáo dục giới tính: Tuổi nào cần biết gì?

Giáo dục giới tính được định nghĩa trong bài viết Sexuality Education – What it is? của Tổ chức y tế thế giới WHO: “Giáo dục giới tính một quá trình dạy và chia sẻ kiến thức; kỹ năng; thái độ; giá trị,… nhằm giúp cho các con hiểu được tầm quan trọng của giới tính; sự tôn trọng lẫn nhau; quan trọng là giúp cho trẻ hiểu thêm về bản thân và sống lành mạnh hơn.”

1.1 Trẻ ở tuổi nào, và cần biết gì về giới tính?

Năm 2021, About-Kids-HealthCaring-for-kids (Canada), những trang nội dung chuyên cung cấp thông tin giáo dục và chăm sóc trẻ em; đã phân cấp những điều về giới tính mà trẻ nên biết theo độ tuổi. Để từ đó, cha mẹ không phải loay hoay tìm cách giáo dục giới tính cho trẻ.

Cách giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi như sau:

  • Tuổi 1 – 2: Gọi tên tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục: Những điều thuộc về bản năng, cha mẹ nên cho con biết ở độ tuổi này. Để đến khi con lên 2 tuổi; con sẽ biết con trai và con gái khác nhau như thế nào.
  • Tuổi 2 – 5 Hiểu đơn giản về việc “Em bé từ đâu đến?”: Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo sẽ thường tò mò cũng như rất dễ tiếp thu. Thế nên, cha mẹ hãy cởi mở và nói cho con biết nhé.
  • Tuổi 5 – 8: Hiểu cơ bản về xu hướng tính dục: Rằng có người đồng tính, lưỡng tính,..và cho con biết rằng, bộ phận sinh dục không phải là yếu tố tiên quyết để phân biệt giới.
  • Tuổi 8 – 12: Học cách đánh giá thông tin: Giai đoạn này, cha mẹ nên cho con biết về sự thay đổi hormone sẽ khiến thay đổi kích thước dương vật, kích thước ngực,..
  • Tuổi 12 – 18: Hiểu về sức khỏe sinh sản: Cha mẹ hãy cho biết tất tần tật về bao cao su, phòng tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục,..

2. 9 cách giáo dục giới tính cho trẻ

Cách giáo dục giới tính cho trẻ
9 cách giáo dục giới tính cho bé trai và bé gái

2.1 Cởi mở hết mức khi con hỏi về giới tính

Câu hỏi: “Mẹ ơi con từ đâu đến”. Câu trả lời tất nhiên không phải là “con sinh ra từ nách; hoặc con nở ra từ trứng”. Giáo dục giới tính không nên bị nhầm lẫn với những câu nói đùa giỡn. Vì tình dục sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của con khi trưởng thành. 

Cách giáo dục giới tính cho trẻ cần phải rõ ràng, cởi mở và không né tránh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên biết rằng, nhà trường cũng sẽ có giới hạn trong việc giảng dạy; và không nên phó mặc cho nhà trường trong cách giáo dục giới tính cho trẻ.

>> Cha mẹ nên đọc: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2.2 Cách giáo dục giới tính cho trẻ qua sách báo, internet

Hiện nay, cha mẹ và các con có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với sự tiện lợi đó, cha mẹ có thể dễ dàng chọn những nội dung phù hợp cho con. Từ đó, giúp con học vừa học vừa chơi; và còn giảm cảm giác ngượng ngùng khi tiếp cận chủ đề này.

Ví dụ như cha mẹ đang đọc bài viết cách giáo dục giới tính cho trẻ trên trang MarryBaby này.

>> Cha mẹ nên đọc: 27 kỹ năng sống hữu ích cho trẻ 12 tuổi

2.3 Cho con biết giá trị tình dục trong cuộc sống

Khác với thời đại trước đây, như thời phong kiến, hoặc khi Nho giáo du nhập Việt Nam; các cụ có câu “nam nữ thụ thụ bất thân”. Dù không nhiều, nhưng tư tưởng ấy vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình người Việt. Chính vì thế, nhiều người không biết được tình dục có giá trị như thế nào trong đời cuộc sống; cũng như là trong hôn nhân.

Hiểu được điều đó, khi con bước qua độ tuổi từ 5-7 tuổi; cha mẹ hãy thẳng thắng nói với con về xu hướng tính dục; về người chuyển giới và sự đa dạng về giới tính (không chỉ có nam và nữ); như những gì con cần biết về bộ phận sinh dục.

2.4 Bình thường hóa những cuộc trò chuyện về giới tính

cách giáo dục giới tính cho trẻ
Nói chuyện thẳng thắn là cách giáo dục giới tính cho trẻ

Cách giáo dục giới tính cho trẻ là cha mẹ cũng nên bình thường hóa mọi thứ. Chẳng hạn như “chim” là chim, mà ‘bướm” là bướm; mặc dù đó một cách ẩn dụ dễ thương. Nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen nói giảm, nói tránh mỗi khi đề cập đến chuyện giới tính, hoặc tình dục.

2.5 Cho con biết sự thật về “phim khiêu dâm”

Dù là người lớn, đôi khi mọi người vẫn cảm thấy mình không đủ “giỏi” bằng các diễn viên phim khiêu dâm. Tương tự ở trẻ, các con cũng sẽ có khuynh hướng học theo những gì các con có được từ phim khiêu dâm. Vì hiện nay; các con có thể dễ dàng tiếp cận với phim khiêu dâm thông qua internet bất cứ lúc nào.

Vì vậy, cách giáo dục giới tính cho trẻ đó là hãy cho con biết sự thật “phim khiêu dâm” chỉ mang tính dàn dựng và hoàn toàn không có thật.

>> Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

2.6 Cho con biết về “sự tin tưởng” khác với “sự ham muốn”

Cha mẹ nên cho con biết sự tin tưởng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc; và là một điều kiện đi song song với tình dục; không cái nào hơn cái nào. 

Hoặc cha mẹ cũng có thể lấy bản thân mình ra làm ví dụ cho con. Ví dụ về sự tin tưởng giữa hai vợ chồng. Từ đó, các con cũng dễ dàng hiểu được sự chia sẻ của cha mẹ.

2.7 Nói “mình không biết” thay vì không trả lời

Đôi khi, cha mẹ không nhất thiết phải biết tất cả mọi thứ mới là cha mẹ tốt. Câu trả lời “Cha/mẹ không biết” mặc dù không giúp con giải đáp thắc mắc ngay; nhưng lại không dập tắt sự tò mò của con. Thậm chí, đôi khi các con không nhất thiết có câu trả lời; thay vào đó, các con sẽ muốn có người để hỏi; bất kể có câu trả lời hoặc không.

Trường hợp con hỏi, và cha mẹ không biết, đó là cơ hội để cha mẹ tìm đọc thông tin và giải đáp sau cho con. Đây đích thực là một cách giáo dục giới tính cho trẻ thực sự văn mình và hợp thời.

>> Cách giáo dục giới tính cho trẻ tuổi dậy thì: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

2.8 Cách giáo dục giới tính cho trẻ hiểu về tác dụng bao cao su

Cho con biết về tác dụng của cao cao su
Cách giáo dục giới tính cho trẻ: Cho con biết về tác dụng của cao cao su

Cha mẹ; thầy cô và cộng đồng nên biết cách giáo dục giới tính cho trẻ em từ sớm; nhất là khi các con ở tuổi vị thành niên. Có kiến thức sớm về quan hệ tình dục; và giáo dục giới tính sẽ giúp thanh thiếu niên có được nguồn thông tin chính xác; giúp tự bảo vệ mình; tránh nguy cơ mắc STDs và mang thai ngoài ý muốn.

Để làm rõ những điều đó, cha mẹ phải cho con được nhìn thấy, cầm nắm, cũng như hiểu chính xác về bao cao su dùng để làm gì.

2.9 Thứ tự của tình dục và hôn nhân

Kể cả khi, cha mẹ đã làm mọi cách để giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm; nhưng đôi khi chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân; thậm chí là khi con chưa đủ tuổi là một việc gần như KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT.

Thay vì tạo áp lực cho con; cha mẹ hãy giúp con hiểu giá trị của bản thân, cho con được là chính mình; để từ đó con có những mối quan hệ lành mạnh và chất lượng. 

Vì chỉ khi con thực sự hiểu những điều ấy, thì chính những sự hiểu biết về bản thân; về nhu cầu sinh lý mới có thể được kiểm soát một cách văn minh và có lý trí. Bằng không, những gì thuộc về bản năng sẽ dễ dàng lôi kéo các con.

>> Cách giáo dục giới tính cho bé trai và bé gái: Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Vì sao nên và vì sao không?

3. Vì sao phải biết cách giáo dục giới tính cho trẻ?

Năm 2018, nghiên cứu của tổ chức Unesco cho thấy: việc giáo dục giới tính giúp cho mọi người đáp ứng tốt về văn hóa và cách hòa nhập với xã hội. Đặc biệt là giúp trẻ em phát triển tốt các kỹ năng mềm; cũng như sự thấu hiểu bản thân; và hiểu mọi người nhiều hơn.

Nói tóm lại, cách giáo dục giới tính cho trẻ chỉ đơn thuần là cha mẹ hãy cởi mở hết mức với con; nói thẳng và thật không che giấu, cho con biết về tác dụng của bao cao su.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

14 cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản giúp móng tay luôn khỏe đẹp

Vậy cách chăm sóc móng tay là những cách nào? Làm sao để móng tay dày và cứng hơn? Hãy tìm hiểu kỹ bạn ơi!

1. Những cách chăm sóc móng tay để có móng tay khỏe đẹp

1.1 Giữ cho móng tay luôn khô và sạch

Bàn tay, ngón tay và móng tay và nơi chạm nhiều nhất với môi trường bên ngoài, nên rất dễ bị bẩn nơi móng tay.

Chính vì thế, bạn cần vệ sinh móng tay thường xuyên và lau khô sau khi rửa. Nên có thêm một chiếc bàn chải nhỏ, thoa một ít muối lên sau đó chà nhẹ nhàng móng và vùng da xung quanh. Cách chăm sóc móng tay này giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh tích tụ.

1.2 Ngừng việc cắn để chăm sóc móng tay đúng cách

cách chăm sóc móng tay
Hãy bỏ thói quen cắn móng tay

Một trong những thói quen xấu của nhiều người chính là cắn móng tay. Đây cũng chính là khởi nguồn của tình trạng viêm da, nhiễm trùng các vùng xung quanh móng.

Bạn có biết, trong bài viết về 5 lý do bạn phải dừng ngay việc cắn móng tay (5 reasons to stop biting your nails) của Đại học Texas A&M tại Mỹ; các chuyên gia khuyên mọi người là phải bỏ thói quen cắn móng tay vì:

  • Vi khuẩn thường trú ngụ ở móng tay.
  • Cắn móng tay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có hại cho răng miệng, hay thậm chí làm răng lệch dần..
  • Làm cho vùng da quanh móng bị tróc, và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Nếu bạn có sơn móng tay, thì bạn rất dễ nuốt phải những chất độc trong nước sơn móng tay.

1.3 Mang găng tay để bảo vệ

Bạn cần đeo găng tay cao su mỗi khi làm việc nhà như giặt đồ, rửa chén để giảm thời gian móng tay tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh. Giúp cho da tay ít bị bong tróc, móng tay ít bị giòn và gãy.

Trường hợp bạn có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, các loại hóa chất thì bạn bắt buộc phải thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể bôi kem quanh lớp biểu bì quanh móng tay nhiều lần trong ngày.

1.4 Cắt tỉa móng thường xuyên

Cắt tỉa móng thường xuyên
Có thói quen cắt tia móng gọn gàng là bạn đã biết cách chăm sóc móng tay của mình

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng tay nhưng không nên cắt bỏ cả phần biểu bì trên móng. Sở dĩ như vậy, là vì, các lớp biểu bì chính là lá chắn giúp ngăn các loại nấm; vi khuẩn xâm hại vào da. Sau khi cắt móng tay xong, bạn nhớ giũa lại móng cho gọn gàng.

Có thể hiểu như sau, cắt đi lớp biểu bì đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ cũng mất đi. Điều này không những làm cho lớp biểu bì mỏng đi, mà còn khiến chúng bị đỏ, sưng và thậm chí là bị nát. Vậy nên bạn không nhất thiết phải cắt bỏ phần biểu bì xung quanh móng.

>> Chủ đề liên quan: Tại sao râu mọc nhanh? Cạo râu có khiến râu mọc nhanh không?

1.5 Chăm sóc lớp biểu bì quanh móng

Như đã nhắc đến ở trên về tầm quan trọng của lớp biểu bì xung quanh móng. Bởi vậy, chăm sóc tốt lớp biểu bì cũng là một phần quan trọng của cách chăm sóc móng tay chắc khỏe. Khi bị xước da vùng xung quanh móng, bạn hãy xử lý cẩn thận; cắt nhẹ nhàng để không bị tổn thương nặng dẫn đến gây viêm và đau. 

Tuyệt đối không cắn, xé, hoặc ngoáy lớp biểu bì.

1.6 Sử dụng kem dưỡng ẩm đúng cách để chăm sóc móng tay

sử dụng kem dưỡng ẩm
Cách dưỡng móng tay, chăm sóc móng tay là hãy bôi kem dưỡng ẩm

Vùng da xung quanh móng tay thường khô và dễ bong tróc; gây mất thẩm mỹ và làm bạn bị đau rát khi chẳng may nhiễm trùng; hoặc thấm phải những chất có axit mạnh như chanh.

Và việc dưỡng ẩm cho móng tay là một trong những cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả. Vậy nên, bạn cần chăm sóc móng tay bằng cách bôi kem dưỡng ẩm xung quanh lớp biểu bì. Điều này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho toàn bộ móng tay, mà còn làm giảm tỷ lệ sứt mẻ, nứt, và chia tách móng.

>> Bạn nên đọc: Có nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho mẹ bầu trong thai kỳ không?

1.7 Chăm sóc móng tay bằng cách bổ sung chất Biotin

Biotin hay còn gọi là Vitamin B7. Một hợp chất được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe của lông, tóc và móng tay. Về mặt y khoa, các chuyên gia nhận thấy nếu bạn bổ sung mỗi ngày 2,5 mg Biotin có thể giúp cho móng tay của bạn cứng và dày hơn bình thường 25%.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể bổ sung Biotin dạng viên nén; bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm như gạo nguyên cám, trứng, bông cải xanh, quả bơ,..

>> Cách chăm sóc móng tay: Những loại thực phẩm chứa nhiều Biotin (Vitamin B7)

1.8 Không dùng các loại giũa nhám và khô

Những loại giũa móng nhám và khô KHÔNG thực sự phù hợp đối với móng tay của bạn. Vì các loại dụng cụ này có thể gây ra các vết nứt nhỏ, thậm chí làm gãy móng. 

Thay vì dùng các loại giũa móng tay nhám và thô; để giũa nhanh hơn. Bạn nên ưu tiên chọn những loại giũa móng tay mịn và ít thô, ít nhám hơn. Và nhớ rằng, bạn nên giũa móng theo một hướng; giữa chậm và đều để không làm gãy mỏng; hay bào mòn vào da.

1.9 Không nên dùng nước tẩy sơn móng tay – Acetone

cách chăm sóc móng tay
Nếu bạn sơn móng tay, cách chăm sóc và dưỡng móng tay bị hư tổn là bạn nên bớt dùng Acetone

Một loại sản phẩm để bảo vệ móng tay không bị giòn và dễ gãy mà các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tránh sử dụng đó là chất tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone.

Acetone còn được gọi là Finger Nail Polish Removers, Dimethyl Formaldehyde – một hóa chất rất thông dụng trong nghề làm móng. Ảnh hưởng của hóa chất này có thể làm mỏng móng và khiến chúng trở nên giòn, dễ gãy hơn.

1.10 Tránh sử dụng Gel và Acrylics (móng tay giả)

Gel và Acrylic giúp cho móng tay trông đẹp hơn; nhưng đáng buồn là, chúng lại gây ra những tổn thương cho móng tay.

Acrylic có chứa nhiều hóa chất, làm khô móng và gây hại cho vùng da xung quanh. Tương tự dùng Gel cũng gây nhiều tổn hại không ít cho móng, cả hai đều khiến móng bị mỏng, yếu, khô xước.

1.11 Hãy cân nhắc kĩ trước khi sử dụng chất làm cứng móng tay

Hạn chế dùng các chất làm cứng móng tay như Formaldehyde; Nail hardeners,..chưa được xác minh là có an toàn tuyệt đối hay không. Về mặt y khoa, các chất này được cho rằng là không nên sử dụng. Trừ khi móng tay của bạn quá yếu và dễ gãy.

Nhìn chung, để giữ cho móng tay khỏi bị tác động thì bạn nên tránh bất cứ điều gì mà làm móng tay giòn và dễ bị tổn thương.

1.12 Cách chăm sóc móng tay: Giảm tần suất đi làm móng

Đi làm móng (làm nail) là một hoạt động phổ biến của hội chị em phụ nữ, đặc biệt là những ai đang làm nghề sân khấu, thì lại càng làm đẹp cho móng tay thường xuyên hơn.

Lúc này, móng tay sẽ liên tục phải bị nhúng vào hóa chất, nước sơn móng với tần suất liên tục. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho móng dễ khô, giòn và dễ gãy; hoặc cũng có thể bị sưng ở khu vực quanh móng tay. 

Dù muốn dù không, bạn vẫn nên dành chút thời gian để móng tay ở trạng thái tự nhiên.

1.13 Đừng quên chăm sóc móng chân

Móng chân cũng như móng tay, cũng cần được chăm sóc tương tự như những cách trên. Như bạn cũng biết, móng chân còn phải tiếp xúc nhiều hơn so với móng tay. Đó cũng là lý do về bản chất móng chân cũng dày và cứng hơn móng tay. 

Nếu bạn có thói quen cắt 2 bên khóe móng chân, thì nên bỏ dần thói quen này. Bởi vì khi cắt tỉa 2 góc của móng chân, sau đó móng dài ra sẽ dễ đâm vào phần thịt, gây đau và sưng tấy.

>> Bạn xem thêm: Khóe móng chân bị sưng đau, có mủ phải làm sao? Có cần bôi thuốc?

2. Chú ý các biểu hiện bất thường ở móng tay

Chú ý đến các biểu hiện bất thường ở móng tay
Ngoài cách chăm sóc móng tay, bạn cần biết dấu hiệu bất thường của móng

Theo dõi sức khỏe móng tay là cách chăm sóc móng tay chắc khỏe theo thời gian.

Học viện Da liễu Mỹ khuyên chúng ta nên chú ý đến tình trạng móng tay của mình nhiều hơn. Bởi đôi khi, chúng có thể phản ánh một vài vấn đề về sức khỏe nào đó của cơ thể.

Dưới đây là một số biểu hiện của móng tay có liên quan đến tình trạng sức khỏe của cơ thể:

  • Móng tay trắng: bệnh gan;
  • Móng tay nhợt nhạt: thiếu máu;
  • Móng tay nhuốm vàng: bệnh tiểu đường;
  • Móng tay một nửa hồng một nửa màu trắng: bệnh thận;
  • Móng tay vàng và dày lên làm chậm tốc độ tăng trưởng lại: bệnh phổi.

Biết là vậy, nhưng không hẳn là đúng hoàn toàn. Cách tốt nhất mỗi khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở móng tay và kéo dài không hết; bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu ngay.

>> Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Tóm lại, cách chăm sóc móng tay tốt nhất chính là để móng tay ở trạng thái tự nhiên; giữ sạch và cắt giũa gọn gàng. Nếu được, bạn nên áp dụng thêm cách chăm sóc móng tay thông qua các loại thực phẩm có chứa nhiều Biotin (Vitamin B7). 

Bài viết đã bao gồm tất cả thông tin mà bạn cần biết về cách chăm sóc móng tay.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Hỏi – đáp: Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi là do đâu?

Vậy vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi là bệnh gì và có nguy hiểm không? Cùng Marrybaby tìm hiểu qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra dịch màu đen ở vùng kín ngay.

1. Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi có sao không?

Vùng kín ra dịch âm đạo màu nâu đen không mùi, không ngứa, nếu không liên quan đến bệnh lý thì hoàn toàn bình thường. Tình trạng này là do lượng máu cũ ở chu kỳ kinh nguyệt trước hòa với dịch tiết âm đạo tạo ra màu nâu đen, không mùi.

Mặc dù tình trạng ra dịch màu nâu đen ở vùng kín là không nguy hiểm; và cũng thường bị nhầm lẫn là máu kinh nguyệt. Đặc biệt vào những ngày cuối kỳ hành kinh. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa của phụ nữ.

2. Nguyên nhân sinh lý khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

Tình trạng sinh lý khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Tình trạng sinh lý khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

2.1 Dấu hiệu có thai sớm

Vì sao vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi lại là dấu hiệu của việc mang thai? Vì khi phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ra huyết nâu do máu báo thai; do thay đổi nội tiết tố khi mang thai; hoặc cũng có thể do bạn quan hệ tình dục khi mang thai được 3 tháng.

Trường hợp, bạn đang không biết mình có thai hay không; nhưng lại thấy âm đạo ra khí hư màu nâu nhạt không mùi; bạn nên đi mua que thử để kiểm tra cho chắc nhé.

2.2 Vùng kín ra dịch màu nâu đen trước và sau kỳ kinh nguyệt

Vào những ngày trước và sau chu kỳ kinh, âm đạo thường tăng tiết dịch. Phần dịch này có thể hòa với lượng máu kinh tạo thành hiện tượng khí hư màu nâu đen; nhưng sẽ không gây ngứa và khó chịu. Và trường hợp này cũng là một tình trạng sinh lý bình thường.

>> Bạn nên xem thêm: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?

2.3 Những thay đổi liên quan đến thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thì lượng estrogen sẽ giảm dần so với trước đó. Từ đây, thành âm đạo cũng trở nên mỏng, và giòn hơn; tình trạng này hay còn được gọi là teo âm đạo. 

Trường hợp bạn đang trong thời kỳ mãn kinh; và bản thân vừa trải qua hiện tượng vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi, tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa.

2.3 Khí hư màu nâu, không mùi liên quan đến rối loạn nội tiết tố

Khi bị rối loạn nội tiết tố chị em phụ nữ thường phải đối mặt với những thay đổi thất thường cả về thể chất và tâm sinh lý, bao gồm cả tình trạng âm đạo tiết dịch bất thường. Trong đó, vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi và không ngứa cũng có thể liên quan đến rối loạn nội tiết.

>> Bạn nên đọc thêm: Rối loạn nội tiết tố và kinh nguyệt không đều phải làm sao?

2.4 Ra dịch màu nâu sau sinh – Sản dịch (Lochia)

Sản dịch (Lochia) là dịch tiết âm đạo sau khi sinh con. Dịch tiết bao gồm máu, mô niêm mạc tử cung; nước ối; chất nhầy cổ tử cung; và có thể lẫn cả các vi khuẩn. Lúc này, dịch âm đạo có thể sẽ có màu nâu hồng; đôi khi là nâu đen.

Thông thường, sau khi sinh con, sản dịch sẽ tiết ra theo 3 giai đoạn nhỏ:

  • Từ 3 – 4 ngày đầu tiên.
  • Từ 4 – 12 ngày tiếp theo.
  • Từ ngày 12 – 6 tuần cuối.

Trường hợp dịch âm đạo của phụ nữ sau sinh có tình trạng bị vón cục, thì bạn phải đi khám bác sĩ ngay. 

2.5 Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi, không ngứa.

Tác dụng phụ còn có thể xảy ra ở mức độ nhẹ bao gồm: nhức đầu; buồn nôn; căng ngực,; và tâm trạng dễ thay đổi. Đặc biệt lưu ý đối với những bạn thường gặp tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông thì không nên sử dụng.

>> Bạn nên đọc thêm: Cách làm chậm kinh nguyệt để đi du lịch bằng thuốc

3. Các bệnh lý liên quan khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

Các bệnh lý liên quan khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Các bệnh lý liên quan khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

Tình trạng ra dịch màu đen ở vùng kín mặc dù là tình trạng sinh lý bình thường; nhưng cũng có thể là do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác. Cụ thể như.

3.1 Viêm âm đạo

Viêm âm đạo (Vaginitis) là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây ra viêm âm đạo.

>> Xem ngay: Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng Viêm âm đạo?

3.2 Viêm vùng chậu

Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi có thể liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm ở vùng chậu như: nhiễm trùng buồng trứng; cổ tử cung; ống dẫn trứng,..Thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu vùng kín ra dịch màu nâu kèm đau bụng dưới; đau khi đi tiểu; khi quan hệ; chảy máu vùng kín không phải kinh nguyệt,..

Đó là những dấu hiệu của cơ thể cho thấy cơ quan vùng chậu của bạn đang gặp vấn đề, và bạn phải cấp bách đi khám bác sĩ phụ khoa.

3.3 Viêm loét cổ tử cung

Giai đoạn đầu khi xuất hiện các vết loét viêm nhiễm cổ tử cung, người bệnh sẽ ra nhiều dịch âm đạo màu nâu đen. Giai đoạn chuyển nặng hơn, dịch sẽ đặc lại và có mùi hôi khó chịu, đặc biệt gây đau khi quan hệ tình dục. Các vết loét cổ tử cung có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản, vì vậy cần được phát hiện và xử trí kịp thời.

3.4 Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, nhưng có tỷ lệ kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên nhiều chị em thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung như khí hư có màu nâu đen, có mùi hôi; đau bụng dưới dữ dội,…

>> Bạn nên xem thêm: Dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung – Biết sớm để điều trị

4. Phải làm sao khi vùng kín ra dịch màu đen không mùi?

Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Phải làm gì khi vùng kín ra dịch màu đen không mùi?

Không chỉ hiện tượng vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi; mà bất kỳ tình trạng nào liên quan đến vùng kín đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý; và thói quen sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. 

Thế nên, nếu bạn đang nghi ngờ bản thân gặp bất kỳ tình trạng nào liên quan đến vùng kín thì cần ưu tiên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa

[key-takeaways title=”Điều phụ nữ nên làm:”]

  • Chọn đồ lót bằng vải Cotton.
  • Rửa xung quanh âm hộ bằng nước ấm và lau khô.
  • Sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng miếng lót thay cho băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt 3-4 lần/ngày.
  • Đặt lịch khám sức khỏe Sản – Phụ khoa định kỳ, tối thiểu là 12 tháng một lần.
  • KHÔNG thụt rửa sâu bên trong âm đạo (đây là thói quen không tốt cho âm đạo).
  • KHÔNG sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng khử mùi mạnh.

[/key-takeaways]

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi có thể sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe; nhưng cũng có thể liên quan đến các bệnh lý. Tốt nhất là KHÔNG PHỚT LỜ các dấu hiệu.