Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

HPV có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Bị nhiễm HPV 16 có thai được không? Là một loại virus gây u nhú ở người, HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất có thể bạn sẽ bị mắc virus HPV mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu đang có ý định sinh con, bạn nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để hạn chế những rủi ro về sức khỏe cho mẹ lẫn bé.

Bị nhiễm HPV 16 có thai được không? Nếu may mắn, bạn có thể sẽ không có vấn đề gì với tất cả các virus HPV. Tuy nhiên, bạn cần biết một số chủng của virus HPV được coi là “nguy cơ thấp”, có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Ở những chủng khác được coi là “nguy cơ cao” có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.

HPV là gì?

Trước khi tìm hiểu bị nhiễm HPV 16 có thai được không, bạn cần biết HPV là gì. Chủng virus HPV có đến hàng trăm loại, và mỗi loại lại gây ra những triệu chứng khác nhau.

Thường thì triệu chứng chung của HPV là những mụn cóc li ti quanh vùng âm đạo và cổ tử cung. Tuy nhiên, chúng quá bé quá “nguy hiểm”, nên đôi khi bạn thường không thể tự mắt phát hiện. Kết quả là virus có hại bắt đầu tấn công cơ thể bạn và gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.

Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm.

Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh ung thư. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.

virus HPV
Chủng virus HPV lên đến hàng trăm loại, mỗi loại lại gây ra những triệu chứng khác nhau

Bị nhiễm HPV 16 có thai được không? Điều trị thế nào?

Đối với tiền ung thư, có thể điều trị bằng 3 cách:

  • Cắt bỏ khu trú phần niêm mạc bất thường trong cổ tử cung bằng các thủ thuật cắt bỏ khu trú hoặc các thủ thuật nạo hay bóc tách (ablative)
  • Cắt bỏ khu trú bao gồm sinh thiết khoét chóp hoặc thủ tục cắt vòng điện (LEEP)
  • Nạo hay bóc tách bao gồm hơi laser hoặc đông lạnh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải thảo luận với bác sĩ. Điều trị thành công tiền ung thư cổ tử cung gần như chắc chắn có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung xảy ra.

[inline_article id = 26205]

Bị nhiễm HPV 16 có thai được không?

Virus HPV không thể tác động đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, các biến chứng mang thai khác như sinh non và sẩy thai cũng không liên quan đến chủng virus này.

Trong một số ít trường hợp, HPV có thể phát triển các tổn thương ung thư ở vùng cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai của bạn.

bị nhiễm hpv 16 có thai được không
Bị nhiễm HPV 16 có thai được không? Được nhưng cần điều trị dứt điểm trước khi sinh

Tùy thuộc vào bao nhiêu mô tế bào bị loại bỏ và lấy ra, ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến “đường ra” của em bé và gây nên chứng suy cổ tử cung. Tình trạng này rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai bởi cổ tử cung không đủ chắc để giữ thai nhi.

Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm HPV vẫn duy trì chuyện tình dục, rất có thể bệnh sẽ lây cho ông xã nếu không có biện pháp bảo vệ. Hơn nữa, virus còn có “khả năng” di chuyển qua dây nhau và gây mụn cóc ở dây thanh quản của bé con trong bụng.

Phòng ngừa HPV 16 như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bị nhiễm HPV 16 có thai được không, bạn cần tìm hiểu cách phòng bệnh an toàn.

1. Sử dụng bao cao su

Khi quan hệ tình dục, bạn và chồng nên sử dụng bao cao su đúng cách để làm giảm nguy cơ nhiễm HPV và một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ có thể làm giảm đến 70% nguy cơ lây nhiễm bệnh.

2. Tiêm chủng vaccine

Hiện nay có hai loại vaccine phòng ngừa HPV, bao gồm Gardasil và Cervarix. Hai loại vắc-xin này đã được FDA chấp thuận sử dụng cho nữ giới từ 9-26 tuổi.

Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.

bị nhiễm hpv 16 có thai được không
Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến khích tiêm ngừa vaccine HPV. Chúng có khả năng ngăn ngừa trên 90% nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và trên 60% các tổn thương tiền ung thư.

Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể phát triển ung thư cổ tử cung ngay cả sau khi tiêm chủng. Vì vậy vẫn nên kiểm tra PAP smear hàng năm.

3. Hạn chế số lượng bạn tình

Bạn chỉ nên quan hệ với 1 bạn tình, hoặc duy trì hôn nhân một vợ – một chồng, đồng thời thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh các rủi ro lây nhiễm virus HPV.

Mặc dù không thoải mái, việc kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm Pap smear vẫn là phương pháp đáng tin cậy nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ có sinh hoạt tình dục nên làm các xét nghiệm này mỗi năm một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Đó là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của bạn trước vấn đề bị nhiễm HPV 16 có thai được không.

QUỲNH ANH

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.