Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT là gì? Những điều mẹ cần biết về xét nghiệm NIPT

Để hiểu rõ hơn về phương thức sàng lọc này cũng như có cái nhìn toàn diện về xét nghiệm NIPT, mời mẹ cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.

1. Xét nghiệm NIPT là gì?

Xét nghiệm NIPT (Non-invasive prenatal testing) là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, không ảnh hưởng đến thai nhi, được thực hiện bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ bầu.

Bằng cách phân tích các đoạn DNA ngoại bào (cfDNA) của thai nhi lưu thông tự do trong máu của mẹ bầu, xét nghiệm NIPT giúp phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, từ đó đánh giá nguy cơ thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh liên quan đến các bất thường này. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định chăm sóc và quản lý thai kỳ phù hợp.

[related-articles title=”” articles=”290466″][/related-articles]

2. Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc những dị tật thai nhi nào?

NIPT có thể giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể và sàng lọc những dị tật thai nhi như:

Ngoài ra, NIPT cũng có thể sàng lọc các rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y) như:

  • Hội chứng Turner (chỉ chứa một nhiễm sắc thể X).
  • Hội chứng siêu nữ (tam nhiễm sắc thể X – XXX).
  • Hội chứng Klinefelter (XXY).
  • Hội chứng Jacobs (XYY).

[key-takeaways title=”Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm NIPT là bao nhiêu?”]

Xét nghiệm NIPT có tỷ chính xác lên đến 99% đối với hội chứng Down. Đối với các tình trạng khác như hội chứng Edwards và hội chứng Patau, độ chính xác có phần thấp hơn nhưng vẫn ở mức đáng tin cậy. Ngoài ra, NIPT còn mở rộng tầm soát lệch bội cả 24 nhiễm sắc thể của thai.

Có thể nói, NIPT cho tỷ lệ dương tính giả thấp hơn so với các so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác như Quad test.

[/key-takeaways]

Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc được một số hội chứng dị tật bẩm sinh phổ biến.
NIPT có thể sàng lọc được một số hội chứng dị tật bẩm sinh phổ biến.

>>> Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm khác: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

3. Mẹ bầu nào nên thực hiện xét nghiệm NIPT?

Theo các chuyên gia sức khỏe, NIPT phù hợp với hầu hết phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc NIPT từ tuần thứ 10 của thai kỳ, khi trong máu mẹ đã có đủ lượng cfDNA của thai nhi.

Đặc biệt, có một số trường hợp được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm NIPT, bao gồm:

Tuy nhiên, có một vài trường hợp sản phụ không được xét nghiệm NIPT như:

  • Được truyền máu trong vòng 4 tháng.
  • Đã phẫu thuật tủy xương hoặc nội tạng.
  • Đang mắc bệnh ung thư (trừ trường hợp thuyên giảm).
  • Đã điều trị bằng tế bào gốc.

Mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về những trường hợp chống chỉ định xét nghiệm NIPT nhé.

[key-takeaways title=”Lợi ích của việc thực hiện NIPT sớm”]

Việc thực hiện sàng lọc NIPT sớm giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi (nếu có), từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp.

[/key-takeaways]

NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

4. Ý nghĩa mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

4.1. Mã số LAB trong NIPT là gì?

Mã số LAB trong xét nghiệm NIPT là một dãy số đặc biệt và duy nhất, dùng để nhận biết phòng thí nghiệm nào đã thực hiện phân tích mẫu máu của thai phụ. Mỗi phòng thí nghiệm có mã số LAB riêng biệt và không trùng lặp, giúp định danh và phân biệt kết quả xét nghiệm của từng thai phụ một cách chính xác và không bị nhầm lẫn với mẫu của người khác.

4.2. Vai trò của mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Việc tìm hiểu vai trò của mã số LAB cũng giúp mẹ hiểu rõ hơn mã số LAB trong NIPT là gì:

  • Truy xuất thông tin: Mã số LAB giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế dễ dàng tra cứu và truy cập dữ liệu liên quan đến xét nghiệm của mẹ bầu, hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn thai sản hiệu quả hơn.
  • Đảm bảo tính chính xác của kết quả: Việc gán mã số LAB duy nhất cho mỗi mẫu xét nghiệm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhầm lẫn, đảm bảo rằng kết quả phân tích là chính xác và thuộc về đúng bệnh nhân.
  • Xác định nguồn gốc kết quả: Nhờ mã số LAB, mẹ bầu có thể biết được kết quả xét nghiệm của bản thân được thực hiện bởi phòng thí nghiệm nào, đảm bảo tính chính xác và uy tín.
  • Bảo mật thông tin: Thay vì sử dụng tên hoặc các thông tin cá nhân khác, mã số LAB được sử dụng để nhận dạng mẫu, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân.

[key-takeaways title=””]

Mã số LAB trong NIPT không chỉ đơn thuần là một dãy số, mà còn là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác, bảo mật và hiệu quả trong quy trình xét nghiệm. Việc hiểu rõ vai trò của mã số LAB giúp mẹ bầu có cái nhìn đầy đủ về kết quả xét nghiệm.

[/key-takeaways]

4.3. Cách đọc mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?
Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB được ghi trên tờ phiếu kết quả xét nghiệm. Mẹ bầu có thể tìm thấy mã số này ở các vị trí sau trên phiếu kết quả:

  • Phần đầu của kết quả xét nghiệm: Nằm gần các thông tin cá nhân của mẹ bầu như họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã số bệnh nhân…
  • Phần thông tin phòng thí nghiệm: Vị trí này thường gồm tên, địa chỉ của phòng thí nghiệm và mã số.
  • Phần kết quả xét nghiệm: Nhằm đảm bảo tính chính xác và truy xuất thông tin dễ dàng, đôi khi mã số LAB cũng được ghi kèm trong phần mô tả kết quả xét nghiệm NIPT.

Nếu không chắc chắn về vị trí của mã số LAB trong NIPT, mẹ có thể hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, dù xét nghiệm NIPT có thể giúp mẹ bầu biết được giới tính của thai nhi, nhưng vì tính nhân đạo cũng như quy định của pháp luật, bác sĩ sẽ không tiết lộ thông tin này.

Thế nhưng, theo các mẹ bầu truyền miệng, mã số LAB có thể cho biết thai nhi có hay không có chứa nhiễm sắc thể Y. Đây là vấn đề quy định mã hoá và cách đọc riêng của từng phòng xét nghiệm, mọi thắc mắc mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ tư vấn và nhân viên công ty cung cấp dịch vụ để biết thêm.

Vì vậy, những thông tin truyền miệng không được kiểm chứng mạ bầu chỉ nên tham khảo cho vui thôi nhé.

[/key-takeaways]

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT thế nào?

NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

Quy trình xét nghiệm NIPT khá đơn giản. Thời gian chờ kết quả cũng chỉ kéo dài từ 5 ngày đến tối đa 2 tuần tuỳ vào từng cơ sở y tế.

Dưới đây là các bước trong quy trình xét nghiệm để mẹ tham khảo, giữ một tâm lý thoải mái trước khi gặp bác sĩ:

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa Sản khám và đề xuất xét nghiệm NIPT dựa trên tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hoặc theo nhu cầu của thai phụ.
  • Bước 2: Bác sĩ lấy máu của mẹ bầu và gửi về phòng xét nghiệm.
  • Bước 3: Các chuyên gia xét nghiệm phân tích và giải trình tự ADN ngoại bào.
  • Bước 4: Trả kết quả sau khoảng 5-14 ngày (thông thường là 7 ngày).
  • Bước 5: Dựa vào kết quả trên phiếu xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu các bước nên làm tiếp theo.

[key-takeaways title=”Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm NIPT”]

  • Mẹ bầu có thể đến các bệnh viện, phòng khám tư nhân hoặc các trung tâm xét nghiệm uy tín để được tư vấn về các gói xét nghiệm NIPT hiện có.
  • Trước khi quyết định thực hiện NIPT, mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các lợi ích, rủi ro và chi phí của xét nghiệm.
  • Nếu kết quả xét nghiệm NIPT cho thấy thai nhi có nguy cơ cao với một bất thường nào đó, mẹ nên giữ bình tĩnh, lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo.

[/key-takeaways]

6. Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, giá xét nghiệm NIPT dao động tuỳ theo đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như số lượng những bất thường mà mẹ bầu có nhu cầu khảo sát.

Nguyên nhân giá thực hiện sàng lọc NIPT cao như vậy là do sử dụng máy móc và thiết bị xét nghiệm hiện đại, phải đảm bảo khắt khe về quy trình kỹ thuật, phân tích, đánh giá, sàng lọc. Chính những yếu tố đó giúp cho kết quả NIPT có độ chính xác rất cao.

Mẹ bầu nên lựa chọn gói xét nghiệm phù hợp dựa theo tư vấn từ bác sĩ và kinh tế của gia đình. Cần hiểu rằng, gói xét nghiệm có giá càng cao thì càng sàng lọc được nhiều loại bất thường về di truyền.

7. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm NIPT

7.1. Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu?

Theo khuyến cáo, NIPT nên được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ, khi lượng cfDNA của thai nhi có trong máu thai phụ đã đủ nhiều để có thể phân tích.

Xem thêm: Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu? Mẹ lưu ý để không bỏ lỡ thời điểm quan trọng

7.2. Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Xét nghiệm NIPT dựa trên cơ sở phân tích tín hiệu của vật liệu di truyền do đó có thể phát hiện được thai có hay không có mang nhiễm sắc thể Y. Kết quả trả về có thể có chứa thông tin này, tuy nhiên, việc phát triển giới tính chịu sự kiểm soát của nhiều yếu tố có trên cả nhiễm sắc thể Y và nhiễm sắc thể khác.

Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

7.3. Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

Không cần. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm NIPT là không cần thiết. Mẹ bầu có thể ăn trước khi làm xét nghiệm mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Điều này là do DNA ngoại bào của thai nhi có sẵn trong máu mẹ bầu mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào.

Bạn có thể xem thêm bài viết sau để có câu trả lời chi tiết: Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ!

Kết luận

Hi vọng bài viết ở trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ xét nghiệm NIPT là gì. Đây là một phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, vừa không gây nguy hiểm cho mẹ bầu, vừa mang đến một cái nhìn toàn diện về sức khỏe của thai nhi. Để cân nhắc xem liệu NIPT có phù hợp với mẹ hay không, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nữa nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cận thị ở trẻ em và những điều cần biết

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em. Việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp kiểm soát cận thị giúp bảo vệ thị lực và hạn chế nguy cơ tăng độ cận nhanh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc mắt của trẻ bị cận để giúp bé duy trì đôi mắt khỏe mạnh.

1. Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến khiến mắt không thể nhìn rõ những vật ở xa. Tình trạng này xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt không hội tụ chính xác lên võng mạc mà bị tập trung ở phía trước, dẫn đến hình ảnh bị mờ.

Cận thị ở trẻ em thường xuất hiện trong độ tuổi từ 6 đến 14 và có xu hướng tiến triển nặng hơn trong suốt thời thơ ấu và tuổi vị thành niên, sau đó ổn định vào đầu độ tuổi 20. Chứng rối loạn tiêu điểm của mắt này thường được điều chỉnh bằng kính đeo mắt, kính áp tròng

Các chuyên gia về mắt phân loại cận thị thành hai dạng chính:

  • Cận thị đơn giản: Có thể điều chỉnh dễ dàng bằng kính cận hoặc kính áp tròng.
  • Cận thị bệnh lý (cận thị thoái hóa): Có thể không nhìn rõ ngay cả khi đeo kính điều chỉnh.

2. Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em

Trẻ bị cận do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử.
Trẻ bị cận do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử.

Cận thị xảy ra khi nhãn cầu phát triển quá dài theo hướng từ trước ra sau, khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì đúng vị trí trên võng mạc. Ngoài ra, tật khúc xạ này cũng có thể xảy ra khi giác mạc cong quá dốc, làm thay đổi cách ánh sáng khúc xạ khi đi vào mắt. Những bất thường này khiến trẻ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa, trong khi vẫn có thể nhìn rõ các vật ở gần.

Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ cao bị cận do nhiều yếu tố khác như:

  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy, trẻ có nguy cơ cao bị cận nếu cha hoặc mẹ mắc tật khúc xạ này.
  • Ít hoạt động ngoài trời: Thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hạn chế có thể làm tăng nguy cơ cận thị. Một số nghiên cứu cho thấy ánh sáng ngoài trời giúp điều tiết sự phát triển của nhãn cầu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử: Trẻ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc xem tivi có nguy cơ bị cận cao hơn do mắt phải điều tiết liên tục ở khoảng cách gần.
  • Đọc sách hoặc học tập trong điều kiện thiếu sáng hoặc quá gần: Ngồi học hoặc đọc sách với tư thế không đúng, khoảng cách quá gần, quá lâu hoặc ánh sáng không đủ có thể khiến mắt phải điều tiết quá mức, dễ dẫn đến cận thị.
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc: Theo nghiên cứu từ Khoa Khoa học Nhãn khoa và Thị giác của Đại học New South Wales (Úc), thời gian ngủ ít hơn 7 giờ/ngày là một yếu tố nguy cơ gây ra tật khúc xạ này.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân: Những trẻ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân khi chào đời có nguy cơ bị cận cao hơn.

[key-takeaways title=”Cận thị bẩm sinh: Trẻ có thể “thừa hưởng” từ cha mẹ”]

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cận thị có yếu tố di truyền.

  • Nếu một trong hai cha mẹ bị cận thị, nguy cơ con mắc cận thị sẽ cao hơn 33% so với trẻ có cha mẹ không bị cận.
  • Nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị, nguy cơ này tăng lên hơn 50%.

Điều này có nghĩa là ngay từ khi chào đời, trẻ đã có nguy cơ cao gặp vấn đề về thị lực do yếu tố di truyền. Vì vậy, cha mẹ có tiền sử cận thị nên theo dõi thị lực của con từ sớm và có biện pháp kiểm soát kịp thời.

[/key-takeaways]

3. Triệu chứng và dấu hiệu cận thị ở trẻ

Trẻ nhìn mở có thể do bị cận.
Trẻ nhìn mở có thể do bị cận.

Cận thị ở trẻ em thường phát triển dần theo thời gian, với những dấu hiệu nhận biết phổ biến sau:

  • Nhìn mờ khi quan sát vật ở xa: Trẻ có thể gặp khó khăn khi nhìn bảng ở lớp học hoặc không nhận ra người quen từ xa.
  • Nheo mắt khi nhìn: Trẻ thường xuyên nheo mắt để cố nhìn rõ hơn các vật ở xa.
  • Dụi mắt thường xuyên: Một số trẻ có thói quen dụi mắt nhiều do mắt bị mỏi hoặc nhức khi cố gắng tập trung nhìn.
  • Đau đầu: Cận thị có thể khiến mắt phải điều tiết quá mức, gây ra tình trạng đau đầu thường xuyên.
  • Ngồi gần màn hình hoặc giữ đồ vật sát mặt: Trẻ có xu hướng ngồi gần TV, màn hình điện thoại, hoặc cầm sách, đồ chơi sát mắt hơn bình thường.
  • Giảm khả năng tập trung: Trẻ bị cận thị có thể dễ mất tập trung, đặc biệt là trong các hoạt động yêu cầu nhìn xa.
  • Thành tích học tập giảm sút: Do không nhìn rõ chữ viết trên bảng, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, dẫn đến kết quả học tập kém hơn.
  • Mỏi mắt: Trẻ có thể than phiền về cảm giác nhức mỏi mắt, đặc biệt sau khi đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài.

Nếu nhận thấy con có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt sớm để phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ kịp thời.

4. Hệ lụy và biến chứng của tật cận thị ở trẻ em

Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tiến triển nặng. Trẻ bị cận nặng có nguy cơ cao gặp các vấn đề về võng mạc như lỗ hoàng điểm, rách và bong võng mạc, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Một số hệ lụy và biến chứng khác bao gồm:

  • Mắt lười (nhược thị) – một mắt không phát triển thị lực bình thường.
  • Lác mắt.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma).
  • Tân mạch hắc mạc – phát triển các mạch máu bất thường tại hắc mạc.
  • Thoái hóa, teo hắc võng mạc.

5. Chẩn đoán cận thị ở trẻ em

Bác sĩ sẽ đo thị lực của trẻ để chẩn đoán cận thị.
Bác sĩ sẽ đo thị lực của trẻ để chẩn đoán cận thị.

Cận thị ở trẻ em thường được phát hiện thông qua kiểm tra thị lực tại trường học hoặc phòng khám nhi khoa. Bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên gia đo mắt sẽ tiến hành đo thị lực cho trẻ.

Các bước kiểm tra thị lực bao gồm:

  • Hỏi về các triệu chứng thị giác của trẻ.
  • Kiểm tra thị lực bằng cách đọc bảng chữ cái hoặc nhận diện hình ảnh.
  • Đo phản xạ ánh sáng của mắt.
  • Nhỏ thuốc giãn đồng tử để kiểm tra khúc xạ và đánh giá sức khỏe mắt.

Việc kiểm tra thị lực định kỳ cho trẻ là cần thiết, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử cận thị.

6. Điều trị cận thị ở trẻ em

Cận thị không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát và điều trị để cải thiện thị lực, giúp trẻ nhìn rõ hơn và ngăn tình trạng tiến triển nặng. Việc điều trị sớm rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt lâu dài của trẻ, ngay cả khi trẻ vẫn cần đeo kính hoặc kính áp tròng.

6.1. Đeo kính gọng

Kính gọng là phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh cận thị ở trẻ em. Tùy vào mức độ cận, trẻ có thể đeo kính cả ngày hoặc chỉ khi cần nhìn xa, chẳng hạn như khi học bài, xem bảng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Các loại kính dành cho trẻ bị cận:

  • Kính đơn tròng: Loại kính phổ biến nhất, giúp cải thiện tầm nhìn xa.
  • Kính hai tròng: Chia thành hai phần bằng nhau, phần trên dùng để nhìn xa, phần dưới thêm độ viễn thị giúp giảm điều tiết khi nhìn gần.
  • Kính đa tiêu Defocus (DIMS): Giúp làm chậm tiến triển độ cận nhưng chi phí cao và chưa phổ biến tại Việt Nam.

6.2. Sử dụng kính tiếp xúc mềm đa tiêu cự

Kính tiếp xúc (kính áp tròng) mềm đa tiêu cự là một lựa chọn khác giúp điều chỉnh cận thị và làm chậm tiến triển của tật khúc xạ này ở trẻ em. Loại kính này thường được chỉ định cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ tăng độ cận nhanh.

Kính áp tròng đa tiêu cự có thiết kế đặc biệt với nhiều vùng hội tụ khác nhau, giống như một tấm bia phi tiêu với nhiều vòng tròn đồng tâm. Phần giữa kính giúp điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ, trong khi các phần bên ngoài của kính “làm mất nét” hoặc làm mờ tầm nhìn ngoại vi để hạn chế sự phát triển của trục nhãn cầu, từ đó làm chậm tiến triển cận thị.

Nhiều nghiên cứu cho thấy kính áp tròng mềm đa tiêu cự có thể giảm tốc độ tiến triển cận thị trung bình khoảng 36,4% và giảm mức độ kéo dài trục nhãn cầu khoảng 37,9%. Mặc dù đây là một lựa chọn tốt cho trẻ em bị cận, nhưng cần có sự tư vấn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

6.3. Dùng kính tiếp xúc cứng Orthokeratology

Kính áp tròng cứng hỗ trợ điều trị cận thị ở trẻ em.
Kính áp tròng cứng hỗ trợ điều trị cận thị ở trẻ em.

Kính tiếp xúc cứng chỉnh hình giác mạc (Orthokeratology hay Ortho-K) là một phương pháp điều chỉnh tật cận thị bằng cách đeo kính áp tròng đặc biệt vào ban đêm. Khi trẻ ngủ, kính Ortho-K nhẹ nhàng làm phẳng giác mạc, giúp ánh sáng đi qua mắt được hội tụ chính xác lên võng mạc. Nhờ đó, trẻ có thể nhìn rõ những vật ở xa vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng mềm thường xuyên.

Phương pháp này không mang lại hiệu quả vĩnh viễn mà chỉ cải thiện thị lực trong một thời gian ngắn. Nếu trẻ ngừng đeo kính, giác mạc sẽ dần trở lại hình dạng ban đầu và cận thị quay trở lại. Tuy nhiên, Ortho-K có thể làm chậm sự tiến triển cận vĩnh viễn, kiểm soát tăng độ cận và hạn chế sự kéo dài trục nhãn cầu, với hiệu quả từ 32% đến 63%.

Ưu điểm của Orthokeratology là trẻ không cần đeo kính vào ban ngày nên ít ảnh hưởng hoạt động ban ngày cũng như ít tiếp xúc với bụi bẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng khi đeo kính áp tròng Ortho-K. Loại kính này cũng khó đeo hơn kính áp tròng bình thường và cần thăm khám bác sĩ định kỳ.

6.4. Dùng thuốc nhỏ mắt Atropine liều thấp

Thuốc nhỏ mắt Atropine liều thấp được sử dụng như một phương pháp giúp làm chậm quá trình tiến triển của cận thị ở trẻ em từ 5 đến 18 tuổi. Khi được nhỏ vào mắt mỗi tối trước khi đi ngủ, thuốc có thể giúp giảm tốc độ tăng độ cận bằng cách hạn chế sự kéo dài của nhãn cầu.

Cơ chế tác động của Atropine trong kiểm soát cận thị vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy liều thấp (thường là 0.01%) có thể mang lại hiệu quả kiểm soát mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ như khi dùng liều cao. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm lóa mắt, giãn đồng tử nhẹ gây khó khăn khi nhìn gần, mắt bị dị ứng, kích thích, đỏ hoặc ngứa quanh mắt…

Để đạt hiệu quả tối ưu, thuốc cần được sử dụng liên tục trong ít nhất 6 tháng và có sự theo dõi của bác sĩ nhãn khoa nhằm kiểm soát tác dụng phụ và đánh giá tiến triển của cận thị.

6.5. Tăng thời gian hoạt động ngoài trời

Việc dành nhiều thời gian ngoài trời đã được chứng minh là một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp kiểm soát cận thị ở trẻ em. Các chuyên gia khuyến nghị trẻ nên có ít nhất 80-120 phút hoạt động ngoài trời mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng độ cận.

Việc tham gia các hoạt động ngoài trời giúp giảm thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử, từ đó hạn chế mỏi mắt và các tác động tiêu cực khác đến thị lực. Đây là giải pháp an toàn, không gây tác dụng phụ và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm nguy cơ béo phì, tăng cường thể chất và cải thiện tinh thần cho trẻ em.

Hoạt động ngoài trời hạn chế nguy cơ trẻ bị cận.
Hoạt động ngoài trời hạn chế nguy cơ trẻ bị cận.

7. Phòng tránh cận thị học đường

Cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của bé. Để giúp con có đôi mắt khỏe mạnh, cha mẹ và giáo viên cần hướng dẫn trẻ duy trì thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả:

  • Cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý: Sau mỗi 20 phút học tập, trẻ nên cho mắt nghỉ bằng cách nhìn xa hoặc nhắm mắt thư giãn trong 20 giây.
  • Chú ý đến ánh sáng: Đảm bảo nơi học tập có đủ ánh sáng, ưu tiên ánh sáng tự nhiên hoặc đèn học có độ sáng phù hợp.
  • Cần giữ khoảng cách hợp lý: Trẻ nên giữ khoảng cách từ mắt đến sách vở từ 25-45 cm và từ mắt đến màn hình máy tính ít nhất 60 cm để tránh làm mắt phải điều tiết quá mức.
  • Chú ý đến tư thế: Trẻ nên ngồi thẳng lưng, không cúi sát bàn khi học, không nằm đọc sách hay đọc khi di chuyển. Tư thế đúng không chỉ giúp bảo vệ mắt mà còn ngăn ngừa cong vẹo cột sống.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và tham gia các hoạt động ngoài trời: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E từ rau củ quả, cá, trứng… giúp mắt khỏe mạnh. Đứng quên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời mỗi ngày.
  • Cần khám mắt định kỳ: Kiểm tra thị lực 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về mắt. Nếu trẻ có dấu hiệu như nheo mắt, nhìn mờ, than phiền nhức mắt, cần đưa đi khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

8. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

8.1. Trẻ em có nên phẫu thuật khúc xạ không?

Trẻ em không nên phẫu thuật khúc xạ mắt. Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ bằng cách định hình lại giác mạc, giúp ánh sáng tập trung chính xác vào võng mạc. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với trẻ em vì mắt trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển. Nếu thực hiện phẫu thuật quá sớm, sự thay đổi của mắt theo thời gian có thể làm giảm hiệu quả điều trị, dẫn đến nguy cơ tái cận hoặc các vấn đề khác về thị lực.

8.2. Uống gì tốt cho mắt cận thị?

Trẻ bị cận nên uống vitamin A.
Trẻ bị cận nên uống vitamin A.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe đôi mắt, đặc biệt đối với trẻ bị cận. Bên cạnh việc hạn chế đồ uống có gas và caffeine, cha mẹ nên bổ sung các loại thức uống giàu dưỡng chất hỗ trợ mắt sáng khỏe, bao gồm:

  • Thức uống giàu vitamin A: Nước ép cà rốt, sinh tố khoai lang và nước ép các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn…
  • Vitamin C: Nước ép cam, bưởi, dâu tây hoặc sinh tố bông cải xanh…
  • Lutein: Các loại sinh tố từ rau lá xanh…
  • Thuốc bổ mắt cho trẻ em bị cận thị: Nếu bạn cho rằng trẻ bị cận không nhận đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mắt thông qua chế độ ăn uống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bổ mắt cho trẻ em bị cận thị, chẳng hạn như vitamin A, vitamin C

8.3. Cha mẹ bị cận thị có di truyền cho con không?

Nhiều phụ huynh lo lắng khi phát hiện bé 2 tuổi bị cận thị, thậm chí có trường hợp bé 2 tuổi bị cận thị nặng dù chưa biết đọc hay viết. Vì sao trẻ nhỏ lại mắc tật khúc xạ sớm như vậy?

Thực tế, cận thị có yếu tố di truyền. Như đã đề cập, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cận thị có thể di truyền từ cha mẹ sang con. Đặc biệt, những người làm công việc đòi hỏi quan sát kỹ và làm việc nhiều với mắt, như nhân viên văn phòng, lập trình viên, nhân viên thiết kế đồ họa, giáo viên, nhà nghiên cứu, thợ may… dễ bị cận thị hơn.

  • Nếu một trong hai cha mẹ bị cận, nguy cơ con mắc cận thị tăng hơn 33% so với trẻ có cha mẹ không bị cận.
  • Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị cận, nguy cơ này vượt quá 50%.

8.4. Trẻ em bị cận thị có chữa được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp nào giúp chữa khỏi hoàn toàn cận thị ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp để kiểm soát độ cận và làm chậm quá trình tăng độ, bao gồm:

  • Sử dụng kính gọng
  • Dùng kính áp tròng mềm
  • Đeo kính Ortho-K (Orthokeratology)
  • Dùng thuốc nhỏ mắt Atropine liều thấp
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế dùng thiết bị điện tử và tăng cường hoạt động ngoài trời.

8.5. Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị cho trẻ em có hiệu quả không?

Mặc dù chưa rõ hoàn toàn cơ chế hoạt động nhưng thuốc nhỏ mắt Atropine liều thấp (0,01%) được đánh giá là có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình phát triển cận thị ở trẻ em. Đây là một phương pháp tiềm năng giúp kiểm soát độ cận, đặc biệt đối với những trẻ có nguy cơ tăng độ nhanh.

Trẻ bị cận nên nhỏ mắt.
Trẻ bị cận nên nhỏ mắt.

8.6. Trẻ bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Tùy vào mức độ cận thị, trẻ có thể đeo kính thường xuyên hoặc chỉ đeo khi cần nhìn xa. Nếu độ cận cao, bé nên đeo kính liên tục để tránh mỏi mắt. Với trẻ cận nhẹ, có thể chỉ đeo khi xem bảng, đọc sách, xem tivi… Quan trọng là cần chọn kính phù hợp với độ tuổi và hoạt động của trẻ, chẳng hạn như kính có dây đeo cho trẻ nhỏ hoặc kính bảo hộ cho trẻ chơi thể thao.

8.7. Vì sao có nguy cơ gia tăng trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè?

Sau kỳ nghỉ hè, tỷ lệ trẻ bị cận tăng do bé dành nhiều thời gian xem tivi, dùng điện thoại, chơi game và đọc sách, thậm chí là trong điều kiện ánh sáng kém. Việc ít ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng khiến mắt trẻ phải điều tiết nhiều hơn, làm tăng nguy cơ cận thị hoặc tăng độ cận nhanh hơn.

Kết luận

Cận thị ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra các biến chứng về mắt trong tương lai. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp kiểm soát cận thị sẽ giúp cha mẹ bảo vệ đôi mắt cho con một cách hiệu quả. Hãy đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ, xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và bổ sung dinh dưỡng hợp lý để duy trì thị lực tốt nhất.