Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Ăn đúng để tăng khả năng sinh sản

Cũng như các dưỡng chất trong thực phẩm có thể giúp ích cho việc sinh sản, có một số thức ăn và hóa chất được bổ sung vào thực phẩm dễ gây hại cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Khi lên thực đơn dinh dưỡng trước khi mang thai, bạn nhớ lưu ý 9 điều sau nhé!

Ăn uống tăng khả năng sinh sản
Để duy trì một hệ sinh sản khỏe mạnh, dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý

1/ Ăn nhiều rau và trái cây 

Ưu tiên các loại rau, trái cây hữu cơ nhiều dinh dưỡng và không có hóa chất độc hại. Sản phẩm thông thường chứa các thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có hại đã được chứng minh là gây tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ.

2/ Ăn sản phẩm bơ sữa thô, còn nguyên chất béo, hữu cơ

Cần lưu ý rằng những thực phẩm bơ sữa như sữa và phô mai có thể làm cơ thể sung huyết. Trong trường hợp bị các vấn đề sinh sản như buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung, thực phẩm bơ sữa có thể khiến tình trạng mất cân bằng xấu hơn. Bạn nên quan sát xem cơ thể mình phản ứng thế nào với nó. Cần tránh những thực phẩm bơ sữa phi hữu cơ vì nó chứa các hoóc-môn và chất kháng sinh bổ sung có thể góp phần gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

3/ “Kết thân” với cá nước lạnh

Cá cung cấp các a-xit béo thiết yếu hỗ trợ cho quá trình sản xuất hormone, giảm sưng viêm, và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Cá còn là một nguồn protein và vitamin A tuyệt vời. Tránh ăn cá biển lớn như cá ngừ vây vàng, cá kiếm và cá mú Chile vì chúng có khả năng chứa nhiều thủy ngân. Tốt nhất, nên ưu tiên các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá tuyết và cá bơn. Đặc biệt, khi chọn cá hồi, bạn nên tránh mua cá hồi nuôi vùng Bắc Đại Tây Dương và thay vào đó chọn cá hồi hoang dã. Cá hồi nuôi có các chất kháng sinh và màu nhuộm thực phẩm độc hại.

[inline_article id=63372]

4/ Chọn thịt từ động vật ăn cỏ và hữu cơ

Gia súc được nuôi theo cách thông thường chứa hàm lượng cao các hoóc-môn bổ sung và thuốc kháng sinh có thể góp phần gây ra tình trạng dư thừa estrogen. Mặt khác, thịt từ gia súc ăn cỏ lại là nguồn cung cấp tốt axit béo thiết yếu, ít chất béo bão hòa và là nguồn protein tuyệt vời. Nếu đang bị lạc nội mạc tử cung, bạn nên giảm bớt lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể. Một nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan giữa mức tiêu thụ thịt đỏ cao với bệnh lạc nội mạc tử cung.

5/ Chỉ chọn thịt gà thả vườn/hữu cơ

Gà nuôi theo kiểu thông thường sống trong môi trường bẩn, chuồng trại chật hẹp, ăn uống phi hữu cơ và thường bị cho ăn thực phẩm biến đổi gien. Vì vậy, khi mua thịt gà, bạn nên chọn gà không nuôi nhốt, thả vườn hoặc hữu cơ. Lý tưởng nhất là mua thịt gà từ một nông trại địa phương chuyên nuôi gà đi bộ.

6/ Chỉ ăn ngũ cốc nguyên hạt 

Ngũ cốc nguyên hạt chứa đầy chất xơ, các vitamin quan trọng và những thành phần bổ trợ tiêu hóa. Chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các hoóc-môn dư thừa và giữ lượng đường huyết ở mức cân bằng. Tránh dùng thực phẩm và ngũ cốc đã qua chế biến cũng như loại trắng tinh chế như bánh mì trắng, pasta làm từ bột hòn, và gạo trắng. Thay vào đó, bạn nên chọn bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt hoặc ngũ cốc nguyên hạt cho nảy mầm, pasta bột gạo hoặc lúa mì nguyên hạt, hạt quinoa (diêm mạch) và gạo nâu.

Ngũ cốc nguyên hạt tăng khả năng sinh sản
Giàu vitamin, chất xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tuyệt vời tăng cường sức khỏe sinh sản

7/ Ăn thực phẩm nhiều chất xơ 

Chất xơ giúp điều hòa lượng đường huyết nhờ đó giảm các vấn đề về sinh sản như PCOS, các rắc rối liên quan đến hệ miễn dịch đồng thời tăng cường sự cân bằng hoóc-môn khỏe mạnh. Một số ví dụ cho thực phẩm giàu chất xơ là trái cây, rau, rau rậm lá màu tối và đậu.
Tránh dùng đậu nành ở bất kỳ hình thức nào trừ dạng được lên men như miso (món Nhật) và tempeh (món đậu nành lên men chiên giòn của Indonesia).

Thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là chứa các đặc tính bắt chước estrogen. Tốt nhất không nên chọn những thực phẩm đậu nành đã qua chế biến như sữa đậu nành, burger đậu nành, bột protein đậu nành, khoai đậu nành chiên (giống khoai tây chiên), thịt đậu nành và phô mai đậu nành để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực lên sự cân bằng hormone. Nếu bạn đang bị chứng giảm hoạt động của tuyến giáp, cần tránh xa đậu nành hoàn toàn.

8/ Tránh dùng đường tinh luyện hoặc nước ép đóng chai

Nước ép được tiệt trùng như nước táo, nước cam đóng chai và những loại nước ép trái cây đóng hộp khác chứa đường cô đặc, có thể làm rối loạn mức đường huyết của bạn và tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, cần tránh dùng bất kỳ loại đường đã qua xử lý/tinh luyện và nhân tạo. Bạn có thể dùng đường nâu, đường thốt nốt, đường phèn, mật ong để thay thế.

9/ Uống nhiều nước sạch

Hàng ngày bạn cần đảm bảo uống nước sạch, tinh khiết hoặc đã được lọc. Tốt nhất nên tránh uống nước đóng chai vì một số loại nhựa trong chai có thể góp phần tăng mất cân bằng hoóc-môn. Tránh nước máy, vì nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nước máy bị lẫn các thuốc trừ sâu độc hại từ nạn ô nhiễm đất nông nghiệp.

[inline_article id=88601]

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Điểm danh 7 loại thuốc dễ gây vô sinh

Cùng với khả năng chữa bệnh, thành phần của một số loại thuốc còn gây tác dụng lên các loại hoóc-môn của cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng ở nữ và sản xuất tinh trùng ở nam giới. Dưới đây là một số loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bạn nên thêm vào sổ tay của mình.

Thuốc gây vô sinh
Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở cả nam lẫn nữ

1/ Thuốc chống trầm cảm

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cương dương hay suy giảm chất lượng tinh trùng… là những tác dụng phụ của việc uống thuốc trầm cảm. Nguyên nhân là do chất amitriptyline, imipramine, clomipramine…, thành phần chủ yếu của thuốc trầm cảm đều là những chất gây tác động lên hoóc-môn, làm suy giảm khả năng sinh sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và cho ra mắt loại thuốc đã được loại bỏ bớt những thành phần này.

2/ Thuốc chữa động kinh

Gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của tuyến yên, thuốc chữa động kinh được các chuyên gia xếp vào danh mục những loại thuốc dễ gây vô sinh, hiếm muộn nhất. Thậm chí, những phụ nữ bị động kinh còn được khuyến cáo không nên mang thai, bởi dù thành công, việc sử dụng thuốc động kinh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, gây dị tật thai nhi.

3/ Thuốc tăng cơ

Nghiên cứu cho thấy, những loại thuốc tăng cơ có thành phần corticosteroids hoặc anabolic steroids đều có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Đối với nam, thành phần này làm rối loại chức năng cương dương và làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Ở nữ, steroids sẽ tác động trực tiếp đến hoóc-môn kích thích nang trứng, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

[inline_article id=22880]

4/ Thuốc chống viêm

Theo một số nghiên cứu, thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroids như advil, aspirin… có thể là nguyên nhân gây vô sinh tạm thời ở nữ. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.

5/ Thuốc trị loét dạ dày Cimetidine

Cimetidine là một trong những loại thuốc được dùng để điều trị viêm loét dạ dày, thực quản… Tuy nhiên, nếu sử dụng trong một thời gian dài, cimetidine có thể gây tác dụng phụ như giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng và chức năng sinh hoạt tình dục… Thậm chí, trong một số trường hợp sử dụng cimetidine còn có thể gây liệt dương.

6/ Các loại thuốc tim mạch

Tác dụng phụ của hầu hết các loại thuốc tim mạch là suy giảm khả năng tình dục. Tốt nhất, khi chuẩn bị mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc có thể sử dụng. Đồng thời, báo với bác sĩ về thông tin của những loại thuốc đang sử dụng. Trong một vài trường hợp bệnh tim nặng, bạn có thể được bác sĩ khuyên không nên có thai để phòng ngừa nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

7/ Thuốc trị ung thư

Với mục đích điều trị tận gốc các tế bào ung thư, thuốc hóa trị ung thư có thể sẽ để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, trong đó có suy giảm khả năng sinh sản và vô sinh.

[inline_article id=99084]

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

[INFOGRAPHIC] Mang thai tuổi nào lý tưởng nhất?

Theo các chuyên gia, 25-29 tuổi là thời gian tốt nhất để thụ thai. Trong giai đoạn này, khả năng sinh sản của bạn đang ở mức đỉnh cao. Bạn sẽ mất ít thời gian chờ đợi hơn và tỷ lệ dị tật thai nhi cũng thấp hơn. Tuy nhiên, do áp lực tài chính hoặc do mong muốn tập trung phát triển sự nghiệp, nhiều phụ nữ lựa chọn việc sinh con muộn. Theo kết quả nghiên cứu, 29 tuổi là độ tuổi sinh con trung bình hiện nay. So với 20 năm về trước, tỷ lệ mẹ bầu tuổi 40 thậm chí tăng thêm gấp 3 lần.

Bạn định mang thai ở độ tuổi nào? Tham khảo infographic sau để tìm hiểu những ưu, khuyết điểm khi sinh con ở từng độ tuổi khác nhau. Đây sẽ là nền tảng giúp vợ chồng bạn chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ sắp tới của mình.

Độ tuổi lý tưởng đế mang thai
Mỗi độ tuổi mang thai khác nhau sẽ có những ưu, khuyết điểm riêng
Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu mong con hãy cập nhật ngay!

Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Ít người biết, xì hơi nhiều khi mới mang thai cho thấy bạn sắp “lên chức” rồi đấy. Nếu muốn biết rõ hơn vì sao lại như vậy? Mời mẹ đọc bài viết dưới đây.

Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai?

Nhiều người thường nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau khi quan hệ với bạn đời vài ngày. Theo đó, xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai là câu hỏi thường gặp. 

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầy bụng xì hơi khi mang thai: do sự thay đổi progesterone và do tử cung đột nhiên bị phình lên.

1. Thay đổi progesterone khiến xì hơi nhiều khi mới mang thai

Khi mang thai thì nội tiết tố progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên. Progesterone tăng làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, nên sinh ra quá nhiều khí và khiến bà bầu đầy bụng xì hơi khi mang thai.

2. Do tử cung đột nhiên bị phình lên làm xì hơi khi mang thai 

Khi mang thai, đặc biệt là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng phình lên chèn ép vào dạ dạy, đường ruột, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm, hình thành khí gây đầy hơi, làm tăng tình trạng xì hơi.

Xì hơi nhiều có phải mang thai không và xì hơi nhiều khi mang thai có sao không?  Theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường mà đa số các bà bầu đều gặp phải.

[quotation title=””]

Tuy nhiên nếu bị đầy hơi khi mang thai, kèm theo đau bụng hoặc quặn bụng hoặc nếu có máu trong phân thì đó là dấu hiệu nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

[/quotation]

Như vậy, mẹ đã biết xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không. Nếu thấy dấu hiệu này thường xuyên sau khi quan hệ tình dục với bạn đời, bạn nên dùng que thử thai để xem mình có mang thai không nhé.

Những biểu hiện liên quan khác

táo bón và xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai

Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không thì bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn mình có phải mang thai không thì bạn có thể xem thêm những dấu hiệu liên quan khác.

Loại trừ những nguyên nhân về sức khỏe, việc thường xuyên “ghé thăm” toilet cũng có thể là tin vui cho thấy bạn đang mang thai đấy!

1. Táo bón

Bên cạnh để tâm xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai, bạn nên lưu tâm xem mình có bị táo bón thường xuyên không.

Do sự thay đổi của hormone progesterone làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhiều bà bầu cũng sẽ bị táo bón.

Tuy nhiên, táo bón khi mang thai thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ, khi bụng mẹ đã hơi nặng nề. Chính sự gia tăng về cân nặng cũng như kích thước của thai nhi trong thời gian này làm gia tăng áp lực lên tử cung và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bà bầu.

2. Thường xuyên thèm ăn

Từ một người ăn rất ít và “ốm đói”, bỗng một ngày bạn nhận thấy mình ăn liên tục và không dừng được cảm giác đói bụng? Nếu đột nhiên thèm ăn và có sự gia tăng về cân nặng, rất có thể bạn đang có “tin vui” rồi đấy.

[inline_article id=291230]

3. Cảm thấy đầy bụng

Không chỉ quan tâm xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không mà nhiều người còn thắc mắc đầy bụng có thai không bởi 2 dấu hiệu này thường đi kèm cùng nhau.

Ngược lại với cảm giác thèm ăn, nhiều bà bầu cũng thường xuyên có cảm giác no no trong thời gian đầu khi mới mang thai. Tuy nhiên, nếu mang thai lần đầu, hẳn sẽ rất khó cho bạn để phát hiện điều này.

4. Đi tiểu thường xuyên

Nếu nhận thấy mình vừa xì hơi vừa đi tiểu nhiều thì cơ hội bạn đậu thai thành công rất cao. Do đó, thay vì hỏi xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không, lúc này bạn hãy thử thai để xem có “baby” chưa nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai có sao không và cách khắc phục hiệu quả

Cách giúp bầu giảm triệu chứng đầy bụng, xì hơi

Cách giúp bầu giảm triệu chứng đầy bụng, xì hơi

Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu đã có kết luận từ bác sĩ về việc mang thai, mẹ có thể làm giảm triệu chứng đầy bụng, xì hơi bằng cách:

  • Ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn quá nhiều một lúc, ăn ít buổi tối
  • Hạn chế đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
  • Uống nhiều nước, tránh những loại đồ nước có gas, nhiều đường
  • Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh
  • Ăn sữa chua
  • Mát xa bụng đúng cách
  • Vận động thích hợp, ngồi đúng cách, đi bộ sau bữa ăn
  • Giữ tâm trạng thoải mái

Nói tóm lại xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không thì câu trả lời là có nhưng không có gì chắc chắn nếu bạn chưa kiểm tra xem mình có những dấu hiệu mang thai khác không. Hãy theo dõi cơ thể và thử thai sớm. Nếu que thử thai cho 2 vạch thì bạn cần đến bác sĩ thăm khám sớm để có một thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=55048]

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Chọn tên hợp ngũ hành cho bé khỉ

Đặt tên cho con năm 2016
Sinh con năm 2016, chọn tên cho con như thế nào mới tốt?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ đại học Psychological Sciences Academic Centre và đại học New York, nếu mẹ chọn những tên gọi dễ phát âm khi đặt tên cho con, bé cưng thường có xu hướng thành công hơn. Ngược lại, theo chuyên gia David Figlio, giáo sư kinh tế và giáo dục tại Đại học Northwestern, tên gọi của bé cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ.

Cũng cho rằng tên gọi có ảnh hưởng đến vận mệnh tương lai của trẻ, nhưng triết học cổ Trung Hoa đặc biệt nhấn mạnh yếu tố ngũ hành, tương sinh tương khắc khi đặt tên cho bé. Theo đó, chào đời vào năm nào, bé cưng sẽ bị con giáp cầm tinh năm đó ảnh hưởng tính cách và vận mệnh của mình. Vậy, sinh con năm 2016, mẹ chọn tên cho con sao mới hợp ngũ hành?

1/ Chọn tên có bộ Mộc, bộ Nhân

Sinh năm Bính Thân 2016, bé khỉ của mẹ sẽ mang mệnh Sơn Hạ Hỏa. Vì vậy, những cái tên có bộ Mộc sẽ mang lại cho bé nhiều may mắn, vì Mộc sinh Hỏa. Bên cạnh đó, tên có bộ Nhân sẽ mang lại thành công cho bé trong tương lai.

Một số tên mẹ có thể tham khảo:

Tên cho bé gái: Mai, Đào, Linh, Diệp, Liễu, Trang, Kiều, Trúc, Thảo, Diệp, Liên, Anh, Kim, Hà, Băng, Thương, Nhi…

Tên cho bé trai: Tùng, Lâm, Bách, Đỗ, Đông, Tài, Kiệt, Khoa, Vinh, Tú, Đạo, Dương, Nhân, Hòa, Toàn, Sĩ, Tín, Bảo, Luân…

2/ Chọn tên có bộ Miên, bộ Sơn

Theo tiếng Hán, Miên có nghĩa là nhà, Sơn là núi. Đặt tên có những bộ này cho con sẽ giúp cuộc sống tương lai của bé yên ổn, phúc thọ an khang.

– Tên cho bé gái: Gia, An, Nghi, Yến, Dung, Ninh, San, Băng.

– Tên cho bé trai: Vũ, Phú, Hiến, Bảo, Định, Tân, Thẩm, Sơn, Giáp, Ngạn, Thân, Phong, Kỳ.

3/ Đặt tên cho con theo bộ Vương, Y, Sam, Mịch

Tử vi phương Đông cho rằng, nếu tên gọi của bé Khỉ có bộ Vương sẽ mang lại cho bé một cuộc sống giàu sang, sung túc. Ngược lại, nếu tên gọi có bộ Y, Sam hay Mịch, bé cưng sẽ có vẻ ngoài thanh tú, bắt mắt.

– Tên gọi cho bé gái: Ngọc, Trân, Châu, Dao, Cầm

– Tên gọi cho bé trai: Vương, Kỳ, Thành, Chương, Hi

[inline_article id=70681]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

6 dấu hiệu giúp anh xã nhận biết vợ mang thai

1. Ngực vợ bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường

Sự thay đổi ở ngực là một trong những biểu hiệu sớm, đầu tiên của việc mang thai. Khi bà xã bạn mang thai được hai tuần, sự thay đổi hormone có thể khiến ngực cô ấy nhạy cảm hơn, thậm chí sẽ cảm thấy đau khi chạm vào.

Thế nên, nếu nghe cô ấy la lên khi bạn lỡ đụng phải: “Ái da. Cẩn thận chứ anh” là dấu hiệu có thai sớm khá rõ ràng và bạn sẽ khó mà không để ý đấy!

2. Vợ bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường

Bạn về nhà và thấy vợ đang nằm nghỉ trên sofa. Hãy suy nghĩ trước khi phàn nàn rằng bạn chẳng được may mắn nằm dài cả buổi trưa như cô ấy.

Dấu hiệu mẹ mang thai
Nhận biết dấu hiệu có thai sớm của vợ và biết cách chăm sóc, quan tâm, các anh xã đã giúp san sẻ phần nào những mệt mỏi, lo toan của vợ bầu đấy!

Bởi mệt mỏi cũng là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Trong suốt thời gian đầu khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể cô ấy sẽ tăng vọt, khi ở mức đủ cao, hormone progesterone có thể khiến buồn ngủ.

Cùng thời điểm đó, lượng đường trong máu sẽ trở nên thấp hơn, huyết áp giảm và máu được sản xuất nhiều hơn. Tất cả những yếu tố trên có thể kết hợp với nhau và làm vợ bầu của bạn dường như cạn kiệt năng lượng.

3. Dấu hiệu có thai sớm: Đi vệ sinh nhiều lần

Bà xã của bạn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường và hay phải dậy đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm – điều này hơi khác với mọi ngày. Hai nguyên nhân gây nên hiện tượng này khi có thai là: Do lượng hormone trong cơ thể thay đổi, dẫn tới máu chảy qua bàng quang nhanh hơn, khiến cho bàng quang của cô ấy chóng đầy. Thứ 2 là do lượng máu tăng đột biến trong thai kỳ khiến cho cơ thể phải xử lý nhiều chất thải hơn, dẫn đến đi tiểu nhiều hơn.

4. Vợ bạn không còn thích ăn những thứ thường ăn

Điều đó có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc bữa trưa, bữa trà, bữa xế. Vợ yêu của bạn cũng cảm thấy khó chịu cả ngày và ngày nào cũng thế. Hoặc cho dù cô ấy không bị ốm nhưng vẫn cảm thấy buồn nôn suốt ngày, đồng thời không thích những thứ như cà phê hay đồ ăn nhiều dầu mỡ nữa.

5. “Em muốn ăn than, ngay bây giờ cơ!”

Hoặc cho xì dầu vào bát phở, ăn kèm với vài miếng cá khô. Thấy chưa, chuyện này là không bình thường chút nào. Đây rõ ràng là một dấu hiệu có thai sớm rất khác.

6. Vợ bạn hay khóc hơn trước

Sự thay đổi của hormone khi mang thai sẽ khiến tính tình bà xã của bạn trở nên rất nhạy cảm. Bạn có thể đối mặt với việc cô ấy dễ khóc hơn, hay cáu gắt và thường thấy buồn bã. Hãy ở bên cạnh và xoa dịu cho cô ấy bởi không ai khác ngoài bạn giúp vợ vượt qua những khó khăn, mệt mỏi do thai kỳ mang đến.

[inline_article id=2299]

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Chuẩn bị đồ dùng cho bé sinh năm 2016

Theo tử vi phương Đông, sinh con năm 2016 đồng nghĩa với việc thành viên mới của gia đình bạn sẽ cầm tinh con Khỉ và có mạng Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi). Vì vậy, màu sắc hợp nhất cho các bé khỉ năm nay sẽ là màu thuộc hành Mộc hoặc màu thuộc hành Hỏa, màu bổn mạng của bé. Đặc biệt, tránh sử dụng màu xanh nước biển đậm, màu đen, màu xám, bởi những màu này thuộc hành Thủy, tương khắc với mạng Hỏa.

Dựa theo quy tắc này, MarryBaby gợi ý cho mẹ một vài lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh con năm 2016 nhé!

1/ Chọn màu hợp mạng khi mua quần áo cho bé

Không phải màu sắc, khi chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến chất liệu, đường may của sản phẩm. Chọn những thương hiệu quần áo cho trẻ em có uy tín, bởi làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Với các bé trai sinh năm 2016, mẹ có thể chọn màu xanh lá, xanh nhạt khi chọn đồ cho bé. Với bé gái, màu đỏ, hồng, tím, đỏ cam… là những màu sắc nên được ưu tiên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn quần áo màu trắng, vàng. Hạn chế sử dụng màu đen, xám, xanh biển đậm khi chọn mua đồ cho bé. Những màu này vừa không hợp mạng, vừa mang lại cảm giác già dặn, không thích hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mua đồ cho bé
Màu xanh lá sẽ mang lại may mắn cho bé khỉ

2/ Sặc sỡ màu phòng cho bé cưng

Vẫn theo quy tắc tương sinh, tương khắc, phòng ngủ của bé tuổi Khỉ nên ưu tiên màu xanh lá, màu đỏ, hồng, cam, tím… Hạn chế sử dụng tông màu xanh sẫm, đen, xám khi sơn phòng cho bé.

Phòng bé gái có thể chọn màu hồng nhạt, tím nhẹ. Phòng bé trai có thể chọn màu xanh lá, xanh nhạt. Đặc biệt, màu cam có thể phù hợp với cả bé trai lẫn bé gái. Màu cam mang lại cảm giác năng động, ấm cúng và tràn đầy năng lượng cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp nhiều tông màu để mang lại cảm giác sặc sỡ, tươi mới cho phòng ngủ của con.

Phòng cho bé gái sinh năm 2016
Căn phòng kẹo ngọt màu hồng sẽ mang lại may mắn cho nàng công chúa Khỉ
Phòng cho bé trai sinh năm 2016
Tông màu xanh lá chủ đạo sẽ mang lại vẻ tươi mới, thanh mát cho căn phòng của các bé trai
Phong thủy cho phòng bé cưng
Sự kết hợp giữa màu cam và màu xanh lá sẽ giúp căn phòng sinh động hơn hẳn – sinh con năm 2016

Lưu ý dành cho mẹ: Theo phong thủy, màu đỏ sẽ mang lại may mắn và sức khỏe cho các bé mạng Hỏa. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều màu đỏ, nhất là dùng màu đỏ để sơn phòng có thể gây cảm giác bức bối, khó chịu cho bé. Tốt nhất, mẹ chỉ nên dùng màu đỏ cho các vật trang trí nhỏ trong phòng bé.

[inline_article id=1021]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Những điều cần thống nhất trước khi làm cha mẹ

1. Chăm con như thế nào?

Ngày càng có nhiều đấng mày râu trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc con nhỏ. Trong lúc các bà mẹ chịu trách nhiệm cho con bú, nấu đồ ăn dặm… thì bố có thể trợ giúp trong việc thay tã, đọc truyện cổ tích… Có thể bà mẹ sẽ đóng góp phần lớn trong nỗ lực nuôi nấng con nhỏ, nhưng cũng có thể các ông bố sẽ đồng ý làm tất cả các công việc trong bảng phân công công việc hàng ngày. Tuy lúc này bố mẹ chưa hình dung rõ về những điều phải làm, nhưng việc biết trước những gì mình mong đợi ở người kia và ngược lại sẽ giúp ngăn tình trạng khủng hoảng tâm lý sau khi sinh rất hữu hiệu.

Thống nhất trước khi làm cha mẹ
Có ít nhất 10 vấn đề mà các cặp đôi phải thống nhất trước khi muốn làm cha mẹ

2. Ngủ cùng con hay để bé vào nôi?

Thực tế, việc ngủ cùng con sẽ tiện cho các phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hơn. Đặc biệt, trong những ngày đầu mới sinh, khi cơ thể còn rất mệt mỏi thì bạn sẽ chẳng thích phải đứng dậy, đi đến nôi và bế con ra chút nào. Tuy thế, hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên nên để bé ngủ riêng để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Nhưng sau rốt, quyết định vẫn nằm trong tay mẹ. Nếu để con nằm chung, bố mẹ nên chọn loại nệm rộng rãi và có gối chặn để tránh nằm đè lên bé trong lúc ngủ say.

3. Con tên gì?

Đặt tên cho con, đó là một quyết định có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bé. Chính vì vậy, đây là “khâu” dễ gây bất đồng trong quá trình chuẩn bị làm cha mẹ. Một số ý tưởng giúp đặt tên hay cho bé bao gồm đặt tên theo người nổi tiếng, đặt tên theo 4 mùa, theo mong muốn của cha mẹ… Nếu vẫn chưa tìm được tên thích hợp cho con, bố mẹ thử sử dụng ứng dụng đặt tên của MarryBaby nhé.

4. Thay đổi những thói quen xấu

Làm cha mẹ, chúng ta không chỉ là tấm gương để con trẻ noi theo mà mỗi thói quen còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần thống nhất việc thay đổi những thói quen hay một nếp sống như hút thuốc lá, nuôi chó mèo, uống rượu, hay chửi thề… trước khi có con. Đây là một thử thách khó khăn với rất nhiều người.

5. Cách nuôi con trong 6 tháng đầu

Vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức rất đáng để bàn luận trước khi có con. Nhiều người mẹ quyết tâm theo đuổi cách nuôi con truyền thống, nhưng để đạt kết quả tốt thì không thể thiếu sự hỗ trợ của các ông bố, bởi tâm lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì nên “tranh thủ” thêm sự giúp đỡ của bố để có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu chọn sữa công thức, cả hai nên thống nhất cách giải quyết đối với những ý kiến trái chiều từ người thân hay những người bên ngoài như thế nào.

[inline_article id=39433]

6. Công việc của cả hai

Nếu cả bố và mẹ đều đặt sự nghiệp lên hàng đầu thì liệu đây đã là lúc thích hợp để có con hay chưa? Nếu có con thì ai sẽ là người cần phải “hi sinh” nhiều hơn, lùi lại một bước để tạo đà cho sự phát triển lâu dài của con? Nếu mẹ ở nhà thì trách nhiệm của bố và mẹ thay đổi như thế nào? Nếu bố ở nhà chăm con thì sao?

7. Ngân sách gia đình

Đây là vấn đề muôn thuở đối với những người làm cha mẹ. Bạn muốn nuôi con như thế nào? Để dành được tiền tiết kiệm nhưng phải dè sẻn tiêu pha hết mực hay thoải mái một chút và giảm bớt khoản tiền để dành lại? Bạn sẽ cho con học trường công hay trường quốc tế? Ngay cả những vấn đề rất nhỏ như con sẽ dùng loại tã nào cũng cần được xem xét kỹ càng nếu bố mẹ không muốn bị hạ gục bởi gánh nặng tài chính.

8. Biện pháp sinh nở

Nhiều mẹ bầu sẽ chọn phương pháp đẻ không đau, trong khi những người khác lại mong muốn sinh thường. Trước khi ca sinh thực sự diễn ra, bố mẹ nên cùng nhau trao đổi về vấn đề này. Thêm nữa, liệu mẹ có muốn bố xuất hiện cùng mình trong phòng sinh để chứng kiến những khoảnh khắc cam go nhưng cũng rất thiêng liêng và đầy hạnh phúc khi sinh bé.

[inline_article id=69051]

9. Chuyện phòng the sau khi sinh

Đây là một điều thường bị bỏ sót. Thực tế, có rất nhiều cặp đôi cảm thấy niềm hứng khởi với chuyện chăn gối bị giảm đi sau khi con ra đời. Những khoảng lặng này cần được nhìn với cái nhìn cảm thông và chia sẻ giữa hai người.

10. Kiểm tra sức khỏe sinh sản

Không nên đợi đến khi phát hiện một vấn đề trục trặc nào đó thì các cặp đôi mới lục tục kéo nhau đến bệnh viện. Việc kiểm tra sức khỏe sinh sản là tấm vé đầu tiên để bạn bước vào giai đoạn có thai, sinh con và nuôi con. Và không chỉ một phía bố hay mẹ mà cả hai cần đến bệnh viện để làm các bước kiểm tra cần thiết.

 

 

 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Làm sao để “củng cố” chu kỳ rụng trứng?

Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, và do đó, họ không rụng trứng thường xuyên. Một số khác thỉnh thoảng mới có rụng trứng xảy ra hoặc có kinh nguyệt nhưng không có trứng rụng, và có những người không có kinh nguyệt đồng thời không có trứng rụng. Đa phần những phụ nữ vô sinh đều gặp phải trục trặc đối với chu kỳ rụng trứng.

Nguyên nhân gây rối loạn rụng trứng

Thông thường, ở những phụ nữ bị rối loạn rụng trứng, buồng trứng không nhận đủ tín hiệu về thời gian để làm trứng chín và giải phóng trứng. Tuyến yên chính là cơ quan sản xuất ra các hoóc-môn kiểm soát hoạt động của buồng trứng. Do đó, manh mối đầu tiên để xem xét khi gặp phải tình trạng rối loạn rụng trứng chính là kiểm tra sự tương tác giữa tuyến yên và buồng trứng.

Rối loạn chu kỳ rụng trứng2
Sự “liên lạc” giữa buồng trứng và tuyến yên giúp chu kỳ rụng trứng xảy ra đều đặn

Những rối loạn này thường được phân ra làm 2 dạng chính: Hoàn toàn không rụng trứng hoặc rụng trứng thưa thớt. Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân thường gặp của tình trạng trứng rụng không thường xuyên. Hội chứng này không chỉ gây khó khăn cho việc thụ thai mà còn tạo ra một số vấn đề như u nang trên buồng trứng, lông trên mặt và tình trạng béo phì.

Dù đó là dạng rối loan nào đi nữa, bệnh nhân vẫn cần được chữa trị để tăng cơ hội thụ thai lên mức tương đương với những người phụ nữ bình thường khác.

[inline_article id=85329]

Chữa trị có khó khăn không?

May mắn là hầu hết các rối loạn rụng trứng đều có thể chữa trị. Để đưa chu kỳ rụng trứng về mức thích hợp, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc một vài biện pháp chữa trị khác. Thuốc uống phổ biến nhất cho tình trạng rối loạn này là Clomid và Serophene. Chúng được thiết kế để tăng mức FSH và LH, hai hoóc-môn điều khiển sự hoạt động của buồng trứng trong tuyến yên. Nhờ đó, buồng trứng sẽ nhận đủ tín hiệu để thúc đẩy quả trứng trưởng thành và phóng thích quả trứng đó. Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng cách này sẽ lấy lại chu trình rụng trứng đều đặn và có thể mang thai trong vòng từ 3 đến 6 chu kỳ điều trị. Nếu đã quá khoảng thời gian này mà khả năng rụng trứng không được cải thiện, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các biện pháp phụ trợ.

[inline_article id=18292]

Đầu tiên, các chuyên gia sẽ xem xét khả năng có những vấn đề nào khác gây khó khăn cho việc thụ thai hay không. Thông thường, những thất bại trong việc thụ thai còn liên quan đến tổn thương vùng xương chậu, các bệnh ở ống dẫn trứng, vô sinh ở người chồng hoặc kết hợp những điều kiện trên.

Thụ tinh nhân tạo có thể được tiến hành để hỗ trợ những trường hợp kể trên. Nếu bạn lựa chọn thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì có đến 52% khả năng thành công.

Rối loạn rụng trứng là dạng phổ biến và có thể chữa trị được trong số những nguyên nhân gây vô sinh. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng gặt hái được thành công từ những phương pháp chữa trị. Bạn luôn cần nhận thức được những vấn đề đi kèm với rối loạn rụng trứng, những trở ngại khiến việc điều trị phải kéo dài và khó khăn hơn. Việc theo dõi và được điều trị bởi một chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho các cặp đôi đang phải đối mặt với vấn đề này. Lời khuyên được đưa ra là hãy đến gặp bác sĩ sớm khi bạn đã thử nhiều biện pháp mà vẫn chưa có thai như mong muốn.

 

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Đặt tên cho con: Quyết định ảnh hưởng tương lai

Theo thống kê gần đây của tờ NewYork Times, thay vì một quyển sách, khi có ý định đặt tên cho con, các bậc phụ huynh ngày càng có xu hướng sử dụng các công cụ tìm kiếm nhiều hơn. Bởi đây là cách nhanh nhất để đảm bảo rằng, bé cưng không “gánh” tên của một kẻ giết người man rợ, một ngôi sao phim nhạy cảm hay tội phạm tình dục. Đây không hẳn là một điều gây ngạc nhiên trong cuộc sống ngày càng được xã hội hóa như hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết, tên gọi của trẻ có thể tác động sâu sắc và lâu dài đến tương lai của bé.

Đặt tên cho con
Tên gọi của con có ảnh hưởng nhiều hơn mẹ nghĩ đấy!

1/ Những cái tên “trái ngang”

Một cái tên con trai cho bé gái và một cái tên con gái cho bé trai? Bạn có thể nghĩ đó là sự phá cách, nhưng theo nghiên cứu của David Figlio, giáo sư kinh tế và giáo dục tại Đại học Northwestern, điều này chỉ khiến bé cưng có nguy cơ bị trêu chọc cao hơn khi đến trường. Thậm chí, điều này còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển hành vi của trẻ.

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của mình, David cũng cho thấy rằng, những bé gái có tên nữ tính thường có xu hướng thích và thậm chí học giỏi những môn có tính nhân văn. Ngược lại, những bé gái có tên ít nữ tính hơn thường có xu hướng thiên về môn toán và các môn khoa học.

2/ Tên “độc” cho bé

Bạn nghĩ ra một cái tên khá ngộ nghĩnh và độc đáo cho bé? Vậy bạn nên biết rằng, theo nghiên cứu, so với những trẻ có tên truyền thống, trẻ có tên độc, lạ có xu hướng tự yêu mình một cách thái quá và hơi có biểu hiện ích kỷ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, điều này còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tính cách của các bậc phụ huynh và nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trẻ.

[inline_article id=70681]

3/ Tên dễ đọc hay tên khó đọc?

Không chỉ khiến người khác cảm thấy rắc rối khi phát âm tên gọi, theo nghiên cứu của các chuyên gia từ đại học Psychological Sciences Academic Centre và đại học New York, những người có tên gọi dễ phát âm có xu hướng đáng yêu và thành công hơn những người có tên khó gọi. Khi tiến hành phân tích trên 500 tên gọi của các vị luật sư ở Mỹ, các chuyên gia nhận thấy rằng, mặc dù có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương, nhưng những người có tên dễ gọi hơn thường có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều chứng minh thú vị về những ảnh hưởng của tên gọi đến cuộc sống của trẻ, nhưng môi trường và cách thức nuôi dưỡng của ba mẹ cũng là nhân tố quan trọng để định hình hành vi của trẻ. Chọn cho bé một cái tên hoàn hảo là điều quan trọng, nhưng bạn cũng nên nhớ, cách bạn nuôi trẻ mới là tác nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hành vi của bé cưng trong tương lai.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan đặt tên cho con: