Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non để tìm ra những vấn đề bất thường – Lợi ích cho bé phát triển và học hỏi trong tương lai

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non hiện là chủ đề được phụ huynh quan tâm khá nhiều. Đó là bởi vì trẻ em sở hữu hệ miễn dịch non nớt khiến trẻ dễ mắc phải nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn. Các bác sĩ cho biết, không chỉ phòng bệnh cho trẻ mọi lúc, việc tối ưu sức khỏe để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện cũng là một điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý. 

1. Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

Những năm đầu đời, đặc điểm là giai đoạn từ 0-3 tuổi, trẻ em cần rất nhiều sự quan tâm về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thông tin được đưa từ trung tâm Prenatal-to-3 Policy Impact Center (tạm dịch: Trung tâm Tác động Chính sách Trước khi Sinh lên 3), trực thuộc Đại học Vanderbilt (bang Tennessee, Mỹ), giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian nhạy cảm nhất đối với sự phát triển của não và cơ thể trẻ. Và đây cũng là điều kiện tiên quyết cho nhận thức, hành vi và sức khỏe của trẻ phát triển trong tương lai. 

Tổ chức Healthy Children trực thuộc Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, rất hiếm có những trường hợp trẻ em mắc các bệnh nguy hiểm mà không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng báo trước nào. Những bệnh mà trẻ mắc phải ở giai đoạn này phần lớn do gen di truyền, ảnh hưởng từ sức khỏe của bố mẹ. Vì vậy, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non và tầm soát bệnh bẩm sinh là một việc làm cần thiết. 

Tiến sĩ Nhi khoa, BS.Nguyễn Bùi Bình hiện công tác tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, mỗi người cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần mỗi năm theo khuyến cáo từ Bộ Y tế. Và trẻ em được xem là đối tượng cần thiết khám sức khỏe định kỳ hơn cả. Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non được khuyến cáo bởi chuyên gia và bác sĩ vì nó giúp cho trẻ có được nền tảng sức khỏe tốt trong tương lai, tối ưu được quá trình hoàn thiện và phát triển. 

BS Bình bổ sung 5 mốc thời gian mà bố mẹ cần lưu ý để cho trẻ thực hiện tầm soát các vấn đề sức khỏe bao gồm:

  • Giai đoạn trẻ sơ sinh: Thực hiện tầm soát các bệnh bẩm sinh và tiêm phòng.
  • Giai đoạn từ 2 tháng đến < 1 tuổi: Kiểm tra các mốc phát triển về thể chất (Cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng bụng, vòng cánh tay,…) và tinh thần (Cách trẻ hóng chuyện, cách phát âm ê a,…) và sự vận động (Lẫy, bò, đi,…). Đồng thời, bác sĩ sẽ cho bố mẹ biết các mốc tiêm phòng quan trọng.
  • Giai đoạn từ 1-5 tuổi: Kiểm soát thể chất và tinh thần.
  • Giai đoạn trên 5 tuổi: Kiểm soát các mốc phát triển nhận thức.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và 5 điều cần lưu ý

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

2. Giai đoạn vàng 0 – 3 quan trọng với trẻ như thế nào?

Bố mẹ được khuyên thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì mốc tuổi từ 0-3 được xem là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển. Theo nghiên cứu, não bộ của trẻ em có khả năng phát triển đến 80% và hoạt động tích cực gấp đôi so với người lớn. Vì vậy, những trải nghiệm ban đầu cũng như việc sở hữu một sức khỏe tốt, được chăm sóc toàn diện có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lâu dài của trẻ. 

Hầu hết, các hiệp hội y tế thế giới và sức khỏe trẻ em như Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA), Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đều có cùng ý kiến cho rằng mốc tuổi 0-3 tuổi hay còn được gọi là giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ là thời điểm tốt nhất để bố mẹ tập trung chăm sóc và tạo ra những trải nghiệm tốt dành cho trẻ. 

Câu trả lời thuyết phục nhất đối với việc bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, kể cả khi trẻ đang khỏe mạnh, đó là một số loại bệnh tiềm ẩn mà trẻ có nguy cơ mắc phải sẽ không có dấu hiệu bất thường quá rõ ràng. 

Do đó, thông qua buổi khám sức khỏe cho trẻ mầm non, trẻ sẽ có cơ hội được quan sát và đánh giá hành vi, biểu hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn để biết được rằng liệu những biểu hiện của trẻ có điểm gì bất ổn so với sự phát triển thông thường trong từng độ tuổi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những hành động phù hợp để giúp trẻ cải thiện được vấn đề, hoặc đưa ra lời khuyên hữu ích giúp trẻ có thể tối ưu được quá trình phát triển toàn diện của mình. 

BS Nguyễn Bùi Bình cho biết, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non giúp trẻ được kiểm tra  các chỉ số sinh tồn như: đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch, đo huyết áp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám toàn thân (ý thức, thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, da, lông, tóc, móng…) kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận-tiết niệu, cơ xương khớp,… Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số trong cơ thể của trẻ để đánh giá hoặc tìm ra những điểm bất thường. 

Trẻ khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu (công thức máu, hóa sinh máu) và xét nghiệm nước tiểu. Bên cạnh đó có thể trẻ cần được làm siêu âm bụng tổng quát, chụp X-quang tim phổi,… 

>>> Cha mẹ nên quan tâm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non 10

3. Các mốc phát triển quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi khám sức khỏe cho trẻ mầm non

Mỗi trẻ em sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên các mốc phát triển của trẻ sẽ tập trung vào các kỹ năng:

  • Khả năng nói và sử dụng ngôn ngữ
  • Kỹ năng ăn mặc
  • Kỹ năng vận động tinh và vận động thị giác
  • Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

5 mốc phát triển quan trọng chính là 5 mốc thời gian tốt để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, được khuyến cáo bởi BS Nguyễn Bùi Bình gồm:

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi
  • Trẻ từ 3-12 tháng tuổi
  • Trẻ tập đi từ 1-3 tuổi
  • Trẻ chuẩn bị đi học từ 3-4 tuổi
  • Trẻ đi học từ 4-5 tuổi

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Bé mấy tháng biết ngồi và những cột mốc quan trọng

4. Các hạng mục thăm khám cần thiết cho sự phát triển của trẻ

4.1 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Xét nghiệm máu

Một số bố mẹ vẫn lo lắng mới hạng mục xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, sự thật là trẻ có thể mắc phải một số bệnh do di truyền, bẩm sinh hoặc những bệnh lý khác do ảnh hưởng từ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. 

Việc xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: Bệnh đái tháo đường, một số bệnh rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa lipid, suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh thiếu máu, tình trạng tăng men gan, tăng acid uric, suy giảm chức năng thận…. 

Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể dự đoán được các tình trạng hoặc bệnh lý phức tạp hơn  mà trẻ có thể mắc phải như: Cô đặc máu, giảm tiểu cầu, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, rối loạn tăng sinh tủy, nhiễm ký sinh trùng, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền…

[recommendation title=””]

BS Bình khẳng định việc xét nghiệm máu khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non là một hạng mục quan trọng. Đồng thời, trấn an bố mẹ rằng việc xét nghiệm máu có thể thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả từ khi mới sinh. Vì vậy, bố mẹ có thể an tâm xét nghiệm máu cho trẻ mầm non, từ 1-3 tuổi không phải là quá sớm.

[/recommendation]

4.2 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám mắt

Từ câu chuyện của một độc giả của MarryBaby, chị Linh Nguyễn (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ con gái được chẩn đoán bị cận và loạn thị khi bé chỉ mới 3 tuổi. Trước đó, bé đã có một số biểu hiện như nheo mắt, khó phân biệt được nét chữ nhưng không thường xuyên nên gia đình không chú ý. Sau khi tìm hiểu, chị Linh biết được rằng trẻ em được khuyến cáo thực hiện khám mắt sớm từ khi còn nhỏ để tìm hiểu các vấn đề về khúc xạ cũng như hỗ trợ mắt điều tiết tốt hơn.

Tham vấn câu chuyện của chị Linh với BS Nguyễn Bùi Bình, bác sĩ xác nhận rằng khám mắt là một trong những hạng mục quan trọng trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. 

[recommendation title=””]

BS Bình cho biết, Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA) khuyến khích các bậc cha mẹ nên lên lịch định kỳ khám mắt cho trẻ. Bởi vì tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến trẻ do gen di truyền từ bố mẹ, nên trong trường hợp trẻ không có vấn đề bất thường về mắt, việc khám mắt cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cho trẻ cũng là một điều cần thiết để trẻ để tìm ra những vấn đề tìm ẩn có thể có và có thể xác định sự phát triển khoẻ mạnh hay bất thường của thị lực.

[/recommendation]

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

4.3 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám tai – mũi – họng

Tai – Mũi – Họng luôn là một vấn đề khá đau đầu đối với các bậc phụ huynh khi hầu hết trẻ em đều thường xuyên mắc bệnh tai – mũi – họng, đặc biệt là trong các dịp thời tiết xấu, giao mùa,… Chính vì vậy, bố mẹ có xu hướng tập trung chữa bệnh theo triệu chứng nhiều hơn là quan tâm đến việc khám định kỳ sức khỏe cho trẻ mầm non khi trẻ đang khỏe.

Thực tế, tai – mũi – họng là những cơ quan thông trực tiếp với nhau và với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Hơn nữa, niêm mạc các hốc tự nhiên này rất mỏng, dưới niêm mạc là hệ mạch máu và hệ thần kinh phức tạp rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, các bệnh lý tai mũi họng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em.

[recommendation title=””]

BS Bình bổ sung về vấn đề trẻ dễ bị tái lại các bệnh về tai mũi họng, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ mắc bệnh:

  • Điều trị chưa dứt điểm đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Đây là lý do khiến bệnh sẽ trở thành mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Yếu tố dị ứng, thường xuất phát từ môi trường sống và sự thay đổi của thời tiết.
  • Lây nhiễm nhiều chủng virus hoặc vi khuẩn liên tiếp.

[/recommendation]

Chính vì vậy, tai – mũi – họng là một mục quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. Đặc biệt, khi khám tai mũi họng cho trẻ đang không có bệnh, các bác sĩ có thể kiểm tra các chức năng nghe, nói của trẻ, so sánh với bảng đánh giá phát triển để có thể kịp thời tìm ra điểm bất thường mà bố mẹ không để đến nếu có và kịp thời chữa trị. 

>>> Cha mẹ nên quan tâm: Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi: Nguyên nhân và cách chữa trị

4.4 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Theo dõi sự phát triển

Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, khám và đánh giá sự phát triển của trẻ là một hạng mục không thể thiếu và vô cùng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, khám và đánh giá sự phát triển của trẻ hiện nay vẫn chưa được phổ biến đối với các bố mẹ tại Việt Nam. 

Đây là một hạng mục quan trọng để bố mẹ có thể hiểu được sự thay đổi của con trẻ qua từng giai đoạn, từ đó điều chỉnh cách nuôi dạy, chế độ dinh dưỡng và có thêm những hoạt động ngoài hỗ trợ cho trẻ có thể phát triển tối ưu, mang lại cho con một thể trạng tốt nhất có thể, hỗ trợ con tiếp tục phát triển như bình thường.

Chi tiết hơn về hạng mục này, khám và đánh giá sức khỏe định kỳ được khuyến cáo thực hiện ít nhất 1-2 lần mỗi năm, kèm với việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. Các chỉ số đánh giá sẽ giúp bố mẹ nắm rõ tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về mặt thể chất (cân nặng, chiều cao), tinh thần (trí não) và vận động, từ đó đưa ra các phương thức xử lý và điều trị kịp thời nếu trẻ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận được lời khuyên hoặc tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhi về việc phát triển trí não, học hỏi hoặc hành vi của con trẻ.

>>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 – 10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

4.5 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám & theo dõi các bất thường tâm lý

Các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 và 2017 của nhiều nhà khoa học[8], [9], [10] đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và mới biết đi cũng có nguy cơ bị rối loạn sức khỏe tâm thần với các triệu chứng như quấy khóc nhiều bất thường,  khó ngủ hoặc bú, khó gắn bó với mẹ. 

Các nghiên cứu dịch tễ học báo cáo trẻ từ 1-5 tuổi có 16-18% tỷ lệ mắc các bệnh về rối loạn sức khỏe tâm thần [12], trong đó hơn một nửa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, học tập về sau. Bên cạnh những con số đáng báo động, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết có khoảng 3-8% trẻ bị mắc bệnh tăng động giảm chú ý, rơi vào lứa tuổi từ 6-7 tuổi. Điều đáng nói chính là, dấu hiệu của bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi tính cách hiếu động quá mức của trẻ, đáng lo ngại hơn khi các bé trai có tỷ lệ mắc bệnh tăng động giảm chú ý cao hơn bé gái.

Các loại bệnh tâm lý nếu như không điều trị sớm sẽ không chỉ làm chậm hoặc gián đoạn sự phát triển của trẻ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ, khiến trẻ khó hòa nhập với cộng đồng. 

[recommendation title=””]

Vì thế, mỗi lần khám định kỳ sức khỏe cho trẻ mầm non, bố mẹ không nên bỏ qua việc tầm soát các hành vi bất thường về tâm lý vì đây là chìa khóa then chốt để trẻ có thể được phát hiện bệnh và tiếp nhận điều trị sớm. Tỷ lệ phát triển hòa nhập cộng đồng thành công cũng trở nên khả quan hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh khi trẻ đã có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng. 

[/recommendation]

5. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non – Lợi ích cho bé phát triển và học hỏi trong tương lai

Vì những giai đoạn đầu đời là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển nên việc tiếp nhận sự chăm sóc phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe là “chìa khóa” của lợi ích cho trẻ phát triển và học hỏi trong tương lai. Bố mẹ không nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì hoạt động này giúp bố mẹ nắm rõ hơn tình trạng của con trẻ và sự phát triển của trẻ. Hiểu được những nhu cầu và mong muốn mà trẻ không thể nói ra thông qua kết quả thăm khám. Kèm theo đó, bố mẹ sẽ nhận được những lời khuyên từ bác sĩ về kế hoạch nuôi dưỡng con phù hợp, giúp trẻ có thể có được thể chất và tinh thần tốt nhất trong quá trình phát triển.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

Theo báo cáo của UNICEF, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Báo cáo cũng nhấn mạnh: “vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội đều đang gia tăng ở Việt Nam; đặc biệt trong trẻ em và thanh thiếu niên.” Trước thực trạng này, cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

Nhân tháng Khỏe vì gia đình, MarryBaby cùng với sự đồng hành của Bác sĩ Đào Thị Thu Hương sẽ giúp cha mẹ giải đáp câu hỏi này. Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu cách nhận biết tình trạng sức khỏe tinh thần của con, và những phương pháp để đồng hành cùng con trẻ theo từng lứa tuổi.

1. Nhận biết tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ

Theo lời Bác sĩ Đào Thị Thu Hương chia sẻ: “sức khỏe tâm thần bao gồm các vấn đề về điều hòa cảm xúc, hành vi, lời nói, suy nghĩ và mối quan hệ với người khác”.

1.1 Biểu hiện của trẻ có sức khỏe tinh thần tốt

Để biết trẻ có sức khỏe tinh thần tốt hay không, cha mẹ chú ý đến những biểu hiện như:

  • Con có cảm thấy hạnh phúc và tích cực về bản thân thường xuyên không.
  • BIết chăm sóc bản thân kể cả trong thời gian khó khăn hoặc khi mọi thứ diễn ra không như bé mong đợi.
  • Yêu thích cuộc sống hiện tại.
  • Học và làm việc tốt.
  • Hòa thuận với gia đình và bạn bè.
  • Có thể quản lý cảm xúc buồn, lo lắng hoặc tức giận.
  • Có thể trở lại sau khoảng thời gian khó khăn để chuẩn bị thử những điều mới hoặc thử thách.

Ở mỗi giai đoạn và độ tuổi khác nhau, bé sẽ đối diện với những thác thức khác nhau. Đây là một điều kiện thuận lợi cho trẻ tập thích nghi, và xây dựng một sức khỏe tinh thần lành mạnh. Tuy nhiên, đối với một bé sở hữu tinh thần khỏe mạnh từ đầu, những thách thức này sẽ không quá khác nhau.

>>> Giúp bé ngủ ngon: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý ở trẻ

1.2 Cách nhận biết dấu hiệu rối loạn tâm lý của trẻ

Theo dòng thời gian các rối loạn về sức khỏe tâm thần sẽ có những triệu chứng sau cần được cha mẹ lưu ý:

  • Trẻ ít tiếp xúc mắt, thờ ơ, ít phản hồi khi gọi tên.
  • Không thích chơi với người khác, thích chơi một mình. Các mốc phát triển về vận động và ngôn ngữ bị chậm.
  • Các kỹ năng có được trước đây bị mất, bé không thể nói hoặc thực hiện những kỹ năng đó.
  • Không biết chơi trò đóng vai, giả vờ. Giảm tập trung chú ý; hay mơ màng khi ngồi học.
  • Quá nhiều năng lượng, hoạt động không ngừng nghỉ, nhưng rất ẩu và bất cẩn.
  • Bỏ hoặc mất sự hứng thú quan tâm với các sở thích.
  • Cảm xúc thay đổi quá mạnh: dễ khóc, dễ cáu gắt, thường xuyên buồn.
  • Rối loạn ăn uống, giấc ngủ.
  • Kết quả học tập bị sa sút trong thời gian ngắn.

Từ đây, cha mẹ có thể quan sát thấy là, khi bé nhà mình có bất kể một hành vi hay dấu hiệu nào khác thường so với các bé đồng trang lứa khác, thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe tinh thần không lành mạnh hoặc rối loạn. Nếu cha mẹ đã nhận diện được, hãy cho bé có cơ hội được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa, để sớm có được phương án tiếp cận và điều trị tốt nhất cho con. Nhớ là, càng sớm càng tốt.

2. Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ sơ sinh?

Năm đầu tiên của bé có rất nhiều sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Nếu cha mẹ đang không biết cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ sơ sinh, thì có rất nhiều điều quan trọng để làm cho bé hằng ngày, ví dụ:

Theo dõi các mốc phát triển về vận động của bé: thời điểm biết ngồi, biết bò và đi. Cách bé tương tác với bố mẹ, với đồ chơi.

Bé 6 tháng và 12 tháng là những thời điểm được Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tầm soát rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ. Cha mẹ cần nhận biết những biểu hiện tâm lý bất ổn như đã nêu ở phần trên để đưa trẻ đến gặp các bác sĩ tâm thần trẻ em để thăm khám.

Dành nhiều thời gian chơi cùng với bé, bé cần được củng cố các hành vi tốt bằng cách ôm, hôn và tán dương em. Nếu em có những hành vi chưa đúng, hãy ngay lập tức nói với bé “không” thật dứt khoát, tránh quát lớn, đánh mắng hay giải thích nhiều lời với bé.

Cha mẹ cũng có thể sử dụng một hình thức phạt ngó lơ 30 giây – 1 phút khi trẻ được 1 tuổi, nhưng bố mẹ luôn nhớ hãy dành thời gian để khích lệ bé cho các hành vi tốt nhiều hơn rất nhiều (có thể gấp tới 4 lần) so với thời gian phạt bé vì các hành vi không tốt nhé.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: 10 trò chơi dân gian cho trẻ vừa vui vừa bổ ích

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý ở trẻ

3. Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 1-3 tuổi?

Trong các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi, đây là độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi, hay chạy nhảy nhiều. Vì thế, cha mẹ cần:

  • Quan tâm nhiều về việc tạo cho trẻ một không gian an toàn để vui chơi cả trong nhà và ngoài trời.
  • Khuyến khích trẻ chơi hòa thuận với các bạn khác.
  • Cha mẹ có thể tăng vốn từ của bé bằng cách chỉ cho bé các đồ vật xung quanh, rồi nhắc bé lặp lại.
  • Đọc truyện cho bé nghe, chơi trò ghép cặp, chơi đếm là những cách để bố mẹ vừa chơi vừa học với bé.
  • Đây là thời điểm tốt để cha mẹ có thể dạy trẻ nói ra cảm xúc của mình. Trẻ vẫn luôn cần sự khích lệ tích cực từ gia đình, nó có tác dụng nhiều hơn là hình phạt.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con tốt hơn

4. Giúp cho trẻ 4 – 12 tuổi rèn luyện kỹ năng học tập hiệu quả

Như các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi 4-5 nêu trên; trẻ độ tuổi này có trí tưởng tượng phong phú, thích chơi trò giả vờ,… Nếu trẻ có xung đột với bạn khác, hãy để trẻ tự giải quyết, cha mẹ chỉ nên ở bên để giúp đỡ nếu cần.

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 5 tuổi? Khi lên 5, các bé đã bắt đầu có sự phân biệt về giới; đây là lúc cha mẹ dạy cho trẻ về những đụng chạm vùng an toàn. Không ai được chạm vào “các bộ phận kín” trừ khi bác sĩ khám bệnh cho con; hoặc khi cha mẹ tắm rửa cho bé. Trẻ cũng có thể nhớ địa chỉ và số điện thoại cần liên lạc nếu được cha mẹ dạy.

Ngoài nhận thức về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi 6-12; các vấn đề liên quan đến sự an toàn sông nước, an toàn khi tham gia giao thông và khi tiếp xúc với người khác luôn nhận được nhiều sự quan tâm khi trẻ bắt đầu tuổi đi học.

Cha mẹ cũng nên trao đổi một cách cởi mở, thẳng thắn với trẻ, nói với con những trải nghiệm và nỗi sợ của cha mẹ khi bằng tuổi con; để con biết rằng con không đơn độc, để con hiểu đây không phải là nỗi lo của riêng con.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo con thành thiên tài

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý ở trẻ

5. Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 12-18 tuổi?

Tuổi dậy thì là cái tuổi ẩm ương và đầy thử thách cho cha mẹ. Nếu chưa biết cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ thì câu trả lời là trang bị tốt cho trẻ về kiến thức sinh sản, cách phòng ngừa tránh thai, quan hệ tình dục an toàn.

Đây là một vấn đề hết sức bình thường; cha mẹ cần nói với trẻ một cách tự nhiên, cởi mở và khoa học. Nếu thanh thiếu niên không muốn nói với cha mẹ; cha mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ từ những người khác trong gia đình, giáo viên hay bác sĩ chuyên khoa.

Một điều quan trọng cha mẹ cần hiểu rằng, các rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Mắc rối loạn tâm thần hoàn toàn không phải lỗi của gia đình; hay do trẻ “yếu tâm lý”, “chịu áp lực kém”. Cha mẹ cần theo dõi hành vi cùng những sự thay đổi đột ngột trong cảm xúc của các em. Chúng có thể là những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, cách nhận biết và khắc phục

6. Cách cha mẹ tự chăm sóc tinh thần của bản thân để hỗ trợ con tốt nhất

Không chỉ biết “cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ”; cha mẹ cũng cần biết cách tự chăm sóc tinh thần của mình để “đủ khả năng” nuôi dưỡng và giáo dục con một cách tối ưu.

Sau đây là một số gợi ý chung dành cho cha mẹ:

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình: Điều này có nghĩa là ăn uống đầy đủ, dành thời gian cho hoạt động thể chất, bỏ hút thuốc, ngủ đủ giấc.
  • Có những mối quan hệ hỗ trợ: Tìm những người mà phụ huynh có thể dựa vào để được hỗ trợ về mặt tinh thần.
  • Có thói quen và sự ngăn nắp: Tuân thủ thời gian đều đặn về giờ ăn và giờ ngủ có thể giúp cha mẹ cảm thấy vững chãi hơn và giúp con yên tâm hơn.
  • Hỏi công ty về cách làm việc linh hoạt: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống tố có thể giúp cha mẹ quản lý công việc và nuôi dạy con cái theo cách lành mạnh hơn.
  • Cách cha mẹ tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân để hỗ trợ con tốt nhất.

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý ở trẻ

Khi trải qua bất cứ một bất thường về cảm xúc như lo lắng quá mức, dễ cáu giận, dễ khóc hơn, cha mẹ nên tìm cho mình một chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được tư vấn; hoặc nói chuyện với bác sĩ đa khoa về các lựa chọn điều trị khác nhau. Đây cũng là câu trả lời tốt đối với băn khoăn “cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?”.

Nhìn chung, ở các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những hành vi, phản ứng cảm xúc và cách kết nối với người xung quanh riêng biệt. Cha mẹ cần phân biệt rõ đâu là những biểu hiện lành mạnh, phù hợp với sự phát triển của trẻ; và đâu là những biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp các thách thức tâm lý cần sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần.

Cuối cùng, cha mẹ cần biết cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân để nuôi dưỡng, giáo dục con một cách hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết; bậc phụ huynh đã hiểu “cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ”; và biết cách chăm sóc tinh thần con tốt hơn.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

1. Tầm quan trọng khi biết các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi sẽ giúp cha mẹ thấu hiểu các hành vi của con; đồng thời, nhận biết tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ. Để từ đó, cha mẹ biết cách chăm sóc, can thiệp và ngăn ngừa kịp thời các rối loạn tâm lý.

Theo báo cáo của UNICEF, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, căng thẳng đang gây ra các rối loạn tâm lý cho 15% trong số 95 triệu người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.

Nhân tháng Khỏe vì gia đình, cùng sự đồng hành của Bác sĩ Đào Thị Thu Hương, MarryBaby chia sẻ nội dung để nâng cao nhận thức của cha mẹ về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi. Đồng thời, cha mẹ cũng được trạng bị những phương pháp để nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần cho con thật tốt.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi có những đặc trưng và hành vi điển hình. Sau đây sẽ là nội dung để cha mẹ hiểu hơn các đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ sơ sinh 0-1 tuổi, trẻ tập đi 1-3 tuổi, trẻ 4-12 tuổi và thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi.

2. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi (0 – 1 tuổi)

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi sẽ có sự khác biệt giữa các bé mới chào đời 0-3 tháng và bé từ 3-12 tháng tuổi.

Với những bé từ 0-3 tháng tuổi, các bé chủ yếu giao tiếp bằng ánh mắt và những tiếng kêu chưa rõ lời của mình. Cũng như, con có thể lắng nghe giọng nói của cha mẹ, và sẽ mỉm cười phản hồi nhiều hơn từ tháng thứ 2.

Các bé ở đội tuổi 3- 12 tháng đã có thể lắng nghe từ cha mẹ nhiều hơn. Con ở độ tuổi này sẽ dễ cười khi vui và khóc khi khó chịu hay ít được chú ý. Lúc này bé cũng dần nhận diện được người quen và người lạ. Bên cạnh đó, từ tháng thứ 9 các bé sẽ thích ôm và cả được ôm.

Trong giai đoạn này, cha mẹ sẽ cần lưu tâm đến những tuần khủng hoảng của bé để biết cách chăm sóc và nuôi dạy con lành mạnh.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: 10 món đồ chơi dành cho bé trai 1 tuổi

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

3. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi (1 – 3 tuổi)

Đặc điểm tâm lý của trẻ sơ sinh, tập đi có sự phân nhánh rõ giữa bé 1 tuổi và bé từ 2-3 tuổi.

Bé lên 1 tuổi có khả năng nhận ra mình trong gương cũng như hiểu được sự xuất hiện và vắng mặt của cha mẹ đôi khi, chỉ là tạm thời chứ không hoàn toàn biến mất như trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ 2-3 tuổi có khả năng bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn nhưng vẫn còn “nắng mưa thất thường”, cha mẹ có thể thấy các bé đột ngột khóc to, giận dữ đỏ mặt. Đó là vì bé 2-3 tuổi sẽ muốn biết bản thân mình là ai cũng như “chỉ làm khi muốn”. Và bé cũng sẽ tự tin hơn với người lạ và biết rằng mọi người cũng có cảm xúc như mình.

Từ giai đoạn 3 tuổi trở lên, sự tò mò sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và cha mẹ sẽ dễ thấy bé đặt câu hỏi nhiều hơn như: “Tại sao? / Như thế nào? / Cái gì?”. Song song đó, về thể chất, các bé bắt đầu muốn hòa nhập với các bạn đồng trang lứa. Khả năng tưởng tượng cũng phong phú và biết cách dùng bộc lộ cảm xúc của mình hơn. Cách để biểu lộ cảm xúc tốt nhất là bé thích chơi trò đóng vai nhất. Từ đây con cũng biết khi nào con làm đúng, làm sai hoặc trái ý cha mẹ.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

4. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi (4 – 12 tuổi)

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi trước đi học (4-5 tuổi); trẻ tiểu học (6-10 tuổi) và trẻ dậy thì (11-12 tuổi) có sự khác biệt về trạng thái cảm xúc, suy nghĩ và mối quan hệ với gia đình, bạn bè.

4.1 Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa 4-6 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ thích kết bạn và trò chuyện với người khác. Bé ít tranh cãi với bạn đồng trang lứa và có thể bày tỏ sở thích cùng những điều mình không thích. Trẻ từ 4 tuổi trở đi sẵn lòng chia sẻ và thay phiên nhau trong các hoạt động nhóm.

Ở độ tuổi này, bé thể hiện được sự tức giận qua lời nói và hành động; thậm chí trẻ có thể trở nên hống hách hoặc tỏ ra ghen tị. Bé tuy thích độc lập nhưng vẫn cần sự an tâm và che chở của cha mẹ.

Ngoài ra, trẻ thường nhạy cảm với sự chỉ trích; các em cảm thấy khó chấp nhận những vấp ngã của mình. Con từ 5 tuổi trở đi cần sự chú ý và yêu thương từ người lớn. Bé thích được là một phần và ở bên cạnh gia đình.

Bé 5-6 tuổi thường “nghĩ sao nói vậy”; trẻ bắt đầu có bạn thân; mặc dù bạn thân thường thay đổi liên tục. Nhu cầu để trở thành người giỏi nhất, tốt nhất phát triển mạnh mẽ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 15 cách nuôi dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

4.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ 7-8 tuổi

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

Bước sang độ tuổi 7-10 này, trẻ vẫn còn nỗi lo bị chỉ trích, trẻ sẽ cố gắng để bộc bạch bản thân để xem phản ứng của mọi người xung quanh. Bé dần có nhận thức tốt về chính mình và nhạy cảm hơn với người khác.

Tâm trạng trẻ có thể hơi thất thường, nhưng bé ít sẽ hướng cảm xúc tiêu cực đến người khác. Nhìn chung, bé thân thiện, tò mò và ưa thích nói chuyện. Trẻ trong giai đoạn này cũng bắt đầu chơi theo nhóm, chọn bạn cùng giới tính và biết chia sẻ bí mật, đồ chơi để xây dựng tình bạn. Đây cũng là độ tuổi bé có tình bạn lâu dài và bị ảnh hưởng bởi “áp lực đồng trang lứa”.

Trẻ 8-10 tuổi cũng là lúc trẻ có xu hướng đánh giá bản thân và khắt khe với khả năng làm việc của mình. Tính cạnh tranh rất cao, trẻ muốn trở thành người đầu tiên, giỏi nhất và làm mọi việc một cách đúng đắn.

Đặc biệt, trẻ từ 8 tuổi “muốn trở thành người lớn”, bắt đầu đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, tự xây dựng thói quen và có chính kiến, quan điểm của riêng mình (đôi khi khác với cha mẹ).

4.3 Đặc điểm tâm lý của trẻ tiền dậy thì 10-12 tuổi

Trẻ tiền dậy thì đang bước vào một giai đoạn thay đổi lớn về cảm xúc. Con bắt đầu nhìn thấy quá trình trưởng thành của mình; và trân trọng hướng đi rõ ràng trong cuộc sống – dù trẻ có thích hay không.

Thế giới trở thành một nơi phức tạp hơn đối với trẻ đang bắt đầu dậy thì. Con vẫn có thể gắn bó với người bạn thân nhất; nhưng tình bạn ở độ tuổi này có xu hướng trở nên phức tạp hơn.

Khi mười một tuổi, con sẽ bắt đầu sải cánh và từng bước hướng tới sự độc lập – trẻ có thể không còn muốn tham gia vào tất cả các hoạt động của gia đình mà chỉ muốn dành thời gian cho bạn bè.

5. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi (13 – 18 tuổi)

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

5.1 Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên 13-14 tuổi

Trong độ tuổi này, thanh thiếu niên sẽ dành thời gian nhiều cho bạn bè thay vì gia đình. Tính cách, sở thích, quần áo, kiểu tóc, gu âm nhạc, hoạt động tại trường của con cũng sẽ hình thành thông qua những người bạn của mình.

Thanh thiếu niên 13-14 tuổi có tâm trạng thất thường, các em sẽ thách thức người lớn để khẳng định sự độc lập của bản thân. Nhưng trẻ vẫn có những cảm xúc trái ngược khi phải rời xa cha mẹ. Cảm xúc của các bé gái có thể dễ thay đổi hơn, nhưng không xảy ra quá thường xuyên, và không làm ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ của bé; vì nếu sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ gây bất lợi cho hoạt động, sinh hoạt của trẻ; đó có thể là biểu hiệu rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì.

5.2 Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên 15-18 tuổi

Từ 15 tuổi trở đi, thanh thiếu niên trở nên tự tin hơn và do đó, có thể đối mặt tốt với áp lực đồng trang lứa. Con cũng ít dành thời gian hơn cho gia đình và mong muốn kiểm soát nhiều khía cạnh hơn trong cuộc sống của mình.

Khi nhìn về tương lai, trẻ có thể vừa vui mừng, vừa choáng ngợp với những điều mới như chọn ngành học, vào đại học, xây dựng gia đình,… Giai đoạn này, thanh thiếu niên sẽ xây dựng mối quan hệ bạn bè mật thiết.

Trẻ bắt đầu có những ham muốn tình dục mạnh mẽ và có thể chủ động trong việc quan hệ tình dục. Con cũng bắt đầu có nhận thức rõ ràng hơn về xu hướng tình dục của mình.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Con gái tuổi dậy thì thích gì và cha mẹ cần biết để giúp con tránh cú sốc đầu đời

Tóm lại, các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi có sự khác biệt trong hành vi, phản ứng cảm xúc và suy nghĩ của trẻ; cha mẹ nhận biết những điều này để thấu hiểu con, cũng như biết cách giúp con nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần lành mạnh. Để từ đó, con có thể trở thành một người trưởng thành khỏe mạnh toàn diện và khai phá được tiềm năng vượt trội của con.

Sau khi nắm bắt các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi, cha mẹ hẳn sẽ muốn biết cách để giúp con vượt qua những cột mốc phát triển tâm lý tốt nhất. Mời các bậc phụ huynh đọc tiếp nội dung: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ? để lắng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đào Thị Thu Hương về cách nuôi dưỡng tinh thần cho con trẻ theo lứa tuổi.