Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

4 nhóm gây nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ chính yếu và dấu hiệu nhận biết

Theo chia sẻ của World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới – WHO) ước tính; có 48 triệu vợ chồng và 186 người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng vô sinh. Riêng với phụ nữ tình trạng vô sinh có thể do các vấn đề về buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng, hệ thống nội tiết, thói quen… Vậy những nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ cụ thể như thế nào? Xin mời chị em tham khảo qua bài viết này của MarryBaby nhé.

Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ

1. Vi khuẩn gây vô sinh ở nữ

a. Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ: Viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn trứng. Nguyên nhân gây ra viêm ống dẫn trứng là tình trạng nhiễm trùng lan lên từ âm đạo, cổ tử cung, hoặc tử cung. Theo chia sẻ của chuyên gia tại bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM; nguy cơ vô sinh khi bị viêm ống dẫn trứng là 15%.

b. Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục ở phụ nữ. Nếu không được chữa trị kịp thời; tình trạng này là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo bao gồm ra khí hư, vùng kín có mùi hôi và ngứa. Nếu viêm âm đạo nặng hơn có thể dẫn đến các bệnh lý về viêm loét tử cung; viêm cổ tử cung; viêm nội mạc cổ tử cung; viêm vùng chậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

>> Bạn có thể xem thêm: Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không? Chị em phụ nữ cần lưu ý!

2. Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ: Vô sinh do bệnh lý

Bệnh lý là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ có thể xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc trong quá trình sinh hoạt phát sinh. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất có thể.

triệu chứng vô sinh ở phụ nữ
Các vấn đề liên quan đến bệnh lý về buồng trứng và chức năng rụng trứng cũng là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ

Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân bệnh lý dưới đây:

a. Rối loạn rụng trứng

Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Tình trạng này có thể do ảnh hưởng của các vấn đề liên quan đến hormone sinh sản của vùng dưới đồi; tuyến yên; hoặc các vấn đề ở buồng trứng.

b. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Theo bệnh viện Mayo tại Mỹ chia sẻ; PCOS gây mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. PCOS có liên quan đến tình trạng kháng insulin; béo phì; mọc lông bất thường trên mặt hoặc cơ thể và mụn trứng cá. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vô sinh ở nữ rất phổ biến.

c. Suy buồng trứng nguyên phát

Suy buồng trứng nguyên phát xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. Điều này dẫn đến tình trạng buồng trứng không sản xuất lượng hormone estrogen bình thường hoặc giải phóng trứng thường xuyên. Phụ nữ bị suy buồng trứng nguyên phát có thể có chu kỳ không đều hoặc thỉnh thoảng mới có kinh nguyệt. Một trong những biến chứng của suy buồng trứng nguyên phát là gây vô sinh ở nữ.

[inline_article id=303222]

3. Thói quen gây vô sinh

Thói quen trong sinh hoạt hằng ngày chính là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ mà nhiều người đã vô tình duy trì trong suốt thời gian dài. Dưới đây là các thói quen gây vô sinh theo National Institute of Child Health and Human Development (Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người) tại Hoa Kỳ chia sẻ:

  • Béo phì có thể cũng là dấu hiệu của hội chứng PCOS.
  • Thiếu cân quá nhiều cũng dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng.
  • Tập thể dục quá sức gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ.
  • Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có thể do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
  • Thường xuyên căng thẳng hoặc thiếu ngủ.
  • Lạm dụng chất kích thích như hút thuốc lá; các sản phẩm thuốc lá khác; sử dụng ma túy; các chất kích thích và rượu bia cũng là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ.

4. Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ: Thuốc gây vô sinh ở nữ giới

dấu hiệu khó có thai
Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc có thể gây vô kinh cũng là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ như:

  • Thuốc điều trị loét dạ dày và tá tràng cimetidine (Tagamet), Ranitidine
  • Thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide (HCTZ)
  • Các loại thuốc chống ung thư, chẳng hạn như busulfan, cyclophosphamide, methotrexate gây teo buồng trứng hoặc trứng kém chất lượng ở phụ nữ tuổi sinh sản khiến kinh nguyệt bị rối loạn hoặc mãn kinh sớm.

[video-embeb title=’Những thói quen hằng ngày dẫn đến vô sinh mà không một ai chú ý’ description=” url=’https://youtube.com/embed/bm4OSKUHAJo”>’ ][/video-embeb]

Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ là gì?

Bên cạnh các nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ; thì cũng cần nhận biết các triệu chứng vô sinh ở phụ nữ. Dưới đây là các triệu chứng vô sinh hay dấu hiệu khó có thai bạn nên để ý:

  • Kinh nguyệt không đều: Một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi nhiều đến mức không thể ước tính thời gian hành kinh. Tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề về hormone hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Đau hoặc kinh nguyệt ra nhiều: Những cơn đau do kinh nguyệt có thể là một triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ.
  • Không có kinh: Nếu bạn không có kinh trong nhiều tháng, thì nên đi kiểm tra khả năng sinh sản. Đây có thể là một trong những dấu hiệu khó có thai với phụ nữ.
  • Rối loạn về hormone: Các dấu hiệu về rối loạn hormone ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến da; làm giảm ham muốn tình dục; mọc lông ở mặt; tóc rụng và mỏng đi hoặc gây tăng cân.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Vấn đề này có thể liên quan đến hormone; lạc nội mạc tử cung; hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác liên quan đến dấu hiệu khó có thai ở phụ nữ.
Các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt có thể là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ

Vô sinh ở nữ có chữa được không?

Khi đã hiểu rõ các nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ; nhiều chị em thắc mắc vô sinh ở nữ có chữa được không? Theo bệnh viện Mayo tại Mỹ cho biết; điều trị vô sinh tại bệnh viện phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi, thời gian bị vô sinh bao lâu… Bởi vì việc điều trị vô sinh rất phức tạp liên quan đến các cam kết đáng kể về tài chính; thể chất; tâm lý và thời gian.

Các phương pháp điều trị có thể sử dụng thuốc kích thích rụng trứng với những phụ nữ hiếm muộn do rối loạn rụng trứng. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị vô sinh hoặc phương pháp hỗ trợ sinh sản với một số trường hợp. Ngoài ra, để việc điều trị vô sinh đạt được hiệu quả tốt; bạn phải thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Như vậy, bạn đã biết rõ các triệu chứng và nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Bên cạnh đó, vấn đề vô sinh ở nữ có chữa được không cũng được MarryBaby giải đáp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho chị em đang mong muốn có “tin vui”!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Cẩn thận với những bệnh nguy hiểm có triệu chứng này 

Chị em thường rất nhạy cảm với các thay đổi của cơ thể, nhất là các dấu hiệu mang thai sớm. Vậy buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không hay đây là triệu chứng của bệnh khác? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay nhé. 

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai?

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Đây là một dấu hiệu mang thai sớm thường thấy với các chị em phụ nữ. Nguyên nhân là vì tử cung mở rộng. Sự thay đổi đột ngột này khiến các cơ dưới bụng bắt đầu thay đổi theo để thích ứng với môi trường mới, dẫn đến triệu chứng buồn nôn đau bụng dưới đột ngột, liên tục hoặc dữ dội.

Tuy nhiên, buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không thì chưa chắc chắn được. Bạn phải xem mình có những dấu hiệu mang thai khác không. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

Các dấu hiệu mang thai khác ngoài buồn nôn đau bụng dưới 

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không còn phụ thuộc vào việc bạn có những dấu hiệu mang thai đi kèm dưới đây không:

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Nếu kèm theo các dấu hiệu trên đây, gần như bạn đã mang thai rồi. Lúc này, tốt nhất bạn hãy dùng que thử thai. Nếu que thử thai hiện 2 vạch thì bạn hãy bệnh viện để thăm khám xem có đúng mang thai không. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác

Khi nào buồn nôn đau bụng dưới không phải có thai? 

khi nào buồn nôn đau bụng dưới không phải mang thai

Dù nghi ngờ buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai nhưng khi làm các kiểm tra tại bệnh viện lại cho kết quả không có thai. Vậy bạn đang gặp vấn đề gì?

1. Đau bụng cấp tính

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Có thể bạn không có thai mà đang bị đau bụng cấp tính. Nếu bạn buồn nôn khó chịu kèm đau bụng dưới từng cơn và kéo dài, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức bởi khá nguy hiểm. Nguyên nhân có thể là do:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Viêm ống dẫn trứng
  • Sảy thai
  • Phình động mạch chủ bụng
  • Viêm ruột thừa hoặc viêm bàng quang
  • Viêm túi mật, viêm ống mật hoặc viêm tụy
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận), sỏi thận
  • Tắc ruột, viêm tá tràng
  • Táo bón
  • Áp xe gan
  • Viêm phúc mạc (nhiễm trùng niêm mạc bụng)
  • Huyết khối mạc treo (cục máu đông trong tĩnh mạch mang máu ra khỏi ruột của bạn)
  • Viêm hạch mạc treo (sưng hạch bạch huyết ở các nếp gấp của màng giữ các cơ quan trong ổ bụng)
  • Đau tim, viêm màng ngoài tim (viêm mô xung quanh tim)
  • Viêm phổi, viêm màng phổi (viêm màng bao quanh phổi)

2. Đau bụng mãn tính 

Nếu bạn đau bụng dưới, buồn nôn khó chịu không liên tục hoặc theo đợt thì có thể bạn bị đau bụng mãn tính. Nguyên nhân cụ thể của đau bụng mãn tính thường rất khó xác định. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, xuất hiện và hết triệu chứng nhưng không nhất thiết nặng dần theo thời gian. Các tình trạng có thể gây đau bụng mãn tính bao gồm:

  • Hội chứng Mittelschmerz (đau do rụng trứng)
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • Đau thắt ngực (giảm lưu lượng máu đến tim)
  • Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Viêm loét đại tràng (một loại bệnh viêm ruột)
  • Sỏi mật.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Thoát vị Hiatal (thoát vị khe hoành).
  • Thoát vị bẹn
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Do đó, buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Chưa hẳn là có thai bởi lẽ có rất nhiều bệnh gây ra tình trạng này.

3. Đau bụng tiến triển

buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Không hẳn vì bạn có thể đang gặp vấn đề khác
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Không hẳn vì bạn có thể đang gặp vấn đề khác

Đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi thường xuyên trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, thường đi kèm với sự phát triển của các triệu chứng khác. Bao gồm:

  • Áp xe vòi trứng (túi chứa mủ trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng)
  • Ung thư
  • Bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mãn tính từng vùng)
  • Lá lách to (lách to)
  • Ung thư túi mật
  • Viêm gan
  • Ung thư gan
  • Ung thư thận
  • Nhiễm độc chì
  • U lympho không Hodgkin
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư dạ dày
  • Urê huyết (do tích tụ các chất thải trong máu)

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Lưu ý khi buồn nôn đau bụng dưới

Khi gặp triệu chứng buồn nôn khó chịu bụng, bạn hãy xem xét các vấn đề sau:

  • Bạn có tiền sử mắc bệnh có thể gây nên triệu chứng buồn nôn đau bụng dưới không?
  • Bạn có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nền nào khác không?
  • Theo dõi việc đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi diễn ra như thế nào, trong bao lâu? Có kèm theo triệu chứng nào khác không?
  • Trước đây bạn có từng bị đau bụng dưới kèm buồn nôn khó chịu tương tự chưa?

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định một phần đáp án cho câu hỏi buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Ngoài ra, đây còn là cách giúp bạn phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm khác. 

[inline_article id =252212] 

Để chắc chắn buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không, bạn cần xem mình có những dấu hiệu mang thai sớm đi kèm không. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng que thử thai, đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu HCG hoặc siêu âm tử cung để chắc chắn rằng mình có mang thai hay không nhé.

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Nguyên nhân xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy

Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy, bạn sẽ biết cách xử lý cho từng trường hợp.

Xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy do đâu? 

Xét nghiệm máu có thai dựa trên nồng độ HCG do nhau thai tiết ra nên độ chính xác của xét nghiệm là rất cao. Theo đó, xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy là vì những lý do dưới đây:

1. Thai ngoài tử cung 

Đây là một lý do khiến bạn xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy. Mang thai ngoài tử cung là gì? Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh thành công lại làm tổ tại một vị trí khác ngoài tử cung. Có thể trứng làm tổ trong ống dẫn trứng (thường gặp), trên cổ tử cung, hoặc hiếm gặp hơn ở trong buồng trứng hoặc bên trong bụng. Nếu quan sát trong buồng tử cung không thấy thai thì cần đi tìm ở những vị trí khác nữa.

Đây là tình trạng nguy hiểm nếu thai ngoài tử cung không được phát hiện và xử lý kịp thời. Đặc biệt với chị em có tiền sử mang thai ngoài tử cung nên lưu ý và đi thăm khám sớm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

2. Bào thai chưa đủ lớn

Thai có thể quan sát thấy trong buồng khi nồng độ beta hCG trong khoảng 1500-2000 mUI/ml. Siêu âm sẽ thấy một túi trống âm bờ dày sáng, bên trong là dịch kích thước nhỏ. 

Trước thời điểm này, xét nghiệm máu cho kết quả chính xác bạn đã mang thai hay chưa. Ngoài ra que thử thai 2 vạch cũng là biểu hiện có thai mà bạn có thể thử.

Lý do xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy có thể do bạn đã đi siêu âm quá sớm trước khi thai đủ lớn để có thể nhìn thấy trong buồng tử cung. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên quay lại sau 2 đến 3 tuần nữa để có kết quả siêu âm rõ ràng hơn.

[inline_article id=194081]

3. Sảy thai

Nếu bạn đã thử xét nghiệm máu có thai và thử thai 2 vạch nhưng siêu âm không thấy túi thai, có thể bạn đã hoặc đang xảy thai. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm ra máu âm đạo, đau bụng dưới hoặc chuột rút ở bụng, lưng dưới. Ngoài ra các dấu hiệu mang thai sớm đột ngột biến mất cũng là một dấu hiệu. Có thể thai đã sảy từ sớm hoặc mô thai đã tách khỏi tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Làm gì khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu không thấy?

Làm gì khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu không thấy?

Sau khi thử thai 2 vạch và xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy túi thai, bác sĩ sẽ gợi ý thêm cách kiểm tra chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

1. Tìm vị trí của thai 

Nếu nghi ngờ bạn đang mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ làm thêm các bài kiểm tra khác như siêu âm thai ngoài tử cung, siêu âm qua ngã âm đạo (siêu âm đầu dò), khám vùng chậu để phát hiện vị trí của thai và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể tùy theo sức khỏe của bạn.  

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chẩn đoán thai ngoài tử cung – biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

2. Xác định tuổi thai 

Trường hợp siêu âm chưa thấy thai do bào thai còn quá nhỏ do bạn tính nhầm tuổi thai hoặc bạn đi siêu âm thai quá sớm, bạn sẽ được hỏi kỹ về ngày thụ thai để tính tuổi thai chính xác. Nhờ đó, bạn sẽ được hẹn lịch siêu âm lại vào tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 5 để có kết quả siêu âm rõ ràng hơn.

3. Chẩn đoán sảy thai

Nếu xét nghiệm có thai nhưng siêu âm không thấy kèm theo những triệu chứng của sảy thai, bạn sẽ được chẩn đoán sảy thai qua các bài test khác. Bao gồm khám phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm mô để kiểm tra chính xác tình trạng thai của bạn.

>> Bạn có thể quan tâm: Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai được?

Bạn không nên quá lo lắng vì có rất nhiều nguyên nhân cho việc xét nghiệm có thai nhưng siêu âm không thấy. Các bác sĩ khuyên rằng bạn hãy đợi thêm một thời gian sau đó rồi hãy đi siêu âm lại.

[inline_article id=276058]

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi các dấu hiệu có thai sớmchăm sóc sức khoẻ tốt khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh như ý. 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? 7 bệnh lý chị em nên “cảnh giác”!

Vậy những bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? MarryBaby sẽ bật mí cho các chị em 7 bệnh lý dưới đây để tìm cách đề phòng. Nếu chị em nào đang mắc phải các bệnh lý này hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa để được chữa trị kịp thời nhé.

Vô sinh ở nữ là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu các bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ; chúng ta cần phải biết vô sinh ở nữ là như thế nào. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Mayo tại Mỹ; vô sinh ở nữ giới là việc cố gắng mang thai khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trong 6 tháng đến 1 năm mà không có thai.

Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau; trong đó có thể do các bệnh lý. Vậy bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Xin mời bạn cùng đọc tiếp phần dưới đây để biết các loại bệnh lý có thể là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ.

>> Bạn có thể xem thêm: Hiếm muộn ở nam và nữ, những điều các cặp đôi cần quan tâm

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ?

1. Tắc vòi trứng

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Theo chia sẻ của các chuyên gia tại Đại học Columbia ở Mỹ; tắc vòi trứng (Tubal Factor Infertility) là sự tắc nghẽn trong ống dẫn trứng gây cản trở cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Yếu tố vô sinh do tắc ống dẫn trứng chiếm khoảng 25 – 30% tổng số các trường hợp vô sinh.

Tình trạng này bao gồm các trường hợp ống dẫn trứng bị tắc hoàn toàn và các trường hợp chỉ một ống bị tắc hoặc sẹo làm hẹp ống dẫn trứng. Thông thường, phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng sẽ không nhận biết các dấu hiệu của bệnh lý cho đến khi đi khám bệnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị đau ở vùng xương chậu do tổn thương ống dẫn trứng.

2. Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? U nang buồng trứng

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ
Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? U nang buồng trứng

Theo Bộ Y Tế Việt Nam, u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ khoảng 80% các khối u buồng trứng nói chung. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn sinh nở; thậm chí là các bé gái mới sinh ra.

Bệnh lý này thường diễn ra âm thầm trong thời gian dài và không có biểu hiện lâm sàng điển hình. Các biến chứng của u nang buồng trứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy thuộc vào từng bệnh nhân khác nhau.

3. Đa nang buồng trứng

Bên cạnh u nang buồng trứng thì còn bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Đó là hội chứng đa nang buồng trứng (Polycystic ovary syndrome – PCOS). Đây là một rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ bị PCOS có thể có chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc kéo dài; hoặc lượng nội tiết tố nam (androgen) dư thừa.

Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS khác nhau nhưng nếu bạn có 2 trong các dấu hiệu sau thì nên đi khám bệnh ngay nhé.

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài.
  • Dư thừa nội tiết tố nam khiến cho lông mặt và cơ thể rậm rạp.
  • Buồng trứng của bạn to lên và chứa các nang bao quanh trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh bướu cổ có gây vô sinh không? Câu trả lời nằm ở đây!

4. Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? U xơ tử cung

U xơ tử cung (Fibroids) là khối u phát triển xung quanh hoặc bên trong tử cung. Nhưng đây không phải là khối u ung thư. Đây là sự phát triển được tạo thành từ cơ và mô sợi, có kích thước khác nhau.

Nhiều phụ nữ không biết mình bị u xơ tử cung vì không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên có khoảng 1/3 chị em có thể nhận biết được qua các dấu hiệu cảnh báo của National Health Service (Dịch vụ Y tế Anh Quốc – NHS) cảnh báo:

  • Kinh nguyệt ra nhiều.
  • Thường đau bụng khi hành kinh.
  • Đau lưng dưới.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục

U xơ tử cung dưới niêm mạc có thể làm biến dạng lòng tử cung gây sảy thai liên tiếp. 

5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chúng ta còn bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ nữa không? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý xảy ra ở phần tế bào tuyến. Điều này khiến chúng bị viêm nhiễm, phát triển và xâm lấn ra phía ngoài của bề mặt cổ tử cung. Do khu vực này thường xuyên ẩm ướt nên tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn, ký sinh phát triển thuận lợi, gây nhiễm trùng.

Lộ tuyến là một dạng tổn thương lành tính, nhưng khi khu vực này bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Viêm lộ tuyến phát triển lặng lẽ với những biểu hiện khá giống với dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như ngứa vùng kín; ra nhiều khí hư; đau rát âm đạo…

6. Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Viêm âm đạo

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Viêm âm đạo
Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ thường găp. Viêm âm đạo (Vaginitis) là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, có thể tiết dịch nhầy, ngứa và đau. Nguyên nhân thường là sự thay đổi cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng. Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh và một số rối loạn về da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Các loại viêm âm đạo thường gặp là:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng nấm men.
  • Nhiễm trùng trichomonas.

Viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây viêm ngược dòng, đôi khi dẫn tới viêm phần phụ, dính vòi trứng làm tắc nghẽn cản trở trứng thụ tinh với tinh trùng. 

7. Lạc nội mạc tử cung

Ngoài viêm âm đạo thì còn bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ nữa? Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis) là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung tìm thấy ở ngoài tử cung. Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định rõ.

Một số chuyên gia cho rằng, các mảnh nội mạc tử cung đi ngược lại qua các ống dẫn trứng và đi ra ngoài vào khoang chậu. Các mô “bị lạc” có thể chảy máu giống như nội mạc tử cung bên trong tử cung khi hành kinh. Vậy lạc nội mạc tử cung có thai được không? Các mô “đi lạc đường” này có thể bị viêm. Theo thời gian, chúng sẽ để mô sẹo và u nang gây ra nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ.

>> Bạn có thể xem thêm: 4 nhóm nguyên nhân gây vô sinh ở nữ có thể bạn chưa biết

Làm gì để tránh các bệnh gây vô sinh ở nữ?

Khi chị em đã nhận biết các bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ rồi thì nên cẩn thận đề phòng. Cách tốt nhất đề phòng các bệnh lý này là duy trì một lối sống lành mạnh; tránh căng thẳng và thường xuyên tập thể dục.

Bên cạnh đó, chị em nên kết hợp với việc đi khám phụ khoa và khám tổng quát sức khỏe thường xuyên. Vì một số bệnh lý không có các dấu hiệu rõ ràng nhưng âm thầm phát triển. Khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ kịp thời nhận biết các dấu hiệu vô sinh sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ can thiệp ngay để tránh hậu quả đáng tiếc sau này.

[inline_article id=299942]

Hy vọng bài viết về bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ sẽ giúp ích cho các chị em. Nếu theo dõi cơ thể có những biểu hiện bất thường, chị em hãy đi khám bệnh sớm, đừng để muộn màng mới hối tiếc nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Chi phí làm IUI (thụ tinh nhân tạo) là bao nhiêu? Không quá mắc nhưng hiệu quả lại cao

Chi phí làm IUI hiện đang được rất nhiều cặp đôi quan tâm bởi giá thành và hiệu quả mang lại. Đây là phương pháp đầu trong điều trị vô sinh hiếm muộn được thực hiện từ những năm 1970. Tuy vậy, nhiều cặp đôi vẫn băn khoăn chi phí làm iui là bao nhiêu và tỷ lệ thành công của phương pháp này là thế nào. 

IUI là gì giá bao nhiêu?

 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI (Intrauterine Insemination) là thủ thuật đưa tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ đang trong giai đoạn rụng trứng. Tinh trùng sẽ được đưa vào tử cung bằng dụng cụ y khoa chuyên dụng. Phương pháp IUI này khá an toàn và không gây đau đớn cho chị em phụ nữ.

Phương pháp IUI thường áp dụng cho các cặp đôi bị vô sinh không rõ nguyên nhân. Với phụ nữ gặp vấn đề với lạc nội mạc tử cung, tử cung bị hẹp hoặc có hình dáng khác thường, khó rụng trứng, dị ứng tinh dịch. Với đàn ông thì gặp vấn đề với tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, bị xuất tinh ngược hoặc không sản xuất được tinh trùng…

Thông thường xác suất thành công của IUI là từ 12 – 23,5% (tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người). Đây là con số khá lạc quan với các cặp đôi vô sinh hiếm muộn hiện nay. 

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về IUI tại đây.

Để tìm hiểu kỹ hơn về chi phí làm IUI, bạn nên hiểu về quy trình làm IUI để đánh giá được mức chi phí tổng quát.

Phương pháp IUI được thực hiện như thế nào?

1. Thăm khám

Các cặp đôi sẽ được bác sĩ thăm khám, cho thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân vô sinh từ ai. Phương pháp IUI sẽ được chỉ định khi bạn có những yếu tố phù hợp. Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, thông báo chi phí làm IUI và thời gian thực hiện phù hợp với các cặp đôi. 

Các cặp đôi thắc mắc IUI là gì giá bao nhiêu cần biết thêm yếu tố quan trọng dưới đây để giúp tỷ lệ thụ thai thành công cao hơn: 

  • Phụ nữ còn ít nhất 1 ống dẫn trứng đang mở và khỏe mạnh. Buồng trứng vẫn thực hiện được chức năng bình thường.
  • Đàn ông phải có số lượng và chất lượng tinh trùng đạt tới yêu cầu của phương pháp IUI.

2. Chuẩn bị trứng và tinh trùng để thụ tinh

Chi phí làm IUI phụ thuộc vào giai đoan chuẩn bị trứng và tinh trùng để thụ tinh. IUI được thực hiện khi có sự kết hợp của cả người chồng và người vợ.

Người vợ cần thông báo thời gian hành kinh để bác sĩ tính chu kỳ rụng trứng sẽ được dùng thuốc kích trứng vào ngày sắp rụng trứng. Sau đó chị em sẽ được tiêm thuốc rụng trứng để sẵn sàng tiến hành phương pháp IUI. Chị em cần thường xuyên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển của trứng. 

>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai

Người chồng sẽ được yêu cầu không quan hệ tình dục từ 3 đến 7 ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tinh trùng và bảo quản trong lọ đựng chuyên dụng. Tinh trùng sẽ được lọc rửa và chọn lọc ra số lượng tốt nhất. Bước lọc rửa sẽ tốn khoảng 2 tiếng để đảm bảo thu được lượng tinh trùng chất lượng nhất. 

>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Sau bao lâu tinh trùng lại sản xuất nhiều và chất lượng như ban đầu?

3. Thực hiện thủ thuật IUI

Quá trình thực hiện thủ thuật IUI cũng là một yếu tố cần xét đến khi tính tới chi phí làm IUI. Phương pháp IUI được thực hiện gần ngay thời điểm rụng trứng. Tức khoảng sau 36 tiếng tiêm thuốc rụng trứng. Bác sĩ sẽ đưa một ống thông (ống hẹp) qua cổ tử cung đã được sát khuẩn vào tử cung và từ từ đưa mẫu tinh dịch đã rửa sạch vào. IUI được thực hiện chưa đến 15p và thường thủ thuật này không gây đau đớn. Sau thủ thuật này, một số chị em sẽ bị chuột rút nhẹ hoặc ra máu sau 1 đến 2 ngày.

4. Thử thai

Sau 2 tuần kể từ khi thực hiện IUI, người vợ có thể thử thai được rồi. Nếu bạn đã có thai thì cần bắt đầu kế hoạch khám thai định kỳ và chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh để đón con chào đời.

[inline_article id =274060]

Chi phí làm IUI tham khảo

Hiện nay chi phí làm IUI rất khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ, chất lượng, tay nghề của bác sĩ ở mỗi bệnh viện mà cặp đôi đăng ký. Tình trạng sức khỏe của cặp đôi cũng ảnh hưởng đến chi phí làm IUI.

Dưới đây là các chi phí làm IUI cơ bản để cặp đôi tham khảo:

  • Phí thăm khám: 200,000 vnd – 1,000,000 vnd 
  • Phí lọc rửa tinh trùng: 500,000 vnd – 1,800,000 vnd
  • Thuốc kích và rụng trứng: 5,000,000 vnd – 7,000,000 vnd 
  • Phí thực hiện thủ thuật IUI: 1,000,000 vnd – 3,000,000 vnd

Đây là mức giá tham khảo, cặp đôi không nên dựa vào các con số này mà hãy hỏi trực tiếp tại bệnh viện mình dự định làm IUI. Ngoài ra sẽ có chi phí trữ đông tinh trùng, rã đông tinh trùng và các phí xét nghiệm khác có thể được chỉ định thêm.

Vậy tổng chi phí làm IUI là khoảng từ 7 triệu đến 20 triệu cho 1 lần thụ tinh nhân tạo tùy thuộc vào nhiều yếu tố đã kể trên.

Bên cạnh chuẩn bị chi phí làm IUI, cặp đôi còn cần chuẩn bị gì khác?

bên cạnh chuẩn bị chi phí làm IUI, cặp đôi nên chuẩn bị tâm lý thoải mái

Các cặp đôi cần chuẩn bị tâm lý trước nếu không thụ thai thành công. Đây là một phương pháp sẽ cần thực hiện lại nhiều lần cho tới khi cặp đôi đạt kết quả mong muốn. Chuẩn bị một tâm lý thoải mái còn mang lại một lợi ích khác là giúp tăng cơ hội thụ thai hơn.

Cặp đôi cũng cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt qua chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên để tăng tỷ lệ thành công hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn gì tăng khả năng thụ thai? 8 thói quen ăn uống bạn cần nhớ!

Bạn hãy chuẩn bị tài chính thật tốt để thực hiện phương pháp này cho các lần thử tiếp theo nếu lần này chưa thành công. Ngoài ra hãy thực hiện phương pháp này càng sớm càng tốt nhé.

[inline_article id =15952]

Không có một con số chính xác cho chi phí làm IUI vì còn dựa rất nhiều vào yếu tố. Song, nếu có mức thu nhập từ trung bình trở lên, cặp đôi hoàn toàn có thể lựa chọn bệnh viện phù hợp để làm thụ tinh nhân tạo. MarryBaby mong bạn sớm thụ thai thành công. 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Sau khi thụ tinh thành công, thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Thử thai bằng que là cách để xác định xem bạn có mang thai hay không thông qua việc kiểm tra lượng hormone Gonadotropin Chorionic (HCG). Bạn có thể tìm thấy HCG trong nước tiểu hoặc máu. Hormon này chỉ được tìm thấy khi thai đã làm tổ và tăng lên theo sự phát triển của rau. Song thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Tại sao thai chưa vào tử cung?

Trong thời kỳ rụng trứng, nếu cặp đôi có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, tinh trùng sẽ gặp trứng để thụ tinh và di chuyển xuống tử cung để phát triển.

Trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ vào niêm mạc tử cung.

Thai chưa vào tử cung trong thời gian này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Có thể trứng đã thụ tinh thành công, nhưng trứng chưa kịp đi xuống tử cung để làm tổ. Thời gian trứng đến tử cung thường từ 3 đến 5 ngày. Thời gian sẽ tăng lên đến 10 hay 14 ngày tùy vào cơ thể của mỗi người.
  • Trứng đã thụ tinh lại đi lạc và làm tổ tại vị trí khác nên tử cung không thấy thai. Điều này có thể gây nên tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Bởi vậy, nhiều cặp đôi muốn biết thai chưa vào tử cung thử que có lên không để thăm khám sớm, nhằm tránh thai ngoài tử cung (một tình trạng có thể đe dọa tính mạng người mẹ).

>> Bạn có thể tìm hiểu bài viết: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung

dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Hiện nay không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết thai chưa vào tử cung. 

Tuy vậy, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu mang thai sớm để xác định xem thai đã vào tử cung chưa. Các dấu hiệu có thể có gồm: Trễ kinh từ 7 đến 10 ngày, ngực căng và sưng, mệt mỏi, buồn nôn hoặc không, đi tiểu nhiều, tâm trạng thay đổi, cảm thấy cơ thể khác lạ, ra dịch âm đạo màu hồng nhạt.

Nếu bạn đã trễ kinh từ 5 đến 7 ngày mà chưa có những dấu hiệu mang thai trên thì có thể là dấu hiệu thai chưa vào tử cung. Bạn hãy đợi thêm 1 đến 2 tuần để chắc chắn hơn nhé.

Vậy thì thai chưa vào tử cung thử que có lên không? Bạn đọc phần tiếp theo nhé.

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không? Trước tiên, bạn cần biết que thử thai hoạt động dựa trên việc phản ứng với HCG trong cơ thể. HCG cần thời gian để tích tụ trong cơ thể, và sẽ tăng nhiều sau khi thai đã làm tổ trong tử cung. 

Vậy thai chưa vào tử cung mà bạn thử thai quá sớm có thể cho kết quả âm tính. Vì lúc này lượng HCG trong cơ thể chưa nhiều để thể hiện trên que thử thai. 

Sau vài tuần, lượng HCG trong cơ thể sẽ tăng cao, kết quả thử thai sẽ dương tính. Trong một số trường hợp, thai chưa vào tử cung nhưng thử que vẫn lên 2 vạch. Đó là do cơ thể bạn đặc biệt tiết HCG ngay sau khi trứng đã thụ tinh. Hai vạch có thể mở hay đậm tùy theo lượng HCG được sản xuất trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyên rằng sau khi quan hệ để thụ thai, bạn nên đợi từ 10 đến 12 ngày kể từ ngày trễ kinh để biết chắc rằng thai đã vào tử cung. Lúc này que thử thai sẽ cho kết quả dương tính.

Bạn có thể tìm hiểu: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác

Làm gì khi thử que hai vạch nhưng thai chưa vào tử cung? 

thai chưa vào tử cung thử que có lên không
Thai chưa vào tử cung thử que có lên không? Làm gì khi thử que hai vạch nhưng thai chưa vào tử cung? 

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không còn phụ thuộc thời điểm bạn thử que. Trong trường hợp thử que hai vạch, bạn nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ và kiểm tra xem thai đã phát triển và vào tử cung hay chưa. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm… Ngoài ra, bạn cũng nên làm các xét nghiệm để xem mình có mang thai ngoài tử cung không. Đặc biệt nếu có các dấu hiệu như ra dịch âm đạo màu nâu (rong kinh), đau bụng dưới hay đau khi đi tiểu. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chẩn đoán thai ngoài tử cung – biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

[inline_article id =286910] 

MarryBaby hy vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi thai chưa vào tử cung thử que có lên không. Bạn không nên thử que ngay sau khi thụ thai. Hãy đợi qua 10 ngày hoặc hơn để chắc chắn thai đã vào tử cung. Trong khi đó hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt bằng thực đơn dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Quan trọng là hãy tạo tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi và tập thể dục nhẹ nhàng để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé. 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Xuất tinh ngược là gì? Liệu có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Vậy xuất tinh ngược là gì? MarryBaby sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc ngay sau đây.

Xuất tinh ngược là gì?

Đây là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua niệu đạo khi xuất tinh. Khi đó dù chàng vẫn đạt cực khoái, nhưng tinh dịch xuất ra ngoài sẽ rất ít hoặc không có. Tình trạng này còn được gọi là cực khoái khô. 

Xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không?

Nhiều người khi tìm hiểu xuất tinh ngược là gì cũng thường thắc mắc xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không. Mặc dù đây là tình trạng rối loạn chức năng phóng tinh song xuất tinh ngược dòng không có hại vì chỉ gây ra 0,3–2% trường hợp vô sinh. Tuy vậy, nếu đang mong muốn thụ thai thì phái mạnh vẫn nên cẩn thận với xuất tinh ngược dòng và đi bệnh viện để bác sĩ điều trị sớm.

Ngoài ra, xuất tinh ngược sẽ khiến quý ông giảm cực khoái vì tâm lí lo lắng không xuất tinh được hoặc xuất tinh rất ít, thậm chí còn khiến giảm lửa yêu cho cặp đôi. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Quan hệ không có cảm giác phải làm sao? Vấn đề lớn của nhiều cặp đôi

Yếu tố nguy cơ xuất tinh ngược là gì?

Yếu tố nguy cơ xuất tinh ngược là gì? Nam giới phẫu thuật
Yếu tố nguy cơ xuất tinh ngược là gì?

Đàn ông có nhiều nguy cơ bị xuất tinh ngược nếu: 

  • Bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Đã phẫu thuật tuyến tiền liệt (tỉ lệ chiếm khoảng 10-15% khi mổ cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo) hoặc bàng quang
  • Đã phẫu thuật tuyến tiền liệt và niệu đạo.
  • Đã bị thương hoặc phẫu thuật tủy sống.
  • Đã từng phẫu thuật vùng chậu hoặc trực tràng.
  • Có vấn đề về cấu trúc liên quan đến niệu đạo.
  • Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc điều trị tuyến tiền liệt như amsulosin (Flomax), alfuzosin (Uroxatral), hoặc terazosin (Cardura), thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm.

>> Bạn có thể muốn biết thêm: “Điểm mặt” 9 thực phẩm gây vô sinh ở nam giới cần biết!

Nguyên nhân xuất tinh ngược là gì?

Một số tình trạng có thể gây ra các vấn đề với cơ đóng bàng quang trong quá trình xuất tinh. Bao gồm:

Phẫu thuật cổ bàng quang, phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc cho ung thư tinh hoàn hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt. 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt và trầm cảm

Tổn thương dây thần kinh do tình trạng bệnh lý gây ra, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc chấn thương tủy sống.

Chẩn đoán xuất tinh ngược dòng như thế nào? 

Cách chuẩn đoán xuất tinh ngược là gì? Nếu phái mạnh xuất tinh ít hoặc không xuất tinh khi đạt cực khoái thì các chẩn đoán sau đây sẽ giúp bạn biết mình có bị xuất tinh ngược hay không:

  • Thăm khám: Bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng và khoảng thời gian gặp tình trạng này. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bất kỳ vấn đề sức khỏe, phẫu thuật hoặc ung thư mà bạn từng mắc phải. Kể cả những loại thuốc mà bạn đã dùng.
  • Khám sức khỏe tổng quát: Có thể bao gồm khám dương vật, tinh hoàn và trực tràng.
  • Kiểm tra nước tiểu: Nhằm tìm tinh dịch sau khi đạt cực khoái. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi vệ sinh để đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Thủ dâm đến khi đạt cực khoái và sau đó cung cấp mẫu nước tiểu để bác sĩ phân tích. Nếu trong nước tiểu xuất hiện một lượng tinh trùng thì bạn đã bị xuất tinh ngược dòng.

>> Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

Cách điều trị xuất tinh ngược dòng

Cách điều trị xuất tinh ngược là gì
Cách điều trị xuất tinh ngược là gì?

Cách điều trị xuất tinh ngược là gì? Thuốc điều trị xuất tinh ngược chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác, bao gồm:

  • Imipramine, thuốc chống trầm cảm
  • Midodrine, một loại thuốc làm co mạch máu
  • Chlorpheniramine và brompheniramine, thuốc kháng histamine giúp giảm dị ứng
  • Ephedrine, pseudoephedrine và phenylephrine, các loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường

Những loại thuốc này giúp giữ cho cơ cổ bàng quang đóng lại trong quá trình xuất tinh. Mặc dù chúng thường là một phương pháp điều trị hiệu quả cho xuất tinh ngược, nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị xuất tinh ngược có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, có thể gây nguy hiểm nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bệnh tim.

Thuốc nói chung sẽ không giúp ích gì nếu xuất tinh ngược do phẫu thuật gây ra những thay đổi cơ thể vĩnh viễn về giải phẫu. Ví dụ như phẫu thuật cổ bàng quang và cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Nếu thuốc bạn đang dùng làm ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc trong một khoảng thời gian.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đàn ông thích gì khi quan hệ? 17 điều mà cô vợ nào cũng nên biết!

Lưu ý khi bị xuất tinh ngược

Lưu ý khi bị xuất tinh ngược là gì? Nếu bạn bị xuất tinh ngược nhưng bác sĩ không tìm thấy tinh dịch trong bàng quang, bạn có thể gặp vấn đề với việc sản xuất tinh trùng. Điều này có thể do tổn thương tuyến tiền liệt hoặc các sản xuất tinh trùng do phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư vùng chậu gây ra.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn không bị xuất tinh ngược sau khi làm các bài chuẩn đoán. Bạn có thể cần xét nghiệm thêm hoặc được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân.

[inline_article id=257793]

Đọc đến đây có lẽ bạn đã biết xuất tinh ngược là gì. Nếu được chuẩn đoán bị xuất tinh ngược, bạn đừng quá lo lắng mà hãy điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra hãy duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản và bổ sung các thực phẩm giúp tăng chất lượng tinh trùng nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Thụ tinh nhân tạo là gì và những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Thụ tinh nhân tạo (Intrauterine insemination – IUI) là một trong những phương pháp điều trị vô sinh mà bác sĩ sẽ rửa sạch và cô đặc tinh trùng rồi đặt trực tiếp vào tử cung của người vợ trong khoảng thời gian rụng trứng để thụ tinh. 

Mục đích của thụ tinh nhân tạo là gì?

Mục đích của việc thụ tinh nhân tạo là gì? Đó là để tinh trùng bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cặp đôi khó thụ thai, thụ tinh nhân tạo có thể được kết hợp với theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc với thuốc hỗ trợ sinh sản. Cặp đôi nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để xác định kế hoạch điều trị tốt nhất cho mình.

Khi nào áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?

Thụ tinh nhân tạo là gì? Khi nào nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?
Thụ tinh nhân tạo là gì? Khi nào nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo?

Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì. Một số trường hợp nên áp dụng thụ tinh nhân tạo bao gồm:

♦ Số lượng tinh trùng ít hoặc suy yếu

Nếu tinh trùng của “phái mạnh” ít, yếu, di chuyển chậm và có hình dạng kỳ lạ thì cặp đôi nên biết thụ tinh nhân tạo là gì và xem xét áp dụng lựa chọn này.

♦ Người vợ bị dị ứng tinh dịch

Một số ít trường hợp phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch của bạn đời với các triệu chứng như bỏng rát, sưng tấy và tấy đỏ ở âm đạo.

Trong khi đó, phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng trong quá trình lọc rửa tinh trùng.

♦ Sử dụng tinh trùng của người hiến tặng

Phương pháp thụ tinh nhân tạo phù hợp đối với nam giới không có tinh trùng hoặc có chất lượng tinh trùng thấp đến mức không thể sử dụng.

Phụ nữ độc thân hoặc các cặp nữ đồng giới mong muốn thụ thai cũng có thể sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để có con thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. 

♦ Rối loạn chức năng xuất tinh hoặc cương cứng

Khi nam giới không thể đạt được và duy trì sự cương cứng hoặc không thể xuất tinh thì phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ cần được xem xét.

♦ Vô sinh không rõ nguyên nhân

Nếu là vô sinh không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên cặp đôi nên tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì để từ đó lựa chọn có nên thực hiện phương pháp này không.

♦ Các vấn đề về chất nhầy cổ tử cung hoặc các vấn đề khác với cổ tử cung

Chất nhầy do cổ tử cung tiết ra giúp tinh trùng di chuyển từ âm đạo, qua tử cung và đến ống dẫn trứng. Chất nhầy đặc có thể khiến tinh trùng khó bơi. Thụ tinh nhân tạo sẽ giúp tinh trùng rút ngắn thời gian di chuyển đến tử cung để gặp trứng. 

Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) được thực hiện khá đơn giản nhưng có hiệu quả tốt, đồng thời không xâm lấn nhiều và giá cả cũng ổn hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nếu quan tâm thụ tinh nhân tạo là gì, có lẽ bạn cũng sẽ muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm IUI thành công ngay lần đầu với bài đọc tại đây.

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người
Hình ảnh cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người

Nếu muốn biết cận cảnh cách thụ tinh nhân tạo là gì để hiểu hơn về quy trình thực hiện, mời bạn đọc tiếp phần dưới đây. 

1. Rụng trứng

Thời điểm rụng trứng rất quan trọng để đảm bảo tinh trùng được tiêm vào đúng lúc. Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng 10 đến 16 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc hỗ trợ sinh sản để người vợ rụng một hay nhiều trứng. 

>> Bạn có thể quan tâm: Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không mẹ biết chưa?

2. Thu thập tinh trùng và xử lý mẫu 

Phái mạnh cần cung cấp một mẫu tinh trùng tươi vào ngày làm thủ tục thụ tinh nhân tạo. Mẫu tinh trùng có thể lấy vào trước đó và ngân hàng tinh trùng sẽ đông lạnh mẫu cho đến khi sử dụng. Tinh trùng sẽ thông qua một quá trình được gọi là “rửa tinh trùng” để chọn ra một lượng tinh trùng khỏe mạnh. 

3.Thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo

Sẽ thật sơ sót nếu tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì mà bỏ qua cách thực hiện phương pháp này.

Cận cảnh thụ tinh nhân tạo cho người rất đơn giản và chỉ mất vài phút. Sau khi làm sạch cổ tử cung bằng tăm bông, bác sĩ sẽ đưa một mỏ vịt vào âm đạo của người vợ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua âm đạo vào tử cung. Cuối cùng bơm mẫu tinh trùng đã rửa sạch vào buồng tử cung.

>> Bạn có thể quan tâm: Sau khi bơm tinh trùng có nên quan hệ không và giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa

4. Nghỉ ngơi sau thủ thuật

Bác sĩ có thể yêu cầu “phái đẹp” nằm nghỉ 10 đến 30 phút sau khi thụ tinh. Điều này giúp cơ thể chị em ổn định và tăng cơ hội thụ thai hơn. 

5. Về nhà và nghỉ ngơi

Khi thủ tục hoàn tất, bác sĩ có thể cung cấp cho chị em progesterone để duy trì niêm mạc tử cung và làm tăng cơ hội trứng làm tổ ở tử cung. Sau đó, bạn có thể trở về nhà và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình.

6. Thử thai tại nhà

Bạn có thể thử thai sau khoảng 2-3 tuần sau thụ tinh nhân tạo. 

Lưu ý trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo là gì?

sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu thụ nhân tạo là gì mà không quan tâm đến những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công
Sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu thụ nhân tạo là gì mà không quan tâm đến lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Các bác sĩ luôn khuyến khích việc chồng đưa vợ đi thụ tinh nhân tạo. Không chỉ có chồng đưa vợ đi thụ tinh nhân tạo, mà nếu bạn là người đồng giới nữ hay phụ nữ độc thân thì hãy đi cùng với bạn đời hay người thân của mình khi thực hiện phương pháp này.

Có người thân đi cùng sẽ giúp chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ có thể giúp cặp đôi giải đáp thụ tinh nhân tạo là gì, khám tiền sử bệnh của cả hai, khám sức khỏe, khám lâm sàng và làm xét nghiệm để chắc chắn phương pháp thụ tinh nhân tạo là phù hợp với cặp đôi. 

Ngoài ra, cặp đôi hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt thông qua các món ăn tốt cho sức khỏe trước khi mang thai, thực phẩm làm tăng chất lượng tinh trùng, để ý các lối sống ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chuẩn bị một tinh thần cởi mở, tích cực trước khi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo.

[inline_article id=66675]

Đọc đến đây có lẽ cặp đôi đã biết được thụ tinh nhân tạo là gì. MarryBaby chúc bạn thụ thai thành công với phương pháp này nhé.

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Góc thắc mắc: Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI giúp tinh trùng khỏe mạnh đến gần trứng hơn khi buồng trứng phóng noãn. Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng là điều các cặp vợ chồng rất quan tâm. Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề này. Hãy theo dõi để có được câu trả lời bất ngờ nhé!

Phương pháp IUI là gì?

Trước khi tìm hiểu sau bơm IUI thì tinh trùng gặp trứng, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này. IUI là phương pháp hỗ trợ sinh sản; trong đó tinh trùng được bơm trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ. Phương pháp này thường được áp dụng trước các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.

Những cặp vợ chồng sau thường được chỉ định điều trị phương pháp IUI:

  • Phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân hoặc các cặp đồng tính nữ.
  • Vợ/chồng hoặc cặp vợ chồng bị vô sinh không rõ nguyên nhân.
  • Người vợ bị vô sinh liên quan đến lạc nội mạc tử cung.
  • Người chồng có tinh trùng yếu.
  • Người vợ có chất nhầy ở cổ tử cung quá đặc gây cản trở di chuyển của tinh trùng.
  • Người vợ gặp các vấn đề về sự rụng trứng.
  • Người phụ nữ bị dị ứng tinh dịch.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ đúng cách để có thai nhanh nhất các cặp vợ chồng cần biết

Thụ thai bằng phương pháp IUI khác với thụ thai tự nhiên thế nào?

Sau bơm iui bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Sự khác biệt giữa iui và quá trình thụ thai
Sau bơm iui bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Để hiểu sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng, chúng ta cần biết rõ quá trình thụ thai tự nhiên và IUI khác nhau ra sao. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland ở Mỹ chia sẻ; trong quá trình thụ thai tự nhiên, tinh trùng phải đi từ âm đạo qua cổ tử cung để vào tử cung và đến ống dẫn trứng.

Trong quá trình đó chỉ 5% tinh trùng có thể đi từ âm đạo đến tử cung. Và khi buồng trứng phóng thích trứng, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng để gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ thai.

Còn với phương pháp IUI, tinh trùng được thu thập, rửa sạch và cô đặc để chỉ còn lại những tinh trùng chất lượng cao. Sau đó, tinh trùng này được đặt trực tiếp vào tử cung của người vợ bằng một ống thông mỏng. Quá trình này đưa tinh trùng đến gần ống dẫn trứng hơn. Vì vậy, IUI giúp tinh trùng gặp trứng dễ dàng hơn. Vì phương pháp này cắt giảm thời gian và quãng đường di chuyển của tinh trùng giúp tăng khả năng mang thai.

Vậy sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Mời các bạn cùng xem tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Đây là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng quan tâm trước khi cân nhắc thực hiện phương pháp IUI. Vậy sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Theo các chuyên gia tại bệnh viên Mayo ở Mỹ; thời gian thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung rất quan trọng.

Để làm điều này, người vợ có thể sử dụng que thử rụng trứng trong nước tiểu tại nhà để kiểm tra nồng độ hormone luteinizing (LH); hoặc bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm qua ngã âm đạo để xác định ngày rụng trứng. Một số người có thể được bác sĩ cho uống thuốc hoặc tiêm thuốc giúp kích thích rụng trứng.

Khi trứng đã rụng từ 1-2 ngày, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung của người vợ. Như vậy, sau bơm iui bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Quá trình này diễn ra từ 24-36 giờ sau khi tinh trùng được đưa vào tử cung.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

Sau IUI 7 ngày thử que 1 vạch có thai không?

Chú thích: Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng và thử thai sau 7 ngày IUI được không?
Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng và thử thai sau 7 ngày IUI được không?

Như vậy, bạn đã biết sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng rồi phải không? Vậy còn sau IUI 7 ngày thử que 1 vạch thì đã có thai chưa? Câu hỏi này về thử thai sau 7 ngày IUI sẽ được MarryBaby giải đáp ngay thôi.

Theo chuyên gia tại bệnh viện Mayo chia sẻ; dấu hiệu mang thai của phụ nữ xuất hiện khi tinh trùng thụ tinh với trứng và trứng đã thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung. Điều này sẽ cần đến 2 tuần mới nhận biết rõ các dấu hiệu mang thai. Vì vậy sau IUI 7 ngày thử que 1 vạch do hormone thai kỳ vẫn chưa xuất hiện. Và bạn cần phải thử lại sau đó 1 tuần nữa để có kết quả chính xác hơn nhé.

Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Biểu hiện IUI thành công là gì?

Khi đã hiểu sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng; chúng ta cũng cần nhận biết các biểu hiện khi IUI thành công nữa. Dưới đây là các dấu hiệu bạn có thể nhận biết dễ nhất:

  • Ra máu âm đạo sau khi thực hiện IUI 2 tuần. Điều này cho thấy quá trình mang thai đang diễn ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị chảy máu sau 6-12 ngày sau khi thụ thai thành công.
  • Cũng giống như thụ thai tự nhiên, trễ kinh cũng là biểu hiện IUI thành công khi bạn đang mong chờ kết quả.
  • Nếu ngực của bạn bị đau và nhạy hơn có kèm với dấu hiệu chậm kinh nguyệt thì hãy thử thai ngay nhé.
  • Mệt mỏi và buồn ngủ sau khi thực hiện IUI có thể do hormone thai kỳ tăng lên.
  • Bạn cũng có thể buồn nôn do ốm nghén vì lượng hormone estrogen ngày càng tăng cao.
  • Bạn cũng có thể cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn kỳ lạ do thay đổi của hormone trong cơ thể

Việc hiểu rõ sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng và các biểu hiện IUI thành công sẽ giúp các cặp vợ chồng hiểu hơn về phương pháp này. Tuy nhiên, vợ chồng bạn cũng cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này theo chia sẻ của phần tiếp theo.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai nguyên nhân do đâu?

Những lưu ý sau khi thực hiện phương pháp IUI

Ngoài vấn đề sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng; các cặp vợ chồng cần lưu ý những điều sau:

  • Người vợ có thể bị nhiễm trùng do thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung.
  • Ngoài ra, đôi khi quá trình đặt ống thông vào tử cung khiến chảy một ít máu âm đạo. Nhưng điều này thường không ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
  • Phương pháp IUI không liên quan đến việc tăng nguy cơ người phụ nữ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn). Tuy nhiên, khi phối hợp với các thuốc kích thích rụng trứng; thì nguy cơ mang đa thai của người vợ sẽ tăng cao hơn.

Sau khi thực hiện IUI, bác sĩ sẽ yêu cầu vợ chồng bạn quay lại bệnh viện sau 2 tuần để kiểm tra kết quả. Nếu không có thai, vợ chồng bạn có thể thử IUI thêm lần nữa trước khi chuyển sang các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Thông thường, liệu pháp tương tự được sử dụng trong 3-6 tháng để tối đa hóa cơ hội mang thai.

[inline_article id=274124]

Hy vọng bài viết về sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng sẽ giúp ích cho vợ chồng bạn. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui nhé!

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

Vô sinh không còn xa lạ với xã hội hiện nay. Do đó, nhiều cặp đôi thường muốn biết cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), vô sinh là một tình trạng mà một cặp đôi nam nữ không thể có thai sau 12 tháng hoặc hơn khi quan hệ tình dục thường xuyên không dùng các phương pháp tránh thai. Các ước tính cho thấy có khoảng 48 triệu cặp vợ chồng và 186 triệu cá nhân sống chung với tình trạng vô sinh trên toàn cầu. 

Ở nam giới, vô sinh phổ biến nhất là do các vấn đề trong việc phóng tinh dịch, không có hoặc ít tinh trùng, hoặc có bất thường về hình dạng (hình thái) và chuyển động (khả năng di chuyển) của tinh trùng.

Ở nữ giới, vô sinh có thể do một loạt các bất thường của buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng và hệ thống nội tiết…

>> Bạn có thể quan tâm: Vô sinh là gì và những điều bố mẹ cần biết

Trước khi tìm hiểu cách kiểm tra xem mình có có bị vô sinh không, bạn nên biết khi nào thì cần kiểm tra xem mình có bị vô sinh không.

Khi nào thì cần kiểm tra xem mình có bị vô sinh không?

1. Khó thụ thai

Nếu qua một năm sinh hoạt tình dục đều đặn mà các cặp đôi vẫn chưa thành công trong việc thụ thai thì nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. 

2. Có tiền sử về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản

Các chuyên gia còn nhấn mạnh các cặp vợ chồng không cần đợi qua một năm mới đi khám bác sĩ hay thực hiện cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không. Cặp đôi hãy khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai người có những tiền sử sau:

3. Chuẩn bị lập gia đình hoặc muốn khám tổng quát

Nếu bạn đang chuẩn bị lập gia đình, hoặc thậm chí vẫn đang độc thân nhưng muốn bảo vệ sức khỏe tốt thì có thể tìm cách kiểm tra xem mình có hoặc có nguy cơ bị vô sinh không hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra kĩ càng và tư vấn.

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không

Bạn sẽ biết được sức khỏe sinh sản của mình qua những cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các yếu tố nguy cơ, qua các bài kiểm tra và xét nghiệm cũng như qua thăm khám.

1. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các yếu tố nguy cơ

cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không - cô gái buồn

Các yếu tố nguy cơ được xem là những tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ vô sinh ở mọi giới gồm:

  • Tuổi: Trên 35 tuổi đối với nữ hoặc trên 40 tuổi đối với nam).
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Rối loạn ăn uống, bao gồm chứng chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ
  • Sử dụng rượu quá mức
  • Tiếp xúc với các chất độc trong môi trường, chẳng hạn như chì và thuốc trừ sâu
  • Tập thể dục quá sức
  • Xạ trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng
  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Các vấn đề về cân nặng (béo phì hoặc nhẹ cân)

>> Bạn có thể quan tâm: Hiếm muộn ở nam và nữ, những điều các cặp đôi cần quan tâm

2. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua thăm khám

Theo cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không này, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (National Health Service – NHS) cho biết, một số câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn bao gồm:

♦ Những lần mang thai và sinh con trước đây

Bác sĩ sẽ hỏi về những biến chứng của lần mang thai trước đồng thời hỏi xem bạn có từng sảy thai trước đây không. Nếu bạn là nam giới, bác sĩ có thể hỏi bạn đã có con riêng nào từ những mối quan hệ trước đây chưa.

♦ Khoảng thời gian cố gắng thụ thai

Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không theo khoảng thời gian cố gắng thụ thai. Khoảng 84% cặp đôi thụ thai trong vòng 1 năm nếu quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên (tần suất quan hệ 2-3 ngày/lần). Trong số những người không thụ thai trong năm đầu tiên, khoảng 50% sẽ thụ thai vào năm thứ hai. Vì thế, nếu bạn dưới 40 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong vòng 1 năm nhưng thất bại, bạn có thể được tư vấn nên cố gắng thêm một thời gian.

♦ Tần suất quan hệ tình dục

Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đơn giản nhất. Tần suất và những khó khăn khi quan hệ tình dục là việc mà bác sĩ sẽ quan tâm và hỏi. Lúc này, bạn cần cởi mở và trung thực để tìm được hướng khắc phục.

♦ Khoảng thời gian kể từ khi ngừng tránh thai

Bác sĩ sẽ hỏi loại biện pháp tránh thai và thời điểm mà bạn ngừng sử dụng trước đây. Đôi khi có thể mất một thời gian để một số loại tránh thai hết tác dụng nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

♦ Bệnh sử và các triệu chứng

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh bạn đã mắc trước đây. Bao gồm cả các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs). Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ đa khoa có thể hỏi bạn có kinh nguyệt đều đặn không. Bạn có bị chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục hay không.

♦ Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Sau đó thảo luận về các phương pháp điều trị thay thế. Bạn nên kể bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào đang sử dụng, bao gồm cả các biện pháp thảo dược và thực phẩm chức năng.

3. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thông qua các bài xét nghiệm

cách kiểm tra mình có bị vô sinh không qua các bài xét nghiệm và kiểm tra
Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không qua các bài xét nghiệm

♦ Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nữ giới

Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nữ giới có thể được thực hiện qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu bao gồm cả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra các vấn đề về cấu trúc hoặc dấu hiệu của bệnh.
  • Siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo: Bác sĩ đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo để tìm các vấn đề về hệ thống sinh sản.
  • Nội soi tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ vào buồng tử cung để kiểm tra.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SonohysterographySIS): Tử cung của bạn sẽ được làm đầy bằng nước muối (nước muối đã khử trùng) và tiến hành siêu âm qua ngã âm đạo.
  • Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang Hysterosalpingogram – HSG): Bác sĩ sẽ bơm 1 chất cản quang vào buồng tử cung sau đó chụp lại theo thời gian để đánh giá sự thông thương và chức năng buồng tử cung, vòi trứng.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào ổ bụng qua một vết rạch nhỏ ở bụng. Nội soi vùng chậu giúp xác định các vấn đề như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và mô sẹo.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ hormone, bao gồm cả hormone tuyến giáp. Đây là cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không phổ biến. 

>> Bạn có thể quan tâm: 3 yếu tố phong thủy phụ nữ khó mang thai gia đình bạn cần biết

♦ Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không ở nam giới

Các phương pháp giúp chẩn đoán hoặc loại trừ vấn đề sinh sản của nam giới có thể là:

  • Phân tích tinh dịch: Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều mẫu tinh dịch để phân tích. Tinh dịch thường có được bằng cách thủ dâm hoặc bằng cách gián đoạn giao hợp. Sau đó xuất tinh tinh dịch của bạn vào một vật chứa sạch.
  • Kiểm tra nội tiết tố: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu để xác định mức độ testosterone và các kích thích tố nam khác.
  • Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để xác định xem liệu có khiếm khuyết di truyền gây vô sinh hay không.
  • Sinh thiết tinh hoàn:  Để xác định các bất thường góp phần gây vô sinh hoặc để lấy tinh trùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
  • Hình ảnh: Trong một số tình huống nhất định, các nghiên cứu hình ảnh như chụp MRI não, siêu âm qua trực tràng hoặc bìu, hoặc kiểm tra ống dẫn tinh (chụp ống dẫn tinh) có thể được thực hiện.
  • Kiểm tra chuyên khoa khác: Trong một số trường hợp hiếm, các xét nghiệm khác để đánh giá chất lượng của tinh trùng có thể được thực hiện, chẳng hạn như đánh giá mẫu tinh dịch để tìm các bất thường về DNA.

>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu vô sinh ở nam giới và những điều cân biết

Nếu sức khỏe của bạn và bạn đời là hoàn toàn bình thường sau khi thực hiện cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không thì xin chúc mừng bạn. Song nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc thụ thai, bạn có thể tìm hiểu thêm những nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai ở đây để tìm cách khắc phục sớm.

Vô sinh hiện nay vẫn là cản trở lớn nhất của các cặp vợ chồng trong hành trình đến với đứa con của mình. Tuy vậy, bạn cũng cũng đừng nên quá lo lắng khi bị vô sinh. Lúc này, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu những món ăn dễ thụ thai, thay đổi những lối sống ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thử tư thế quan hệ dễ thụ thai và tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. MarryBaby chúc bạn sớm thành công và có tin vui. 

[inline_article id=271716]