Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tăng khả năng sinh sản nam giới và nữ giới nếu thực hiện điều này

Khả năng sinh sản yếu hay mạnh, ngoài yếu tố di truyền thì còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống, sinh hoạt, đặc biệt là những gì mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Vì vậy, muốn tăng khả năng sinh sản nam giới hoặc phụ nữ bạn cần phải biết ăn gì để tăng khả năng sinh sản. Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về vấn đề khả năng sinh sản trong bài viết này nhé.Khả năng sinh sản

Ăn gì để tăng khả năng sinh sản

1. Vì sao cần quan tâm dinh dưỡng trước khi mang thai?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một cơ thể cùng hệ sinh sản khỏe khoắn. Hầu hết những thành phần cơ bản tạo thành hormone được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn. Đó là những thực phẩm giàu các dưỡng chất đặc trưng cần thiết cho chức năng hormone, sinh sản và cân bằng, sự phát triển bào thai, sức khỏe của trứng, sức khỏe của tinh trùng, máu và nhiều yếu tố khác.

♦ Thói quen dinh dưỡng tự nhiên giúp hồi phục cơ thể

Thiên nhiên đã tạo nên nhiều thực phẩm giúp nuôi dưỡng và nạp thức ăn cho cơ thể. Khi được nâng niu hết mức và tránh xa những món ăn không lành mạnh, cơ thể có thể hồi phục và tái tạo lại chính mình. Đây là điều giúp ích cho sinh sản rất nhiều, nhất là khi bạn đang bị mất cân bằng trong người hoặc gặp rắc rối về khả năng sinh sản.

Các tế bào trong cơ thể liên tục chết dần chết mòn và những tế bào mới được tạo ra để thay thế nhóm cũ. Việc này liên tục xảy ra ở mọi cơ quan, cơ bắp, mô của co thể. Các thành phần thiết yếu của những tế bào mới này do thực phẩm bạn nạp vào cung cấp. Chế độ ăn thúc đẩy sinh sản tự nhiên còn được thiết kế nhằm hỗ trợ một cơ thể khỏe khoắn để nó có thể tự phục hồi và hình thành các tế bào khỏe mạnh hơn.

♦ Lợi ích của việc áp dụng chế độ ăn thúc đẩy sinh sản tự nhiên

  • Cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ sức khỏe của trứng lẫn tinh trùng trước tổn hại do các gốc tự do gây ra.
  • Giúp cơ thể duy trì cân bằng hormone nhờ cung cấp những chất béo cần thiết cho quá trình sản xuất và chức năng hormone
  • Mang lại cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và những dưỡng chất khác cần thiết để có sức khỏe tối ưu.
  • Có thể giảm nguy cơ sảy thai do tình trạng kháng insulin và nguy hại do gốc tự do gây ra cho trứng, tinh trùng cũng như ADN.
  • Góp phần tích lũy nguồn dưỡng chất quan trọng cho thai kỳ.
  • Hỗ trợ để bạn có hệ sinh sản khỏe mạnh.
  • Tăng cường năng lượng và sinh lựcKhả năng sinh sản

♦ Chế độ ăn thúc đẩy khả năng sinh sản

Một chế độ ăn tốt cho cơ quan sinh sản sẽ bao gồm những thực phẩm giàu các dưỡng chất đặc trưng cần thiết cho chức năng hormone sinh sản và cân bằng, sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của trứng, sức khỏe của tinh trùng, máu và nhiều yếu tố khác.

Đây là chế độ ăn được thiết kế để giúp cơ thể cân bằng các vấn đề về sinh sản có thể xảy ra, tạo dựng các nguồn dự trữ dinh dưỡng và cung cấp toàn bộ các thành phần trọng yếu để có một em bé khỏe khoắn. Nó cũng là chế độ ăn uống tập trung vào việc mang đến cho mẹ và bé con tương lai một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.

2. Thực phẩm tăng cường khả năng sinh sản

♦ Ăn sản phẩm bơ sữa thô, còn nguyên chất béo, hữu cơ

Cần lưu ý rằng những thực phẩm bơ sữa như sữa và phô mai có thể làm cơ thể sung huyết. Trong trường hợp bị các vấn đề sinh sản như buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung, thực phẩm bơ sữa có thể khiến tình trạng mất cân bằng xấu hơn. Bạn nên quan sát xem cơ thể mình phản ứng thế nào với nó. Cần tránh những thực phẩm bơ sữa phi hữu cơ vì nó chứa các hormone và chất kháng sinh bổ sung có thể góp phần gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

♦ “Kết thân” với cá nước lạnh

Cá cung cấp các axit béo thiết yếu hỗ trợ cho quá trình sản xuất hormone, giảm sưng viêm và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Cá còn là một nguồn protein và vitamin A tuyệt vời.

Tránh ăn cá biển lớn như cá ngừ vây vàng, cá kiếm và cá mú Chile vì chúng có khả năng chứa nhiều thủy ngân. Tốt nhất, nên ưu tiên các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá tuyết và cá bơn. Đặc biệt, khi chọn cá hồi, bạn nên tránh mua cá hồi nuôi vùng Bắc Đại Tây Dương và thay vào đó chọn cá hồi hoang dã. Cá hồi nuôi có các chất kháng sinh và màu nhuộm thực phẩm độc hại.

♦ Ăn nhiều rau và trái cây 

Ưu tiên các loại rau, trái cây hữu cơ nhiều dinh dưỡng và không có hóa chất độc hại. Sản phẩm thông thường chứa các thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có hại đã được chứng minh là gây tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ.

Khả năng sinh sản

♦ Chọn thịt từ động vật ăn cỏ và hữu cơ

Gia súc được nuôi theo cách thông thường chứa hàm lượng cao các hormone bổ sung và thuốc kháng sinh có thể góp phần gây ra tình trạng dư thừa estrogen. Mặt khác, thịt từ gia súc ăn cỏ lại là nguồn cung cấp tốt axit béo thiết yếu, ít chất béo bão hòa và là nguồn protein tuyệt vời. Nếu đang bị lạc nội mạc tử cung, bạn nên giảm bớt lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể. Một nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan giữa mức tiêu thụ thịt đỏ cao với bệnh lạc nội mạc tử cung.

♦ Chỉ chọn thịt gà thả vườn/hữu cơ

Gà nuôi theo kiểu thông thường sống trong môi trường bẩn, chuồng trại chật hẹp, ăn uống phi hữu cơ và thường bị cho ăn thực phẩm biến đổi gien. Vì vậy, khi mua thịt gà, bạn nên chọn gà không nuôi nhốt, thả vườn hoặc hữu cơ. Lý tưởng nhất là mua thịt gà từ một nông trại địa phương chuyên nuôi gà đi bộ.

♦ Chỉ ăn ngũ cốc nguyên hạt 

Ngũ cốc nguyên hạt chứa đầy chất xơ, các vitamin quan trọng và những thành phần bổ trợ tiêu hóa. Chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các hormone dư thừa và giữ lượng đường huyết ở mức cân bằng. Tránh dùng thực phẩm và ngũ cốc đã qua chế biến cũng như loại trắng tinh chế như bánh mì trắng, pasta làm từ bột hòn, và gạo trắng. Thay vào đó, bạn nên chọn bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt hoặc ngũ cốc nguyên hạt cho nảy mầm, pasta bột gạo hoặc lúa mì nguyên hạt, hạt quinoa (diêm mạch) và gạo nâu.

♦ Ăn thực phẩm nhiều chất xơ 

Chất xơ giúp điều hòa lượng đường huyết nhờ đó giảm các vấn đề về sinh sản như PCOS, các rắc rối liên quan đến hệ miễn dịch đồng thời tăng cường sự cân bằng hormone khỏe mạnh. Một số ví dụ cho thực phẩm giàu chất xơ là trái cây, rau, rau rậm lá màu tối và đậu.
Tránh dùng đậu nành ở bất kỳ hình thức nào trừ dạng được lên men như miso (món Nhật) và tempeh (món đậu nành lên men chiên giòn của Indonesia).

Thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là chứa các đặc tính bắt chước estrogen. Tốt nhất không nên chọn những thực phẩm đậu nành đã qua chế biến như sữa đậu nành, burger đậu nành, bột protein đậu nành, khoai đậu nành chiên (giống khoai tây chiên), thịt đậu nành và phô mai đậu nành để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực lên sự cân bằng hormone. Nếu bạn đang bị chứng giảm hoạt động của tuyến giáp, cần tránh xa đậu nành hoàn toàn.Khả năng sinh sản

♦ Tránh dùng đường tinh luyện hoặc nước ép đóng chai

Nước ép được tiệt trùng như nước táo, nước cam đóng chai và những loại nước ép trái cây đóng hộp khác chứa đường cô đặc, có thể làm rối loạn mức đường huyết của bạn và tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, cần tránh dùng bất kỳ loại đường đã qua xử lý, tinh luyện và nhân tạo. Bạn có thể dùng đường nâu, đường thốt nốt, đường phèn, mật ong để thay thế.

♦ Uống nhiều nước lọc

Hàng ngày bạn cần đảm bảo uống nước sạch, tinh khiết hoặc đã được lọc. Tốt nhất nên tránh uống nước đóng chai vì một số loại nhựa trong chai có thể góp phần tăng mất cân bằng hormone. Tránh nước máy, vì nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nước máy bị lẫn các thuốc trừ sâu độc hại từ nạn ô nhiễm đất nông nghiệp.

 

Tăng khả năng sinh sản nhờ tiêm hCG

1. Tại sao lại cần tiêm hCG?

HCG không chỉ giúp các nang trong trưởng thành, mà còn giúp trứng trưởng thành tự rụng khỏi các nang. Hầu hết các bác sĩ sẽ kê một loại thuốc gây rụng trứng (như HMG hay Clomid) và sau đó tiêm kích hoạt. Khi bạn được tiêm, nó sẽ giúp trứng hoàn tất quá trình trưởng thành và bảo đảm trứng sẽ rụng.

Bạn sẽ được siêu âm thường xuyên để theo dõi các nang trứng phát triển để các bác sĩ có thể nhìn thấy những quả trứng “sẵn sàng”. Một khi các nang trưởng thành, bác sĩ sẽ cho bạn mũi tiêm và hướng dẫn khi nào nên tiêm và tiêm như thế nào.

2. Kiểm soát hCG như nào và như thế nào?

Bạn có thể có được tiêm hCG bởi một chuyên gia tại văn phòng của bác sĩ hoặc tự mình làm ở nhà. Nó có thể được tiêm dưới da ở đùi hoặc bụng và bắp. Quá trình này không đau đớn gì cả.

Phần quan trọng nhất của việc tiêm là canh thời gian rụng trứng có thể sẽ xảy ra giữa 12 và 48 giờ sau khi bạn đang tiêm. Khung thời gian này đại diện cho đỉnh cao khả năng sinh sản của bạn để thụ tinh, canh trứng rụng, hoặc giao hợp đúng lúc. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể khi bạn cần tiêm kích hoạt để cho quá trình sinh sản có thể được lên kế hoạch trong thời gian chính xác nhất.

Khả năng sinh sản

3. Hiệu quả của việc tiêm hCG ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Cơ thể bạn sẽ nhận được những tín hiệu cuối cùng cho sự trưởng thành của trứng và rụng trứng sau khi bạn được tiêm. Bạn có thể sẽ hơi chảy máu hay chuột rút trong quá trình rụng trứng. 12-36 giờ sau khi tiêm là cơ hội “yêu” lý tưởng của hai vợ chồng bạn. Tốt hơn hết, bạn nên quan hệ nhiều lần để làm tăng khả năng thụ thai.

Trong trường hợp tiêm kích hoạt hCG thành công sẽ tạo ra trứng đủ trưởng thành và sau đó trứng rụng. Tuy nhiên, các hCG sau khi tiêm kích hoạt sẽ ở lại trong nước tiểu của bạn trong 7-10 ngày, do đó bạn có thể có được kết quả dương tính giả khi thử thai tại nhà. Bởi vì điều này, hầu hết các bác sĩ sẽ chờ ít nhất hai tuần để cho bạn xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG. Bởi vào lúc này, việc tiêm HCG không còn ảnh hưởng kết quả.

4. Những tác dụng phụ

HCG là một hormone tự nhiên mà cơ thể chỉ sản xuất trong quá trình mang thai và vì điều này, hầu hết các tác dụng phụ tiềm ẩn của việc tiêm này rất giống với những người bắt đầu mang thai. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau bụng nhẹ, sưng, đau vú và buồn nôn.

Trong một số trường hợp, tiêm hCG kích hoạt nhiều hơn một trứng trưởng thành và rụng và điều này có thể dẫn đến cơ hội sinh đôi hoặc hơn thế nữa. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những khả năng khi bạn tiêm kích hoạt và ghi nhớ rằng trong một số trường hợp sinh đơn có thể là hợp lý để bạn có thể chăm sóc một bé tốt hơn.

Những câu hỏi thường gặp về khả năng sinh sản bình thường

♦ Mất bao lâu thì chế độ ăn thúc đẩy sinh sản mới có hiệu quả?

Các tế bào trong cơ thể liên tục chết dần chết mòn và những tế bào mới được tạo ra để thay thế nhóm cũ. Việc này liên tục xảy ra ở mọi cơ quan, cơ bắp, mô của cơ thể. Chế độ ăn kích thích sinh sản tác động lên toàn bộ cơ thể bao gồm cả tiêu hóa, cân bằng hormone, sức khỏe trứng, sức khỏe kinh nguyệt cũng như cân bằng hệ miễn dịch.

Để có sức khỏe tốt và khả năng hồi phục cao, cần mất một chút thời gian cho cơ thể “sang số” và tạo ra thay đổi. Bạn sẽ thấy thoải mái ngay sau khi bắt đầu chế độ ăn này, nhưng để có hiệu quả về lâu dài nó cần phải biến thành một phần quen thuộc trong lối sinh hoạt hàng ngày, ít nhất 3 tháng trước khi chuẩn bị mang thai.

♦ Ăn chay liệu có ảnh hưởng khả năng thụ thai?

Dĩ nhiên là có. Nếu đang gặp trục trặc về sinh sản, bạn nên xem xét liệu mình có đang thiếu hụt các vitamin A, D, E, K, F cũng như B12, sắt và kẽm. Đây là những chất chủ yếu trong sản phẩm từ động vật.

♦ Có được ăn thịt trong chế độ ăn thúc đẩy sinh sản?

Bạn cần đảm bảo nguồn thịt mình ăn đến từ gia súc ăn cỏ và không chứa hormone lẫn chất kháng sinh. Có những dưỡng chất quý giá được tìm thấy trong thịt nạc rất cần thiết để tăng khả năng sinh sản khỏe mạnh như kẽm, sắt, chất béo, B12 và protein. Nếu đang bị lạc nội mạc tử cung, bạn có thể thử ăn thịt đỏ nhiều hơn.Khả năng sinh sản

♦  Nam giới có cần ăn để tăng khả năng sinh sản của đàn ông?

cả về chất và lượng. Anh xã cũng cần hấp thu lợi ích từ trái cây và rau xanh giàu chất chống oxy hóa, chất xơ giúp cân bằng hormone và rau rậm lá màu tối. Đừng quên thêm vào thực đơn ngay hôm nay để rút ngắn thời gian mong con, bạn nhé!

HCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được sản xuất từ các tế bào mà sau này sẽ tạo ra nhau thai. HCG thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, là một trong những dấu hiệu có thai thường gặp.

♦ Liệu pháp ăn uống có phù hợp với những người bị đa nang buồng trứng? 

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng mạnh đến hội chứng đa nang buồng trứng. Đây là một trong các liệu pháp tự nhiên chủ yếu giúp điều trị đa nang buồng trứng và tác động đến khả năng sinh sản. Thậm chí, có hẳn một hướng dẫn riêng biệt dành cho những bạn mắc phải hội chứng này.

Phụ nữ sau điều trị ung thư có khả năng sinh sản không

Theo ý kiến của các chuyên gia, hầu hết những phụ nữ sau khi điều trị ung thư thành công đều có thể mang thai và tất nhiên, không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ở mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình mang thai được diễn ra an toàn, bác sĩ khuyên bạn nên đợi từ 1-2 năm sau khi điều trị rồi mới tính đến chuyện mang thai. Ngoài ra, theo các chuyên gia, khả năng sinh sản của người mẹ trong những trường hợp này còn tùy thuộc rất nhiều vào loại bệnh, giai đoạn phát bệnh và tuổi tác của người mẹ.

1. Những phương pháp điều trị ung thư có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư, bạn có thể sẽ trải qua một vài lộ trình điều trị bao gồm các liệu pháp xạ trị, hóa trị, thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó, một số hướng điều trị ung thư sẽ để lại nhiều nguy hại tiềm tàng cho việc mang thai sau này của bệnh nhân.

  • Xạ trị xung quanh khu vực tử cung
  • Phẫu thuật cắt bỏ bất cứ phần nào của cổ tử cung cũng
  • Chỉ định xạ trị vùng thắt lưng, xương chậu, toàn vùng bụng hay toàn bộ cơ thể
  • Hóa trị anthracycline Khả năng sinh sản

2. Lưu ý quan trọng về khả năng sinh sản của phụ nữ khi bị ung thư

♦ Sau quá trình điều trị, các tế bào ung thư hoặc trứng bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể và bạn có thể phải mất 6 tháng để “tống” hết các yếu tố hư hỏng và có hại này đi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên có thai trong vòng 6 tháng đầu khi kết thúc điều trị.

♦ Các hormone gây ung thư vú khá nhạy cảm và có cơ hội tái phát trong cơ thể. Do đó, bạn có thể phải chờ ít nhất 2-5 năm để kiểm tra sự tái phát của sự tăng trưởng tế bào ung thư trong cơ thể nữa.

♦ Đôi khi, điều trị ung thư có thể gây thiệt hại hoặc để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng tới các phần khác của bộ phận cơ thể như phổi hoặc tim. Trước khi mang thai, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn để thực hiện một bài kiểm tra y tế kỹ lưỡng.

3. Kiểm tra khả năng sinh sản của phụ nữ sau điều trị ung thư

Sau khi hoàn tất các phác đồ điều trị ung thư, bạn sẽ cần làm khá nhiều kiểm tra, xét nghiệm để đảm bảo khả năng mang thai của mình. Những xét nghiệm này thường được thực hiện sau khi bạn đã hoàn tất phác đồ điều trị của mình được từ 3-6 tháng.

  • Để kiểm tra xem buồng trứng có làm việc hay không, bác sĩ sẽ hỏi về chu kỳ kinh nguyệt và kiểm tra những triệu chứng mãn kinh bất kỳ
  • Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một loạt các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang trứng FSH để xác định xem liệu bạn có đang trong giai đoạn mãn kinh hay không.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone AMH (anti mullerian hormone) để kiểm tra chức năng buồng trứng hay cụ thể hơn là đánh giá tình trạng số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, còn gọi là dự trữ buồng trứng của bạn.
  • Siêu âm buồng trứngKhả năng sinh sản

 

Hạn chế dùng thuốc khi đang chuẩn bị mang thai

Các loại dược phẩm và các nội tiết tố được kê trong đơn thuốc chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày có thể khiến khả năng sinh sản giảm. Các thuốc kháng viêm cũng nằm trong nhóm những loại dược phẩm có ảnh hưởng này và đó là lý do tại sao bạn nên luôn luôn đọc những thông tin sản phẩm (bao gồm những thành phần có trong thuốc) nếu bạn đang chuẩn bị để mang thai.

Tất nhiên, điều này cũng đúng nếu như bạn có bất kỳ các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả những vấn đề sản khoa. Hãy lưu ý trao đổi với chuyên gia về những tác động tạm thời và lâu dài của thuốc.

[inline_article id=69642]

Khả năng sinh sản có ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc hôn nhân trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, bạn nên kiểm tra khả năng sinh sản trước khi kết hôn và thường xuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản để dễ dàng sinh con, mang đến hạnh phúc trọn vẹn cho đôi lứa.

 

Marry Baby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Phụ nữ máu O có nguy cơ hiếm muộn?

Nhóm O có khả năng thụ thai kém
Gần một nửa dân số Việt Nam có nhóm máu O

1/ 4 nhóm máu chính

Dựa trên một số chất carbonhydrate và protein đặc trưng của hồng cầu, máu trong cơ thể con người được chia làm 4 nhóm chính O, A, B, AB và mỗi nhóm sẽ phân thành hai hệ nhỏ hơn là RH trừ(âm) và RH cộng(dương). Vì nhóm máu có tính di truyền nên thông thường con cái sẽ có chung nhóm máu với ba mẹ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Như trường hợp cả bố lẫn mẹ đều nhóm máu A nhưng bé sinh ra có thể mang nhóm máu O.

Theo thống kê của Bệnh viện Truyền máu Huyết học, ở Việt Nam, tỷ lệ người nhóm máu A là 1%, nhóm B khoảng 30%, nhóm O khoảng 43% và nhóm AB khoảng 6%. Trong đó, nhóm O được biết đến là một nhóm máu “chuyên cho”, tức là có thể cho được tất cả các nhóm máu khác nhưng chỉ nhận được của người cùng nhóm máu. AB là nhóm “chuyên nhận”, nhận được tất cả các nhóm máu khác, và chỉ cho được người cùng nhóm máu.

[inline_article id=68555]

2/ Nhóm máu và khả năng thụ thai

Các nhà khoa học của trường Yale và khoa dược của trường Albert Einstein tiến hành nghiên cứu trên 563 phụ nữ dưới 45 tuổi và những phụ nữ này đang tiến hành điều trị khả năng sinh sản. Các chuyên gia tiến hành so sánh và kiểm tra nồng độ FSH ở những phụ nữ này. FSH là hormone kích thích nang trứng, sẽ tác động đến các nang để “thả” trứng xuống tử cung. Mặc dù có vai trò quan trọng trong thai kỳ, nhưng nồng độ FSH cao có ảnh hưởng tiêu cực đến buồng trứng.

[inline_article id=33338]

Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ nhóm máu O có nguy cơ gặp các vấn đề về buồng trứng cao gấp đôi so với những nhóm máu A do nồng độ FSH cao hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định rằng có rất nhiều nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng trứng như thói quen sống, các vấn đề về sức khỏe, cân nặng, tuổi tác…

Không chỉ riêng về chất lượng trứng, một số chuyên gia còn cho rằng khả năng thành công khi thụ tinh ống nghiệm của phụ nữ nhóm máu O cũng thấp hơn so với những nhóm máu khác. Vì một nguyên nhân nào đó, những người nhóm máu O sẽ có khả năng tương thích thấp hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tinh trùng ít: Thủ phạm làm giảm khả năng thụ thai

Số lượng tinh trùng thấo
Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân gây ảnh hưởng số lượng tinh trùng

Khi số lượng tinh trùng thấp hơn 20 triệu tinh trùng/ ml tinh dịch được xem là có số lượng tinh trùng thấp. Để đảm bảo kết quả, cần lấy mẫu sau khi ngưng quan hệ tình dục từ 3-5 ngày, và lấy ngay tại phòng xét nghiệm bằng cách thủ dâm. Số lượng tinh trùng thấp có nhiều loại:

– Vô tinh: Tinh dịch không chứa tinh trùng

– Ít tinh trùng: Có ít hơn 20 triệu tinh trùng/ ml tinh dịch. Thậm chí có trường hợp chỉ có 5 triệu tinh trùng/ ml tinh dịch

– Tinh trùng yếu, di chuyển kém

– Tinh trùng bất thường

[inline_article id=65254]

Những nguyên nhân làm ảnh hưởng số lượng “tinh binh”

– Các bệnh nhiễm trùng: Các trường hợp nhiễm trùng do các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng tinh hoàn hay nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể làm ảnh hưởng số lượng tinh trùng của bạn.

– Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Bệnh gây giảm số lượng cũng như chất lượng tinh binh, trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng hứng thú “yêu” của bạn.

– Xuất tinh ngược dòng: là hiện tượng tinh trùng không được “phóng thích” ra bên ngoài mà đi ngược về bàng quang và “đổ” ra ngoài theo đường tiểu. Điều này sẽ khiến lượng tinh trùng sản sinh bị yếu và ít, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

– Ung thư hoặc khối u

– Sự mất cân bằng nội tiết tố

– Rối loạn di truyền: Khuyết tật nhiễm sác thể là một trong những rối loạn di truyền phổ biến làm ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng.

– Rối loạn tiêu hóa

– Do tiếp xúc lâu ngày với các loại hóa chất như sơn, thuốc trừ sâu, các hóa chất có dung môi hữu cơ, kim loại nặng như chì có thể gây ra số lượng tinh trùng thấp

– Tiếp xúc với bức xạ

– Những hoạt động như đi xe đạp, mặc quần áo quá chật hay thường xuyên để laptop trên đùi sẽ làm tăng nhiệt độ ở bìu và làm giảm đáng kể số lượng tinh binh được “giải phóng”.

– Thói quen xấu như thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá

Tăng khả năng thụ thai trong những trường hợp tinh trùng ít

– Đối với những trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn, các vấn đề về ống dẫn tinh có thể giải quyết bằng thủ thuật đơn giãn. Bạn có thể đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.

– Sử dụng thuốc: Đối với trường hợp nhiễm khuẩn, kháng sinh là một lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra, một số loại thuốc hormone cũng có thể giúp cải thiện số lượng tinh trùng.

– Thường xuyên quan hệ có thể giúp nâng cao cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, xuất tinh thường xuyên (trong vòng 48 giờ) có thể làm suy giảm số lượng tinh trùng.

– Sử dụng chất bôi trơn an toàn: Bạn nên cẩn thận khi sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ. Một số sản phẩm có thể giết chết tinh trùng.

[inline_article id=71649]

Cải thiện chất lượng tinh binh

– Bổ sung các loại vitamin và chất khoáng như selen, kẽm, axit folic

– Ngưng sử dụng thuốc lá, các loại thức uống có cồn như rượu, bia

– Hạn chế sử dụng phòng tắm hơi, tắm sauna trong thời gian lâu, tránh mặc đồ lót quá chật

– Tránh các hoạt động dễ gây căng thẳng

– Duy trì mức cân nặng ổn định, khỏe mạnh

– Sử dụng thiết bị bảo vệ nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Thử que 2 vạch nhưng siêu âm vẫn chưa có túi thai?

Các Mẹ, các chị ơi cứu em với hic.

Kì kinh cuối của em ngày 8/2, đến ngày 14/02 là sạch hoàn toàn. Vòng kinh của em thường là 33 ngày (có đôi lúc lên xuống 1 hay 2 ngày gì đó). Nếu đúng theo dự kiến của em thì ngày 13/03 có lại, may quá chưa thấy gì nên em cũng âm thầm vui mừng nhưng lại lo nên chưa dám thử que.

Sau đó khoảng 1 tuần là ngày 18/3 em thử 5 que lận thì kết quả vẫn cho que thử thai 2 vạch. Em mừng quá ngày 21/03 đi siêu âm tạ BV Từ Dũ TP HCM thì bs kết luận là chưa thấy túi thai hay phôi gì cả. Sau đó Bs cho em đi thử máu xét nghiệm chỉ số Beta HCG >486. Em lo quá vì tính vậy là trễ kinh hơn 1 tuần mà siêu âm vẫn chưa thấy gì hả các Mẹ, các chị.

que thử thai 2 vạch
Que thử thai 2 vạch

Vợ chồng em cưới được gần 1 năm rồi và mong con lắm lắm ý thế mà kết quả siêu âm làm em lo rồi ăn không ngon, ngủ không yên ạ. Bs hẹn cuối tuần này là 28/3 em đi tái khám lại ạ. Mẹ nào có kinh nghiệm chia sẻ cho em với :'(

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tăng khả năng thụ thai nhờ thuốc, lợi hay hại?

Tăng khả năng thụ thai nhờ thuốc
Sử dụng thuốc để tăng khả năng thụ thai, liệu có tốt?

1/ Những trường hợp được chỉ định điều trị Clomid

– Hội chứng buồng trứng đa nang

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng clomid để điều trị rối loạn rụng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang.

– Chứng vô sinh

Clomid còn được dùng để gây rụng trứng ở phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân. Những đối tượng này tuy có kết quả xét nghiệm bình thường nhưng lại không thể thụ thai. Clomid có thể kết hợp với Metformin (glucophage) – một loại thuốc điều chỉnh nồng độ insulin, giúp thúc đẩy quá trình rụng trứng.

– Trong quá trình điều trị khả năng sinh sản

Những phụ nữ trước khi tiến hành các biện pháp điều trị khả năng sinh sản như thụ tinh nhân tạo có thể dùng clomid để tăng cơ hội thụ thai.

[inline_article id=69603]

2/ Tỉ lệ thụ thai thành công khi dùng clomid?

Mặc dù đây là loại thuốc được cơ quan chức năng phê duyệt nhưng không đủ bằng chứng để kết luận rằng clomid mang lại hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ mang thai ở phụ nữ.
Một số nghiên cứu cho rằng điều trị bằng clomid ở những phụ nữ có vấn đề với quá trình rụng trứng có thể khiến khoảng 80% người trong số họ rụng trứng ngay trong kỳ điều trị đầu tiên.

Tuy nhiên, mang thai là một câu chuyện khác. Cơ hội mang thai trong chu kỳ đầu tiên chỉ là 30%. Tuy nhiên, tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ thụ thai tại thời điểm bất kỳ của những cặp vợ chồng không gặp vấn đề về sinh sản (khoảng 25%).

Vì vậy, đừng quá thất vọng nếu thấy mình chưa có thai sau đợt điều trị đầu tiên. Khoảng 50% các cặp vợ chồng dùng clomid đều có “tin vui” trong vòng 6 tháng.

Lưu ý: Phương pháp điều trị bằng clomid được áp dụng không quá 6 tháng liên tiếp.

[inline_article id=70729]

3/ Tác dụng phụ của Clomid

– Tác dụng phụ ở cấp độ nhẹ

Nhiều loại thuốc kích trứng gây nên vài tác dụng phụ nhỏ trong quá trình sử dụng như đau, sưng bụng, đau ngực, buồn nôn và nôn, mất ngủ, mờ mắt, mệt mỏi, nhức đầu, trầm cảm, tăng cân. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị u nang buồng trứng.

– Sinh đôi

Những phụ nữ dùng thuốc kích trứng có khả năng sinh đôi cao hơn 10% so với bình thường. Một số người sẽ sinh ba hoặc thậm chí nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng như sảy thai.

– Nhạy cảm

Điều trị vô sinh có thể là nguồn cơn của sự căng thẳng cảm xúc vì quá trình điều trị dài và những chẩn đoán liên quan. Do đó, bạn sẽ cần bạn đời hoặc bạn thân hỗ trợ mỗi khi đi khám cũng như đồng hành cùng các bước điều trị tiếp theo.

– Hội chứng quá kích buồng trứng

Sử dụng clomid kèm những loại thuốc kích trứng mạnh khác đôi khi làm phát triển hội chứng quá kích buồng trứng hay OHSS, biểu hiện chính là sưng phù và tăng cân. Một số người sẽ bị khó thở, đau vùng chậu, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Tình trạng này xảy ra khi buồng trứng sản xuất nhiều trứng, khiến buồng trứng sưng lên nhiều lần so với kích thước bình thường và rò rỉ chất lỏng vào khoang bụng. Tuy không cần điều trị nhưng bạn cần nhập viện để theo dõi trong một số trường hợp.

– Ung thư buồng trứng

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại thuốc kích trứng không thật sự làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ngay cả khi liều dùng kéo dài hơn 12 tháng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Đặt tên cho con: 9 quy luật bất thành văn

Đặt tên cho con
Có hàng tỷ yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định đặt tên cho con của bạn

1/ Tránh tên giống người yêu cũ

Ai cũng biết chuyện cũ đã qua, nhưng đặt tên con theo tên người yêu cũ lại là chuyện khác. Để không xảy ra những tranh cãi không cần thiết, bạn nên tránh dùng tên người yêu cũ của mình hoặc của anh xã để đặt tên cho con.

2/ Đừng để tên con mang tính quá “nickname”

Có những tên rất hay, rất thú vị nhưng lại không phù hợp với cuộc sống thường ngày. Bạn không muốn làm khó những người xung quanh bé khi đặt cho con một cái tên như vậy chứ?

Bạn có thể dùng tên đó để đặt tên ở nhà cho con và nghĩ thêm một tên để bé sử dụng khi đi học. Như vậy, bé cưng “lời” hơn người khác một tên rồi nhé!

[inline_article id=34247]

3/ Tên của những đứa bé dễ thương

Không hiếm những trường hợp ba mẹ đặt tên cho con theo tên một nhóc nào đó bạn đã từng gặp. Có thể đó là một đứa bé đáng yêu, hoặc lễ phép hoặc cả hai và ba mẹ muốn bé cưng của mình cũng có thể ngoan ngoãn, dễ thương như vậy.

4/ Tên của những người nổi tiếng

Có thể là tên của một danh hài, một diễn viên hay tên của một nhà toán học… Tuy nhiên, nếu chọn tên của một nhân vật nổi tiếng đồng nghĩa với việc tên của bé có thể “đụng” với rất nhiều người.

5/ Hạn chế dùng từ đồng âm

Tránh xa các từ đồng âm nhưng khác nghĩa có thể gây hiểu lầm mẹ nhé! Cục cưng có thể sẽ trở thành “mục tiêu” chọc ghẹo của không ít người đâu. Người lớn có thể cảm thấy không sao, nhưng trẻ con rất dễ bị tổn thương.

[inline_article id=1077]

6/ Tên lót

Một số gia đình quyết định ghép họ tên của ba mẹ thành tên con. Không cần thiết phải giữ “nguyên xi” họ tên của ba mẹ, bạn có thể dùng từ đồng âm hoặc những từ có âm tương tự để đặt tên cho con. Nếu họ Nguyễn, bạn có thể đặt con tên Nguyên chẳng hạn.

7/ Biến tấu

Một sự thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự đặc biệt. Sao bạn không thử đổi vị trí tên và chữ lót cho nhau? Có nhiều bất ngờ đang chờ đợi bạn đấy!

8/ Tên của anh/chị

Để thể hiện sự thống nhất và “tình thương mến thương”, nhiều gia đình chọn chữ lót cho các con mình giống nhau. Cũng có những gia đình chọn tên giống nhau và khác chữ lót. Bạn có thể cân nhắc đến điều này khi đặt tên cho con.

9/ Chú ý chính tả

Chắn chắn rằng bạn có thể đánh vần chính xác tên gọi của con. Do giọng của mỗi miền có sự khác biệt nên có thể có một chút nhầm lẫn nho nhỏ. Tốt nhất, nếu đi làm giấy khai sinh, bạn nên viết sẵn tên ra giấy để đảm bảo chính tả.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Thụ thai thành công nhờ ăn uống đúng lúc

Các giai đoạn khác nhau của chu kỳ đòi hỏi cơ thể người phụ nữ tạo ra những hormone khác nhau và trải qua những quá trình khác nhau. Vì vậy nếu muốn tăng khả năng thụ thai lên mức tối đa, bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm phù hợp trong từng giai đoạn.

1/ Trong ngày “đèn đỏ”

Khi chu kỳ bắt đầu, bạn có thể cảm thấy bị chuột rút, trướng bụng, mệt mỏi và bực bội. Bạn cũng có thể bị hao hụt nguồn dự trữ sắt. Thực tế, phụ nữ bình thường mất khoảng 30-40ml máu trong vòng 3 đến 7 ngày.

Thực phẩm giàu sắt
Chú ý bổ sung những thực phấm giàu sắt trong những ngày “đèn đỏ”

Những ngày đèn đỏ là dịp tốt để tập trung vào các thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên đừng biến kinh nguyệt của bạn thành một cái cớ để ngốn một lượng lớn thức ăn nhanh. Đặc biệt chú ý những điều sau trong những ngày đèn đỏ:

• Tập trung ăn nhiều: Thịt, đậu, cá, các loại rau có màu xanh và các loại hạt. Hầu hết các thực phẩm này đều giàu sắt, protein hoặc cả hai, đặc biệt quan trọng nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc ra máu nhiều. Một số thực phẩm như cá, hạt và rau xanh có đặc tính kháng viêm, giúp giảm các cơn chuột rút bằng cách kích thích lưu thông máu. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều ớt chuông, cà chua, bông cải, kiwi, cam và các loại thực phẩm giàu vitamin C.

• Tránh xa:  Nếu kỳ kinh của bạn có máu đông và đau đớn, tránh xa thức ăn lạnh, rượu, caffein và thức ăn nhiều gia vị vì có thể làm máu ra nhiều hơn.

2/ Giai đoạn tạo nang buồng trứng

Trong giai đoạn tạo nang buồng trứng, cơ thể làm việc hết mình để phát triển nang và nồng độ hormone estrogen tăng cao. Các loại rau thuộc họ cải như bông cải, cải xoăn, cải bắp và súp lơ chứa một phytonutrient có thể giúp phụ nữ chuyển hóa estrogen tốt hơn.

Thịt và các sản phẩm làm từ sữa, giúp ra loại bỏ lượng estrogen dư thừa khỏi cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên ăn kèm dầu ô liu, quả bơ, quả hạch và hạt với những loại rau xanh kể trên. Những loại thức ăn này đều chứa nhiều vitamin E, vitamin này có trong dịch của nang chứa trứng.

[inline_article id=69587]

• Tập trung ăn nhiều:

Các loại thức ăn có hỗ trợ sự phát triển của nang như các loại quả hạch, hạt, rau xanh, đậu, trứng và cá.

• Tránh xa những thức uống có cồn, vì chúng ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone. Chúng cũng gây mất nước trong cơ thể khiến cho chất nhầy cổ tử cung trở nên quá đặc.

3/ Giai đoạn rụng trứng

Khi sắp rụng trứng, cơ thể cần nhiều loại vitamin B và các dưỡng chất khác để hỗ trợ sự giải phóng và làm tổ của trứng. Kẽm có thể hỗ trợ phân bào và sản xuất progesterone và vitamin C có nhiều trong các nang trứng sau khi trứng rụng, đóng vai trò nhất định trong việc sản xuất progesterone.

Các axit béo thiết yếu (EFA) cũng rất quan trọng trong giai đoạn này. Các EFA này thúc đẩy máu lưu thông đến tử cung và hỗ trợ quá trình mở nang để giải phóng trứng. Chúng mở rộng những mạch máu nhỏ ở vùng kín, đảm bảo rằng bạn ở trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng “hành động”. Hơn nữa, dầu cá tăng testosterone trong cơ thể, làm bạn sẽ nhanh chóng đạt trạng thái hưng phấn.

• Tập trung ăn nhiều: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, đậu, thịt, cá hoặc viên dầu cá và nước, thật nhiều nước. Nước đóng vai trò vận chuyển hormone và phát triển nang. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy cổ tử cung. Đặc biệt, nước giúp “tinh binh” dễ dàng bơi đến đích hơn.

[inline_article id=60349]

• Tránh xa: Các thực phẩm chứa axit như cà phê, rượu, thịt và thực phẩm chế biến vì có thể khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên “thù địch” với tinh trùng. Cà rốt non thường được cho là có tác dụng đẩy mạnh sự tiết dịch hỗ trợ quá trình thụ thai vì nó có tính kiềm.

4/ Giai đoạn sau rụng trứng (Giai đoạn luteal)

Đây là lúc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tế bào. Beta-carotene, thường thấy trong các loại rau lá xanh cũng như các loại thực phẩm màu vàng và cam như cà rốt, dưa vàng và khoai lang. Các loại thực phẩm này giúp kiểm soát các hormone và ngăn ngừa sảy thai sớm.

Thực phẩm giàu betacarotene
Betacarotene giúp ngăn ngừa sảy thai sớm

Một loại thực phẩm được chú ý nhiều trong giai đoạn này là quả dứa. Ngoài beta-carotene, dứa chứa một chất gọi là bromelain, chất đã được chứng minh là có hỗ trợ nhất định đối với quá trình thụ thai nhờ các thuộc tính kháng viêm của nó. Không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc ăn dứa trong thời gian thụ thai, nhưng nếu bạn muốn nâng cao xác suất thụ thai, bạn vẫn nên thử.  Vì dứa là một thực phẩm tốt cho sức khỏe và không có tác hại.

• Tập trung ăn nhiều: Các thức ăn ấm như súp và món hầm. Mục tiêu chính trong giai đoạn luteal là tạo nhiệt độ cao để giúp duy trì thai kỳ.

• Tránh xa: Các loại thực phẩm lạnh hoặc sống, đặc biệt là kem và sữa chua lạnh. Giai đoạn luteal là thời gian mà bạn muốn để thúc đẩy sự phát triển và mở rộng trong khi nhiệt độ thấp lại làm co các bộ phận.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

10 câu hỏi kiểm chứng dấu hiệu vô sinh

10 câu hỏi kiểm chứng dấu hiệu vô sinh

1. Bạn có kinh nguyệt không đều?

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, quá ngắn hoặc quá dài, có thể là cảnh báo cho dấu hiệu vô sinh ở nữ. Khi phát hiện chu kỳ đèn đỏ của mình ít hơn 24 ngày, hay nhiều hơn 35 ngày, hoặc thời điểm đến và đi rất thất thường, bạn nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia về hiếm muộn, bác sĩ phụ khoa để kiểm tra và thăm khám. Kinh nguyệt không đều có liên quan mật thiết đến sự rụng trứng.

[inline_article id = 27272]

2. Bạn ra máu rất nhiều vào ngày đèn đỏ và thường xuyên bị chuột rút?

Vào chu kỳ kinh nguyệt, ra máu khoảng 3-7 ngày được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu máu có dấu hiệu ra rất ít, hoặc quá nhiều và làm bạn mệt mỏi, nên đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến các dấu hiệu khác như lượng máu ra hằng tháng khác nhau, màu sắc bất thường, thời gian kéo dài, thường xuyên bị chuột rút (vọp bẻ). Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây rắc rối cho khả năng sinh sản của bạn.

3. Bạn đã quá 35 tuổi?

Nếu đã vượt qua ngưỡng 35 tuổi, khả năng bạn phải đối diện với nguy cơ vô sinh là khá cao. Ở tuổi 30, cơ hội thụ thai thành công của phụ nữ là khoảng 20%. Con số này giảm xuống còn 5% ở tuổi 40. Nếu đã 35 tuổi và cố gắng thụ thai 6 tháng nhưng vẫn chưa thành, bạn nên nhờ đến sự can thiệp của y học.

4. Anh xã có dấu hiệu “bất lực” hoặc gặp các vấn đề về xuất tinh

Dấu hiệu vô sinh ở nam thông thường không quá rõ ràng để xác định như ở nữ giới. Đôi khi, phái mạnh vẫn rất hết mình và khỏe khoắn trong chuyện “chăn gối” nhưng chất lượng tinh trùng yếu lại cản trở hành trình làm cha. Vì vậy, ngoài cách xác định chỉ y học mới có thể can thiệp này, nếu anh xã nhà bạn gặp khó khăn với chuyện “lên đỉnh” hay xuất tinh, có thể anh ấy đang mắc chứng vô sinh nam.

dấu hiệu vô sinh, vô sinh ở nam, vô sinh ở nữ
Khoan vội trách nhau, vô sinh có thể bắt nguồn từ cả hai vợ chồng bạn

5. Bạn có thiếu cân hay thừa cân?

Cân nặng cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Việc quá gầy hay quá béo rất dễ dẫn đến tình trạng vô sinh. Vấn đề sinh sản của bạn sẽ bị tác động bởi chế độ tập thể dục khắc nghiệt, ăn kiêng nghèo nàn. Kiểm tra chỉ số BMI của bản thân để xác định xem liệu bạn có đang ở trong phạm vi an toàn hay không.

6. Bạn đã từng bị sảy thai liên tiếp nhiều lần?

Vô sinh không đơn giản là ám chỉ sự bất lực để có thai, mà còn áp dụng cho những trường hợp phụ nữ không thể sinh con do sảy thai quá nhiều. Tình trạng không mong muốn này xảy ra bất cứ lúc nào, và chiếm khoảng 10-20% tỷ lệ phụ nữ mang thai. Các bác sĩ sẽ không chẩn đoán nguyên nhân vô sinh từ sảy thai trừ khi bạn đã 3 lần bị sảy.

7. Bạn hoặc anh xã có đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tuyến giáp hay tăng huyết áp?

Phương pháp điều trị áp dụng cho chứng bệnh mãn tính không ít thì nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Insulin, thuốc chống trầm cảm, kích thích tố tuyến giáp dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều. Tagamet, thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tráng và một số loại thuốc trị tăng huyết áp có thể gây ra vô sinh nam, trong đó việc sản xuất tinh trùng và khả năng thụ tinh cùng trứng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

8. Bạn hoặc anh xã đã từng điều trị ung thư trong quá khứ?

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể dẫn đến các rắc rối về khả năng sinh sản. Nếu bạn hoặc chồng đã trải qua điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị gần cơ quan sinh sản, khả năng vô sinh là rất cao.

9. Bạn hoặc anh xã có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục?

STDs nằm trong top đầu những nguyên nhân gây ra vô sinh. Nhiễm trùng và viêm từ chlamydia hoặc bệnh lậu gây tắc nghẽn ống dẫn trứng, cản trở quá trình mang thai hoặc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

10. Bạn hoặc anh xã có thói quen hút thuốc, uống rượu?

Hút thuốc và uống rượu khi mang thai rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Hút thuốc liên quan đến vấn đề thụ thai ở phụ nữ, nghiện rượu lại liên quan đến cả vô sinh ở nữ và nam.

Những dấu hiệu vô sinh ở nam

Dấu hiệu vô sinh ở nam qua tinh trùng

Biểu hiện vô sinh ở nam giới thông qua tinh trùng thường phải được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa bằng các xét nghiệm, kiểm tra tinh đồ. Bạn chỉ có thể nhận biết tinh trùng thông qua màu sắc của tinh dịch.

dấu hiệu vô sinh 2
Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam

Do đó, trường hợp tinh dịch có biểu hiện bất thường, có thể tinh trùng của bạn cũng đang gặp vấn đề. Hãy tới thăm khám và kiểm tra ngay lập tức. Tinh trùng bình thường là được bác sĩ chuyên khoa đánh giá qua các chỉ số nhất định. Cụ thể:

  • Tỷ lệ chết hoặc nằm im <25%
  • Mức độ di động >75%
  • Mức độ chuyển động > 50%
  • Chuyển động nhanh vút > 25%.

Trường hợp tinh trùng không đạt các tỷ lệ trên có thể bị tinh trùng yếu thậm chí chết tinh trùng. Ngoài ra, bạn cần quan sát tình trạng tinh trùng sau khi xuất ra về độ đông đặc, vón cục, thời gian loãng ra của tinh dịch.

Dấu hiệu vô sinh ở nam qua cơ quan sinh dục

Cơ quan sinh dục ở nam giới có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là cơ quan không thể thiếu để có thể giúp tinh trùng được phóng vào âm đạo nhanh nhất, đúng nhất.

Bạn có thể nhận thấy những bất thường của bộ phận sinh dục thông qua việc quan sát hình dáng bên ngoài, như: kích thước, độ đồng đều, có xuất hiện vết thương nhiễm trùng hay không, có xuất hiện các u nhọt, mụn bất thường hay không…

Dưới đây là một số dấu hiệu vô sinh ở nam giới ở bộ phận sinh dục cụ thể.

  • Dấu hiệu ở tinh hoàn:

Tinh hoàn giữ vao trò vô cùng quan trọng. Đây là ngọn nguồn, là nơi sản sinh ra tinh dịch. Do đó, một bất thường nhỏ của tinh hoàn cũng có thể gây ra hiện thượng vô sinh nam giới. Biểu hiện bất thường của tinh hoàn như: có u cục, sưng, xoăn tinh hoàn, đau tinh hoàn, tinh hoàn nhỏ…

[inline_article id=168205]

Nếu trong trạng thái bình thường, bạn không bị chấn thương hay va đập gì đến bộ phận sinh dục này nhưng lại có cảm giác đau, sưng, tấy đỏ; thậm chí sờ thấy có cục tấy đỏ, rắn rắn trong tinh hoàn thì có khả năng đã mắc khối u.

Ngoài ra, nếu thấy bìu da bên ngoài biểu hiện sưng đau, mềm, tấy đỏ, cảm giác có nước thì có thể đó là chứng bệnh viêm hoặc xoắn tinh hoàn, người bệnh cũng cần hết sức thận trọng.

  • Dấu hiệu ở bìu: Đây là bộ phận bên ngoài, bảo vệ và bao bọc tinh hoàn. Các biểu hiện bất thường của bìu: sưng, tấy đỏ, đau.
  • Quy đầu dương vật: Quy đầu dương vật là phần trên cùng. Quy đầu có biểu hiện bất thường như: đau, sưng, xuất hiện mụn, viêm nhiễm lở loét…

Những dấu hiệu bên ngoài khác

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là biểu hiện dương vật không có khả năng cương cứng nên không thể thực hiện giao hợp, dẫn đến “trên bảo dưới không nghe”. Đây có thể là biểu hiện vô sinh khá rõ rệt ở nam giới.

dấu hiệu vô sinh 3
Khi bị bất lực, khả năng sinh sản của phái mạnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Xuất tinh bất thường

Xuất tinh quá nhiều, quá ít hoặc không xuất tinh có thể là biểu hiện của vô sinh do nam giới do mắc chứng xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh gây vô sinh.

Ngoài ra, tình trạng đau khi xuất tinh là một trong những biểu hiện vô sinh ở nam giới: nếu quan sát kỹ tinh trùng, nam giới có thể thấy tinh trùng có màu đục hoặc kèm máu bất thường.

Trong một số trường hợp, xuất tinh quá nhanh – khi chưa quan hệ thực sự đã xuất tinh khiến cho trứng và tinh trùng khó có cơ hội gặp nhau cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho khả năng thụ thai.

Xuất hiện tổn thương ở đầu hoặc thân dương vật

Đây là dấu hiệu khá dễ dàng để nhận biết, và là một trong những hình thái dẫn tới ung thư dương vật. Đặc biệt là dấu hiệu tổn thương của bệnh giang mai, một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới vô sinh.

Người bị giang mai thời gian đầu sẽ chưa nhận ra được triệu chứng của bệnh. Do nó thường ủ bệnh từ 3-4 ngày sau đó mới phát ra ngoài.

Đó có thể là đau nhức xương, phát ban hoặc các cơ quan nội tạng như tim, gan, mạch cũng bị đau, có nguy cơ cao dẫn tới vô sinh.

Dương vật tiết dịch vàng hoặc xanh

Các quý ông cũng cần phải theo dõi dịch tiết ra từ dương vật để nhận biết và phát hiện sớm những bệnh liên quan tới viêm bộ phận sinh dục.

Nếu nam giới phát hiện đầu dương vật tiết ra dịch có màu vàng hoặc xanh thì cần phải theo dõi và thăm khám kịp thời. Vì có thể mắc phải một số bệnh liên quan đến lây qua đường tình dục, viêm niệu đạo hoặc nhiễm khuẩn quy đầu.

[inline_article id=195766]

Đi tiểu bất thường

Nam giới nếu có biểu hiện đi tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt hoặc có cảm giác nóng rát, hay thậm chí là đi tiểu ra máu thì đó có thể là biểu hiện các chứng viêm niệu đạo, viêm bàng quang… Đây là 1 trong những dấu hiệu vô sinh mà nam giới cần đề phòng.

Bên cạnh những biểu hiện vô sinh kể trên, ở nam giới có thể kèm theo một số dấu hiệu khác như:

  • Thường xuyên rụng tóc, béo bụng và vùng quanh bụng tăng cân nhanh.
  • Da khô và nhăn nheo.
  • Thiếu ham muốn và sức sống trong “chuyện ấy”.
  • Stress kéo dài, tinh thần khủng hoảng, luôn có cảm giác lo lắng, áp lực.

Căn bệnh vô sinh có thể bắt nguồn ở cả nam hoặc nữ hoặc ở cả hai phía. Do đó nếu như người vợ đã thăm khám và xác định không có vấn đề gì bất thường thì người chồng nên đi khám và điều trị vô sinh hiếm muộn sớm. Với những phương pháp y khoa hiện đại ngày nay, việc phục hồi tinh trùng cho quý ông không phải là hiếm. Vì vậy, hãy giữ tinh thần thoải mái, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm có con.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Cải thiện chất lượng “nàng trứng”

hút thuốc làm giảm chất lượng trứng
Nicotin trong thuốc lá làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng của phụ nữ

1/ Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

– Tuổi tác: Chất lượng trứng của phụ nữ tỷ lệ ngược với tuổi tác của họ. Những phụ nữ dưới 40 tuổi có 40% khả năng thụ thai trong mỗi chu kỳ. Trong khi những phụ nữ trên 40 chỉ có 25 % khả năng. Khoảng thời gian từ 25 – 30 tuổi được xem là “thời điểm vàng” để sinh con do đây là thời điểm bạn phát triển đầy đủ cả về tâm-sinh lý.

– Bệnh phụ khoa: Tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo… là những bệnh phụ khoa làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

– Thói quen không lành mạnh: Chất nicotin trong thuốc lá và độ cồn trong rượu, bia không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng mà còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ngăn không cho trứng rụng bình thường. Đặc biệt, những bạn có thói quen thức đêm cũng nên cẩn thận. Thức đêm làm suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến hormone và chất lượng trứng.

[inline_article id=69246]

– Nạo, phá thai: Nạo thai làm nội mạc tử cung tổn thương và ảnh hưởng hoạt động của buồng trứng. Mỗi lần nạo thai sẽ làm khả năng thụ thai của bạn giảm từ 5-10 %. Ngoài ra, một số trường hợp nạo phá thai có thể gây viêm nhiễm hoặc tắc ống dẫn trứng.

Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng nhiễm sắc thể trong trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

2/ Làm gì để tăng sức khỏe cho “nàng trứng”?

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Cân bằng các nhóm thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Đặc biệt chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt trong những ngày “đèn đỏ” để bảo đảm chất lượng trứng. Một số thực phẩm giàu sắt như thịt bò, cải bó xôi, trứng, gan… Nếu cần, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để uống thêm thuốc sắt.

– Từ bỏ thói quen xấu: Muốn cải thiện chất lượng trứng, bạn nên “chia tay” một số thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, bia nhiều. Caffein làm ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trứng. Đồng thời, nạp quá nhiều caffein cũng khiến cơ thể khó hấp thụ sắt.

– “Cách ly” máy tính: Không chỉ tinh trùng, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy bức xạ từ máy tính có ảnh hưởng đến chất lượng trứng của phụ nữ.

[inline_article id=63191]

– Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau: Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài làm ảnh hưởng đến thần kinh, đồng thời cũng làm trứng “yếu” đi. Một nghiên cứu cho thấy, khả năng hoạt động của trứng ở những phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau giảm 7% so với những phụ nữ khác.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Đầu không tròn, sinh bé có di truyền không?

Chả là tôi có một cái đầu không đượcc tròn mà nó hơi lép và nhọn. Tôi có một thắc mắc là khi sinh con ra đứa trẻ đó có theo gen đầu của tôi không. Nếu đứa trẻ sinh ra mà đầu không tròn giống tôi thì tôi có thể dùng biện pháp gì để tròn hơn. Xin các bà mẹ tư vấn giúp tôi