Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Vòng tránh thai nào tốt nhất? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa sản

Vòng tránh thai nào tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều chị em. Sử dụng vòng tránh thai là biện pháp an toàn hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chị em băn khoăn không biết nên đặt vòng tránh thai nào tốt nhất. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác. 

Vòng tránh thai nào tốt nhất, đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ?

Hiện nay, có rất nhiều vòng tránh thai và có 2 loại đang được chị em sử dụng phổ biến hơn cả. Vậy cùng review để tìm ra đâu là loại vòng tránh thai tốt nhất cho chị em. 

1. Vòng tránh thai chứa đồng

Vòng tránh thai chứa đồng thường tác động mạnh mẽ các enzyme và cản trở sự thâm nhập của tinh trùng vào niêm mạc cổ tử cung nên ngăn chặn được quá trình thụ thai xảy ra.

Còn các ion đồng cũng có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến sự di chuyển của tinh trùng và môi trường của tử cung nên tinh trùng không được gặp trứng. 

Vòng tránh thai nào tốt nhất
Vòng tránh thai chứa đồng được dùng khá phổ biến vì hiệu quả kéo dài

Ưu điểm của vòng tránh thai chứa đồng khá rẻ mà hiệu quả lên tới 10 năm. Hiệu quả tức thì ngay sau khi đặt vòng nên được nhiều chị em sử dụng.

Bên cạnh đó, vòng tránh thai chứa đồng cũng có hạn chế là làm chu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn thông thường, dễ bị thiếu máu và khí hư ra nhiều nên vùng chậu hay bị viêm nhiễm. 

2. Vòng tránh thai nội tiết

Là loại vòng tránh thai hình chữ T và ở phía dưới cùng có vòng nhỏ gắn dây polyethylene. Đây là loại vòng tránh thai cũng mang lại hiệu quả ngay sau khi đặt và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 năm. 

Đặc biệt, vòng tránh thai nội tiết còn giúp làm giảm lượng kinh tiết ra mỗi tháng, hạn chế tình trạng đau bụng kinh, ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của u xơ tử cung. Còn về nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết là hiệu quả ngắn mà chi phí cao. 

Vòng tránh thai nào tốt nhất
Vòng tránh thai nào tốt nhất còn tùy thuộc nhiều yếu tố

Vậy đặt vòng tránh thai nào tốt nhất? Qua những phân tích ưu nhược điểm ở trên thì tùy vào nhu cầu, điều kiện tài chính và sức khỏe mà chị em có sự lựa chọn sao cho phù hợp. Cách tốt nhất là chị em phụ nữ nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa sản để được thăm khám và tư vấn loại vòng tránh thai phù hợp. 

Quy trình đặt vòng tránh thai đầy đủ từ A-Z đúng chuẩn y khoa

Chị em đã đưa ra được quyết định lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp rồi đúng không nào. Bước tiếp theo, chị em tiến hành đặt vòng theo đúng đúng chuẩn y khoa để đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe. Bác sĩ sẽ thực hiện đặt vòng tránh thai theo các bước dưới đây: 

1. Tiến hành kiểm tra trước khi đặt vòng

Một bước quan trọng và cần thiết để bác sĩ có thể biết rõ tình trạng sức khỏe thực tế của chị em. Đảm bảo chắc chắn chị em không mắc thêm bất cứ bệnh lý nào liên quan đến phụ khoa hay tình dục nguy hiểm. Nếu chị em phụ nữ nào mắc bệnh thì phải điều trị hết mới có thể tiến hành đặt vòng tránh thai.

2. Thực hiện đặt vòng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa 2 ngón tay vào sâu trong âm đạo và một tay còn lại dùng để cảm nhận tất cả các cơ quan liên quan đến vùng chậu. Bác sĩ tiếp tục xác định kích thước của tử cung để dùng vòng tránh thai phù hợp. 

Bước tiếp theo, bác sĩ mở âm đạo bằng dụng cụ y tế rồi khử trùng và rửa sạch với mục đích giảm nguy cơ lây nhiễm. Vòng tránh thai sẽ được đưa qua tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng và khi vào tới tử cung sẽ bung hình chữ T. 

Vòng tránh thai nào tốt nhất
Quy trình đặt vòng khá đơn giản và nhanh chóng

3. Quá trình đặt vòng kết thúc

Vậy là quy trình đặt vòng đã kết thúc và thời gian chỉ diễn ra trong vài phút. Bác sĩ sẽ dặn dò chị em một số chú ý trước khi ra về như vệ sinh vùng kín ra sao, tránh vận động tư thế nào… để đảm bảo không bị lệch vòng hay vòng bị tuột ra bên ngoài.

Chú ý, chị em nhớ mang băng vệ sinh sau khi đặt vòng vì có thể máu sẽ chảy. Nếu trường hợp nào chị em thấy máu chảy quá nhiều thì cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

[inline_article id=71987]

4. Quay lại tái khám để xem xét kết quả

Bác sĩ sẽ hẹn bạn thời gian quay lại kiểm tra xem vòng đặt đúng vị trí, hiệu quả chưa. Nếu có tai biến xảy ra, bác sĩ sẽ kiểm tra và chữa trị kịp thời. 

Vậy là chị em đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “đặt vòng tránh thai nào tốt nhất”. Hãy tìm hiểu thật kỹ và đừng quên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sản nhé. 

Gia Linh

Nguồn: 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

3 tác hại của sóng điện từ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

tác hại của sóng điện từ
Bạn biết gì về tác hại của sóng điện từ?

Sóng điện từ (electromagnetic wave) gồm những loại như sóng vô tuyến, hồng ngoại, vi sóng, ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím, tia X và tia gamma. Sóng điện từ có mặt ở khắp nơi. Nhiệt từ đám cháy, ánh sáng mặt trời, năng lượng dùng trong lò vi sóng, cột sóng phát thanh, thiết bị truyền dữ liệu và tín hiệu… đều là những dạng của sóng điện từ. 

Không thể chối cãi sóng điện từ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất nhiều. Cơ thể con người bằng cách này hay cách khác đang âm thầm bị tàn phá bởi tác hại của sóng điện từ. Nhưng hầu như chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm mà sóng điện từ có thể gây ra cho con người. Vì các giác quan của chúng ta không thể nhận biết được tình trạng ô nhiễm của sóng điện từ để gửi đi tín hiệu, theo đó cơ thể không thể phát ra cơ chế tự bảo vệ. 

Trước mắt, việc tiếp xúc thường xuyên với sóng điện từ có thể gây ra nhiều triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, tim đập nhanh… Nhưng về lâu dài, tác hại của sóng vô tuyến hoặc sóng điện từ có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và cơ quan sinh sản. 

Tác hại của sóng điện từ, tác hại của sóng vô tuyến

1. Tác hại của sóng điện từ làm giảm chất lượng tinh trùng

Wifi là hình thức mạng không dây, có bản chất là sóng điện từ. Vậy nếu hỏi sóng wifi có ảnh hưởng tới sức khỏe không thì chắc chắn là có. Nghiên cứu cho thấy sóng wifi làm giảm khả năng chuyển động của tinh trùng và gây phân mảnh ADN. 

Ngoài ra, nam giới có thói quen để điện thoại trong túi quần hay đặt máy tính xách tay lên đùi. Khoa học chứng minh sóng điện từ và sức nóng từ điện thoại, máy tính đều có thể gây giảm sút số lượng và chất lượng tinh trùng.

tác hại của sóng điện từ làm giảm chất lượng tinh trùng

2. Làm ảnh hưởng đến não, khiến bạn dễ căng thẳng và khó thụ thai

Tác hại của sóng điện thoại là không thể phủ nhận. Sóng vô tuyến từ điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong não, theo đó mà ảnh hưởng đến các tế bào não và gây nên nhiều hội chứng như stress, thiếu tập trung, rối loạn chức năng nhận thức… Stress làm giảm ham muốn tình dục, gây rối loạn hoạt động buồng trứng dẫn đến giảm khả năng thụ thai. 

Các nhà khoa học còn cho rằng việc con người tiếp xúc với bức xạ điện từ ngày càng tăng sẽ làm giảm dự trữ buồng trứng và tăng nguy cơ hiếm muộn. Đây cũng là một trong những tác hại của sóng điện từ, tác hại của sóng vô tuyến mà bạn không nên lơ là. 

[inline_article id=177455]

3. Tác hại của sóng điện từ làm thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

Sóng điện từ là một trong các tác nhân tác gây nên hội chứng stress ở những phụ nữ thường xuyên sử dụng điện thoại, các thiết bị không dây hoặc liên tục tiếp xúc với các nguồn bức xạ điện từ.

Tâm trạng căng thẳng kéo dài ở chị em khiến tuyến thượng thận bị suy giảm hoạt động, lượng hormone estrogen tiết ra cũng ít đi gây nên tình trạng rối loạn nội tiết tố

Các dấu hiệu nhận biết thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ như tóc khô xơ dễ gãy rụng, da nhăn nám, dễ tăng cân, khô âm đạo, ngực chảy xệ, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khó thụ thai… 

tác hại của sóng điện từ làm ảnh hưởng đến nội tiết tố ở phụ nữ

Cách phòng ngừa tác hại của sóng điện từ

Ngăn chặn tác hại của sóng vô tuyến, sóng điện từ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Ngăn chặn từ bên ngoài

Để hạn chế tác hại của sóng điện từ đối với sức khỏe, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Tránh để điện thoại trong túi quần, ngồi làm việc với máy vi tính ở khoảng cách hợp lý.
  • Để ngăn chặn tác hại của sóng điện từ, bạn hãy giảm thời gian tiếp xúc với điện thoại di động hay máy tính và chỉ dùng khi thật sự cần thiết. 
  • Tần số vô tuyến kết nối với các thiết bị không dây sẽ gửi sóng điện từ xung quanh bạn. Vì vậy, bạn có thể dùng bàn phím có dây, chuột, tai nghe, loa và cáp ethernet thay vì sử dụng wifi và bluetooth. 
  • Tránh đặt thiết bị phát sóng wifi ở phòng ngủ. 
  • Tắt thiết bị phát sóng wifi, ngắt chế độ kết nối wifi, 3G, bluetooth của thiết bị di động khi không sử dụng. 
  • Không ở gần nơi sạc điện thoại vì đó là lúc điện thoại phát ra bức xạ nhiều nhất. 
  • Điện thoại phát ra bức xạ khi gọi nhiều hơn khi nhắn tin. Vì vậy, nên mở loa hoặc sử dụng tai nghe lúc nhận cuộc gọi. 
  • Trồng trong nhà hoặc để trên bàn làm việc một số loại cây hút bức xạ, có tác dụng lọc không khí như cây cọ, thường xuân, lưỡi hổ, nha đam, xương rồng, hồng môn… 
  • cách phòng ngừa tác hại của sóng điện từ

2. Cải thiện từ bên trong cơ thể

Điện thoại di động, các thiết bị sử dụng wifi như máy vi tính xách tay, máy tính bảng đều phát ra bức xạ vượt quá tiêu chuẩn sóng điện từ.  

Thậm chí khi bạn hạn chế dùng các thiết bị nói trên thì bạn vẫn không thể tránh khỏi tác hại của sóng điện từ. Chẳng hạn, môi trường xung quanh bạn có những thiết bị không dây đang hoạt động. Cũng có khi bạn ở gần cột thu phát sóng hoặc khu vực có bộ phát wifi luôn trong tình trạng bật. Vì vậy, việc ngăn ngừa tác hại của sóng điện từ bằng những cách nói trên chỉ mang tính tương đối.

Tốt nhất, hãy tìm cách ngăn chặn, sửa chữa những tổn thương cũng như cải thiện chức năng sinh sản từ ngay bên trong cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất vừa tăng cường hệ miễn dịch lại khắc phục những khiếm khuyết ở cơ quan duy trì nòi giống. 

Với đàn ông, vitamin E và kẽm thúc đẩy ham muốn tình dục, cải thiện số lượng tinh trùng cũng như khả năng di động của tinh binh. Vitamin C ngăn chặn hiện tượng oxy hóa các gen ADN di truyền có trong các tế bào tinh trùng. Selen, một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào tuyến tiền liệt khỏi tổn hại. Thiếu selen cũng là nguyên nhân làm giảm sút số lượng tinh trùng. 

Ở phụ nữ, bổ sung đầy đủ lượng vitamin E và vitamin nhóm B mỗi ngày rất cần thiết để sản xuất trứng và cân bằng nội tiết tố. Nhờ đó, khắc phục tình trạng da sạm nám, tóc gãy rụng, ngực chảy xệ hay các vấn đề khác do rối loạn nội tiết gây ra. Đặc biệt, vitamin E còn có tác dụng làm tăng độ dày niêm mạc tử cung, qua đó giúp tăng cơ hội thụ thai. 

bổ sung viên uống vitamin và khoáng chất

Axit folic (vitamin B9) giúp buồng trứng hoạt động tốt, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi ở giai đoạn đầu của thai kỳ. 

Cung cấp đủ sắt cho cơ thể làm giảm nguy cơ vô sinh do rụng trứng thấp hơn 40%. Kẽm hỗ trợ quá trình sản xuất trứng. Khoáng chất selen ngừa sảy thai và hạn chế các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Như vậy, để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với sức khỏe cũng như để cân bằng nội tiết tố và giữ cho cơ quan sinh sản khỏe mạnh, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất thông qua thực phẩm hoặc viên uống. Đặc biệt, nguồn vitamin và khoáng chất này cần được duy trì ngay cả sau khi đã sinh con để thúc đẩy quá trình hồi phục ở mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ nhờ đó luôn đảm bảo dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chuẩn bị mang thai cần làm gì? 20 điều cần làm trước khi mang thai

Có thể nói, tác hại của sóng điện từ với cơ thể là khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, nếu muốn tăng khả năng thụ thai, bạn cần hạn chế tiếp xúc với sóng điện từ cũng như tăng cường các biện pháp như luyện tập và ăn uống để thật sự khỏe mạnh từ bên trong.  

Thu Vũ

Nguồn

1. Effect of electromagnetic field exposure on the reproductive system
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3341445/
Ngày truy cập: 27.5.2021

2. The effects of electromagnetic fields on the number of ovarian primordial follicles: An experimental study
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1607551X15000923
Ngày truy cập: 27.5.2021

3. Cell Phone Radio Waves Excite Brain Cells
https://www.npr.org/2011/02/22/133968220/cell-phone-radio-waves-excite-brain-cells
Ngày truy cập: 27.5.2021

4.Is there any link between cellphones and cancer?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/cell-phones-and-cancer/faq-20057798
Ngày truy cập: 27.5.2021

5. Frequently Asked Questions about Cell Phones and Your Health
https://www.cdc.gov/nceh/radiation/cell_phones._faq.html
Ngày truy cập: 27.5.2021

 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Tiêm phòng trước khi cưới cho vợ chồng gồm những mũi tiêm quan trọng nào?

Tiêm phòng trước khi cưới và kiểm tra sức khỏe là việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với các cặp vợ chồng. Hành động này không những bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho người vợ/người chồng tương lai của mình mà còn đảm bảo cho em bé sắp chào đời của 2 bạn được khỏe mạnh, lành lặn.

Cùng tìm hiểu xem tiêm phòng trước khi cưới quan trọng như thế nào và vợ chồng nên tiêm những mũi tiêm nào ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Vì sao vợ chồng cần tiêm phòng trước khi cưới?

Không chỉ với phụ nữ, cả đàn ông cũng cần tiêm phòng trước khi cưới để tránh những rủi ro đáng tiếc về sau. 

Các mũi tiêm phòng sẽ giúp vợ chồng tránh khỏi nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm cho đối phương qua đường máu và đường tình dục.

tiêm phòng trước khi cưới
Các cặp vợ chồng cần tiêm phòng trước khi cưới để đảm bảo hạnh phúc gia đình

Hơn nữa, người phụ nữ nếu có ý định mang thai nhưng lại mắc bệnh sẽ có thể lây cho em bé thông qua nhau thai và sữa mẹ sau sinh. Trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hay dị tật bẩm sinh.

Chính vì vậy, để bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người mẹ nên tiêm phòng trước khi cưới hoặc ít nhất là trước khi mang thai. 

5 mũi tiêm phòng trước khi cưới giúp vợ chồng và con cái khỏe mạnh

Dưới đây là 5 mũi tiêm quan trọng mà cả vợ và chồng đều có thể tiêm ngừa trước khi cưới:

1. Mũi tiêm phòng sởi – quai bị – rubella

Một trong những căn bệnh truyền nhiễm có biến chứng nguy hiểm nhất và nguy cơ lây nhiễm cao chính là sởi, quai bị, rubella. Nếu bị nhiễm một trong 3 loại bệnh này khi mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chậm phát triển… là rất cao. 

Đặc biệt, thai còn có khả năng bị mắc các dị tật bẩm sinh ở não, tim, tai và mắt. Vì vậy, vợ chồng muốn có con ngay sau khi kết hôn thì nên thực hiện tiêm phòng 3 mũi này trong vòng 3 tháng trước khi cưới.

2. Mũi tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)

Mẹ bị thủy đậu khi mang thai có thể khiến bé sinh ra bị thủy đậu hay mắc các căn bệnh bẩm sinh như viêm phổi, đục thủy tinh thể, dị tật ở chân tay và thậm chí bị liệt. Bệnh rất dễ lây và gây sốt, ngứa, nổi bọng nước khắp người vô cùng khó chịu cho người bệnh.

Tiêm phòng trước khi cưới

Tiêm phòng trước khi cưới cần đầy đủ và đúng liều. Ngay cả với những người đã từng mắc thủy đậu lúc nhỏ cũng cần được tiêm ngừa thêm lần nữa trước khi cưới để đảm bảo an toàn. Bởi cũng có trường hợp một số người từng bị thủy đậu nhưng cơ thể vẫn chưa sản xuất kháng nguyên chống lại virus này.

3. Mũi tiêm phòng bệnh cúm

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, dù bạn là nam hay nữ, sống ở đâu hay mùa nào. Bệnh dễ chữa khỏi với người thường nhưng với phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh do mẹ bị cúm là rất cao.

Để phòng tránh rủi ro, vợ chồng nên tiêm phòng trước khi cưới hoặc trước khi mang thai mũi tiêm ngừa cúm. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm là tháng 10 đến tháng 11. Với mũi tiêm này, người mẹ hoàn toàn có thể có thai ngay sau khi tiêm, thậm chí là tiêm được trong thai kỳ mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Mũi tiêm phòng ngừa viêm gan B

Virus viêm gan B cực kỳ nguy hiểm vì chúng có thể phá hủy gan, gây xơ gan và ung thư gan. Viêm gan B mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh cả đời, đồng thời uống thuốc liên tục để hạn chế sự phát triển của virus.

Người mẹ bị nhiễm viêm gan B trước và trong khi mang thai có thể truyền cho bé và khiến con mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao cho vợ và chồng qua đường máu, đường tình dục. Vì vậy, vợ chồng cần tiêm phòng trước khi cưới để đảm bảo an toàn.

[inline_article id=66218]

5. Mũi tiêm phòng uốn ván

Mũi tiêm uốn ván không tạo ra kháng thể miễn dịch suốt đời nên chúng ta cần tiêm nhắc lại sau 5 – 10 năm để bảo vệ cơ thể. Mẹ bầu mắc bệnh uốn ván sẽ lây truyền sang cho con. Trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong đến 90%. 

Với những người làm nghề nông dân, làm vườn, chăn nuôi, công nhân xây dựng, dọn dẹp vệ sinh cống rãnh… tỷ lệ mắc bệnh là rất cao nên càng cần tiêm phòng uốn ván để bảo vệ mình.

6. Những mũi tiêm phòng bảo vệ sức khỏe khác

Ngoài các mũi tiêm có ảnh hưởng đến thai kỳ để bảo đảm mẹ sinh con an toàn, khỏe mạnh thì vợ chồng cũng có thể tiêm các mũi tiêm bảo vệ sức khỏe khác như mũi tiêm phòng viêm phổi do phế cầu, tiêm phòng viêm màng não do não mô cầu BC, ACWY, tiêm phòng viêm não Nhật Bản…

Chuẩn bị gì trước khi tiêm chủng?

Khi chuẩn bị đi tiêm chủng, vợ chồng cần mang theo sổ tiêm chủng trước đây để bác sĩ đánh giá và tư vấn những mũi cần tiêm. 

Nếu không còn giữ sổ thì bạn cần thực hiện một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, để xem bạn đã tiêm phòng chưa, đồng thời làm một số kiểm tra khác để xem tình trạng sức khỏe của bạn có ảnh hưởng đến kế hoạch mang thai và sinh con không.

Tiêm phòng trước khi cưới
Tiêm phòng trước khi cưới giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và ổn định hơn

Như vậy, vợ chồng trước khi kết hôn nên cân nhắc tiêm phòng những mũi tiêm quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và nhất là để chuẩn bị cho quá trình mang thai sắp tới của người vợ được an toàn và khỏe mạnh. 

Gia Linh

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai?

Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai? Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan và có thể gây nhiễm trùng gan hoặc đe dọa đến tính mạng.

Đặc biệt, viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con. Cho nên, tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Vậy thì tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai?

Tại sao nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?

Viêm gan B là căn bệnh khá quen thuộc đối với nhiều người. Đó là bệnh do virus viêm gan B gây ra có tên là hepatitis B. Những người bị viêm gan B có thể bị suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan, bệnh não do gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa…

Tuy nhiên, trong trường hợp tế bào gan bị virus tấn công mạnh mẽ, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được có thai
Viêm gan B là bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con:

  • Lây qua đường máu: Bệnh viêm gan B dễ dàng lây truyền qua đường máu. Nếu bạn hiến máu, tiêm, xăm mình hoặc tiếp xúc máu của mình với máu người bệnh cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm HBV.
  • Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm viêm gan B cũng khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh. Dù quan hệ đồng giới hay khác giới thì viêm gan B đều có nguy cơ lây nhiễm.
  • Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể lây bệnh cho con. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ mà tỷ lệ lây bệnh sẽ khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ truyền bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ là 1%, 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ là 10%. Thai nhi sau khi ra đời chưa hoàn thiện kháng thể và sức khỏe còn yếu có thể diễn biến bệnh nặng hơn bình thường nếu bị nhiễm viêm gan B từ mẹ.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ em chính là phụ nữ đang có ý định mang thai nên tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, đặc biệt là viêm gan B.

[inline_article id=64803]

Việc tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai giúp cơ thể mẹ sản sinh đủ lượng kháng thể viêm gan B để có thể chống lại virus hepatitis B. Khoảng 21 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra kháng thể.

Và sau khi tiêm 2 mũi thì cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể đạt mức cần thiết. Mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng và mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 từ 5 – 6 tháng.

Do đó, tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai còn tùy thuộc vào mũi cuối của liệu trình tiêm. Nếu muốn có em bé sớm, mẹ nên tiêm viêm gan B trước khi mang thai từ 6 – 7 tháng nhé.

Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai?

Phù hợp với tâm lý muốn nhanh có con, nhiều chị em thắc mắc không biết tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai. Tính từ mũi tiêm cuối cùng, tức mũi tiêm thứ 3 thì bao lâu mới được có thai?

Theo nghiên cứu từ bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ nên có thai sau khi tiêm phòng viêm gan B khoảng 3 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng. Đó là khoảng thời gian an toàn và sản sinh đủ kháng thể cho mẹ và bé nếu mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ không chờ được thì sau 1 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng là có thể có con.

tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được có thai
Tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được có thai? Sau 1 tháng thì mẹ có thể mang thai

Trong trường hợp, mẹ mới tiêm mũi thứ nhất hoặc mũi thứ hai đã bị cấn bầu thì nên báo ngay có bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và cân nhắc. Thông thường, tiêm vacxin HBV hay bất kì loại vacxin nào khác, nếu đang chích ngừa mà mang bầu thì bắt buộc đình chỉ liệu trình tiêm. 

Vacxin phòng ngừa viêm gan B là một loại vacxin bất hoạt, không chứa vi khuẩn sống nên cực kỳ an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Thế nên mẹ an tâm rồi nhé. Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai? Muộn thì 3 tháng, sớm thì 1 tháng sau khi tiêm mũi cuối là được có thai mẹ nhé.

Vacxin viêm gan B có hạn sử dụng trong bao lâu?

Cũng giống như “Tiêm phòng viêm gan B bao lâu thì được có thai”, “Vacxin viêm gan B có hạn sử dụng trong bao lâu?” cũng là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Không biết mình tiêm phòng cách đây 5 năm hay 10 năm rồi, bây giờ muốn sinh em bé thì có cần tiêm lại không. Tin vui cho chị em đây!

Vacxin viêm gan B đạt chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế có tác dụng hoặc hạn sử dụng từ 10 – 20 năm kể từ khi tiêm. Nói một cách dễ hiểu, kháng thể viêm gan B sẽ tồn tại trong cơ thể con người từ 10 – 20 năm, bảo vệ cơ thể khỏi virus hepatitis B. Do đó, mọi đối tượng đều được khuyến khích tiêm phòng viêm gan B.

tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được có thai
Có thể test kháng thể viêm gan B trước khi tiêm bằng xét nghiệm máu

Nếu bạn đang có kế hoạch làm mẹ nhưng không biết kháng thể viêm gan B của mình còn sử dụng được hay không thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngày nay, chỉ cần xét nghiệm máu là bác sĩ đã đo được nồng độ kháng thể viêm gan B còn lại trong cơ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận kháng thể này còn có tác dụng trong vòng bao nhiêu năm. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch sinh con theo thời gian bác sĩ kết luận.

MarryBaby đã giải đáp cho bạn “Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai”. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn, đặc biệt là những bạn nữ đang có kế hoạch sinh con.

Nguyên Minh

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Các loại vòng tránh thai phổ biến và lưu ý khi sử dụng để không gây tác dụng phụ

Các loại vòng tránh thai hiện nay được chị em khá ưa chuộng. Đây là phương pháp ngừa thai hiệu quả và lâu dài hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chị em phân vân không biết trong các loại vòng tránh thai phổ biến nên lựa chọn ra sao.

Hãy xem ngay những phân tích ưu, nhược điểm của từng loại vòng tránh thai dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Vòng tránh thai là gì? vòng tránh thai có mấy loại?

Vòng tránh thai chính là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) sẽ được đặt vào tử cung của chị em phụ nữ giúp tránh thai với hiệu quả kéo dài nhiều năm. Tùy theo mục đích mà vòng tránh thai có thể được quấn dây đồng hay không.

Cơ chế hoạt động của các loại vòng tránh thai là gây ra một phản ứng tại niêm mạc tử cung nên cấu trúc tế bào sinh hóa nội mạc bị thay đổi và cản trở quá trình trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung.

Các loại vòng tránh thai phổ biến nhất hiện nay mà chị em cần biết

Vòng tránh thai có mấy loại? Nói đến các loại vòng tránh thai thì cũng có nhiều lựa chọn cho chị em phụ nữ. Dưới đây là danh sách các loại vòng tránh thai tốt nhất hiện nay đang được chị em tin tưởng sử dụng nhiều nhất và các bác sĩ khuyên dùng. 

1. Vòng tránh thai chứa đồng

Vòng tránh thai có đồng được gắn ở phần thân chữ T với đuôi vòng có phần 2 dây nhỏ thò ra ngoài âm đạo từ 2 – 3 cm nhằm mục đích xem vòng còn ở đúng vị trí không. 

Cơ chế ngăn cản quá trình thụ tinh của vòng tránh thai chứa đồng chữ T là chất liệu đồng sẽ phản ứng lên các enzyme có tham gia vào quá trình tinh trùng thâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.

Bên cạnh đó, các ion đồng hoạt động mỗi ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự di chuyển của tinh binh rồi thay đổi môi trường tử cung nên tinh trùng không có cơ hội gặp trứng để làm tổ.

các loại vòng tránh thai
Vòng tránh thai chứa đồng được dùng khá phổ biến vì hiệu quả kéo dài

Ưu điểm của các loại vòng tránh thai chứa đồng là hiệu quả kéo dài có thể lên tới 8-10 năm (vòng Tcu 380). Loại vòng tránh thai này còn giúp hạn chế kinh nguyệt ra nhiều và tình trạng đau bụng kinh thuyên giảm.

Bên cạnh ưu điểm, vòng tránh thai chứa đồng cũng có hạn chế là làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ như thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn, lượng máu ra nhiều hơn, xuất hiện triệu chứng đau bụng kinh. Một số chị em còn ra khí hư với số lượng nhiều bất thường hay gặp phải các tác dụng phụ như nổi mụn trứng cá, đau đầu.

2. Vòng tránh thai nội tiết

Đây cũng là 1 trong các các loại vòng tránh thai tốt nhất hiện nay. Loại vòng tránh thai chữ T này chứa hormone nội tiết chứ không phải đồng. 

Loại vòng tránh thai nội tiết có cơ chế hoạt động là nội tiết sẽ được giải phóng trong tử cung để ngăn cản sự rụng trứng và làm dày chất nhầy ở tử cung. Nó tạo nên hàng rào bảo vệ khỏi sự xâm nhập của tinh trùng, còn làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để ngăn cản sự thụ thai.

Theo các bác sĩ, ưu điểm của vòng tránh thai nội tiết có hiệu quả cao tới 98 – 99% với thời gian tác dụng từ 3 – 5 năm. Nội tiết tố trong vòng tránh thai chỉ ảnh hưởng lên niêm mạc tử cung nên không gây tác dụng phụ lên cơ thể.

các loại vòng tránh thai
Các loại vòng tránh thai có hiệu quả tương đương

Chỉ khi mới đặt vòng thì một số chị em sẽ gặp phải hiện tượng kinh nguyệt rối loạn, nổi mụn, tăng cân không kiểm soát, buồn nôn, tính khí thay đổi…

Đặt vòng tránh thai nội tiết là biện pháp khá an toàn, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu chị em muốn có con trở lại thì có thể tháo vòng bất cứ lúc nào. 

Bên cạnh đó, vòng tránh thai nội tiết cũng có nhược điểm là chi phí cao và thời gian sử dụng ít hơn loại đồng. Vòng này không có tác dụng ngay nên sau khi đặt vòng mà quan hệ thì cần dùng các biện pháp khác như bao cao su, uống thuốc…

3. Vòng tránh thai chữ V bằng silastic, chất đồng

Vòng tránh thai chữ V với hình dáng rất phù hợp đặt trong khoang tử cung và sợi đây đồng được phân bổ đều tại khu vực trứng thụ thai.

Do đó, sử dụng vòng tránh thai chữ V hiệu quả cao, lâu dài từ 5-8 năm. Nhưng đặt vòng tránh thai chữ V có nhược điểm là dễ ra máu nhỏ giọt và không đều.

4. Vòng tránh thai nhiều phụ tải

Là vòng tránh thai có hình vòng cung với 2 bên có 5 răng nhỏ dùng dùng polythene làm giá đỡ và phía trên quấn dây đồng.

Ưu điểm của vòng tránh thai nhiều tải phụ là dễ đặt hay tháo vòng với hiệu quả sử dụng cao và thời gian kéo dài từ 3-5 năm. Hạn chế của loại vòng tránh thai này là dễ bị chảy máu tử cung.

các loại vòng tránh thai
Vòng tránh thai chữ V hiệu quả kéo dài trên 5 năm

5. Vòng tránh thai kim loại đơn thuần

Vòng tránh thai làm bằng thép không rỉ với khả năng chống đỡ tốt. Đây là biện pháp ngừa thai dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả cao với thời thời gian sử dụng được trên 10 năm. Nhưng vòng tránh thai thép kim loại có hạn chế là chị em bị đau khi đặt vòng.

6. Vòng tránh thai hoạt tính chữ Y

Với hình dáng chữ Y cũng thuận tiện khi đặt vào tử cung và mang lại hiệu quả tránh thai cao. Còn vật liệu cơ bản là thép không rỉ nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai hoạt tính chữ Y là có thể xuất huyết.

Một số lưu ý cần nhớ khi đặt vòng tránh thai để tránh gây tác dụng phụ

Không phải chị em phụ nữ nào cũng phù hợp đặt vòng tránh thai. Vì vậy, chị em cần đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ lựa chọn từ các loại vòng tránh thai tốt nhất hiện nay 1 loại vòng tránh thai phù hợp nhất. Và quá trình đặt vòng tránh thai cũng cần đảm bảo vệ sinh, đúng kỹ thuật để tránh gây tổn thương tử cung.

[inline_article id=71987]

Một số chị em phụ nữ chống chỉ định với phòng tránh thai gồm có người đang mắc bệnh phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục; vùng chậu bị viêm. Chị em bị các bệnh liên quan đến tử cung; âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân, đang có thai hay nghi ngờ có thai.

Với các thông tin trên thì bạn đã rõ vòng tránh thai có mấy loại. Bạn cũng cần lưu ý, dù là các loại vòng tránh thai tốt nhất hiện nay thì nó cũng không ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục. 

Mong rằng với gợi ý các loại vòng tránh thai đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chị em đã tìm được một biện pháp phù hợp và an toàn nhất dành cho mình.

Tường Anh

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Thuốc cầm máu kinh nguyệt nào được chị em dùng nhiều nhất hiện nay?

Vì thế thuốc cầm máu kinh nguyệt khá quan trọng để giúp các chị em cầm máu và điều trị tình trạng này. Vậy các chị em cần phải uống loại thuốc nào để khắc phục tình trạng trên? Hãy tham khảo ngay những loại thuốc cầm máu kinh nguyệt đang được chị em sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Rong kinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về thuốc cầm máu kinh nguyệt, các chị em cần phải hiểu rõ về tình trạng rong kinh ở nữ giới. Các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì (từ 13-15 tuổi) bắt đầu có kinh nguyệt. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài là 28 – 30 ngày. Một tháng kinh nguyệt sẽ đến 1 lần và kéo dài từ 3-7 ngày.

Nhưng có nhiều yếu tố quyết định đến chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hay muộn hơn một vài ngày. Đó có thể do chế độ sinh hoạt; ăn uống; quan hệ tình dục… Còn thời gian kinh nguyệt ra kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh.

Rong kinh được chia làm 2 loại là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại rong kinh này dưới đây:

  • Rong kinh cơ năng: Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn nội tiết tố nên thường gặp ở những bé gái bắt đầu dậy thì; hay phụ nữ tuổi mãn kinh. Nội tiết tố không ổn định kéo theo buồng trứng gặp vấn nên gây rong kinh. Hoặc một số chị em phụ nữ bị rong kinh do lối sống.
  • Rong kinh thực thể: Một số tác động bên ngoài làm cho các quá trình sinh lý thay đổi và thường gặp ở tuổi dậy thì như u xơ tử cung; polyp tử cung… Trường hợp rong kinh thực thể kéo dài thì cần phải đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám. 

>> Các chị em có thể tham khảo thêm Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ 3 ngày.

Rong kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chị em phụ nữ?

Rong kinh là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Và nếu chị em để tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe; nhất là khả năng mang thai. Một số tác động xấu đến sức khỏe chị em cần biết khi tình trạng rong kinh kéo dài:

  • Rong kinh làm máu ra liên tục và cơ thể không đủ sản xuất bù vào nên gây thiếu máu.
  • Cơ thể khó chịu; luôn cảm thấy mệt mỏi; người xanh xao; chóng mặt và đau bụng dưới âm ỉ.
  • Chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên gây bất tiện và mất tự tin.
  • Rong kinh kéo dài sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa và làm mất khả năng sinh sản gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Rong kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc một số bệnh như u nang buồng trứng; u xơ tử cung; ung thư cổ tử cung; rối loạn đông máu…
 thuốc cầm máu kinh nguyệt
Hiện có rất nhiều loại thuốc cầm máu kinh nguyệt hiệu quả

Top các loại thuốc cầm máu kinh nguyệt được chị em sử dụng nhiều

4 loại thuốc cầm máu kinh nguyệt dưới đây được sử dụng nhiều nhất bởi mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. 

1. Thuốc cầm máu kinh nguyệt chữa rong kinh Danazol

Thuốc cầm máu kinh nguyệt Danazol có tác dụng ức chế hoạt động của hormone nội tiết tố estrogen, progesterone. Từ đó, làm giảm sự sản sinh nội mạc tử cung nên hạn chế việc sản xuất gonadotropins ở tuyến yên gây rụng trứng. Chính cơ chế đó giúp điều trị chứng rong kinh hiệu quả lên tới 50%.

Sử dụng thuốc chữa rong kinh Danazol cần kiên trì khoảng từ 3-6 tháng với liều lượng phù hợp 100-400mg/ngày. Chú ý, thuốc có tác dụng phụ là gây phù nề; mụn trứng cá; phát ban… Chống chỉ định với một số chị em có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường; đau nửa đầu; động kinh… 

[inline_article id=263359]

2. Thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid

Thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin và plasmin không được tạo ra. Chính điều này sẽ hạn chế tình trạng rong kinh của chị em phụ nữ.

Theo các nghiên cứu, thuốc Tranexamic acid giúp giảm chảy máu với hiệu quả từ 30-60%. Tranexamic acid còn giúp hạn chế máu kinh vón cục nhưng chúng không có khả năng điều hòa kinh nguyệt. 

Cách sử dụng thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid nên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chị em nên uống thuốc từ ngày đầu đến ngày 5 trong chu kỳ và nhớ là từ 6 – 8 giờ sẽ uống 1g. Chú ý, thuốc Tranexamic acid có thể gây ra một số tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi; đau đầu; đau cơ; đau bụng…

Thuốc chống chỉ định với chị em mắc bệnh huyết khối não; rối loạn đông máu; huyết khối não; tắc động mạch võng mạc; tắc mạch phổi… Còn chị em có tiền sử suy thận; chảy máu đường tiết niệu hay đang dùng thuốc tránh thai thì không nên dùng cùng với thuốc Tranexamic acid.

3. Thuốc cầm máu kinh nguyệt kháng viêm không steroid 

Thuốc kháng viêm không sterid có khả năng làm giảm prostaglandin. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cơn co thắt và gây xuất huyết tử cung.

Thực tế, uống cầm máu rong kinh Tefenamic acid có thể làm giảm lượng máu mất khoảng 20 – 50%. Trong thành phần chính của thuốc này cũng chứa Tranexamic aci. Nhưng độ hiệu quả thấp hơn mà an toàn và ít tác dụng phụ. 

 thuốc cầm máu kinh nguyệt
Sử dụng thuốc cầm máu rong kinh từ ngày bắt đầu đến kết thúc kỳ kinh với liều lượng uống 250-500mg từ sau 6 – 8 giờ.

Dù uống thuốc cầm máu kinh nguyệt này có ít tác dụng phụ nhưng chị em vẫn có thể gặp các triệu chứng chuột rút bụng; buồn nôn; đau đầu; khó tiêu; viêm loét dạ dày… Thuốc chống chỉ định với chị em bị rong kinh có rối loạn chảy máu; người bị dị ứng aspirin hoặc các nhóm NSAID khác. 

4. Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC)

Thuốc ngừa thai là cách cầm máu kinh nguyệt vì giúp hạn chế tình trạng rong kinh. Thành phần chính có trong thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống là 2 hormone nội tiết tố estrogen và progesterone. Chúng sẽ hạn chế quá trình rụng trứng rồi ngăn chặn sự dày lên của lớp nội mạc tử cung. Theo đó, lượng máu kinh nguyệt sẽ giảm đi rõ rệt với mức độ hiệu quả lên tới 43%. 

Sử dụng đúng cách thuốc ngừa thai thì tùy vào từng loại. Cụ thể, với Levonorgestrel/ ethinyl estradiol viên phối hợp 1 viên/ngày. Thời điểm uống là ngày đầu tiên có kinh và dùng liên tục từ 21 – 25 ngày.

Chị em phụ nữ khi uống thuốc này cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như đau nửa đầu; trầm cảm; suy tĩnh mạch; phù nề; chuột rút; buồn nôn… Thuốc còn chống chỉ định với chị em mắc bệnh tim mạch,;tiểu đường;cao huyết áp và phụ nữ đang mang thai. 

4 loại thuốc cầm máu kinh nguyệt đều mang lại hiệu quả nhưng ở mức độ khác nhau và phù hợp với từng đối tượng. Do đó, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp. Chúc chị em sớm hết rong kinh để trở lại cuộc sống bình thường. 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không? Rất tốt nhưng cần lưu ý!

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không là vấn đề nhiều quý ông lưu ý. Bởi đây là món ăn thông dụng bổ dưỡng và có ý kiến cho rằng rất tốt cho sinh lý phái mạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!

Cật lợn là gì? Giá trị dinh dưỡng thế nào?

Đây được xem là thực phẩm hàng đầu tăng cường sinh lực cho nam giới. Theo y học cổ truyền, cật lợn hoặc cật heo (bồ dục heo) còn gọi là thận heo, có vị mặn, tính lạnh, không độc… là bài thuốc hữu hiệu chữa trị xương khớp nhức mỏi, mồ hôi trộm…

Thực phẩm này giàu đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là selenium, một chất có tác dụng phát triển tinh trùng. Đặc biệt cật heo có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy ham muốn tình dục và tăng sinh lực cho phái mạnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cật lợn như sau:

  • Năng lượng: 81 kcal
  • Đạm: 13g
  • Chất béo: 3.1g
  • Nước: 82.6mg
  • Canxi: 8mg
  • Kali: 390mg
  • Sắt: 5mg
  • Phốt pho: 223mg
  • Vitamin A: 150mg
  • Vitamin C: 5mg
  • VItamin B1:  0.4mg
  • Cholesterol: 375 mg

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thức ăn bồi bổ tinh trùng khỏe mạnh cho quý ông “bách phát bách trúng”

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không?

ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không? Dĩ nhiên là có. Trước hết trong thành phần dinh dưỡng có chứa lượng lớn kali, selenium, phốt pho và các vitamin giúp cho việc sản sinh, tăng chất lượng tinh trùng từ tinh hoàn.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, đây còn là thần dược bổ thận tráng dương, cải thiện chất lượng tinh trùng và suy yếu tình dục. Món ăn từ cật heo còn chữa được các chứng mệt mỏi, đau lưng và tốt cho người bị thận dương hư, di tinh hay mộng tinh.

[inline_article id=87007]

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muốn trong thời gian điều trị được khuyên sử dụng món ăn này để bổ sung thường xuyên. Vì thế vấn đề ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng thì là có nhé.

Cật lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như: cật heo xào tỏi, cật heo xào hành tây, hấp cách thủy với tiêu… Mỗi món ăn đều có hương vị đặc trưng giúp nam giới khỏe mạnh hơn trong chuyện ấy.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách dễ thụ thai tự nhiên nhanh, hiệu quả cho các cặp vợ chồng

Cật heo làm món gì ngon và bổ dưỡng?

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không và thận heo có tác dụng gì thì bạn đã biết, thận lợn là thực phẩm rất phổ biến. Vậy chế biến thận lợn đúng cách nhất thế nào? Dưới đây là những món ăn bài thuốc bổ tinh trùng từ thận lợn dành cho bạn:

1. Cật heo hầm đậu đen

  • Cứ 150g cật thì sử dụng 1 nửa thìa cà phê muối, 1/4 thì hạt tiêu, 1/2 thìa hành tím đã được băm nhỏ.
  • Hầm 500g xương ống + nửa lạng hành + 1 thìa muối với khoảng 2 lít nước.
  • Ninh nhỏ lửa trong 40 phút, vớt bỏ bọt. Sau 40 phút thì vớt bỏ xác hành, xương, giữ lại khoảng 1 lít rưỡi nước hầm.
  • Lấy khoảng 300g đỗ đen đã được vo sạch, để ráo nước, cho vào nồi nấu cho đến khi đỗ chín mềm. Cho cả đỗ và nước vào nồi nước dùng, nêm thêm gia vị, bột canh.
  • Lưu ý: Cật lợn rất mau chín, để cật chín tới món ăn sẽ ngon hơn, không nên ninh quá nhừ vì thận sẽ không còn đủ vị và dinh dưỡng cũng không còn nhiều.

2. Thận lợn hấp cách thủy

Chuẩn bị: Một đôi thận lợn, 2 củ khoai tây Đà Lạt, muối, tiêu, mì chính và hành lá.

Cách làm: Thận lợn rửa sạch, bổ đôi quả thận, gạn bỏ hết các phần màng và gân trắng.

  • Rửa sạch thận lần lượt bằng nước lạnh, giấm và rượu trắng để khử mùi hôi của thận.
  • Ướp phần cật đã qua sơ chế ở trên với gốc hành lá, hạt tiêu và muối trong 10 phút. Sau khi gia vị đã ngấm đều vào các miếng thận lợn, cho vào tô và hấp cách thủy như bình thường.
  • Khi thận heo chín, trút ra đĩa, trang trí thêm ớt, tiêu cho hợp khẩu vị.
  • Món này có thể nhâm nhi cùng bạn bè hay ăn cùng cơm trắng đều ngon.
ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không
Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không? Có tốt nhưng bạn cần chế biến cật lợn đơn giản để giữ trọn dưỡng chất

3. Thận lợn hầm thuốc Bắc

Chuẩn bị: Cật heo 1 đôi, gia vị thuốc Bắc, 1 trái dừa xiêm, gừng muối, bột nêm, rượu trắng

Chế biến:

  • Cật heo bổ đôi, gạn bỏ hết phần màu trắng ở bên trong, rửa lại với giấm và rượu trắng cho tới khi hết mùi hôi của thận. Dùng dao khía các rãnh nhỏ để gia vị dễ thấm hơn.
  • Dùng nước gừng nóng chần sơ qua thận rồi ngâm ngay vào nước lạnh.
  • Thuốc Bắc rửa sạch, dừa xiêm bổ lấy nước, cho vào niêu đất cùng thuốc Bắc.
  • Nấu đến khi nước dừa thuốc Bắc sôi lên thì cho cật heo vào nấu khoảng 30 phút.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, trút đồ ăn ra bát. Món này nên dùng khi vẫn còn nóng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Bí quyết sinh quý tử dễ như trở bàn tay!

Cách chọn lựa, sơ chế và chế biến cật lợn ngon

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không và chế biến thế nào? Để chế biến cật heo ngon, nên chọn lựa quả có màu sậm đồng đều, không có vết nhạt màu. Cật heo ngon sẽ không có những đốm trắng, tụ huyết hay xuất huyết, không có mùi lạ.

Khi cầm trên tay, nếu như đó là cật cũ thì sẽ có cảm giác mềm nhũn và rũ. Cật mới sẽ không có những dấu hiệu đó và khá săn chắc, ấn tay vào thấy độ đàn hồi cao, màng bọc còn nguyên.

ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không
Bạn đã biết ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không, nhưng cần nhớ nguyên tắc sơ chế kỹ khi chế biến.

Một lưu ý không thể bỏ qua nữa là cần xử lý mùi hôi trước khi chế biến bằng cách: hãy lọc bỏ màng bọc bên ngoài quả cật, sau đó xẻ đôi rồi lọc toàn bộ tuyến hôi màu trắng của nó. Tiếp tục ngâm giấm hoặc xát muối hoặc ngâm rượu với ít gừng. Vậy là nguyên liệu đã đảm bảo ngon.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đàn ông ăn gì để dễ thụ thai – 6 dưỡng chất tốt cho tinh trùng

Đọc đến đây bạn đã có đáp án cho vấn đề ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng không. Chúc bạn thưởng thức được những món ăn ngon để bồi bổ, cường dương sớm sinh quý tử.

An An

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Giải mã hiện tượng con ranh con lộn và câu chuyện tiền kiếp, hậu kiếp

Bạn đã bao giờ nghe chuyện về con ranh con lộn? Thật ra đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này.

Con ranh con lộn là gì?

Con ranh con lộn là gì? Con ranh con lộn để chỉ những đứa trẻ mệnh yểu trong một gia đình, chào đời chưa được bao lâu đã mất hoặc mất do sảy thai, thai lưu, sinh non. Điều khó lý giải là chúng thường mất ở cùng một độ tuổi hoặc tuổi thai với nguyên nhân giống nhau.

Khi người nhà đánh dấu trên người chúng để kiểm chứng thì đứa trẻ tiếp theo được sinh ra mang vết sẹo hoặc vết bớt tương tự dấu tích này. Thường khi gặp phải tình trạng con ranh con lộn, bà mẹ mang thai lại rất nhanh. Không ít cặp vợ chồng phải 4, 5 lần đau đớn nhìn con lìa bỏ mình mà đi. 

>> Bạn có thể xem thêm: Nhìn cổ tay biết có thai liệu có chính xác không? Dấu hiệu mang thai khiến bạn bất ngờ

Dân gian giải thích hiện tượng con ranh, con lộn

Người xưa tin rằng hiện tượng con ranh con lộn liên quan đến thuyết luân hồi nghiệp báo. Nghĩa là ở kiếp trước, cha mẹ đứa bé đã làm điều ác nên kiếp này phải chịu sự trừng phạt về đường con cái. Chẳng hạn, họ làm hại kẻ khác, hành nghề phá thai hoặc cố ý làm người khác bị sảy thai…

Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cho đến Anh, Pháp, Mỹ… Ở một số quốc gia châu Á, những cặp vợ chồng bị con ranh con lộn thường lên chùa để sám hối hướng thiện. Vì họ cho rằng kiếp trước mình đã tạo nghiệp ác.

Do vấn đề con ranh con lộn có tính phổ biến nên nó đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu phương Tây đã dùng phương pháp thôi miên để giúp nhiều người trở về tiền kiếp của mình nhằm giải mã hiện tượng con ranh con lộn. Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn còn là bí ẩn trong vũ trụ huyền bí này.

Dân gian giải thích hiện tượng con ranh, con lộn
Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Những chuyện lạ được lưu truyền

Những câu chuyện đầu thai kỳ lạ được lưu truyền cho thấy hiện tượng con ranh con lộn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

1. Câu chuyện xảy ra ở Pháp

Cặp vợ chồng người Pháp tên Marius Frères cảm thấy khổ sở khi họ 3 lần sinh con thì những đứa trẻ cứ được 3 tháng tuổi là mất. Đặc biệt, trong nách cả ba đứa trẻ đều có một vết màu xám nâu rất nhỏ bằng đầu chiếc đũa.

Một thời gian sau đó, cảnh sát phát hiện bên dưới lò sưởi trong ngôi nhà của họ có một thi thể người phụ nữ. Trùng hợp là dưới nách của nạn nhân có một vết thâm tím. Người phụ nữ chính là dì ruột của ông Marius. Bà đã bị hai vợ chồng người cháu hãm hại để chiếm đoạt viên kim cương.

2. Câu chuyện xảy ra ở Anh

Gia đình Matthew sống ở Luân Đôn. Suốt bốn năm, người vợ lần lượt sinh bốn người con nhưng những đứa trẻ lần lượt qua đời.

Ở lần mang thai thứ tư, trước khi chuyển dạ, người vợ mơ màng nghe tiếng trẻ con thì thầm bên tai: “Đây là lần cuối cùng!”. Đứa con sinh lần thứ tư cũng mất ngay sau đó không bao lâu. Nhưng đến lần sinh thứ năm thì đứa bé sống khỏe mạnh bình thường, giống với lời bà nghe được năm nào.

>> Bạn có thể xem thêm: Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống là gì?

3. Câu chuyện xảy ra ở Việt Nam

Những năm 1930 ở Quảng Trị có gia đình ông T. và bà H. trú tại làng Vĩnh Lại, chợ Sòng.

Bà H sinh nở nhiều lần nhưng chỉ giữ được đứa con đầu. Những đứa sau cứ sinh ra là mất. Nghe lời dân làng, bà H làm dấu lên cánh tay đứa con thứ ba để xem có phải vợ chồng bà gặp trường hợp con ranh con lộn không. 

Bà H. vô cùng hoảng sợ khi đứa bé kế tiếp sinh ra có dấu trên tay đúng như bà đã từng đánh dấu lên tay đứa bé trước. Đứa bé này cũng yểu mệnh như những đứa trẻ đã mất.

Những chuyện lạ thế giới có thật về con ranh con lộn
Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Cách hóa giải nghiệp tiền kiếp theo dân gian

Theo dân gian, nếu gặp phải trường hợp con ranh con lộn, tốt nhất, hai vợ chồng nên lên chùa để nhờ sư thầy hướng dẫn cách hóa giải. Một trong những cách hóa giải những ân oán của kiếp trước là thường xuyên phóng sinh cũng như năng làm việc tốt, giúp đỡ những người kém may mắn. Nếu vẫn khát con, tốt nhất nên xin con nuôi để vui cửa vui nhà. 

Người ta cũng cho rằng việc làm dấu đứa trẻ chỉ nên thực hiện lên chân, mông, những chỗ ít bị nhìn thấy với dấu rất nhỏ. Tránh đánh dấu lên mặt vì nếu đứa bé chuyển kiếp sống sót, lớn lên con sẽ mặc cảm vì vết bớt trên mặt.

Tuy nhiên, chưa có trường hợp cụ thể nào được nghiên cứu và chứng minh rằng: sau khi chăm đi chùa phóng sinh, làm việc tốt sẽ giúp họ dễ sinh con và không gặp tình trạng như trước. Chính vì thế, bạn cũng không nên quá tin vào việc này. Song làm việc thiện, việc tốt không bao giờ là thừa, nên hãy làm khi có thể nhé bạn.

Trên đây là tin truyền miệng và cách hóa giải theo dân gian, còn khoa học giải thích hiện tượng này thế nào?

>> Bạn có thể xem thêm: Có nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền trước khi mang thai?

Khoa học giải thích nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong

Giới y học cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết cho trẻ sơ sinh. Theo thống kê hàng năm có hơn 3 triệu ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới. Người ta ước tính cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi tử vong thì có 2 trẻ tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh.

Không phải lúc nào y học cũng tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn trẻ tử vong vì sinh non, sinh nhẹ cân hoặc bị dị tật bẩm sinh (như dị tật tim, phổi, khuyết tật ống thần kinh, thai vô sọ).

Trẻ cũng có thể tử vong do biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhau tiền đạo, băng huyết, thiếu hụt nước ối, thuyên tắc ối, chuyển dạ kéo dài

Vòng lặp những đứa trẻ trong gia đình sinh ra và mất ở độ tuổi giống nhau hoặc khi còn là bào thai có thể liên quan đến những bất thường ở nhiễm sắc thể hoặc cấu tạo cơ quan sinh sản của mẹ. Vì vậy bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi sinh để kịp thời phát hiện các nguy cơ đối với cả mẹ và bé trong thai kỳ và sau chào đời. 

Đặc biệt, với những phụ nữ đã từng sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh em bé dị tật hoặc tử vong ở giai đoạn sơ sinh nhất thiết phải được kiểm tra sức khỏe trước sinh. Nhờ đó mới đảm bảo họ có một thai kỳ mới khỏe mạnh, an toàn. 

Ổn định tâm lý cho người mẹ mất con

Mất con dù ở giai đoạn bào thai hay sau chào đời cũng đều là nỗi đau không thể gọi tên. Trong những trường hợp như vậy, người mẹ cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để vượt qua sự mất mát quá lớn trong đời. Hơn ai hết, người thân chính là điểm tựa để họ không bị gục ngã. Nếu tâm lý người mẹ bất ổn, rơi vào hoảng loạn, trầm cảm, họ rất cần nhận được sự tư vấn và trị liệu tâm lý.

Như vậy, nếu gặp hiện tượng con ranh con lộn, bạn không nên quá tin vào quan điểm dân gian cho rằng tiền kiếp đã từng sống ác mà dằn vặt chính mình. Bởi ở cuộc sống hiện đại, mọi thứ cần minh bạch, rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học. Hãy nghĩ đến việc bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, vợ chồng bạn tốt hơn hãy đến gặp bác sĩ để tìm phương hướng giải quyết.

[inline_article id=266522]

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Bệnh cường giáp có thai được không? Điều trị có khó không?

Bệnh cường giáp có thai được không là điều rất nhiều chị em lo lắng. Vì tuyến giáp là bộ phận quan trọng, tiết ra hormone tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể nên chị em lo lắng là điều dễ hiểu. Vậy thì khi đã mắc hoặc đang mắc bệnh cường giáp có thể mang thai được không?

bệnh cường giáp có thai được không
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tăng trưởng cơ thể

Bệnh cường giáp và triệu chứng thường gặp

Để biết bệnh cường giáp có thai được không, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này.

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một hội chứng do nhiều bệnh gây ra. Trong đó Basedow là một trong những nguyên nhân gây bệnh cường giáp nặng nhất.

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh, do tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) gây ra dẫn đến triệu chứng tim mạch tăng chuyển hóa quá mức. Có thể là tim đập nhanh, sụt cân không kiểm soát…

2. Triệu chứng bệnh cường giáp thường gặp

Tương tự những căn bệnh khác, bệnh cường giáp có kèm theo các triệu chứng dễ nhận thấy thông qua sự bất thường của cơ thể như:

  • Hồi hộp đánh trống ngực: người bệnh có cảm giác tim lúc nào cũng đập nhanh, đôi khi còn cảm thấy đau ngực và khó thở.
  • Sợ nóng nực: do mức chuyển hóa cơ bản cao nên thân nhiệt người mắc bệnh cường giáp cao hơn so với người bình thường. Cho nên, người bệnh không thể chịu được thời tiết nóng hoặc nơi có nhiệt độ cao.
  • Tiêu chảy: do nhu động ruột tăng thường xuyên dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài ở người mắc bệnh cường giáp.
  • Run tay: Bệnh nhân thường có biểu hiện run tay, không thể kiểm soát, thường run với tần suất nhanh và biên độ nhỏ.
  • Bướu cổ: xuất hiện ở cùng cổ, nơi chứa tuyến giáp bị phình to, nguyên nhân là do tuyến giáp bị phì đại.
  • Ra mồ hôi nhiều: người bệnh cường giáp có thể ra mồ hôi rất nhiều dù ngồi một chỗ và không vận động.
  • Rối loạn giấc ngủ: đây cũng là một triệu chứng thường gặp. Bệnh nhân thường bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ ngắn…
  • Yếu và mệt người: cảm giác bị mất sức, không muốn đi lại hay vận động nhiều.
  • Sụt cân: người bệnh cường giáp thường sụt nhân nhanh chóng mặc dù chế độ ăn bình thường, không trong chế độ giảm cân.
  • Thay đổi tính nết, dễ cáu giận, lo lắng…
bệnh cường giáp có thai được không
Bướu cổ là biểu hiện nguy hiểm của bệnh cường giáp

Những triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh cường giáp như sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, rối loạn giấc ngủ, sụt cân, yếu người, tim đập nhanh rất giống với những người đang mang thai thời kỳ đầu.

Cho nên, bạn cần theo dõi sức khỏe thật kỹ càng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, lỡ như người mắc bệnh cường giáp có ý định sinh con thì có được không? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể nhé.

Người mắc bệnh cường giáp có thai được không?

Tuy bạn vẫn có thể có con nhưng căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ nên bạn cần chữa trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

1. Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai

Người mắc bệnh cường giáp có thai được không khi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giáp – bộ phận quan trọng tham gia vào quá trình mang thai và nuôi con.

Thực tế cho thấy, bệnh cường giáp ở phụ nữ làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, vô sinh, hiếm muộn… dẫn đến khó mang thai.

Thế nhưng, không có nghĩa là người mắc bệnh tuyến giáp không thể mang thai và sinh con như một người mẹ có sức khỏe bình thường.

[inline_article id=218758]

Theo các chuyên gia y tế cho biết, nếu mẹ bầu điều trị bệnh cường giáp một cách tích cực, đúng liệu trình và hiệu quả thì vẫn có thể mang thai và sinh con. Do đó bạn không còn lo lắng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “bệnh cường giáp có thai được không”.

Tuy nhiên, để đảm bảo thai kỳ an toàn, nữ giới nên điều trị rối loạn cường giáp ổn định trước khi muốn mang thai và sinh nở.

Nếu mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh cường giáp lâu dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc trong thời gian mang bầu hoặc điều trị.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đi khám để theo dõi thai nhi cũng như tình trạng bệnh nếu có gì không may xảy ra.

2. Rủi ro khi người mắc bệnh cường giáp mang thai

Trong trường hợp điều trị bệnh cường giáp chưa khỏi hẳn mà mang thai, bạn sẽ đối diện với nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ như sinh non, thai chết lưu, sảy thai…

Đặc biệt, nếu xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát, tính mạng của cả hai mẹ con có thể bị đe dọa nếu không cấp cứu kịp thời.

bệnh cường giáp có thai được không
Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai như bình thường

Vì thế, nếu nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà mắc bệnh cường giáp sẽ được ưu tiên điều trị bệnh ổn định trước, sau đó mới mang thai.

Nếu trong thời kỳ mang thai, sử dụng thuốc có thể gây hại cho em bé nên việc phẫu thuật sẽ được xem xét.

Thời gian phẫu thuật cường giáp tốt nhất chính là nửa đầu thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định nhưng chưa phát triển triệu chứng hay biến chứng gì quá mức.

Điều trị bệnh cường giáp cho người mang thai thế nào?

Thắc mắc “bệnh cường giáp có thai được không” đã được giải đáp. Người mắc bệnh cường giáp vẫn có thể mang thai được. Nhưng còn người mang thai lỡ mắc bệnh cường giáp thì điều trị thế nào?

1. Điều trị cường giáp nhẹ

Nếu thai phụ mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe, kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là được.

bệnh cường giáp có thai được không
Phụ nữ mang thai sẽ hạn chế dùng phương pháp phẫu thuật

2. Điều trị cường giáp nặng

Đối với người mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nặng sẽ áp dụng thuốc kháng liều cao và được theo dõi thường xuyên.

Nếu không kiểm soát tốt, thuốc sẽ ngấm qua máu vào thai. Nếu thuốc không đáp ứng được, bác sĩ sẽ tư vấn và cân nhắc mổ loại bỏ bướu ở tuyến giáp.

Phẫu thuật là phương pháp cần hạn chế vì sử dụng thuốc mê không có lợi cho thai nhi. Trong trường hợp thai phụ bị cường giáp cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng thì cần đình chỉ thai kỳ.

Bệnh cường giáp có thai được không? Được chứ! Nhưng chị em cần theo dõi sức khỏe để nhận biết sớm bệnh cường giáp và có thể điều trị kịp thời.

An Hy

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt cảnh báo bệnh gì?

Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt là vấn đề không hiếm gặp. Khí hư không còn là thuật ngữ xa lạ với chị em phụ nữ. Thế nhưng ít ai biết những thay đổi về màu sắc, tính chất, mùi vị của khí hư cũng là cảnh báo bệnh lý, cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Khí hư là gì?

Khí hư (hay còn gọi là dịch âm đạo, dịch tiết âm đạo hay dâm thủy) là dịch tiết sinh lý phụ nữ khi đã dậy thì. Sau đó, giảm dần khi chị em bước sang độ tuổi mãn kinh. Khí hư bình thường sẽ giúp làm sạch, dưỡng ẩm và chống nhiễm trùng cho âm đạo. 

1. Ở trạng thái bình thường

Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo có màu trong suốt, trắng như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, có số lượng ít và không chảy ra ngoài. Khí hư khỏe mạnh thường có màu trắng hoặc trắng đục, có thể mỏng, ít hoặc dày, và dính.

Mỗi người phụ nữ có khí hư khác nhau về màu sắc, kết cấu lỏng/đặc hoặc số lượng mỗi lần ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như có sự thay đổi chút ít cũng không sao, đó là biểu hiện hoàn toàn bình thường.

khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt
Dịch âm đạo có màu trắng đục, độ kết dính như lòng trắng trứng

2. Ở trạng thái bất thường

Khi âm đạo có hiện tượng tiết dịch nhiều, chảy ra ngoài âm hộ, mùi hôi bất thường, có màu trắng/vàng/xanh làm cho chị em cảm thấy khó chịu. Dịch tiết này là khí hư không bình thường. Đây là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến phụ khoa.

Có 4 dạng khí hư thường gặp ở trạng thái bất thường:

  • Đặc quánh: Đây là biểu hiện của viêm âm đạo do nấm âm đạo, kèm theo ngứa ran âm hộ. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoặc đang mang thai sẽ thường gặp dạng khí hư này.
  • Có máu: Khi khí hư có máu, có thể là do khối u ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… gây ra. 
  • Có mùi và sủi bọt: Nếu khí hư ra nhiều, màu trắng/xanh hoặc vàng, kèm bọt và mùi hôi rất khó chịu thì đã bị viêm âm đạo Trichomonas.
  • Màu vàng: Khí hư có màu vàng là biểu hiện của xói mòn cổ tử cung, viêm nhiễm nhẹ hoặc viêm cổ tử cung mãn tính. Nếu như khí hư từ màu vàng chuyển sang dạng mủ vàng, có nghĩa bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có thể là viêm nội mạc tử cung.

Đây là những dạng khí hư ở những ngày không hành kinh. Nếu khí hư bất thường, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Một trường hợp khác nữa chính là ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em cũng đang mắc phải tình trạng này. Vậy nó có nguy hiểm không? Khí hư màu nâu như thế cảnh báo bệnh lý nào?

Nguyên nhân gây ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt. Đây là những nguyên nhân quen thuộc, chỉ là chị em phụ nữ chưa để ý đến thôi:

  • Do máu kinh còn sót trong buồng tử cung. Khi kỳ kinh kết thúc, chúng sẽ bị đẩy dần ra bên ngoài, kéo dài từ 1 đến 2 ngày và ra số lượng ít.
  • Rối loạn hormone sinh dục do ăn uống không điều độ, mất ngủ, sử dụng chất kích thích…
  • Vệ sinh vùng kín không kỹ và thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Áp lực từ công việc, từ cuộc sống và stress kéo dài.
  • Tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai. Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong tháng đầu tiên dùng thuốc.
khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt
Khí hư màu nâu là hiện tượng bình thường sau kỳ kinh

Khi hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt cảnh báo bệnh lý nào?

Khi vừa kết thúc kỳ kinh, một lượng khí hư màu nâu sẽ bị đẩy ra. Đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như kết thúc kỳ kinh lâu rồi mà đột nhiên ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt, rất có thể đây là cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm như:

1. Viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo làm khí hư chuyển sang màu vàng hoặc xanh, không còn màu trắng đục như bình thường. Khi viêm âm đạo chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ ra khí hư màu nâu kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.

2. Bệnh lý về tử cung

Viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung  là những bệnh lý rất nguy hiểm ở tử cung dẫn đến khí hư ra màu nâu sau kỳ kinh nguyệt.

[inline_article id=88241]

3. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu xảy ra khi âm đạo bị vi khuẩn xâm nhập, có thể lây lan vào tử cung và đường sinh dục. Bệnh viêm vùng chậu có thể nhận biết qua biểu hiện ra huyết trắng màu nâu, đỏ sẫm sau chu kỳ kinh.

4. Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo

Đây là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, nếu âm đạo ra khí hư màu nâu thường xuyên và kéo dài, tốt nhất hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ thăm khám và điều trị.

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có phải mang thai không?

Một trong những thắc mắc khác về khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt đó chính là ra khí hư màu nâu có phải mang thai không. Vậy câu trả lời là gì?

Ra khí hư màu nâu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể là biểu hiện của mang thai nhưng không chắc chắn. Khi mang thai, nội tiết tố sẽ thay đổi làm cơ thể mất cân bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến dịch âm đạo gây ra khí hư màu nâu.

Mặt khác, phôi thai di chuyển trong tử cung khiến bong tróc lớp màng và gây xuất huyết nhẹ nên dịch âm đạo cũng sẽ có màu nâu hoặc đỏ sẫm. 

khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt
Ra khí hư màu nâu có thể đang mang thai

Cho nên muốn biết chính xác có mang thai hay không hãy dùng que thử thai để kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu. Đây là cách nhanh nhất để nhận biết có thai hay không.

Hơn nữa, bên cạnh triệu chứng khí hư ra màu nâu, bạn nên để ý thêm các triệu chứng khác như thèm ăn, thèm ngủ, nhạy mùi vị, đau lưng, căng tức ngực, chậm kinh… Vì đây là những biểu hiện thường gặp khi mang thai thời gian đầu.

Chị em không nên chủ quan nếu âm đạo thường xuyên ra khí hư có màu nâu sau kỳ kinh nguyệt, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.

San San