Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Bí kíp mang thai đôi

1/ Lịch sử gia đình

Di truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng để tăng khả năng mang thai đôi. Nếu trong dòng họ của bạn hoặc anh xã đã từng có người thân có con song sinh, cơ hội bạn sinh đôi là khá cao.

mẹo để sinh đôi
Nếu trong họ hàng đã từng có người sinh đôi, cơ hội mẹ mang thai đôi là khá cao

2/ Tăng cân hợp lý

Tăng trọng lượng cơ thể được chứng minh sẽ giúp tăng cơ hội mang thai đôi của mẹ bầu. Khi số cân nặng tăng, cơ thể cũng sản sinh các hormone estrogen và progestorone nhiều hơn, tác động trực tiếp đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệtrụng trứng. Chỉ khi “siêu trứng” xuất hiện, bạn mới có thể hy vọng về kết quả mang thai đôi.

3/ Thực phẩm hỗ trợ

Các loại củ thuộc họ củ nâu như khoai mỡ, củ mài, củ từ hoặc họ khoai tây như củ maca chính là lựa chọn thực phẩm lý tưởng để kích thích cơ thể phụ nữ sản xuất “siêu trứng”. Để kích thích số lượng hormone progestorone tăng lên, bạn còn có thể dùng thêm: Mầm đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, sữa béo…

4/ Càng mang thai nhiều, càng dễ sinh đôi

Tỷ lệ mang thai đôi với các mẹ đã từng sinh nở cao hơn là phụ nữ chưa từng. Hormone progestorone ở phụ nữ đã có con nhiều hơn, chính vì vậy dễ có cơ hội sinh đôi.

5/ Độ tuổi lý tưởng

30-40 tuổi là thời điểm thuận lợi để bạn có thể tăng khả năng sinh đôi. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà trì hoãn việc sinh con đầu ở lứa tuổi này, vì sinh con lớn tuổi không dễ dàng như bạn tưởng.

[inline_article id = 61975]

MarryBaby

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

25-30 tuổi: Sinh con là chuẩn!

6-ly-do-ban-nen-co-con-ngay-1
Có con là trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không muốn bỏ lỡ

1. Tuổi càng lớn hormone càng giảm

Hiện nay, việc sinh con muộn là điều thường thấy trong nhiều gia đình. Số lượng phụ nữ sinh con đầu ở tuổi 30 ngày một nhiều mặc dù theo khuyến cáo, 25 là độ tuổi thích hợp nhất để sinh con.

Sinh con khi lớn tuổi, bạn phải đứng trước nhiều rủi ro hơn rất nhiều. Không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng, việc hồi phục sau khi sinh cũng mất nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, khi bạn lớn tuổi, nồng độ hormone suy giảm làm khả năng thụ thai cũng giảm theo. Đó chính là lý do việc thụ tinh nhân tạo cũng tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây.

2. 9 tháng trải nghiệm tuyệt vời

Mang thai là một trong những chuyện vất vả nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, bạn cũng không thể phủ nhận những điều tuyệt vời mà nó mang lại. Lần đầu tiên nghe thấy tim con đập, lần đầu tiên cảm nhận được con đạp trong bụng mẹ… Đó là những trải nghiệm mà bạn không thể nào quên được.

Bên cạnh đó, bạn cũng được đắm mình trong tình yêu và sự chăm sóc của anh xã. Bạn và chồng sẽ có 9 tháng thú vị cùng nhau chờ đón sự chào đời của bé.

3. Điều kiện ổn định

Bạn và chồng đều đã có việc làm ổn định, kết hôn được một thời gian và hai bên gia đình cũng đang mong chờ đứa cháu đầu tiên? Quá ổn để bạn bắt đầu kế hoạch sinh con của mình rồi đấy!

Bạn lo lắng sợ mình không đủ tài chính để sinh con hay lo lắng mình chưa đủ chín chắn để làm mẹ? Tự tin lên chứ! Mọi chuyện không bao giờ hoàn hảo như vậy đâu. Bạn phải tự học cách làm mọi việc hoàn hảo dựa trên những điều chưa hoàn hảo thôi.

4. Muốn có nhiều con

Tưởng tượng một chút nhé! Sẽ ra sao nếu bạn đi họp phụ huynh cho con và ai cũng tưởng bạn đi họp cho cháu của mình? Đây không phải là một câu chuyện cười đâu nhé, nhất là khi bạn muốn có nhiều hơn 2 đứa con. Khoảng cách an toàn giữa hai lần sinh con là 3 năm, nếu sinh thường và 5 năm nếu lần đầu sinh mổ. Vì vậy, nếu con đầu lòng bạn sinh muộn, bé thứ hai chắc chắn cũng trễ hơn nhiều rồi.

[inline_article id=28014]

5. Kết tinh của tình yêu

Bạn có nghe người ta hay nói con cái là kết tinh của tình yêu không? Trẻ em là sợi dây vô hình kết nối tình cảm của hai vợ chồng. Có con sẽ giúp bạn hiểu thêm về giá trị của cuộc sống. Không chỉ là phút giây riêng tư của hai người, bạn sẽ phải có trách nhiệm và trưởng thành hơn để chăm sóc cho con.

6. Tiết kiệm tiền

Đành rằng khi có con bạn sẽ phải tiêu tốn một “mớ” tiền nhưng bạn cũng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể đấy chứ. Bạn sẽ được miễn giảm thuế cho người phụ thuộc. Lại được thêm tiền sinh con nữa chứ.

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Muốn mang thai: Cẩn thận món cá!

an ca khi mang thai
Cẩn thận với cá chứa nhiều thủy ngân mẹ nhé!

1/ Có nên ăn cá khi đang cố gắng thụ thai?

Omega-3 và DHA có trong cá là nguồn dưỡng chất dồi dào hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Hơn nữa, cá còn chứa ít chất béo bão hòa, giàu đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác cộng hưởng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, khoảng thời gian trước khi thụ thai 3 tuần, bạn có thể bắt đầu thêm nhiều cá vào thực đơn ăn uống để làm tiền đề cho kho dinh dưỡng của thai nhi.

Tuy nhiên, một số loại cá chứa thủy ngân, với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh của bé. Dù bạn có ăn trước khi mang thai, nhưng cơ thể vẫn lưu giữ đủ “tàn tích” để có thể tác động xấu đến thai nhi. Nguy hiểm là vậy, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích bạn nên ăn một số loại cá nhất định nếu muốn thụ thai.

2/ Tại sao cá lại chứa thủy ngân?

Thủy ngân có ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí bạn đang hít thở. Một số nguồn là tự nhiên, như cháy rừng hay núi lửa. Còn lại là sự phát tán từ các nhà máy điện, xi măng, hóa chất… Thủy ngân được sử dụng để sản xuất nhiệt kế, máy điều nhiệt.

Khi thủy ngân lắng xuống nước, nó tự động chuyển hóa thành vi khuẩn methylmercury, liên kết cực kỳ chặt chẽ với các mô cơ của cá. Vì vậy, dù cho đã nấu chín, chất độc này vẫn còn nguyên.

3/ Hệ quả khi ăn cá nhiều thủy ngân

Cơ thể sau khi hấp thụ thủy ngân từ cá, sẽ tích tụ lượng chất độc này trong nhiều tháng. Khi bạn mang thai, thủy ngân từ cơ thể đi qua nhau thai trực tiếp “tiếp xúc” với thai nhi trong bụng. Ngoài làm suy giảm sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, thủy ngân còn ảnh hưởng đến kỹ năng nhận thức, vận động và thị giác.

Phụ nữ có thai, đang có ý định sinh con, vừa sinh con xong và đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng tuyệt đối không được ăn cá chứa thủy ngân.

4/ Cá nào mới tốt?

Năm 2004, viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA, EPA đã khuyến cáo 4 loại cá phụ nữ không nên ăn nếu muốn thụ thai: Cá mập, cá kiếm, cá thu lớn và cá kình. Danh sách này còn được nới dài thêm sau đó: Cá ngừ, cá chẽm, cá hồng vàng…

Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 350gram cá hồi, cá cơm, cá trích, cá thu nhỏm, cá mòi… Đặc biệt nên tránh ăn cá ngừ đóng hộp. Không nên ăn cá khi bạn chưa biết rõ nguồn gốc và xác định được độ an toàn của nó.

[inline_article id = 98577]

5/ Nguồn dinh dưỡng tương tự nhiên

Ngoài cá, bạn có thể bổ sung thêm omega-3 và DHA từ trứng, sữa, sữa đậu nành, trái cây, các loại ngũ cốc, bơ thực vật. Các viên uống bổ sung cũng là lựa chọn lý tưởng, nhưng phải cẩn thận vì nó thường chứa nhiều vitamin A. Với liều lượng cao, vitamin A sẽ có thể gây độc cho phụ nữ mang thai.

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Mầm đậu nành có tăng khả năng thụ thai?

mam dau nanh
Mầm đậu nành có thực sự giúp tăng khả năng thụ thai?

Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh mầm đậu nành có thể giúp tăng khả năng sinh sản. Đồng thời, cũng chưa có nhà nghiên cứu nào khẳng định dùng mầm đậu nành thực sự an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của phụ nữ. Hơn nữa, một số bài báo y học đã khuyến cáo rằng việc sử dụng các sản phẩm đặc biệt từ đậu nành có thể gây ức chế khả năng sinh sản, nhất là với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Những sản phẩm này có thể làm rối loạn chu kỳ “đèn đỏ” của bạn.

1/ Cơ chế hoạt động của mầm đậu nành

Mầm đậu nành được tin là biệt dược chứa phytoestrogen, estrogen tự nhiên, có khả năng kích thích khả năng sinh sản như các thuốc hỗ trợ sinh sản. Đối với những phụ nữ gặp khó khăn với vấn đề rụng trứng, mầm đậu nành có thể “khởi động” quá trình này. Biệt dược này không có tác dụng với những nguyên nhân gây hiếm muộn khác.

[inline_article id = 51742]

Về lý thuyết, mầm đậu nành ngăn chặn việc hình thành các thụ thể estrogen, “đánh lừa” não bộ rằng cơ thể đang thiếu một lượng lớn hormone sinh sản này. Từ đó, cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra nhiều estrogen, giúp tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Sau 5 ngày, bạn nên ngưng sử dụng. Lúc này, cơ thể bạn đã nhận đủ lượng estrogen lớn để tập trung cho việc thụ thai.

2/ Đối tượng phù hợp

Như đã nói ở trên, không phải phụ nữ nào cũng thích hợp với phương pháp này. Đặc biệt là đối với những trường hợp đã từng bị hoặc đang mắc bệnh u xơ tử cung, dùng mầm đậu nành có thể khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa, các mô trong cơ thể ở ngực, tử cung và buồng trứng khá nhạy cảm với sự tác động của estrogen, nhất là estrogen đến từ bên ngoài cơ thể.

Đã từng có nghiên cứu khuyến cáo rằng liều lượng lớn đậu nành có thể khuyến khích các tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng ăn nhiều đậu nành còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thận và tuyến giáp. Khi bạn dùng mầm đậu nành để kích thích khả năng sinh sản ở nửa đầu chu kỳ kinh, nửa sau sẽ thiếu hụt một lượng lớn tương tự. Từ đó, sẽ tác động rất xấu đến quá trình cân bằng nột tiết tố.

Nếu vẫn muốn thử sử dụng, bạn nên làm theo một số lời khuyên sau:

-Phụ nữ trên 35 tuổi muốn sinh con nhất định phải cần đến sự can thiệp của y tế chứ không nên trông chờ vào hiệu quả từ thực phẩm bổ sung như mầm đậu nành.

-Chỉ sử dụng khi bạn gặp khó khăn với vấn đề rụng trứng. Nếu chu kỳ kinh vẫn bình thường hoặc gặp các bệnh phụ khoa khác, đặc biệt là buồng trứng đa nang, bạn nên nói không với mầm đậu nành.

-Uống một liều 80-200mg/ngày vào những ngày chu kỳ 3-7 hoặc 5-9 và không dùng quá 5 ngày.

-Nên tư vấn bác sĩ liệu mầm đậu nành dùng chung với các thuốc khác như kháng sinh có phản ứng phụ gì không.

-Bạn có thể gặp một số triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tức ngực, rối loạn tiêu hóa.

MarryBaby

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

5 nguyên nhân khiến bạn chậm có thai và 7 vấn đề sức khỏe sinh sản không thể bỏ qua

♦5 nguyên nhân phổ biến khiến bạn chậm có thai

chậm có thai

1. Tuổi tác

Theo các chuyên gia sinh sản, độ tuổi thích hợp nhất để có em bé của phụ nữ là từ 20-24 tuổi. Càng lớn tuổi, chất lượng trứng của bạn càng giảm dần và khả năng thụ thai của bạn cũng giảm, gây ra tình trạng chậm có thai. Chưa kể đến việc tình trạng sức khỏe của bạn cũng giảm dần theo thời gian và những nguy cơ khi mang thai cũng tăng lên. Bạn dễ gặp những biến chứng như sảy thai, tiểu đường, trẻ sinh ra còn dễ gặp hội chứng down và tự kỉ.

2. Chất nhầy cổ tử cung

Cổ tử cung tạo ra chất nhầy để bảo vệ cơ thể khỏi tinh trùng, vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Sự ổn định của các chất nhầy thay đổi trong nhiều ngày của mỗi tháng để cho phép tinh trùng xâm nhập. Chất lượng và số lượng của chất nhầy cổ tử cung có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của bạn.

3. Trọng lượng cơ thể

Tình trạng quá mập hoặc quá gầy cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm có thai. Thậm chí, nếu bạn có mức BMI dưới 16 và đang có vấn đề với việc thụ thai thì cơ hội thụ tinh ống nghiệm cũng không dành cho bạn. Chỉ khi chỉ số BMI vào khoảng 19-20, bạn mới có đủ sức khỏe để thực hiện việc này. Hơn thế nữa, đối với những bạn gầy gò, thiếu cân, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất nhiều. Các bà mẹ thiếu cân cũng dễ sinh con thiếu ký.

cham co thai 1
Những người quá gầy thường có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt

3. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Tình trạng ăn quá nhiều, quá ít hay quá thất thường sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và hệ quả tất yếu là làm giảm khả năng có em bé, chậm có thai. Đặc biệt, việc thường xuyên uống nước ngọt và các loại nước có chứa caffeine sẽ làm giảm đến 50% khả năng sinh sản của nam giới. Tốt nhất, bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng có sự cân bằng giữa calorie, carbonhydrate, chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng nhớ bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày nhé! Em bé như một “hạt giống” trong cơ thể, rất cần nước để phát triển.

4. Các bệnh phụ khoa

Nếu bạn đang bị đau ở quanh vùng bụng, cảm thấy chướng bụng và mệt mỏi thì hãy siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng và u xơ tử cung. Đây là hai căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của bạn.

5. Stress nghề nghiệp

Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn chậm có thai. Những công việc “liên miên bất tận” có thể cuốn bạn ra xa khỏi mục đích “cao cả” của mình. Quá mất thời gian vào công việc cũng làm giảm thời gian bạn chăm sóc cho cơ thể. Nếu đang làm các công việc có liên quan nhiều đến các loại hóa chất độc hại, bạn nên đi khám thường xuyên để bảo đảm bản thân đủ điều kiện sức khỏe mang thai. Đặc biệt, những người đàn ông làm nghề đầu bếp thường có lượng tinh trùng thấp hơn so với bình thường do phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao.

Ngoài những lý do trên, sức khỏe sinh sản của bạn hoặc anh ấy có vấn đề cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm có thai.

♦10 vấn đề sức khỏe sinh sản kéo dài thời gian mong “tin vui”

1. Khi nguyên nhân là do anh xã

Nguyên nhân có thể do mật độ tinh trùng thấp hoặc khả năng di chuyển kém của tinh trùng, hoặc những bất thường về mặt cấu trúc có thể ngăn chặn dòng chảy của tinh trùng. Khoảng 30-40% các vấn đề vô sinh thường liên quan đến nam giới.

Điều trị:

Đầu tiên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán vấn đề. Tùy thuộc vào kết quả, vấn đề có thể được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Một giải pháp cho vấn đề mật độ tinh trùng thấp và di chuyển kém là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), hoặc tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI). Khi giao hợp, cứ bốn tinh trùng thì chỉ có một đến được tử cung. Vì vậy, tiêm tinh trùng bằng phương pháp ICSI có thể là tất cả những gì bạn cần.

2. Bệnh lạc nội mạc tử cung

Tổ chức RESOLVE, thuộc Hiệp hội Vô sinh Quốc gia, ước tính có từ 3 đến 5 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh mãn tính ở hệ sinh sản khiến các tế bào từ nội mạc (niêm mạc) tử cung phát triển ở vị trí mà chúng không nên có mặt, cụ thể là bên ngoài tử cung, làm nghẽn các ống khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau hoặc ngăn trứng được thụ tinh đi xuống các ống dẫn trứng như bình thường, khiến bạn chậm có thai. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung là kinh nguyệt ra nhiều và đau đớn, đau trong lúc giao hợp, chuột rút từ vừa đến nặng trong khi hành kinh.

Điều trị:

Cách duy nhất để biết bạn có bị bệnh lạc nội mạc tử cung là qua nội soi ổ bụng. Đây là một quy trình phẫu thuật sử dụng một ống có đèn để kiểm tra các nang trong bụng. Khoảng 6-8 tháng sau khi phẫu thuật, bạn có thể thụ thai bình thường.

3. Rối loạn rụng trứng

Ngày rụng trứng
Tính ngày rụng trứng sai thì khó thụ thai

Khoảng 20-40% trường hợp phụ nữ vô sinh bắt nguồn từ sự rụng trứng không đều đặn, thậm chí một số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể không bao giờ rụng trứng. Một số khác có thể ba tháng mới rụng trứng một lần. Sự mất cân bằng hormone, hoạt động thể chất quá độ, tăng hoặc giảm cân quá nhiều và căng thẳng quá mức đều nằm trong số những nguyên nhân chính khiến cho chu kỳ rụng trứng bị ảnh hưởng.

Điều trị:

Rối loạn rụng trứng có thể được điều chỉnh bằng các loại thuốc uống như clomid, thường kết hợp với việc cấy tinh trùng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân lớn tuổi, nên tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ngay khi họ được chẩn đoán rối loạn rụng trứng.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là tình trạng rối loạn chức năng rụng trứng bắt nguồn từ trong buồng trứng… Nhiều bệnh nhân mắc PCOS thậm chí còn không biết đến nó vì có nhiều các triệu chứng và dường như không liên quan đến nhau như không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân quá nhiều, mụn trứng cá, lông mặt bất thường và vô sinh.

Điều trị:

Phương pháp điều trị PCOS hàng đầu là ăn kiêng và thể dục. Một số chuyên gia cảnh báo rằng, nhiều phụ nữ không thích ứng với metformin, một loại thuốc giúp bình thường hóa việc sử dụng insulin của cơ thể và đưa các hormone trở lại trạng thái cân bằng.

chậm có thai

5. Bệnh ở đường ống 

Cứ cho rằng cô nàng có những quả trứng đẹp và anh chàng có những con tinh trùng khỏe mạnh… nhưng chúng phải có một môi trường gặp gỡ để tiến hành thụ tinh.” Một phần của quá trình kiểm tra là đánh giá các hình chụp X quang để đảm bảo các ống vẫn thông và tử cung là vẫn ổn.

Điều trị:

Trong những năm trước, bệnh về đường ống là khi một phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị sẹo do nhiễm trùng hoặc bệnh chlamydia, hoặc do lạc nội mạc tử cung gây ra các vấn đề về cấu trúc. Ngày nay, các bác sĩ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm khi gặp bệnh về ống dẫn trứng.

6. Hút thuốc

Hút thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh con, chủ yếu là kéo dài thời gian thụ thai. Hút thuốc lá và cần sa có thể làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Phụ nữ dùng nicotine trong thời gian dài cũng có thể gặp các vấn đề về sinh sản, như việc rối loạn rụng trứng, có thể dẫn tới chậm có thai.

Hút thuốc làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt của bạn, dễ dẫn tới chậm có thai

Điều trị:

Bạn nên bỏ thuốc vài tháng trước khi muốn thụ thai để hai cơ thể sẵn sàng với những điều sắp tới. Càng khỏe mạnh, bạn càng được trang bị tốt hơn để thụ thai và duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=88171]

7. Progesterone thấp

Sau khi rụng trứng, nang trứng có nhiệm vụ mới là sản xuất progesterone để hỗ trợ sự cấy phôi và giai đoạn đầu của thai kỳ. Thiếu progesterone trong giai đoạn này của chu kỳ kinh nguyệt được gọi là khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể hóa (hay LPD), và có thể dẫn đến rối loạn trong sự phát triển của niêm mạc tử cung hoặc thiếu khả năng duy trì niêm mạc để hỗ trợ thai kỳ.

Điều trị:

Nhiều chuyên gia nội tiết sẽ kê toa progesterone bổ sung ở dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc đặt âm đạo nhằm giúp làm dày niêm mạc tử cung để phôi có thể bám vào.

Hiện nay, vô sinh, chậm có thai không còn là một chủ đề cấm kỵ, thậm chí, mọi người còn đặc biệt tìm hiểu những nguyên nhân chính và các biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này của hệ sinh sản này. Nó gây ảnh hưởng đến cả phụ nữ lẫn nam giới và đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi. Đối với những cặp đôi dưới 35 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong 12 tháng mà không thành công, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia về vấn đề sinh sản ngay khi phát hiện ra vấn đề. Chẩn đoán càng sớm, kết quả mang lại càng khả quan.

MarryBaby

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Mang thai khi lớn tuổi: Liệu có an toàn?

Độ tuổi thích hợp nhất để sinh con

Các chuyên gia của Tạp chí Y học Anh Quốc cho rằng độ tuổi lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con là từ 20 đến 35 tuổi. Ngoài độ tuổi đó, phụ nữ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng về sức khỏe và sinh sản.

Trong một bài viết, Tiến sĩ Randy Morris, một chuyên gia về thuốc vô sinh và sinh sản cho rằng phụ nữ trên 36 tuổi vẫn còn đủ điều kiện để sinh con. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ thai vẫn giảm khi tuổi của người phụ nữ tăng lên.

mang thai khi lon tuoi
Thường xuyên đi kiểm tra định kỳ để bảo đảm có một thai kỳ khỏe mạnh

Mang thai ở phụ nữ lớn tuổi và các biến chứng

Một phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng sức khỏe lớn hơn bình thường. Các biến chứng như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp có khả năng xuất hiện rất cao. Nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và sảy thai cũng tăng lên cùng với tuổi. Ở tuổi 38, nguy cơ xảy ra bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/100. Đó là lý do tại sao phụ nữ phụ nữ lớn tuổi nên tiến hành các xét nghiệm trước khi sinh.

Một bạn đọc của MarryBaby cho biết rằng, chị đã cảm thấy cơ thể hầu như vỡ vụn vì cơn đau chuyển dạ khi sinh đứa con thứ ba ở tuổi 34. Hai đứa con đầu chị sinh thường nhưng đứa thứ ba chị phải sinh mổ.

Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi 35 đến 39 và 40 đến 44 sinh con đầu lòng ngày càng tăng. Chuyện một người phụ nữ ở tuổi 50 sinh con nghe có vẻ khó tin nhưng điều đó vẫn còn có thể xảy ra.

Có khá nhiều câu chuyện về những người phụ nữ trên 35 mà vẫn sinh con trên các diễn đàn. Một người đã sinh đứa con đầu lòng ở tuổi 38. Một người khác thụ thai ở tuổi 39 và sinh con ở tuổi 40. Cũng có những phụ nữ đã sinh ra nhiều hơn một đứa con sau độ tuổi 40.

[inline_article id=35223]

Mang thai khi lớn tuổi: Nên chuẩn bị điều gì?

Tuy các nguy cơ vẫn tồn tại nhưng đối với phụ nữ thì chẳng có nguy cơ nào lớn hơn việc không có con. Vậy, những người phụ nữ trên 35 tuổi phải làm gì để thụ thai và sinh con trong độ tuổi “không lý tưởng” của mình?

Điều đầu tiên là bạn phải khoẻ mạnh và cân đối. Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và có một lối sống lành mạnh… Cơ thể của một người phụ nữ có thể chịu đựng những thách thức của quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở khi nó ở trong tình trạng tốt.

Tiếp theo, tham khảo ý kiến bác sĩ sản-phụ khoa để tiến hành kiểm tra y khoa khi bạn muốn có thai. Hãy yêu cầu chồng cùng kiểm tra nếu cả hai đã cố gắng thụ thai trong nhiều năm. Nếu có vấn đề về sinh sản thì hãy theo đúng quá trình điều trị. Quá trình này có thể tốn kém nhưng vẫn luôn đáng để thử.

Trinh – một giáo viên luôn mong muốn có một đứa con từ khi kết hôn đến giờ. Chồng cô làm trong ngành hàng hải và họ có một số vấn đề về sức khỏe và sinh sản nên đã tìm đến một chuyên gia và theo đúng quá trình điều trị. Cô đã có thai đứa con đầu lòng nhưng lại bị sẩy thai. Vì vậy họ đã thử một lần nữa và sau 4 năm, ở tuổi 37, cô ấy cuối cùng đã trở thành mẹ của một bé gái khỏe mạnh.

Nếu quá trình điều trị không có kết quả thì vẫn còn có các biện pháp tiên tiến hơn như thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể thảo luận chi tiết về phương pháp này với bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn lo con mình bị dị tật thì có thể thực hiện chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi (PGD) cùng với thụ tinh trong ống nghiệm vì quá trình chẩn đoán này có thể phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể.

[inline_article id=15952]

Các bước để đảm bảo rằng bạn có một đứa con khỏe mạnh

Nếu điều trị thành công và bạn có thể mang thai thì hãy thực hiện các bước sau đây để bảo đảm rằng bé sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn

• Đi khám thường xuyên

• Gọi điện hay gặp bác sĩ khi cảm thấy hoặc nghi ngờ về bất kỳ vấn đề gì khi mang thai.

• Tránh căng thẳng.

• Không làm việc quá mức.

• Ăn uống lành mạnh và đúng cách.

• Duy trì cân nặng phù hợp với người mang thai.

• Tránh các loại thực phẩm hoặc các chất có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Sau cùng, điều trên hết bạn cần là, là phải tận thưởng từng phút giây. Đừng quá lo lắng vì như vậy có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy cứ vui vẻ ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu.

MarryBaby

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Có nên sinh con sau 35 tuổi?

Những khó khăn

1. Khả năng thụ thai khó

Sang tuổi 35, những nàng trứng “chất lượng” của bạn giờ đây không còn nhiều như trước nữa. Chưa kể đến chuyện chất lượng “tinh binh” của chồng bạn cũng giảm xuống đáng kể. Nếu ở tuổi 30, khả năng thụ thai ở mỗi chu kỳ của bạn là khoảng 20%, một con số khá thấp thì sang 35 tuổi, con số này còn giảm hơn nữa.

sinh con sau 35 tuoi 1
Dù ở độ tuổi nào, làm mẹ cũng là một kinh nghiệm tuyệt vời mà mỗi người phụ nữ đều muốn trải qua

2. Khả năng xảy ra biến chứng cao

Có những rủi ro nhất định mà bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt khi quyết định mang thai ở tuổi 35 như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, u sơ tử cung, nhau thai bất thường… Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi 35, bạn phải đặc biệt lưu ý đến những căn bệnh mãn tính mà mình đang mắc phải, vì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

3. Nguy cơ dị tật cao

Đối với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai chỉ ở khoảng 1/500, khả năng bé mắc hội chứng Down là khoảng 1/1100. Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro bất thường ở những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 là khoảng 1/180, tỷ lệ mắc bệnh Down là khoảng 1/350.

Nguyên nhân là do chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi 35 không còn ổn định như trước nên những phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật tăng cao.

[inline_article id=28014]

4. Khó khăn khi sinh

15% những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 phải sinh mổ do điều kiện sức khỏe cũng như những khả năng gặp biến chứng khi mang thai. Hơn nữa việc phục hồi sau khi sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn so với các trường hợp khác. Thậm chí, cho dù sinh thường, những mẹ bầu 35 tuổi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, thời gian chuyển dạ cũng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có nguy cơ bị stress và trầm cảm sau sinh cao hơn thông thường.

5. Khó khăn trong việc dạy con

Có con trễ đồng nghĩa với việc tuổi đời của bạn và bé sẽ cách nhau khá xa. Điều này không là vấn đề gì lớn đối với những bà mẹ “sành điệu” nhưng sẽ là vấn đề lớn đối với những bạn theo chủ nghĩa “truyền thống”. Bạn sẽ gặp một vài khó khăn trong việc chấp nhận một vài suy nghĩ của bé khi chúng đến tuổi dậy thì. Nhiều mẹ cũng thấy khó khăn trong vấn đề trò chuyện và trao đổi thông tin với con cái. Đặc biệt, đối với những mẹ quá mong mỏi với việc có con, việc nuông chiều thái qúa “cục vàng” của gia đình cũng khiến bạn gặp khó khăn trong việc dạy con.

Những lợi ích

1. Ổn định về kinh tế

Ở tuổi 35, cả chồng và bạn cũng đã có sự nghiệp khá ổn định. Bạn đã có một quỹ tài chính vừa đủ để có thể yên tâm sinh con và cho con những điều kiện tốt nhất. Lúc này đây, những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được thông qua quá trình sống và làm việc cũng giúp bạn tự tin hơn nhiều, không phải lo lắng quá nhiều xem mình có phải người mẹ tuyệt vời với con cái không.

[inline_article id=23968]

2. Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

Khi bạn sinh con ở tuổi 35, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn tăng cao hơn rất nhiều. Khả năng suy giảm sức khỏe cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có cơ hội giảm nguy cơ bị nội mạc tử cung xuống 44%. Ngoài ra, ở độ tuổi 35, bạn đã có ý thức hơn nhiều về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân nên sẽ đặc biệt chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như việc tập luyện trong khi mang thai.

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

10 cách giúp chàng tăng khả năng thụ thai

1/ Giảm cân

Nếu chồng bạn thuộc tuýp thừa cân, đã đến lúc “thúc” anh ấy giảm cân rồi đấy. Điều này không những tốt cho sức khỏe và vẻ ngoài mà nó còn giúp cải thiện chất lượng tinh binh của chàng. Khi sở hữu chỉ số BMI chuẩn, cơ thể chàng sẽ sản sinh thêm nhiều testosterone, từ đó giúp tăng tinh binh về lượng lẫn chất. Một mũi tên trúng 3 đích, nhất định chàng không ngán!

2/ Nói không với thuốc lá

Nếu hỏi về tác hại của thuốc lá, bạn có thể nhận được cả tá những danh sách liệt kê dài dằng dặc. Một trong những hậu quả đáng gườm nhất đó chính là khả năng làm giảm cơ hội thụ thai của hai bạn.

[inline_article id = 34009]

3/ Đạp xe có giới hạn

Nếu chồng bạn có thói quen đạp xe tập thể dục, đừng quên nhắc chàng tập ít thôi, khoảng dưới 12 tiếng/tuần. Ngồi nhiều trên yên xe nhưng hai chân vẫn vận động nhiệt tình không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn theo chiều hướng tiêu cực.

4/ Đừng tắm nước nóng

Đơn giản là các chàng tinh binh sẽ mạnh mẽ và sung sức hơn khi được “vùng vẫy” trong điều kiện môi trường mát mẻ.

Tăng khả năng thụ thai
Khả năng thụ thai thành công ít hay nhiều cũng là do chàng

5/ Hạn chế dùng laptop

Nếu công việc của chàng bắt buộc phải dùng máy tính 8 tiếng/ngày, bạn nên tịch thu công cụ làm việc này khi chàng về nhà. Sử dụng laptop hay máy tính quá nhiều sẽ khiến “môi trường sống” của các tinh binh trở nên nóng nực, hơn nữa còn làm giảm số lượng tinh binh.

6/ Thử vài buổi châm cứu

Dĩ nhiên đừng bắt chàng làm một mình, hai bạn có thể rủ nhau cùng đi châm cứu. Đây là biện pháp khá lý tưởng giúp tăng chất và lượng cho tinh binh.

7/ Không dùng chất bôi trơn

Tự nhiên vẫn tốt hơn! Nếu khó khăn khi “yêu”, hai bạn nên thay đổi màn dạo đầu nóng bỏng hơn hay tạo những bất ngờ chưa thử bao giờ. Chất bôi trơn như gel tuy giúp chàng dễ “yêu” nhưng lại khiến các tinh binh gặp khó khăn khi “bơi lội” đấy!

[inline_article id = 31045]

8/ Xem phim 18+++

Rủ chồng cùng xem, tại sao không? Khi cảm hứng “yêu đương” bị kích thích, lúc đó cơ thể chàng sẽ sản sinh thêm nhiều testosterone, và hiệu ứng là gì thì hẳn bạn cũng đã rõ rồi đấy!

9/ Ngày nào cũng “yêu”

Đương nhiên đừng “giao ban” vì áp lực phải có con. Vào những ngày bình thường, bạn có thể “yêu” theo hứng, nhưng vào tuần rụng trứng, cố gắng duy trì mỗi ngày một lần. Vì sự kiêng khem hay cách ngày có thể làm giảm đà hoạt động của các tinh binh.

10/ Tư thế truyền thống

Chàng trên, nàng dưới, đó chính là tư thế “yêu” hoàn hảo nhất để tăng khả năng thụ thai cho hai bạn.

>> Các thảo luận cùng chủ đề trên cộng đồng:

MarryBaby 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Ăn gì khiến bạn khó có thai?

>>> 10 thực phẩm giúp tăng khả năng thụ thai

Ăn gì khiến bạn khó có thai? Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh như hambuger, khoai tây chiên, gà rán… thường chứa một lượng chất béo không lành mạnh, làm tăng lượng choleserol xấu trong máu của bạn, gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng. Ngoài ra, việc ăn những thực phẩm này sẽ dễ khiến bạn bị béo phì, một trong những nguyên nhân khiến bạn khó có thể thụ thai.

Thực phẩm đóng gói

Những loại thực phẩm đóng gói, nhất là thịt đóng gói, có chứa một lượng lớn chất béo bão hòa và nó thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen của cơ thể bạn. Hơn nữa, nếu bạn đã có thai, việc ăn nhiều loại thực phẩm này cũng không tốt, vì những chất phụ gia có trong đó sẽ gây hại đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

co-thai-1
Thức ăn nhanh có thể khiến bạn dễ béo phì và làm hạn chế khả năng có thai

Các loại thực phẩm chưa được nấu chín

Trong những thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ thường có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nó không những gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn mà còn tác động rất lớn đến bé cưng tương lai của bạn nữa. Vì vậy, nếu muốn bé cưng khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ một số sở thích của mình đi nhé!

Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Những loại cá sống dưới đáy biển sâu như cá kiếm, cá mập, cá ngừ… đều có chứa một hàm lượng thủy ngân cao. Nó sẽ tích lũy trong cơ thể trong một thời gian dài và sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tránh xa những loại cá này ngay từ khi có ý định mang thai.

Ăn gì khiến bạn khó có thai? Thực phẩm quá nhiều muối

Những thực phẩm này thường rất bắt mắt và tăng khả năng thèm ăn của bạn. Tuy nhiên, một thực đơn quá nhiều muối sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn và cả bé cưng “tương lai” của bạn nữa. Ăn quá mặn sẽ dễ dẫn đến tình trạng cao huyết áp và dẫn đến tình trạng ngộ độc thai nhi.

Rượu

Nếu đang có ý định mang thai, bạn nên loại rượu ra khỏi chế độ ăn của mình ngay từ bây giờ đi đấy. Các nghiên cứu cho thấy, rượu là nguyên nhân gây ức chế khả năng mang thai của nhiều phụ nữ. Bên cạnh đó, rượu cũng gây ra những khiếm khuyết bẩm sinh cho thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.

co-thai-2
Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia sẽ mắc các vấn đề về khả năng sinh sản

Những loại nước uống chứa nhiều caffeine

Bạn có biết rằng nếu như uống quá nhiều caffeine trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn không? Caffeine cũng khiến số lượng tinh trùng của chồng bạn giảm đi đáng kể. Vì vậy, nếu muốn nhanh chóng có thai, bạn với chồng nên cắt giảm bớt lượng cà phê và trà mỗi ngày đi. Và nên nhớ một điều, các loại nước ngọt có ga và socola cũng có chứa một hàm lượng caffeine đáng kể đấy nhé!

MarryBaby

 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Bạn có quá gầy để mang thai?

>>> Những nguyên nhân gây khó thụ thai

>>> 10 mẹo hay để tối ưu hóa khả năng mang thai

Làm sao để biết được liệu bạn có quá gầy?

Các chuyên gia sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để tính xem bạn có bị thiếu cân hay không. Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/bình phương chiều cao (m). Nếu BMI của bạn chỉ nằm trong khoảng 14 – 18 thì không nghi ngờ gì nữa bạn đang nằm trong danh sách những người gầy ốm rồi đó. Cơ hội sinh con khỏe mạnh của bạn lúc này chỉ vào khoảng 34% thôi. Đối với những người thừa cân béo phì, cơ hội này thậm chí còn cao hơn nhiều, vào khoảng 45%. Những người có cơ thể khỏe mạnh, BMI vào khoảng từ 19 đến 28 có cơ hội cao nhất, lên tới 50%.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn quá gầy?

Khi bạn quá gầy, kinh nguyệt của bạn sẽ thất thường hơn và lượng hormone estrogen cơ thể sản sinh ra sẽ ở mức rất thấp. Bạn sẽ không tạo ra đủ lượng hóc-môn cơ thể cần dùng để củng cố lại niêm mạc tử cung sẵn sàng cho việc thụ thai.

Ngoài ra, khi quá gầy, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề tim mạch, loãng xương do thiếu canxi và vitamin D và sự suy giảm hệ miễn dịch. Ngay cả khi bạn có cơ hội mang thai thì những yếu tố trên đây cũng sẽ khiến bạn có một thai kỳ không an toàn chút nào.

>>> Xem thêm: Những điều “nhỏ nhặt” giúp tăng khả năng thụ thai

Khi chỉ số BMI của bạn là 16 và bạn có vấn đề với khả năng thụ thai thì ngay cả giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng không thể là cứu tinh cho bạn được. Chỉ khi chỉ số BMI của bạn trong khoảng 19 – 30, bạn mới đủ chuẩn sức khỏe để thực hiện thụ tinh ống nghiệm nếu muốn. Do đó, việc cần làm của các nàng thiếu cân lúc này là cố gắng bồi bổ để tăng thêm vài cân và điều này sẽ giúp cải thiện cơ hội mang thai của các nàng.

mang thai 1
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều bạn cần làm lúc này

Làm sao để bạn không nằm trong “danh sách đen” này?

Nếu bạn đang căng thẳng tìm cách để tăng cân thì bạn thật may mắn, sau đây là một số mẹo nhỏ hữu ích dành cho bạn.

Bạn nên bắt đầu ngay bằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa chất đạm, đường và một số loại chất béo phù hợp như chất béo không bão hòa và không bão hòa đơn thể, dầu ô-liu, dầu hạt cải, quả hồ trăn, hạnh nhân và quả óc chó. Nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều calo, vitamin và chất khoáng. Và dù đang muốn tăng cân nhanh nhưng bạn cần tránh những thực phẩm giàu đường và béo vì chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho chị em đang cố gắng mang thai

Bạn cần nạp thêm lượng calo dưỡng chất trong mỗi bữa ăn bằng cách kết hợp hoặc trộn nhiều loại thực phẩm với nhau. Chẳng hạn, bạn có thể trộn trứng đã luộc trứng với khoai tây nghiền, hầm gà trong nước súp và nước thịt, phô mai hầm chung với thịt, trứng và súp, cho bột sữa không béo vào súp hay trộn hỗn hợp ngũ cốc ăn sáng với sữa và khoai tây nghiền.

mang thai 3
Tăng cân đồng nghĩa với tăng khả năng mang thai của bạn

Nếu bạn không thích ăn quá nhiều một lúc, bạn có thể chia thành nhiều bữa và nhớ đảm bảo dưỡng chất trong mỗi bữa. Nếu thường xuyên uống nước ép trái cây sau mỗi bữa trưa, bạn có thể cân nhắc việc chọn một ly nước ép từ nhiều loại trái cây kết hợp để tăng thêm lượng calo hấp thụ.

Bạn nên ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính và đảm bảo ăn nhẹ nhưng vẫn giàu dinh dưỡng. Bạn có thể ăn các loại hạt, trái cây khô, sữa chua…không nên chọn các loại thực phẩm đã được chế biến như khoai tây chiên và sô-cô-la.

Luôn nhớ rằng bạn muốn tăng cân để việc thụ thai được thuận lợi hơn và con sinh ra sẽ khỏe mạnh, vì vậy hãy khôn ngoan hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho cả hai mẹ con nhé.

MarryBaby