Nơi cung cấp đầy đủ kiến thức chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng để bạn sẵn sàng bắt đầu thai kỳ. Ăn gì, uống gì để dễ thụ thai, chăm sóc sức khỏe trước mang thai thế nào, xét nghiệm sức khỏe ra sao? Bạn hãy cùng nghiên cứu nhé!
Thông thường, những phụ nữ dự định có con vẫn được khuyên tập thể dục, thể thao để chuẩn bị sức khỏe tốt cho quá trình mang thai. Ngay cả những bà bầu vẫn được khuyến khích tập luyện để giữ vóc dáng và sức khỏe cho kỳ sinh nở. Tuy vậy, việc luyện tập quá sức hay đặt mục tiêu sai lại tạo ra chướng ngại lớn cho bạn ngay từ bước khởi đầu cuộc hành trình mong con.
Giảm cân sai thời điểm
Có 6% phụ nữ không thể thụ thai vì họ quá gầy. Đừng cố gắng loại bỏ mỡ khỏi cơ thể khi bạn đang mong có thai. Nếu tỉ lệ mỡ trong cơ thể giảm xuống dưới 20% tức là bạn đang nằm trong nhóm báo động đỏ đấy!
[inline_article id=20064]
Tập luyện quá sức
Các nhà khoa học cũng tìm ra rằng việc luyện tập đến kiệt sức làm giảm khả năng thụ thai xuống một nửa.
Nếu người phụ nữ không bị thừa cân hay béo phì, việc đam mê các bài tập nặng như chạy bộ đường dài có thể trì hoãn việc mang thai. Các bài tập này ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra sự thiếu vắng quá trình rụng trứng, hành kinh và nhiều vấn đề liên quan đến sinh sản khác.
Vấn đề này rất thường xảy ra với các vận động viên và người chạy marathon.
Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, duy trì tập luyện với cường độ cao quá lâu khiến cơ thể thiếu vắng estrogen, một hoóc-môn được xem như một phần của chu kỳ kinh nguyệt, hậu quả có thể là loãng xương hoặc bệnh tim.
Nếu bạn đang bơi, chạy bộ, tập gym hoặc đạp xe nhanh quá 5 giờ mỗi tuần, hãy giảm bớt cường độ và thời lượng tập luyện lại cho đến khi bé con đã chào đời khỏe mạnh nhé.
Lầm lẫn khi bổ sung dinh dưỡng
Đừng cho rằng tập thể thao đồng nghĩa với việc bạn phải ăn ít chất bột đường. Chất bột đường sẽ rất tốt để hồi phục sau khi tập luyện và tối ưu khả năng sinh sản. Bạn cũng có thể bổ sung một ít chất ngọt được làm từ dung dịch đường dextrose.
[inline_article id=77291]
Lưu ý cho các ông bố tương lai
Không chỉ giảm cơ hội thụ thai của phụ nữ, ngay cả cánh mày râu cũng gặp rắc rối nếu tập luyện quá mức.Một nghiên cứu trên các vận động viên đua xe đạp ở Tây Ban Nha cũng cho thấy, những người đạp xe trên 180 dặm mỗi tuần có nhiều tinh trùng dị dạng hơn. Nếu đang dự định cùng nàng sinh một hoàng tử hay công chúa, bạn không nên ghi danh một khóa tập nặng. Đây không phải thời điểm để chinh phục các thử thách về thể chất, bởi điều này có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh binh.
Sinh con lần thứ 2 có gì khác biệt và cần chuẩn bị những gì. Mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết này:
1/ Tình yêu nhân đôi
Khi chuẩn bị mang thai lần 2, nhiều mẹ lo lắng mình sẽ không có thời gian chăm sóc bé đầu, làm bé tủi thân, thiếu hụt tình thương của mẹ. Bớt lo đi mẹ nhé, trái tim mẹ không bị chia nhỏ, ngược lại còn tăng gấp đôi. Hai con sẽ đều cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mẹ như nhau.
2/ Chuẩn bị tâm lý cho bé đầu
[inline_article id = 69728]
Dạy cho bé đầu tính tự lập ngay từ khi bé thứ 2 còn trong bụng là phương án lý tưởng để mẹ không phải đau đầu vì cuộc chiến của 2 bé sau này. Những khi bé mè nheo, nhõng nhẽo, mẹ nói với con rằng: “Con lớn rồi, cùng mẹ chăm em nhé”. Từ từ, bé sẽ ý thức được vai trò mới của mình và biết cách tự lập hơn.
3/ Làm mẹ là bản năng
Bạn có thể đã quên hết những kinh nghiệm của lần sinh trước, ngay cả cảm giác đau đẻ cũng không hình dung nổi đã diễn ra như thế nào, chỉ nhớ rằng rất kinh khủng. Chuẩn bị sinh con lần thứ 2, bạn gần như phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, cứ yên tâm, bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả, hơn nữa còn chăm con khéo léo và thông thái gấp nhiều lần trước.
4/ Giữ vững sự lạc quan
Nếu con đầu chưa được 2 tuổi, bạn nên chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt cho quãng thời gian trường kỳ phía trước. Bạn sẽ vừa phải chăm sóc thai kỳ, vừa hỗ trợ cho bé đầu tập đi, tập ăn, tập nói. Khoảng thời gian này sẽ rất bận rộn, vì vậy đừng ôm đồm tất cả một mình. Thay vào đó, chịu khó chia sẻ bớt công việc nhà cửa với anh xã, người thân.
Nếu bé lớn 3 tuổi và bắt đầu đi nhà trẻ, mẹ nên dạy con quen dần với kỷ luật trường lớp, nếp ăn, nếp uống. Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, thói quen của cả gia đình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Đừng quá cầu toàn, suy nghĩ đơn giản và lạc quan sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
5/ Chia sẻ với anh xã
Khi bạn mang thai và sinh con đầu lòng, anh xã đóng vai trò chăm sóc 2 mẹ con. Giờ số thành viên đã tăng thêm một, bắt buộc trách nhiệm của chồng phải tăng lên. Để anh ấy phụ bạn quan tâm và chăm sóc bé đầu trong thời gian mang thai sinh con lần thứ 2. Thời gian sau sinh, khi mẹ chăm đứa nhỏ, ba sẽ chơi và dạy bé lớn học; hoặc ngược lại ba trông đứa nhỏ để mẹ dành thời gian cho con đầu.
6/ Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy
Đừng cảm thấy áy náy vì bạn sẽ không có thời gian nhiều cho bé đầu, hay cả thời gian cho anh xã. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thêm thành viên là thêm tiếng cười. Gia đình bạn sẽ ngập tràn yêu thương và hạnh phúc khi sinh con lần thứ 2 và bé thứ 2 chào đời.
Thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài giúp bảo vệ làn da trước sự tấn công của tia tử ngoại, phòng tránh bệnh ung thư da, nhưng nó cũng có khả năng làm giảm chất lượng tinh trùng của đàn ông.
Theo nghiên cứu của tạp chí Khả năng sinh sản và Môi trường, các hóa chất được tìm thấy trong kem chống nắng có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới khoảng 30%.
Các hóa chất giúp lọc và ngăn sự xâm nhập của tia UV theo kem chống nắng hấp thụ qua da, can thiệp vào hormone của cơ thể đàn ông. Vì vậy, để tình trạng này không xảy ra, bạn nên mách anh xã rửa sạch vùng da đã thoa kem chống nắng khi vừa bước vào nhà, công ty, để hạn chế khả năng hoạt động của các hóa chất lọc tia.
Ngoài ra, cần chú ý đến việc chọn mỹ phẩm. Các loại dầu gội, sữa tắm, thuốc nhuộm tóc… có thể chứa chất vinyl. Hóa chất vinyl là “sát thủ” tiêu diệt tinh trùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại mỹ phẩm mà trong thành phần không có chất vinyl hoặc những loại có nguồn gốc từ thực vật sẽ an toàn hơn.
2. Ăn thực phẩm chế biến sẵn và đồ hộp
Điển hình đó là xúc xích và thịt xông khói, 2 món ăn hấp dẫn nam giới này có thể gây hại đáng kể đến chất lượng tinh trùng.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Harvard phát hiện ra rằng những người đàn ông ăn nửa khẩu phần thịt chế biến mỗi ngày chỉ có 5,5% lượng tinh binh khỏe mạnh, ít hơn 2,5% so với những người ăn ít hơn. Cũng trong nghiên cứu này, họ xác nhận ăn cá có thể giúp nâng cao chất lượng tinh trùng. Bớt ăn thịt chế biến lại và ăn cá nhiều hơn nhé các quý ông!
Chất liệu sản xuất bao gói, hộp đựng thực phẩm đóng hộp đều chứa BPA, chất này ngấm vào máu, đi vào hệ thống sinh sản làm giảm chất lượng của tinh trùng. Để bảo vệ những chàng tinh binh khỏe mạnh, bạn nên chọn các thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng cách. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thực phẩm đựng trong lọ thủy tinh thay vì đựng trong hộp thiếc hay nhựa.
3. Thói quen xem tivi
Nghiên cứu từ tạp chí Y học thể thao thường niên, Anh, thói quen xem tivi làm giảm chất lượng tinh trùng ở đàn ông. Tỷ lệ người xem khoảng 20 tiếng tivi hằng tuần có lượng tinh binh thấp hơn 44% so với những người không xem hoặc xem ít. Thay vì dành thời gian “dán mắt” vào tivi, các quý ông nên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện chất lượng tinh trùng.
4. Uống rượu bia, hút thuốc lá
Nếu các quý ông đang muốn lên chức bố và muốn con phát triển khỏe mạnh thì không nên thụ thai vào lúc mới uống rượu. Nguyên nhân là vì nồng độ cồn có trong rượu bia sẽ làm giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.
Người hút thuốc lá thường xuyên cũng sẽ tác động xấu đến khả năng di chuyển, số lượng cũng như chất lượng tinh trùng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái mạnh.
5. Không quan hệ tình dục thường xuyên
Trung tâm Y khoa, Đại học Soroka, Israel, công bố nghiên cứu cho thấy kiêng quan hệ tình dục có thể gây ra tình trạng chất lượng tinh trùng kém. Vì vậy nếu đang có ý định thụ thai, anh xã không nên tiết kiệm tinh binh cho ngày “màu mỡ” ở phụ nữ. Thay vào đó, duy trì tần suất “yêu đương” đều đặn để nhanh chóng có tin vui.
[inline_article id = 63950]
6. Căng thẳng và áp lực
Stress nhìn chung chỉ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực, về cả tinh thần lẫn thể chất, ngay cả chất lượng tinh trùng cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, áp lực kéo dài có thể gây trở ngại cho việc sản xuất testosterone, làm giảm khả năng hoạt động của đội quân tinh binh.
7. Dùng các chế phẩm từ đậu nành
Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard, khi cơ thể nạp quá nhiều đậu nành mỗi ngày thì số lượng tinh trùng có sự suy giảm. Thực tế, các chế phẩm từ đậu nành chứa rất nhiều estrogen và isoflavone, nếu dư thừa 2 chất này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone sinh dục nam giới. Isoflavone trong đậu nành chỉ có lợi cho khả năng sinh sản ở phụ nữ mà thôi.
8. Máy tính, điện thoại làm giảm khả năng thụ thai
Nếu anh xã nhà bạn là dân “nghiện” công nghệ, điều này cũng đồng nghĩa chất lượng tinh trùng của anh chàng đang trong nguy cơ báo động. Thói quen sử dụng máy tính xách tay đặt trên đùi cũng tác động đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Lượng nhiệt tỏa ra làm cho nhiệt độ ở bìu cũng tăng lên gây hại đến chất lượng tinh trùng. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai thì hãy để máy tính lên trên bàn để làm việc. Khi tiếp xúc hay làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh trùng trưởng thành muộn, tỷ lệ dị dạng cao, thậm chí tinh trùng sẽ bị chết.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại di động và chất lượng tinh trùng. Đàn ông có thói quen nói chuyện qua điện thoại khoảng 4 giờ mỗi ngày có lượng tinh binh yếu hơn hẳn.
9. Chế độ ăn chay không hề tốt cho tinh binh của chàng
Trường Đại học Y Loma Linda, Mỹ, công bố kết quả nghiên cứu: So với chế độ ăn thịt, chế độ ăn chay làm giảm số lượng tinh trùng với con số khá khủng: 20 triệu. Đàn ông ăn chay cũng sở hữu những “anh chàng tinh binh” lười hoạt động, chỉ 1/3 trong đội quân đó phát huy khả năng thật của mình.
10. Sử dụng nồi, chảo không dính
Theo nghiên cứu từ trường Đan Mạch, hóa chất chống dính có trong đồ gia dụng như nồi, chảo nếu đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản, làm giảm lượng tinh trùng.
Nếu muốn bảo vệ cho sức khỏe sinh sản của anh xã thì các bà nội trợ nên chú ý lựa chọn những dụng cụ nấu nướng có chất chống dính an toàn, tránh thành phần PFAA nhé.
Trái cây và rau xanh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng?
Không phải là một tin đồn thất thiệt, các chuyên gia từ trường Y tế Cộng đồng tại Boston (Mỹ) đã tìm thấy mối liên quan của lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên các loại rau quả đối với sự hình thành và phát triển của những tinh binh không khỏe mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu, những người đàn ông thường xuyên ăn các loại rau xanh và trái cây có dư lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ sản sinh những tinh binh kém chất lượng cao hơn so với những người khác. Nghiên cứu tiến hành trên dữ liệu của 155 nam giới có tuổi từ 18-55, với 388 mẫu tinh dịch được thu thập và đánh giá.
Kết quả cho thấy, những người đàn ông tiêu thụ hơn 100g rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu cao có số lượng và chất lượng tinh trùng giảm gần 50% so với những người chỉ tiêu thụ 30g các loại rau quả này mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu, khả năng sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe sinh sản có thể được cải thiện nếu ăn những loại rau có dư lượng thuốc trừ sâu bình thường hoặc thấp. Tốt nhất, nên sử dụng các loại rau và trái cây hữu cơ để tránh tác hại từ thuốc trừ sâu mang lại.
Đo sức khỏe của “tinh binh”
1. Đánh giá chất lượng tinh trùng
Tinh trùng được đánh giá là khỏe mạnh khi xét nghiệm tinh dịch cho thấy mật độ tinh trùng trung bình khoảng từ 60-80 triệu tinh trùng/ml tinh dịch. Khả năng di chuyển trên 75%, trong đó có 25% có thể di chuyển nhanh. Ngoài ra, số lượng tinh trùng có hình thái bình thường phải trên 30%.
– Tinh trùng ít: Với những trường hợp mật độ tinh trùng dưới 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch hoặc dưới 40 triệu tinh trùng mỗi lần xuất tinh nghĩa là bạn đang gặp vấn đề ít tinh trùng và có nguy cơ hiếm muộn khá cao.
– Tinh trùng yếu: Được xác định khi tỷ lệ tinh trùng chết hoặc không hoạt động nhiều quá 25%, khả năng di chuyển thấp hơn 75% trong tổng số tinh trùng. Nếu như tốc độ chuyển động không lớn hơn 50% và khả năng chuyển động thẳng ít hơn 25% cũng được xác định là tinh trùng yếu.
[inline_article id=87007]
2. Ảnh hưởng của chất lượng tinh dịch
Tinh dịch thường đặc, có màu vàng nhạt hoặc trắng đục và sẽ lỏng dần sau khoảng 5-40 phút sau khi xuất tinh. Nhờ tinh dịch, khả năng tiếp cận trứng của các tinh binh cũng sẽ được nâng cao hơn. Đó là lý do sức chiến đấu của đội quân tinh binh sẽ bị ảnh hưởng nếu như tinh dịch có vấn đề.
– Tinh dịch có màu sắc bất thường: Tổn thương bên trong niệu đạo, ống dẫn tinh hoặc nhiễm trùng đường tiểu có thể là nguyên nhân khiến tinh dịch “đổi màu”. Với những trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời, khả năng sống của những “anh chàng” tinh binh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
– Tinh dịch vón cục: Gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng và khiến quãng đường tiếp cận trứng của tinh trùng gian nan hơn.
– Tịch dịch loãng: Những trường hợp này, tinh dịch không đủ điều kiện “sức khỏe” để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng.
– Tinh dịch đông đặc: Tình trạng tinh dịch đông đặc sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.
[inline_article id=68909]
3. Cải thiện chất lượng tinh trùng
– Bổ sung chất dinh dưỡng:
Kẽm và selen: Theo nghiên cứu, thiếu hụt kẽm và selen không chỉ làm ảnh hưởng số lượng tinh trùng mà còn làm giảm tốc độ bơi của những anh chàng tinh binh mạnh mẽ. Bổ sung selen có tác dụng nâng cao, cải thiện chất lượng tinh trùng. Một số thực phẩm giàu kẽm như thịt bò nạc, đậu nướng, thịt gà. Thực phẩm giàu selen có thể kể đến như bánh mì, cá, trứng.
Vitamin D có ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của các chàng tinh binh. Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân khiến “chàng” lờ đờ và di chuyển chậm.
Cơ thể con người tạo ra vitamin D nhờ ánh sáng mặt trời. Vì vậy, tắm nắng là điều bạn không thể bỏ qua nếu muốn hấp thụ vitamin D. Một số thực phẩm cũng chứa vitamin D như trứng, ngũ cốc, bơ thực vật…
Axit folic: Đối với phụ nữ, khi chuẩn bị mang thai, axit folic là một chất không thể bỏ qua, bởi nó có liên quan đến nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, một nghiên cứu mới cũng chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa axit folic đến số lượng tinh trùng ở nam giới. Theo đó, một chế độ ăn giàu axit folic không làm ảnh hưởng sức khỏe nhưng có thể giúp nâng cao số lượng tinh trùng.
Thực phẩm giàu axit folic không thể bỏ qua: bông cải xanh, rau chân vịt, giá, đậu, khoai tây…
Chất chống oxy hóa làm giảm số lượng các gốc tự do gây tổn thương màng tế bào. Nhờ đó, chất lượng tinh trùng được nâng cao hơn. Thậm chí, một nghiên cứu khác cũng cho thấy, nếu đang có vấn đề liên quan khả năng thụ thai, chất chống oxy hóa cũng nhanh chóng giúp bạn giảu quyết nỗi lo này.
Vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin A, vitamin C và beta-carotene, một dạng của vitamin A được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả.
– Hạn chế những thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu: Theo nghiên cứu, trong khi hút thuốc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, thì thường xuyên uống bia rượu là nguyên nhân suy giảm cả về số lượng và chất lượng của tinh trùng. Vì vậy, để khỏe mạnh hơn, bạn nên cố gắng từ bỏ những thói quen xấu này nhé!
– Hạn chế stress: Theo nghiên cứu, tình trạng stress có thể ảnh hưởng đến một số loại hormone cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng. Do đó, nếu muốn nhanh chóng có con, bạn nên tránh xa trạng thái căng thẳng và lo âu liên tục.
Ống thần kinh của trẻ phát triển từ những ngày đầu của thai kỳ. Vì vậy, nếu chờ đến lúc biết mình mang thai mới bổ sung axit folic, có thể bạn đã bỏ qua giai đoạn quan trọng của cục cưng rồi đấy. Ở Việt Nam, có khoảng 50% phụ nữ mang thai có hàm lượng axit folic không đủ chuẩn để bảo vệ bé cưng. Bạn nên dùng thêm vitamin và tăng cuờng bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây… Chú ý bổ sung ít nhất 400 mcg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai và khoảng 600 mcg axit folic trong thai kỳ.
2/ Ăn gì trước khi mang thai – Protein chất lượng cao
Theo nghiên cứu, một chế độ dinh dưỡng giàu protein có thể cải thiện chất lượng trứng và tăng từ 25 – 40% khả năng thụ thai ở các cặp vợ chồng. Để chuẩn bị cho quá trình mang thai, bạn nên bổ sung đủ 0,75g protein cho mỗi kg. Trứng, thịt gà, cá là những nguồn protein tuyệt vời dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu là một người ăn chay, bạn cũng đừng lo lắng nhé! Họ hàng nhà đậu luôn sẵn sàng phục vụ. Không chỉ giàu protein mà hàm lượng sắt cũng vô cùng phong phú nữa đấy!
[inline_article id=65107]
3/ Ăn gì trước khi mang thai – Omega 3
Omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não của thai nhi. Bạn không cần chờ đến khi mang thai mới vội vàng bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể mà nên bắt đầu ngay từ bây giờ. Cơ thể cần omega 3 để suy trì sự hoạt động của hormone trong cơ thể. Tăng cường bổ sung hạt óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân trong bữa ăn hằng ngày để đảm bảo lượng omega 3 cần thiết. Các loại dầu thực vật cũng rất giàu omega 3. Bạn có thể thêm chúng vào quá trình chế biến món ăn của mình.
4/ Ăn gì trước khi mang thai – Sữa và các thực phẩm giàu canxi
Theo tờ NewYork Times, những phụ nữ thường xuyên uống sữa nguyên kem mỗi ngày có khả năng thụ thai cao hơn những phụ nữ khác. Ngoài ra, sữa chứa nhiều canxi và protein, giúp bạn chuẩn bị “nền móng” vững chắc để chào đón bé cưng trong thời gian sắp tới. Trung bình bạn nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho cơ thể.
5/ Ăn gì trước khi mang thai – Trái cây và rau xanh
Nếu không có thói quen ăn rau xanh và trái cây, bạn nên bắt đầu tập dần ngay từ bây giờ. Đó là một thói quen tốt và bạn cần duy trì hằng ngày để mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể. Rau xanh và trái cây chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì hoạt động khỏe mạnh của cơ thể.
[inline_article id=30365]
6/ Những loại thực phẩm cần tránh
– Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, bạn nên hạn chế sử dụng những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá bơn, cá thu lớn…
– Soda, các loại nước ngọt có ga, nước ép đóng hộp… là những thực phẩm bạn nên hạn chế trước khi bắt đầu kế hoạch sinh con của mình. Đây là những thủ phạm làm lượng đường trong máu bạn tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
– Rượu, bia và những thức uống có chứa caffein: Thông qua nhau thai, rượu, bia và các chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non đối với mẹ bầu. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên tập làm quen với việc cắt giảm rượu để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lại. Caffein cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của bạn. Không nên sử dụng quá 200 mg caffein mỗi ngày.
Đồng ý rằng người “mang nặng đẻ đau” là bạn, nhưng chắc chắn bạn không thể sinh và nuôi con một mình đúng không? Vì vậy, một cuộc nói chuyện nghiêm túc và thẳng thắn là điều cần thiết trước khi bắt đầu chiến dịch “săn” con. Có rất nhiều chủ đề cần quan tâm như: phân công việc nhà và chăm sóc con, tiết kiệm ngân sách để nuôi con… Điều quan trọng là hai vợ chồng có thể cùng nhau chia sẻ những mong đợi, sợ hãi của mình trước khi chính thức bắt đầu thai kỳ.
2/ Dừng các phương pháp ngừa thai
Ngưng sử dụng các loại thuốc tránh thai một vài tháng trước khi cố gắng mang thai. Điều này giúp bạn xác định được chu kỳ bình thường của mình có bao nhiêu ngày. Từ đó, bạn có thể tìm ra thời điểm trứng rụng, cơ hội thụ thai cao nhất trong tháng. Sẽ mất một khoảng thời gian trước khi hormone chính thức hoạt động lại bình thường, vì vậy, bạn có thể phải mất vài tháng theo dõi.
3/ Tạm biệt rượu và thuốc lá trước khi mang thai
Uống rượu và hút thuốc khi mang thai? Không cần ai nói hẳn bạn cũng biết những ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của thai nhi rồi đúng không? Tuy nhiên, bạn có biết uống rượu quá mức có thể làm ảnh hưởng khả năng sinh sản của bạn và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới? Hút thuốc, thậm chí là hút thuốc thụ động làm ảnh hưởng chất lượng trứng và tinh trùng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai… Đột nhiên từ bỏ một thói quen có thể là một cú shock đối với cơ thể. Do đó, ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên giảm dần và ngưng hẳn khi bắt đầu mang thai.
4/ Giảm caffein
Không gây ảnh hưởng nhiều như rượu và thuốc lá nhưng caffein trong cà phê cũng có tác động đến khả năng sinh sản và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực… đều có một hàm lượng caffein nhất định. Không nên nạp quá 200mg caffein mỗi ngày. Bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần caffein trong các loại nước uống để tránh tiêu thụ quá nhiều nhé!
5/ “Tăm tia” cân nặng
Những người quá ốm hoặc quá mập đều có cơ hội thụ thai thấp hơn so với những phụ nữ có thân hình cân đối. Không chỉ vậy, cân nặng hợp lý còn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh con diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
6/ Xem phim
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi yên một chỗ trong thời gian lâu. Không chỉ vậy, việc thường xuyên mắc tiểu cũng làm bạn không tận hưởng được một buổi xem phim vui vẻ. Vì vậy, ngay từ bây giờ, rủ chồng bạn đi xem phim càng nhiều càng tốt, trước khi hứng thú của bạn chuyển sang sự khó chịu.
7/ Thiết lập quỹ cho con
Tiền sinh con, tiền tã, tiền sữa, tiền đi học…, bạn sẽ phải tiêu tốn khá nhiều tiền khi có con. Đừng chần chừ, ngay từ lúc có dự định sinh con, bạn nên tiết kiệm tiền đi là vừa.
8/ Bổ sung vitamin trước khi mang thai
Nên bổ sung 400 mg axit folic mỗi ngày trước khi chuẩn bị mang thai từ 3 đến 6 tháng. Theo các nghiên cứu, nếu nhận đủ axit folic trước và sớm trong thai kỳ có thể giảm 70% nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường bổ sung sắt và canxi cho cơ thể.
[inline_article id=28671]
9/ Ngủ đủ giấc
Những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đau lưng, chuột rút… có thể khiến bạn mất ngủ suổt thời gian mang thai. Ngoài ra, một nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng, những phụ nữ thường xuyên ngủ đủ giấc ít gặp vấn đề về việc rụng trứng hơn. Vậy nên, tranh thủ ngay khi còn có thể bạn nhé!
10/ Giảm lo lắng và căng thẳng trước khi mang thai
Để ý xem nhé, mỗi khi bạn lo lắng hay có vấn đề suy nghĩ, có phải chu kỳ của bạn sẽ đến trễ hơn đúng không? Như vậy sẽ gây khó khăn cho bạn khi tính ngày rụng trứng. Hơn nữa, khi mang thai, tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé cưng trong bụng. Vì con, mẹ nên thư giãn một chút.
11/ Chụp ảnh
Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối bạn có một bức hình cho ra hồn? Xách máy lên và chụp bất kỳ những gì bạn muốn lưu lại. Có thể là ngôi nhà, là bạn trước khi mang thai, là những phút gây hài của anh xã… Tất cả những gì nhắc bạn đến khoảng thời gian trước khi mang thai và bạn có thể cùng con xem lại vào một ngày đẹp trời nào đó.
12/ Quyết định chỗ ở
Nếu không hài lòng với chỗ ở hiện tại và muốn dọn đến một nơi khác, bạn nên tiến hành ngay từ bây giờ. Cảm giác tốt về nơi ở sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho việc mang thai. Và thực tế, mang thai cũng không phải khoảng thời gian phù hợp để chuyển hay sửa sang nhà cửa.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy hài lòng với nơi ở của mình, bạn không cần phải cố gắng thay đổi vì con. Nên nhớ rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ngủ cùng với ba mẹ trong thời gian đầu. Và không phải nhà rộng với nhiều phòng sẽ quyết định chỉ số hạnh phúc của con.
13/ Suy nghĩ về công việc
Nếu có ý định mang thai, bạn nên cân nhắc về công việc hiện tại của mình. Một công việc đi sớm về khuya có thể không phù hợp với bà mẹ có con nhỏ. Hơn nữa, chính sách thai sản của công ty cũng là điều đáng được quan tâm.
14/ Tham khảo kinh nghiệm của những người trong gia đình
Mẹ của bạn có tiền sử thai sản như thế nào? Có xảy ra biến chứng nghiêm trọng nào hay có sinh con ngôi thai ngược? Một số yếu tố về di truyền có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi những điều này với bác sĩ của mình.
15/ Khám sức khỏe trước khi mang thai
Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng. Một số căn bệnh phụ khoa có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của bạn. Đồng thời, có những loại vắc-xin cần phải chủng ngừa trước khi mang thai để đảm bảo an toàn.
16/ Đừng quên ghé thăm nha sĩ
Không liên quan đến vấn đề sinh sản nhưng răng chắc, nướu khỏe sẽ giúp bạn có một thai kỳ an toàn hơn. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có vấn đề về răng miệng có nguy cơ sảy thai, sinh non và tiền sản giật cao hơn những phụ nữ khác. Hơn nữa, khi mang thai, việc điều trị các bệnh về răng miệng sẽ khiến bạn không thoải mái.
[inline_article id=61855]
17/ Dừng mua sắm
Bạn có thể sẽ tăng lên ít nhất 10kg trong suốt thai kỳ của mình. Và bạn khó có thể lấy lại vóc dáng chuẩn ngay khi sinh xong. Thay vì đầu tư vào những thứ mình có thể sẽ không “ních” vừa trong thời gian tới, sao không chờ thêm một thời gian nữa và sắm thêm đồ bầu cho mình?
Di truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng để tăng khả năng mang thai đôi. Nếu trong dòng họ của bạn hoặc anh xã đã từng có người thân có con song sinh, cơ hội bạn sinh đôi là khá cao.
Tăng trọng lượng cơ thể được chứng minh sẽ giúp tăng cơ hội mang thai đôi của mẹ bầu. Khi số cân nặng tăng, cơ thể cũng sản sinh các hormone estrogen và progestorone nhiều hơn, tác động trực tiếp đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Chỉ khi “siêu trứng” xuất hiện, bạn mới có thể hy vọng về kết quả mang thai đôi.
3/ Thực phẩm hỗ trợ
Các loại củ thuộc họ củ nâu như khoai mỡ, củ mài, củ từ hoặc họ khoai tây như củ maca chính là lựa chọn thực phẩm lý tưởng để kích thích cơ thể phụ nữ sản xuất “siêu trứng”. Để kích thích số lượng hormone progestorone tăng lên, bạn còn có thể dùng thêm: Mầm đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, sữa béo…
4/ Càng mang thai nhiều, càng dễ sinh đôi
Tỷ lệ mang thai đôi với các mẹ đã từng sinh nở cao hơn là phụ nữ chưa từng. Hormone progestorone ở phụ nữ đã có con nhiều hơn, chính vì vậy dễ có cơ hội sinh đôi.
5/ Độ tuổi lý tưởng
30-40 tuổi là thời điểm thuận lợi để bạn có thể tăng khả năng sinh đôi. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà trì hoãn việc sinh con đầu ở lứa tuổi này, vì sinh con lớn tuổi không dễ dàng như bạn tưởng.
Hiện nay, việc sinh con muộn là điều thường thấy trong nhiều gia đình. Số lượng phụ nữ sinh con đầu ở tuổi 30 ngày một nhiều mặc dù theo khuyến cáo, 25 là độ tuổi thích hợp nhất để sinh con.
Sinh con khi lớn tuổi, bạn phải đứng trước nhiều rủi ro hơn rất nhiều. Không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng, việc hồi phục sau khi sinh cũng mất nhiều thời gian hơn.
Ngoài ra, khi bạn lớn tuổi, nồng độ hormone suy giảm làm khả năng thụ thai cũng giảm theo. Đó chính là lý do việc thụ tinh nhân tạo cũng tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây.
2. 9 tháng trải nghiệm tuyệt vời
Mang thai là một trong những chuyện vất vả nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, bạn cũng không thể phủ nhận những điều tuyệt vời mà nó mang lại. Lần đầu tiên nghe thấy tim con đập, lần đầu tiên cảm nhận được con đạp trong bụng mẹ… Đó là những trải nghiệm mà bạn không thể nào quên được.
Bên cạnh đó, bạn cũng được đắm mình trong tình yêu và sự chăm sóc của anh xã. Bạn và chồng sẽ có 9 tháng thú vị cùng nhau chờ đón sự chào đời của bé.
3. Điều kiện ổn định
Bạn và chồng đều đã có việc làm ổn định, kết hôn được một thời gian và hai bên gia đình cũng đang mong chờ đứa cháu đầu tiên? Quá ổn để bạn bắt đầu kế hoạch sinh con của mình rồi đấy!
Bạn lo lắng sợ mình không đủ tài chính để sinh con hay lo lắng mình chưa đủ chín chắn để làm mẹ? Tự tin lên chứ! Mọi chuyện không bao giờ hoàn hảo như vậy đâu. Bạn phải tự học cách làm mọi việc hoàn hảo dựa trên những điều chưa hoàn hảo thôi.
4. Muốn có nhiều con
Tưởng tượng một chút nhé! Sẽ ra sao nếu bạn đi họp phụ huynh cho con và ai cũng tưởng bạn đi họp cho cháu của mình? Đây không phải là một câu chuyện cười đâu nhé, nhất là khi bạn muốn có nhiều hơn 2 đứa con. Khoảng cách an toàn giữa hai lần sinh con là 3 năm, nếu sinh thường và 5 năm nếu lần đầu sinh mổ. Vì vậy, nếu con đầu lòng bạn sinh muộn, bé thứ hai chắc chắn cũng trễ hơn nhiều rồi.
[inline_article id=28014]
5. Kết tinh của tình yêu
Bạn có nghe người ta hay nói con cái là kết tinh của tình yêu không? Trẻ em là sợi dây vô hình kết nối tình cảm của hai vợ chồng. Có con sẽ giúp bạn hiểu thêm về giá trị của cuộc sống. Không chỉ là phút giây riêng tư của hai người, bạn sẽ phải có trách nhiệm và trưởng thành hơn để chăm sóc cho con.
6. Tiết kiệm tiền
Đành rằng khi có con bạn sẽ phải tiêu tốn một “mớ” tiền nhưng bạn cũng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể đấy chứ. Bạn sẽ được miễn giảm thuế cho người phụ thuộc. Lại được thêm tiền sinh con nữa chứ.
Các chuyên gia của Tạp chí Y học Anh Quốc cho rằng độ tuổi lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con là từ 20 đến 35 tuổi. Ngoài độ tuổi đó, phụ nữ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng về sức khỏe và sinh sản.
Trong một bài viết, Tiến sĩ Randy Morris, một chuyên gia về thuốc vô sinh và sinh sản cho rằng phụ nữ trên 36 tuổi vẫn còn đủ điều kiện để sinh con. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ thai vẫn giảm khi tuổi của người phụ nữ tăng lên.
Mang thai ở phụ nữ lớn tuổi và các biến chứng
Một phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng sức khỏe lớn hơn bình thường. Các biến chứng như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp có khả năng xuất hiện rất cao. Nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và sảy thai cũng tăng lên cùng với tuổi. Ở tuổi 38, nguy cơ xảy ra bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/100. Đó là lý do tại sao phụ nữ phụ nữ lớn tuổi nên tiến hành các xét nghiệm trước khi sinh.
Một bạn đọc của MarryBaby cho biết rằng, chị đã cảm thấy cơ thể hầu như vỡ vụn vì cơn đau chuyển dạ khi sinh đứa con thứ ba ở tuổi 34. Hai đứa con đầu chị sinh thường nhưng đứa thứ ba chị phải sinh mổ.
Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi 35 đến 39 và 40 đến 44 sinh con đầu lòng ngày càng tăng. Chuyện một người phụ nữ ở tuổi 50 sinh con nghe có vẻ khó tin nhưng điều đó vẫn còn có thể xảy ra.
Có khá nhiều câu chuyện về những người phụ nữ trên 35 mà vẫn sinh con trên các diễn đàn. Một người đã sinh đứa con đầu lòng ở tuổi 38. Một người khác thụ thai ở tuổi 39 và sinh con ở tuổi 40. Cũng có những phụ nữ đã sinh ra nhiều hơn một đứa con sau độ tuổi 40.
[inline_article id=35223]
Mang thai khi lớn tuổi: Nên chuẩn bị điều gì?
Tuy các nguy cơ vẫn tồn tại nhưng đối với phụ nữ thì chẳng có nguy cơ nào lớn hơn việc không có con. Vậy, những người phụ nữ trên 35 tuổi phải làm gì để thụ thai và sinh con trong độ tuổi “không lý tưởng” của mình?
Điều đầu tiên là bạn phải khoẻ mạnh và cân đối. Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và có một lối sống lành mạnh… Cơ thể của một người phụ nữ có thể chịu đựng những thách thức của quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở khi nó ở trong tình trạng tốt.
Tiếp theo, tham khảo ý kiến bác sĩ sản-phụ khoa để tiến hành kiểm tra y khoa khi bạn muốn có thai. Hãy yêu cầu chồng cùng kiểm tra nếu cả hai đã cố gắng thụ thai trong nhiều năm. Nếu có vấn đề về sinh sản thì hãy theo đúng quá trình điều trị. Quá trình này có thể tốn kém nhưng vẫn luôn đáng để thử.
Trinh – một giáo viên luôn mong muốn có một đứa con từ khi kết hôn đến giờ. Chồng cô làm trong ngành hàng hải và họ có một số vấn đề về sức khỏe và sinh sản nên đã tìm đến một chuyên gia và theo đúng quá trình điều trị. Cô đã có thai đứa con đầu lòng nhưng lại bị sẩy thai. Vì vậy họ đã thử một lần nữa và sau 4 năm, ở tuổi 37, cô ấy cuối cùng đã trở thành mẹ của một bé gái khỏe mạnh.
Nếu quá trình điều trị không có kết quả thì vẫn còn có các biện pháp tiên tiến hơn như thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể thảo luận chi tiết về phương pháp này với bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn lo con mình bị dị tật thì có thể thực hiện chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi (PGD) cùng với thụ tinh trong ống nghiệm vì quá trình chẩn đoán này có thể phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể.
[inline_article id=15952]
Các bước để đảm bảo rằng bạn có một đứa con khỏe mạnh
Nếu điều trị thành công và bạn có thể mang thai thì hãy thực hiện các bước sau đây để bảo đảm rằng bé sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn
• Đi khám thường xuyên
• Gọi điện hay gặp bác sĩ khi cảm thấy hoặc nghi ngờ về bất kỳ vấn đề gì khi mang thai.
• Tránh căng thẳng.
• Không làm việc quá mức.
• Ăn uống lành mạnh và đúng cách.
• Duy trì cân nặng phù hợp với người mang thai.
• Tránh các loại thực phẩm hoặc các chất có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.
Sau cùng, điều trên hết bạn cần là, là phải tận thưởng từng phút giây. Đừng quá lo lắng vì như vậy có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy cứ vui vẻ ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu.
Sang tuổi 35, những nàng trứng “chất lượng” của bạn giờ đây không còn nhiều như trước nữa. Chưa kể đến chuyện chất lượng “tinh binh” của chồng bạn cũng giảm xuống đáng kể. Nếu ở tuổi 30, khả năng thụ thai ở mỗi chu kỳ của bạn là khoảng 20%, một con số khá thấp thì sang 35 tuổi, con số này còn giảm hơn nữa.
2. Khả năng xảy ra biến chứng cao
Có những rủi ro nhất định mà bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt khi quyết định mang thai ở tuổi 35 như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, u sơ tử cung, nhau thai bất thường… Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi 35, bạn phải đặc biệt lưu ý đến những căn bệnh mãn tính mà mình đang mắc phải, vì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
3. Nguy cơ dị tật cao
Đối với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai chỉ ở khoảng 1/500, khả năng bé mắc hội chứng Down là khoảng 1/1100. Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro bất thường ở những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 là khoảng 1/180, tỷ lệ mắc bệnh Down là khoảng 1/350.
Nguyên nhân là do chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi 35 không còn ổn định như trước nên những phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật tăng cao.
[inline_article id=28014]
4. Khó khăn khi sinh
15% những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 phải sinh mổ do điều kiện sức khỏe cũng như những khả năng gặp biến chứng khi mang thai. Hơn nữa việc phục hồi sau khi sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn so với các trường hợp khác. Thậm chí, cho dù sinh thường, những mẹ bầu 35 tuổi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, thời gian chuyển dạ cũng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có nguy cơ bị stress và trầm cảm sau sinh cao hơn thông thường.
Có con trễ đồng nghĩa với việc tuổi đời của bạn và bé sẽ cách nhau khá xa. Điều này không là vấn đề gì lớn đối với những bà mẹ “sành điệu” nhưng sẽ là vấn đề lớn đối với những bạn theo chủ nghĩa “truyền thống”. Bạn sẽ gặp một vài khó khăn trong việc chấp nhận một vài suy nghĩ của bé khi chúng đến tuổi dậy thì. Nhiều mẹ cũng thấy khó khăn trong vấn đề trò chuyện và trao đổi thông tin với con cái. Đặc biệt, đối với những mẹ quá mong mỏi với việc có con, việc nuông chiều thái qúa “cục vàng” của gia đình cũng khiến bạn gặp khó khăn trong việc dạy con.
Những lợi ích
1. Ổn định về kinh tế
Ở tuổi 35, cả chồng và bạn cũng đã có sự nghiệp khá ổn định. Bạn đã có một quỹ tài chính vừa đủ để có thể yên tâm sinh con và cho con những điều kiện tốt nhất. Lúc này đây, những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được thông qua quá trình sống và làm việc cũng giúp bạn tự tin hơn nhiều, không phải lo lắng quá nhiều xem mình có phải người mẹ tuyệt vời với con cái không.
[inline_article id=23968]
2. Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Khi bạn sinh con ở tuổi 35, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn tăng cao hơn rất nhiều. Khả năng suy giảm sức khỏe cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có cơ hội giảm nguy cơ bị nội mạc tử cung xuống 44%. Ngoài ra, ở độ tuổi 35, bạn đã có ý thức hơn nhiều về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân nên sẽ đặc biệt chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như việc tập luyện trong khi mang thai.
Các loại thức ăn nhanh như hambuger, khoai tây chiên, gà rán… thường chứa một lượng chất béo không lành mạnh, làm tăng lượng choleserol xấu trong máu của bạn, gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng. Ngoài ra, việc ăn những thực phẩm này sẽ dễ khiến bạn bị béo phì, một trong những nguyên nhân khiến bạn khó có thể thụ thai.
Thực phẩm đóng gói
Những loại thực phẩm đóng gói, nhất là thịt đóng gói, có chứa một lượng lớn chất béo bão hòa và nó thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen của cơ thể bạn. Hơn nữa, nếu bạn đã có thai, việc ăn nhiều loại thực phẩm này cũng không tốt, vì những chất phụ gia có trong đó sẽ gây hại đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Các loại thực phẩm chưa được nấu chín
Trong những thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ thường có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nó không những gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn mà còn tác động rất lớn đến bé cưng tương lai của bạn nữa. Vì vậy, nếu muốn bé cưng khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ một số sở thích của mình đi nhé!
Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Những loại cá sống dưới đáy biển sâu như cá kiếm, cá mập, cá ngừ… đều có chứa một hàm lượng thủy ngân cao. Nó sẽ tích lũy trong cơ thể trong một thời gian dài và sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tránh xa những loại cá này ngay từ khi có ý định mang thai.
Ăn gì khiến bạn khó có thai? Thực phẩm quá nhiều muối
Những thực phẩm này thường rất bắt mắt và tăng khả năng thèm ăn của bạn. Tuy nhiên, một thực đơn quá nhiều muối sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn và cả bé cưng “tương lai” của bạn nữa. Ăn quá mặn sẽ dễ dẫn đến tình trạng cao huyết áp và dẫn đến tình trạng ngộ độc thai nhi.
Rượu
Nếu đang có ý định mang thai, bạn nên loại rượu ra khỏi chế độ ăn của mình ngay từ bây giờ đi đấy. Các nghiên cứu cho thấy, rượu là nguyên nhân gây ức chế khả năng mang thai của nhiều phụ nữ. Bên cạnh đó, rượu cũng gây ra những khiếm khuyết bẩm sinh cho thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.
Những loại nước uống chứa nhiều caffeine
Bạn có biết rằng nếu như uống quá nhiều caffeine trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn không? Caffeine cũng khiến số lượng tinh trùng của chồng bạn giảm đi đáng kể. Vì vậy, nếu muốn nhanh chóng có thai, bạn với chồng nên cắt giảm bớt lượng cà phê và trà mỗi ngày đi. Và nên nhớ một điều, các loại nước ngọt có ga và socola cũng có chứa một hàm lượng caffeine đáng kể đấy nhé!