Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Que thử thai 2 vạch (1 vạch mờ) có khi nào dương tính giả??

  • 30/12/2016: kỳ kinh cuối (khoảng 5 ngày)
  • Sau khi sạch kinh 6-7 ngày thì quan hệ 13/01/2017 (thả rong đúng 1 ngày này thôi rồi sau đó sau đó có dùng bcs)
  • 03/2/2017: thử quickstick lên 2v (mà vạch thứ 2 lên hơi chậm và mờ)
  • Ko nhớ rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày mà khả năng 32-35 ngày vậy liệu có thai ko các mẹ nhỉ?
  • 04/02/2017: vẫn chưa có kinh lại. Ngoài thử que ra thì ko thấy dấu hiệu nào quá bất thường cả. Các mẹ có kinh nghiệm giải đáp giúp mình với nhé!!!

Câu trả lời của chuyên gia sinh sản

Dùng que thử thai có chính xác hay không?

Que thử thai là dụng cụ xác định dấu hiệu có thai chính xác đến 98%, nhiều trường hợp rơi vào số ít 2% còn lại là 1 vạch đậm 1 vạch mờ sẽ bối rối không biết cơ thể mình đang như thế nào. Vậy chuyên gia sẽ nói gì về điều này? Theo các nghiên cứu của chuyên gia sinh sản phụ khoa, que thử thai 2 vạch (có 1 vạch mờ) thì không nên vội kết luận đã có thai.

Nguyên nhân của kết quả que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ

Khi bạn hiểu rõ về nguyên nhân sẽ biết được thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ là có thai hay không với 4 nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Có thể bạn đã mang thai nhưng do thai còn nhỏ, nội tiết chưa cao nên hiển thị que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ chứ không phải 2 vạch rõ ràng.
  • Thứ hai: Bạn thử thai quá sớm hoặc vào những thời gian không phù hợp trong ngày. Lúc này, hàm lượng β – HCG có trong máu và nước tiểu chưa đủ đảm bảo để vượt qua hoặc bằng ngưỡng cửa xác định của que thử nên cho ra kết quả 1 vạch đậm 1 vạch mờ.
  • Thứ ba: Sử dụng que thử không đúng theo hướng dẫn, do quá vội đọc kết quả nên đã lấy que ra sớm hơn thời gian quy định, dẫn đến việc kết quả chưa kịp hiển thị rõ.
  • Thứ tư: Sử dụng loại que thử kém chất lượng, cho ra kết quả âm tính hoặc que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ, khiến bạn cảm thấy hoang mang.

Nguyên nhân que thử thai trả kết quả sai

Điều cần lưu ý khi kết quả que thử thai 2 vạch

Ở một vài trường hợp khác, que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ cũng là dấu hiệu mang thai khi đi cùng các biểu hiện như sau:

  • Chậm kinh lâu ngày – Dấu hiệu điển hình nhất của việc có thai. Sau 10 ngày, que thử cho kết quả 2 vạch (dù có 1 vạch mờ) thì khả năng mang thai của bạn rất cao.
  • Nôn ọe, đau tức ở vùng ngực (nhũ hoa)
  • Thân nhiệt cơ thể tăng: dổ mồ hôi, dễ sốt và nổi nhiều mụn là biểu hiện cơ bản
  • Hiện tượng chảy máu âm đạo, thường xuất hiện trong vòng 1 ngày có màu hồng nhạt – đây có thể là máu báo mang thai thường thấy.

Trên đây là lời giải thích của chuyên gia dành cho câu hỏi này. Mẹ bầu nào đã thụ thai thành công có kinh nghiệm giải đáp thêm giúp mình nhé! Liệu các thông tin trên này có đúng hoàn toàn chưa các mẹ?

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày

Vậy dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF là gì? MarryBaby sẽ tổng hợp các dấu hiệu thụ thai thành công trong phần dưới đây của bài viết. Bạn hãy đọc hết bài để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé.

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi

Thông thường, sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 14 ngày, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, mẹ có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.

1. Có cảm giác đau và nặng bụng dưới

Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ).

Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất mà các mẹ cần chú ý. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.

2. Cảm giác đau ngực sau khi chuyển phôi 

Ngực đau và căng là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Ngực của mẹ có thể căng và đau, hoặc cảm thấy đau khi chạm vào, những thay đổi này là do sự gia tăng hormone nữ trong quá trình mang thai. Tình trạng này sẽ giảm dần sau một vài tuần, nhưng chúng sẽ trở lại trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ khi các tuyến sữa phát triển và gây áp lực lên các dây chằng hỗ trợ.

3. Mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức

Việc gia tăng hormone đột ngột khi mang thai cũng có thể khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi trong những tuần đầu tiên. Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Thông thường, các mẹ sẽ chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi chiều. Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên. Lượng hormone này xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường. Một vài người mẹ còn cảm thấy nóng trong người. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi
Chuyển phôi là bước thứ hai của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

4. Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo

Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.

>> Bạn có thể xem thêm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

Chuyển phôi khi làm IVF là gì?

Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 3-5 ngày sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.

Để tăng khả năng thụ thai thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ. Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày. Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

Nên làm gì khi không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi?

Thông thường các dấu hiệu có thai thành công sau chuyển phôi sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 14 sau chuyển phôi. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng xuất hiện các triệu chứng mang thai, sẽ có người xuất hiện triệu chứng, có người không.

Do đó, bạn không cần lo lắng mà hãy đợi đến ngày thứ 14 và đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu. Việc thử thai bằng cách đo nồng độ Beta HCG để xác định chính xác có thai hay không bạn nhé.

Những lưu ý để chuyển phôi có tỉ lệ thành công cao

Một số lưu ý giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công như:

  • Tập luyện thể dục: Điều này sẽ giúp tạo sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm, ho, sốt…
  • Không ăn thức ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không ăn những thực phẩm gây khó tiêu có thể tác động xấu đến khả năng bám vào thành tử cung của phôi thai
  • Sau chuyển phôi không ăn đu đủ và rau ngót không uống dừa tươi để tránh bị tăng co bóp tử cung và chướng bụng trong giai đoạn phân chia tế bào.

Các bác sĩ khuyên mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để làm xét nghiệm máu beta hGC.

Trong thời gian trước, trong và sau khi chuyển phôi, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, tránh bị bệnh. Những vấn đề sức khỏe đơn giản như ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định của phôi thai trong tử cung. Nếu không chắc chắn về những dấu  hiệu mang thai thành công sau chuyển phôi , mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tốt hơn.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tinh trùng sống được bao lâu: Yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh sản

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung là thông tin quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của vợ chồng bạn. Tuy nhiên, thông tin này không phải ai cũng biết. Bạn đã hiểu hết về “đội quân” này? Cập nhật ngay những thông tin thú vị trong bài viết sau nhé!

tinh trùng sống được bao lâu
“Tuổi thọ” của tinh trùng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kế hoạch sinh con của vợ chồng bạn

Tinh trùng sống bao lâu sau khi quan hệ?

Trong điều kiện thuận lợi bình thường, tinh trùng có thể sống tới 42 ngày. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường không thuận lợi, như quá nhiều kiềm hoặc a-xít, thời gian sống của tinh trùng sẽ giảm hẳn.

Sau khi được sản xuất tại tinh hoàn, tinh trùng cần 10 tuần để “trưởng thành” và có thể phải chờ 2 tuần tại khu vực mào tinh hoàn trước khi “xuất quân”. Số lượng tinh trùng được sản xuất mỗi ngày rất lớn, khoảng 70-150 triệu tinh trùng. Tinh trùng chỉ góp 5% trong tổng lượng tinh dịch, còn lại là chất lỏng, bao gồm chất dinh dưỡng và chất bảo vệ khi tinh trùng trong quãng đường di chuyển đến “gặp” trứng.

Không giống như phụ nữ có số lượng trứng nhất định, đàn ông có thể sản xuất tinh trùng cho đến cuối đời. Tuy nhiên, tuổi càng cao, số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ càng giảm. Ngoài ra, những người xuất tinh quá nhiều lần trong ngày cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

[inline_article id=139292]

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng & chất lượng

Với các cặp vợ chồng mong có con thì điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, số lượng tinh trùng từ đó tăng hay giảm khả năng thụ thai.

  • Tuổi tác: 20-40 tuổi được gọi là giai đoạn “hoàng kim” của tinh trùng. Khoảng thời gian này là giai đoạn tinh trùng sống lâu nhất, cũng như khỏe mạnh nhất. Sau 40 tuổi, tuổi thọ tinh trùng giảm khoảng 0,7% và xuất hiện càng nhiều tinh trùng kém chất lượng, dị dạng. Tình trạng tinh trùng ít, kém chất lượng có thể tăng tới 80% ở giai đoạn sau 60 tuổi.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tại tinh hoàn, nơi sản xuất tinh trùng thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 độ, tương đương 35-36 độ C. Nhiệt độ tăng cao có thể làm giảm thời gian sống của tinh trùng, hoặc ảnh hưởng chất lượng.
  • Những thói quen xấu ảnh hưởng chất lượng tinh trùng cần tránh: Mặc quần quá chật, ngâm bồn nước nóng quá lâu, đặt máy laptop trên đùi khi làm việc…
  • Chế độ dinh dưỡng: Nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, hoặc thiếu một số dưỡng chất quan trọng như: kẽm, a-xít béo, vitamin A, E… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống của tinh trùng.
  • Sử dụng chất kích thích, uống rượu bia hay thường xuyên hút thuốc… cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng tinh trùng.

[inline_article id=87473]

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung?

Sau khi được “phóng thích”, hàng triệu tinh binh anh dũng sẽ tiến vào âm đạo. Tuy nhiên, với môi trường a-xít khắc nghiệt tại đây, chỉ khoảng 20-30 phút sau, phần lớn đội quân tinh binh sẽ tử vong. Chỉ một số ít tinh trùng sống sót nhờ lượng tinh binh chết đi giúp cải thiện phần nào mức a-xít mới có cơ hội tiếp tục tiến vào tử cung.

Sau 12 tiếng quan hệ, 5/6 số lượng tinh trùng vào được tử cung còn sống sót. Sau 36 tiếng, số lượng tinh trùng còn sót lại chỉ khoảng 1/4 và 3 ngày tiếp theo, nếu không được thụ tinh, hầu hết các tinh trùng đều không thể kéo dài thêm thời gian sống. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, tinh trùng có sức khỏe tốt, thời gian sống có thể kéo dài hơn.

Thông tin thú vị: Tinh trùng Y sống được bao lâu so với tinh trùng X? Tuy di chuyển nhanh hơn, do có kích thước nhỏ và mang ít vật chất di truyền hơn nhưng thời gian sống của tinh trùng Y thường ngắn hơn so với tinh trùng X. Bởi tinh trùng Y thích hợp với môi trường nhiều kiềm, trong khi môi trường trong âm đạo thường có độ a-xít quá cao.

Tinh trùng sống được bao lâu ở bên ngoài?

Tùy theo môi trường cụ thể, thời gian sống của tinh trùng cũng sẽ khác nhau.

  • 20-24 giờ sau khi xuất tinh: là thời gian tinh trùng có thể sống được nếu nằm trong tinh dịch.
  • 10 – 15 phút: là thời gian sống ngắn ngủi nếu tinh trùng gặp nước.
  • Chết ngay sau khi xuất tinh: Những tinh trùng được “bắn” ra ngoài không khí sẽ chết ngay lập tức hoặc “thoi thóp” thêm vài phút nếu có sức khỏe tốt.

Trứng rụng sống được bao lâu và tinh trùng sống được bao lâu đều là những thông tin quan trọng đối với việc thụ thai. Nếu tinh trùng chết sớm, hoặc tinh trùng không đến kịp lúc để gặp trứng, mọi nỗ lực của vợ chồng bạn đều vô ích. Để tăng khả năng thụ thai, bạn và anh xã nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cũng như tránh những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tuổi thọ của tinh trùng.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu bơm IUI thành công chính xác sau 7 ngày thực hiện

Dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng bạn đã biết chưa? Biện pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay còn được gọi là biện pháp IUI, là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản được đông đảo các cặp đôi đang mong có con tin tưởng và sử dụng. Những dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng thành công tương đối khác biệt.

Phương pháp IUI là gì?

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Nó hoạt động theo nguyên tắc chọn lọc những tinh trùng đạt chất lượng tốt nhất; khỏe mạnh nhất rồi bơm trực tiếp vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Biện pháp hỗ trợ sinh sản này có hiệu quả cao và chi phí thấp so với các biện pháp khác. Trên thực tế có rất nhiều các cặp vợ chồng đã bơm tinh trùng vào tử cung thành công và sinh con khỏe mạnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Thụ tinh nhân tạo là gì và những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Thực hiện bơm tinh trùng như thế nào?

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp làm giảm các yếu tố bất lợi trong môi trường âm đạo và tử cung để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng nhanh nhất. Phương pháp IUI sẽ làm tăng khả năng thụ thai và hạn chế nguy cơ rủi ro như nhiễm trùng, co thắt cổ tử cung và khó chịu bụng dưới.

Để thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung thì người phụ nữ ít nhất phải có hai vòi trứng thông tốt , chất lượng trứng tốt  và không mắc các bệnh phụ khoa. Quy trình bơm tinh trùng thường bao gồm các bước sau:

  • Kích thích buồng trứng
  • Lọc rửa tinh trùng
  • Vệ sinh tử cung
  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (thời gian bơm khoảng 3 đến 5 phút).

Thủ thuật này thường không gây đau và cho hiệu quả thành công cao tốt. Vậy dấu hiệu bơm IUI thành công là gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

8 Dấu hiệu bơm IUI thành công là gì?

dấu hiệu iui thành công

Sau khi đã hiểu về phương pháp bơm tinh trùng, các bạn cần phải nhận biết được các dấu hiệu bơm IUI thành công. Dưới đây là các dấu hiệu bơm tinh trùng thành công:

1. Tử cung chảy máu

Khi tử cung chảy máu chính là một trong những dấu hiệu bơm IUI thành công. Cách nhận biết là xuất hiện 1-2 giọt máu ở quần lót. Vì lúc này trứng bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Hiện tượng này thường đi kèm với hiện tượng chuột rút và xuất hiện ở ngày thứ 6-12 sau khi làm IUI.

>> Bạn có thể xem thêm: Máu báo thai: Cách nhận biết có thai sớm không nên bỏ qua!

2. Dấu hiệu bơm tinh trùng thành công: Kinh nguyệt bị chậm

Chậm kinh là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu IUI thành công đã thành công. Để chắc chắn hơn, bạn nên sử dụng que thử để kiểm tra kết quả mang thai. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, việc thử thai có thể cho kết quả chưa thực sự chính xác. Khi ấy bạn nên thử thai lại sau đó vài ngày.

3. Đau bụng

Đây cũng là dấu hiệu bơm IUI thành công phổ biến nhất. Dấu hiệu này báo hiệu rằng, phôi thai đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, nếu như bạn dấu hiệu này quá đau không thể chịu đựng nổi thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để khám và được bác sĩ chẩn đoán nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng như thế nào là có thai? Giải mã thắc mắc cho các chị em!

4. Dấu hiệu bơm IUI thành công: bầu ngực và núm vú căng tức

Nhiều chị em khi thấy hiện tượng đau và căng tức vùng ngực thì sợ rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bơm tinh trùng thành công. Nếu hiện tượng này kèm theo dấu hiệu trễ kinh thì đây chính là dấu hiệu IUI thành công

5. Cảm thấy nóng bức

Một dấu hiệu bơm IUI thành công khác là việc cơ thể chị em luôn trong tình trạng nóng bức. Khi mang thai, cơ thể bị tăng mức progesterone khiến cho nhiệt độ trên cơ thể tăng lên mạnh mẽ. Lúc này bạn sẽ luôn cảm thấy như đang sốt nhẹ, người nóng ở tay và bụng.

6. Dấu hiệu bơm tinh trùng thành công: Ốm nghén

Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và thói quen ăn uống cũng thay đổi là một trong những dấu hiệu cho thấy dấu hiệu bơm IUI thành công. Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng đáng kể gây buồn nôn khi ngửi thấy một mùi nào đó và thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 sự thật thú vị về ốm nghén khi mang thai không phải mẹ nào cũng biết

7. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu bơm IUI thành công. Do nồng độ progesterone cao; huyết áp và lượng đường trong máu thì thấp hơn gây ra sự gia tăng sản xuất máu. Điều này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và góp phần vào cảm giác mệt mỏi.

8. Dấu hiệu bơm IUI thành công: Thèm ăn

Nếu bạn bỗng nhiên thay đổi thói quen ăn uống như thèm một món ăn nào đó trước đây không thích; hay cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi một món ăn quen thuộc. Đó chính là dấu dấu hiệu IUI thành công đấy nhé. Những cảm giác thèm ăn, ác cảm đối với mùi lạ và thực phẩm được gây ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Bơm tinh trùng bao lâu thì biết có thai?

Sau khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung khoảng 2 tuần, bạn có thể quay lại gặp bác sĩ để được kiểm tra kết quả có thai hay không. Hay mẹ cũng có thể nhận biết các dấu hiệu có thai, hoặc dùng que thử thai để nhận biết kết quả sau khi có dấu hiệu bơm IUI thành công.

Để chắc chắn hơn, khi nhận biết các dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng; bạn có thể quay lại bệnh viện sau khoảng hai tuần để làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất. Nếu kết quả là không có thai, bạn có thể thử IUI lần nữa trước khi chuyển sang các phương pháp điều trị sinh sản khác. Thông thường, liệu pháp tương tự được sử dụng trong 3-6 tháng để tối đa hóa cơ hội mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 dấu hiệu mang thai sớm theo kinh nghiệm dân gian

Lưu ý để phương pháp IUI thêm hiệu quả và xuất hiện dấu hiệu có thai

Phương pháp IUI thường có tỷ lệ thành công từ 10-30%, để đạt được kết quả trên cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng giữa noãn và tinh trùng, tuổi tác của mẹ hay nơi thực hiện phương pháp. Thêm vào đó, mẹ nên lưu ý các điều sau:

  • Sau khi bơm tinh trùng, bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
  • Tránh vận động thể thao hoặc tránh làm việc nặng trong thời gian này. Nếu mẹ muốn bơi lội nên chờ sau ít nhất 48 tiếng.
  • Nên kiêng quan hệ 3-5 ngày sau đó.
  • Thăm khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra kết quả thụ tinh nhân tạo IUI, kèm theo thử máu và siêu âm nang noãn vào ngày thứ 9, 11 và 13 của chu kỳ kinh để làm xét nghiệm E2 vào ngày tiêm thuốc phóng noãn để đánh giá chất lượng nang noãn cũng như giúp tiên lượng thành công tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng trứng.

[inline_article id=203901]

Như vậy, các bạn đã hiểu rõ về phương pháp IUI cũng như dấu hiệu bơm tinh trùng thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn khi thực hiện phương pháp IUI.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Cách tính vòng kinh nguyệt chính xác để thụ thai

Ngay cả những người đã biết cách tính vòng kinh nguyệt trong chu kỳ đều đặn 28-30 ngày cũng có thể bỏ lỡ dấu hiệu sắp rụng trứng như thường. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để tìm hiểu về cách tính vòng kinh nguyệt.

Vòng kinh nguyệt bình thường

Vòng kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ mật thiết với ngày vàng trứng rụng. Vì vậy, tính vòng kinh để tăng khả năng thụ thai hay dùng nó làm biện pháp tránh thai an toàn là điều rất nhiều phụ nữ sử dụng.

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày “đèn đỏ” đầu tiên của bạn. Thông thường, một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 28-30 ngày. Trong giai đoạn đèn đỏ, khả năng thụ thai của bạn hầu như bằng không. Bạn cũng không nên quan hệ vào những ngày này, vì khả năng viêm nhiễm rất cao.

Sau khi sạch kinh, bạn nên quan hệ đều đặn cách 2 ngày 1 lần. Mặc dù nàng trứng có thể chưa “rời tổ” trong giai đoạn này nhưng bạn sẽ có cơ hội trong trường hợp trứng rụng sớm hơn dự định.

Theo nghiên cứu, cách tính vòng kinh nguyệt rất đơn giản, 28-30 ngày này được chia làm ba phần:

  • Phần đầu: Từ ngày thứ 1-7 là an toàn tương đối
  • Phần giữa: Từ ngày thứ 8-19 ngày không an toàn (hay thời điểm dễ thụ thai)
  • Phần cuối: Từ ngày thứ 19-28 ngày an toàn tuyệt đối

Nguyên lý tính vòng kinh để thụ thai

Cách tính vòng kinh nguyệt có lẽ là phần mà bạn mong chờ nhất. Nguyên lý này áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và vòng kinh không quá dài (chỉ khoảng từ 28 -30 ngày).

Noãn( trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 – 24 giờ nếu không thụ tinh sẽ đào thải ra ngoài qua kinh nguyệt. Tinh trùng chỉ sống được 3-5 ngày, nếu tinh trùng gặp trứng thì sẽ có khả năng thụ thai. Vậy cách tính vòng kinh nguyệt như thế nào?

[key-takeaways title=””]

Cách tính ngày rụng trứng: Trong vòng kinh nguyệt, ngày có khả năng rụng trứng và thụ thai cao nhất được tính theo công thức: R = X – 14. Với X là chu kỳ kinh nguyệt.

  • Ngày có thể có thai = ngày rụng trứng – 6.
  • Ngày kết thúc khả năng có thai = ngày rụng trứng + 4.

Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Ngày rụng trứng = 28 – 14 = 14. Ngày bắt đầu khả năng có thai = 14 – 6 = 8. Ngày kết thúc khả năng có thai = 14 + 4 = 18. Từ đó suy ra ngày có khả năng có thai của một người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày là từ ngày thứ 8 đến 18.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

Tính chu kỳ rụng trứng khi vòng kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị cho là bất thường nếu ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể được xác định theo sự kém đều đặn của ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Cụ thể, tháng này chu kỳ của bạn là 23 ngày, tháng sau là 35, tháng sau nữa là 30, rõ ràng như vậy là không đều.

cách tính vòng kinh nguyệt 1
Đau bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Với phụ nữ có vòng kinh nguyệt đều thì dễ dàng tính chu kỳ rụng trứng còn trong trường hợp chu kì kinh nguyệt không đều thì việc tính chính xác ngày rụng trứng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chủ yếu dựa vào các triệu chứng của cơ thể để đoán biết.

Dưới đây là một số dấu hiệu khi chuẩn bị đến chu kỳ rụng trứng:

1. Thân nhiệt tăng

Bạn có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để tăng độ chính xác, bạn nên đo vào một khung giờ nhất định và theo dõi liên tục thành một bảng. Theo đó, nếu thân nhiệt đột ngột tăng từ 0.3 – 0.5 độ C, đây có thể là dấu hiệu đến ngày rụng trứng.

2. Dùng que thử rụng trứng

Que thử này hoạt động trên nguyên lý sự biến đổi nồng độ hormone LH trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi lượng LH trong nước tiểu phụ nữ đạt đến nồng độ cao nhất, trứng sẽ rụng sau 12 – 24 tiếng. Bạn nên bắt đầu quan hệ khoảng 2 ngày trước ngày dự kiến rụng trứng.

3. Siêu âm nang noãn

Độ chính xác của phương pháp này khá cao. Vậy khi nào cần thực hiện? Câu trả lời là 2-3 ngày sau khi bạn thấy có dịch ở cổ tử cung dính trên đồ lót.

4. Một số dấu hiệu rụng trứng khác

Dấu hiệu rụng trứng rõ nhất là gì? Cổ tử cung xuất hiện chất dịch nhờn và trong, ham muốn tình dục cao hơn bình thường, vú nở to và có cảm giác căng cứng. Các ngày trong tháng, âm đạo phụ nữ thường ra ít dịch hoặc đôi khi còn hơi khô, nhưng vào thời gian chuẩn bị rụng trứng, chất nhờn sẽ tiết ra nhiều đáng kể.

[inline_article id=51742]

Như vậy, biết cách tính vòng kinh nguyệt không chỉ giúp bạn tính chính xác ngày thụ thai mà còn là cách tránh thai an toàn, hiệu quả. Bạn hãy thử ngay nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Uống vitamin e dễ thụ thai – Chuyện thật hay đùa?

Vitamin E hoạt động chủ yếu như một chất chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào khỏi bị oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh, hồng cầu, đồng thời giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa và chữa bệnh rối loạn thần kinh, bệnh do vi-rút truyền thống và thiếu máu. Vitamin E cũng được biết đến như một dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da và mái tóc. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe chuyện uống vitamin E dễ thụ thai?

 

Vitamin E có tác dụng gì?
Thực hư chuyện uống vitamin E dễ thụ thai ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Vitamin E có tác dụng gì?

Tác dụng của vitamin e không chỉ cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, nhiều nghiên cứu còn chứng minh tầm quan trọng của vitamin E đối với sức khỏe sinh sản. Vitamin E kết hợp vào phần lipid (mỡ) của màng tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi các hợp chất độc hại bao gồm chì, thuỷ ngân, các kim loại nặng, các hợp chất độc hại, dung môi… Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự cân bằng hormone cũng sức khoẻ của tế bào.

Sự thiếu hụt vitamin E có thể cản trở các chức năng sinh sản bình thường ở nam giới, dẫn đến tác động tiêu cực đối với tinh hoàn, ức chế sự tiết hormone bình thường cần thiết cho sinh sản. Vitamin E cũng ảnh hưởng chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Sự gia tăng vitamin E và selen trong cùng một thời điểm cũng có thể cải thiện chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Đây là kết quả một nghiên cứu được đăng trong Tạp chí Y học Quốc tế năm 2011.

Với nữ giới, uống vitamin E cũng giúp tăng khả năng thụ thai đáng kể. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2010 cho thấy bổ sung vitamin E có thể giúp tăng độ dày của nội mạc tử cung ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2012 cũng cho thấy tầm quan trọng của vitamin E đối với sự hình thành và duy trì của nhau thai, một trong những yếu tố duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=29718]

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin E với một liều lượng nhất định cũng mang lại rất nhiều lợi ích tích cực khác, điển hình như:

  • Những người đàn ông đã bổ sung một lượng vitamin E trước khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm IVF giúp tăng tỷ lệ thụ tinh từ 19% lên 29%.
  • Bổ sung vitamin E với số lượng lên đến 600 IU mỗi ngày đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sẩy thai ở phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tục. Nếu bạn có huyết áp cao, bệnh tim hoặc tiểu đường, liều vitamin E khuyến cáo là 50 IU.
  • Vitamin E giúp tăng chất lượng túi ối, ngăn ngừa nguy cơ vỡ ối sớm.

Bổ sung vitamin E đúng cách

Giống như tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác, vitamin E chỉ mang lại tác động tích cực nếu được bổ sung đúng liều, đúng cách. Ngược lại, bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn nếu quá liều vitamin E, chẳng hạn như: Kích thích dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí dẫn đến xuất huyết cũng như làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Theo các chuyên gia, thực phẩm là nguồn bổ sung vitamin E an toàn nhất. Dầu thực vật, các loại hạt, lúa mạch, rong biển, rau lá xanh, măng tây, bơ, quả và cà chua là những thực phẩm giàu vitamin E bạn có thể thêm vào thực đơn của mình. Chỉ trong trường hợp không thể “nạp” đủ lượng vitamin E cần thiết thông qua chế độ ăn, bạn mới nên tăng cường uống bổ sung vitamin E. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

Uống vitamin E có tác dụng gì
Dù vitamin E tự nhiên hay tổng hợp, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liệu lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc

Lưu ý khi dùng viamin E

  • Tăng cường bổ sung vitamin E trước khi mang thai 3 tháng để tối ưu hóa những lợi ích của vitamin E với cơ quan sinh sản.
  • Uống ngay sau bữa ăn, đồng thời tăng cường bổ sung chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn, bởi vitamin E tan tốt nhất trong dầu.

Hy vọng với thông tin MarryBaby cung cấp trên đây, bạn có thể dễ dàng tìm đáp án của câu hỏi Uống vitamin E dễ thụ thai hay không cũng như biết cách bổ sung vitamin E đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là trăn trở cả nhiều phụ nữ. Liệu đây có phải dấu hiệu mang thai sớm không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu sự thật trong bài viết dưới đây nhé.

Đâu là những dấu hiệu mang thai sớm?

Ngay từ tuần đầu tiên sau quan hệ, cơ thể bạn đã có 10 dấu hiệu mang thai sớm như sau:

  • Thân nhiệt tăng lên
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mất kinh
  • Vú và núm vú có cảm giác căng cứng và hơi đau tức
  • Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
  • Táo bón
  • Cảm giác nhạt miệng
  • Cảm thấy khó thở
  • Thèm ăn bất thường
  • Nhạy cảm với mùi

Ngoài những dấu hiệu mang thai sớm sau tuần đầu quan hệ, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng mang thai sớm ở những tuần sau đó, chẳng hạn như: xì hơi, ra máuthay đổi dịch âm đạo, mệt mỏi, đau đầu, hụt hơi, khó thở, buồn nôn, tâm trạng thay đổi, thay đổi chế độ ăn, dễ ngất xỉu, táo bón. Thế đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đáp án là có.

>>Xem thêm: 5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là có. Có thai đau bụng dưới là đúng, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau, căng tức bụng dưới đều cho thấy bạn sắp “lên chức”. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe cần được kiểm tra ngay.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là thắc mắc chung của nhiều người

Thực hư đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Sau cuộc gặp gỡ định mệnh, nàng trứng được thụ tinh sẽ di chuyển về phía tử cung và bắt đầu làm tổ tại đây. Quá trình này có thể mất từ 7-10 ngày. Bạn có thể sẽ cảm thấy căng tức bụng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cơn đau, tức bụng sẽ rất khó xác định chính xác liệu đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai. Bạn cần lưu ý thêm một vài dấu hiệu mang thai phổ biến khác như:

  • Chảy máu cấy ghép: Dấu hiệu này không phổ biến, nhưng ra máu âm đạo là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất. Nguyên nhân là quá trình cấy ghép vào tử cung sẽ làm bong tróc lớp niêm mạc, từ đó làm chảy máu âm đạo.
  • Ngực căng tức: Sau khi trứng thụ tinh làm tổ thành công, cơ thể sẽ tiết hormone báo hiệu. Sự gia tăng hormone đột ngột này sẽ làm bạn cảm thấy ngực căng tức, đau nhức giống giai đoạn trước “đèn đỏ”.
  • Chuột rút: Xuất hiện cùng lúc với tình trạng ra máu âm đạo, do cơ thể đang tìm cách thích nghi với sự hiện diện của em bé.
  • Cảm giác nóng bức khó chịu: Một cơn nóng bất chợp ập đến và kéo dài hơn 30 phút có thể là dấu hiệu thai vào tử cung và làm tổ thành công.

Bên cạnh thắc mắc đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai, nếu bạn thấy mình gặp các dấu hiệu trên, khả năng bạn mang thai sẽ rất cao. Lúc này, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra một lần nữa. Nếu que 2 vạch, chúc mừng bạn đã lên chức. Nếu không, căng tức bụng có thể là một dấu hiệu báo động của vấn đề khác.

>>Xem thêm: Que thử thai điện tử có hiệu quả hơn loại truyền thống hay không?

Những nguyên nhân gây căng tức bụng thường gặp

Đau, căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Loại trừ mang thai, bạn có thể bị căng tức bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chu kỳ kinh nguyệtDù ở độ tuổi nào, bạn cũng có nguy cơ gặp phải một cơn tức bụng dưới do quá trình co bóp tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sỏi thận: Đây là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhẹ dưới xương sườn. Trong nhiều trường hợp sỏi di chuyển về phía niệu quản cũng có thể gây đau bụng dưới.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Không còn là cảm giác căng tức bụng, nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa, bạn sẽ cảm thấy cơn đau buốt, nhói ở vùng bụng dưới.
  • Táo bón: Bắt đầu với cảm giác đau tức, sau đó những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn làm bạn đau bụng dưới bên trái và cả bên phải.
  • Hội chứng kích thích ruột: Là một rối loạn tiêu hóa mãn tính. Cảm giác tức bụng dưới sẽ đi kèm với chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nếu không tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn với những triệu chứng mang thai.
  • Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu: Cùng với cảm giác tức bụng, tần suất đi tiểu của bạn cũng nhiều hơn. Đồng thời, mỗi lần đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát.
  • Đau dạ dày: Cảm giác đau tức bụng, đau lâm râm, âm ỉ hoặc đau quặn trước hoặc sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau dạ dày. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khó chữa trị nhất là đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
  • Viêm ruột thừa: Lúc đầu là cảm giác tức phần bụng quanh rốn, sau đó lan dần đến vùng bụng dưới bên phải với cường độ cơn đau tăng dần. Nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa… cũng là những triệu chứng bạn cần lưu ý trong trường hợp này.

Một số thắc mắc khác liên quan đến đau bụng có thai

Đau bụng như thế nào là có thai?

Đau và bị tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời đã rõ. Vậy đau bụng như thế nào là có thai? Đau bụng khi có thai thường sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Cơn đau bụng lệch hẳn về một bên.
  • Vùng bụng dưới căng tức, khó chịu.
  • Các cơn đau bụng âm ỉ, đau lâm râm bụng dưới và xuất hiện với tần suất không nhiều.

Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Ngoài thắc mắc đau, tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không, nhiều phụ nữ cũng tò mò đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu? Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Ngay cả khi tất cả các dấu hiệu cùng xuất hiện, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chắc chắn mình có mang thai hay không. Ngoài mang thai, đau tức bụng có thể do nhiều lý do khác nhau, và chỉ có khám bệnh mới giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý nhất.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về đau, tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai và những thắc mắc liên quan đến đau bụng dưới có thai không. Hy vọng bạn đã có câu trả lời thuyết phục cho bản thân.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Gần gũi để tăng khả năng thụ thai: thực hư ra sao?

Một số cách gần gũi giúp tăng khả năng thụ thai?

Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có những tư thế gần gũi cụ thể giúp tăng khả năng thụ thai hơn. Bạn có thể nghe nói về những tư thế giúp tinh trùng gần nhất với cổ tử cung, từ đó cho nhiều triển vọng có thai hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này.

Mặt khác, đúng thời điểm là yếu tố rất quan trọng. Để tăng khả năng thụ thai, việc quan hệ vợ chồng nên xảy ra một hoặc hai ngày trước khi rụng trứng và một lần nữa vào ngày rụng trứng.

tăng khả năng thụ thai
Giữ cho tinh thần được thoải mái trong đời sống vợ chồng, tin vui sẽ sớm đến với bạn

Lên đỉnh có giúp tăng khả năng thụ thai?

Một số người tin rằng nếu người nữ đạt được trạng thái thăng hoa cực điểm khi người bạn đời của mình cũng bước vào cao trào và giải phóng “tinh binh” sẽ làm tăng khả năng thụ thai, nhưng cũng chưa có nghiên cứu y học nào khẳng định điều này.

Trạng thái thăng hoa ở người nữ không phải là một yếu tố cần thiết để có thai, nhưng có thể các cơn co thắt tử cung ở thời điểm này sẽ giúp tinh trùng di chuyển về phía ống dẫn trứng. Thậm chí, các cơn co thắt này có thể xảy ra ngoài ý muốn ngay cả khi bạn không có hoạt động gối chăn nào, đặc biệt là xung quanh thời điểm rụng trứng.

Nằm một lúc sau khi “gần gũi” có làm tăng khả năng thụ thai?

Không có bằng chứng nào cho thấy việc nằm một lúc sau khi giao hợp sẽ tạo ra một sự khác biệt, nhưng nó cũng chẳng hại gì. Nằm yên trong 15 phút hoặc lâu hơn sau khi  “thân mật” cho phép nhiều tinh dịch ở lại trong âm đạo hơn. Tất nhiên, có hàng triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, do đó vẫn có rất nhiều tinh trùng trong âm đạo của người phụ nữ ngay cả khi họ đứng dậy ngay lập tức.

Nếu bạn cố gắng có thai trong một năm hoặc hơn mà chưa được (trong trường hợp bạn trên 35 tuổi, khoảng thời gian này nên là ba tới sáu tháng), hoặc nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ sản khoa.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Sau khi chuyển phôi nên làm gì?

Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm việc kết hợp trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm, sau đó cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF chỉ khoảng 35%, còn lại thất bại do nhiều lý do. Chẳng hạn chất lượng phôi kém, buồng trứng không phản ứng, các vấn đề về cấy ghép… Đặc biệt, việc chăm sóc cơ thể sau khi chuyển phôi cũng rất quan trọng. Vậy, sau khi chuyển phôi nên làm gì để tăng tỷ lệ thụ thai thành công?

Sau khi chuyển phôi nên làm gì?
Muốn tăng tỷ lệ thụ thai, sau khi chuyển phôi, bạn nên lưu ý điều gì?

Phôi sau khi được đặt vào lòng tử cung 3-4 ngày sẽ bám dính vào nội mạc tử cung bắt đầu quá trình làm tổ. Quá trình này thành công hay không còn phụ thuộc vào chất lượng phôi và niêm mạc tử cung tại điểm tiếp xúc. Vì vậy, bạn có thể đi lại vận động nhẹ nhàng bình thường mà không sự ảnh hưởng tới việc làm tổ của phôi. Tuy nhiên, để đảm bảo tỷ lệ thành công, bạn nên tuân thủ một vài lưu ý sau:

1. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

– Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ khoảng 4 tiếng tại bệnh viện, sau đó về nhà. Bạn có thể đi lại, làm việc nhẹ nhàng. Khác với suy nghĩ của nhiều người, việc nằm yên bất động tại giường chẳng những không cần thiết mà còn làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công. Theo nghiên cứu tại Ai Cập cho thấy, những phụ nữ đã nghỉ trên giường trong 24 giờ sau khi chuyển tỷ lệ thành công thấp hơn so với những người trở lại thói quen thông thường.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc có nên nằm nghỉ hay không. Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên hợp lý. Trong một số trường hợp sức khỏe kém, bạn có thể được đề nghị nằm bất động trên giường để giữ phôi thai.

2. Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu của các chuyên gia Hàn Quốc cho thấy, những phụ nữ có giấc ngủ sâu, ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng có một chu kỳ IVF thành công hơn phụ nữ ngủ nhiều hơn 9 hoặc ít hơn 6 tiếng mỗi đêm.

[inline_article id=147457]

3. Giữ tâm trạng thư giãn, tránh căng thẳng lo lắng quá mức

Chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng, tâm trạng của người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ thai. Bạn càng căng thẳng, càng stress, tỷ lệ thụ thai thành công của bạn càng thấp.

4. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp

Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng với các loại ngũ cốc, protein nạc, trái cây và rau quả để tối đa hóa sức khỏe của bạn và sức khỏe của phôi thai. Các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D. Một nghiên cứu năm 2014 về 335 phụ nữ cho thấy thiếu vitamin D có thể liên quan đến tỷ lệ thụ thai thấp. Tránh hút thuốc, uống rượu bia hay các thức uống chứa caffein.

5. Nói “Không” với bồn tắm nước nóng

Một số bằng chứng cho thấy, việc ngâm người trong bồn tắm nước nóng không phải ý tưởng hay sau khi chuyển phôi. Bồn tắm nước nóng cũng không tốt cho sức khỏe bà bầu, nhất là khi mang thai 3 tháng đầu. Thay vì ngâm bồn, bạn chỉ nên tắm nhanh dưới vòi hoa sen.

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que?

Phôi sau khi được đưa vào tử cung tiếp tục phát triển, từ một phôi 6-8 tế bào thành một phôi dâu, 16-64 tế bào. Các tế bào của phôi dâu tiếp tục phân chia, phát triển thành một túi phôi, khoảng 70-100 tế bào. Túi phôi tiếp tục nở ra khỏi vỏ và bắt đầu tự gắn vào tử cung.

Sau chuyển phôi 3 ngày, túi phôi bám sâu hơn vào niêm mạc tử cung và bắt đầu quá trình cấy ghép. Sau chuyển phôi 5 ngày là thời điểm đánh dấu quá trình cấy ghép thành công. Các tế bào cuối cùng sẽ trở thành các tế bào nhau thai và thai nhi bắt đầu phát triển. Sau khi chuyển phôi 8-10 ngày, hormone hCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng cao. Nếu tinh ý, lúc này bạn đã có thể nhận biết một vài dấu hiệu mang thai sớm nhất. Bạn cũng có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên chờ đến sau khi chuyển phôi 12 ngày để đảm bảo kết quả thử thai.

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Nhận biết 10 dấu hiệu mang thai sớm dễ bị bỏ qua nhất

Trước khi kinh nguyệt “mất tích”, phải thật tinh ý cũng như hiểu rõ về cơ thể bạn mới có thể nhận biết được những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Theo các chuyên gia, mỗi phụ nữ sẽ có những “điềm báo” riêng, và có thể chẳng giống bất kỳ ai. Hơn nữa, phần lớn những dấu hiệu này lại khá giống với dấu hiệu của sự rụng trứng, vì vậy, rất dễ làm các mẹ nhầm lẫn.

Que thử thai 2 vạch
Trước khi que thử thai 2 vạch, bạn có thể tự nhận biết mình mang thai nhờ 10 dấu hiệu sau

1/ Tăng dịch nhầy tử cung

Vào ngày trứng rụng, dịch nhầy tử cung có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường. Điều này khá bình thường, và phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, khá dễ hiểu khi dấu hiệu mang thai sớm này thường bị các mẹ bỏ qua. Đây là dấu hiệu có thai bạn có thể nhận thấy trước khi que thử thai cho kết quả dương tính.

2/ Móng tay, chân dài nhanh hơn

Bạn vừa cắt móng tay, và hôm nay đã phải hẹn làm mòng lại? Rất có thể tình trạng này là do ảnh hưởng của hormone thai kỳ làm móng tay, chân của bạn nhanh dài hơn bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu này không xảy ra với tất cả các mẹ. Phải đến tận tuần 20 của thai kỳ, nhiều mẹ mới nhận thấy sự thay đổi này.

Không chỉ tác động đến móng tay, hormone thai kỳ còn ảnh hưởng đến tóc của mẹ. Trong khi nhiều mẹ tóc dài, suôn mượt hơn, nhiều mẹ lại bị rụng tóc.

[inline_article id=79036]

3/ Thính mũi

Không vì nguyên nhân gì, nếu đột nhiên một ngày bạn trở nên “nhạy cảm” hơn với một mùi nào đó, hoặc cảm thấy món khoái khẩu của mình tự nhiên không còn ngon nữa, khả năng bạn đang có em bé rồi nhé! Đặc biệt, nếu đã từng mang thai, có khả năng bạn cũng sẽ lại có ác cảm với cùng một loại mùi, hoặc thức ăn giống như lần trước đó.

4/ Đau tức ngực

Với nhiều phụ nữ, ngực căng tức là dấu hiệu có thai đầu tiên có thể nhận biết. Tuy nhiên, giống tăng dịch nhầy, tức ngực cũng là dấu hiệu cho thấy sự trứng. Nếu thường xuyên bị căng tức ngực trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, sẽ rất khó để bạn nhận biết dấu hiệu này. Nếu căng tức ngực do hormone thai kỳ, ngoài cảm giác đau nhức, bạn có thể nhận thấy đầu vú trở nên nhạy cảm hơn. Mặc dù vậy, sự khác biệt này quá khó để phân biệt.

5/ Đầy hơi

Hormone progesterone sẽ tác động làm hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên trì trệ hơn bình thường. Hệ quả là đầy hơi, khó tiêu. Dấu hiệu mang thai này thường dễ gây nhầm lẫn, bạn có thể nghĩ đơn giản rằng mình đang bị khó tiêu mà không thể ngờ được rằng mình đang mang một sinh linh nhỏ bé trong người.

[inline_article id=32852]

6/ Ra máu âm đạo

Trứng sau khi được thụ tinh khoảng 5-6 ngày bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung. Quá trình “định cư” này có thể làm một số mẹ ra máu âm đạo, tuy nhiên chỉ là một vài vệt máu nhỏ, nhạt màu hơn và sẽ biến mất sau 1-2 ngày.

Chỉ khoảng 20% phụ nữ mang thai xuất hiện dấu hiệu có thai này. Hơn nữa, thời điểm xuất hiện dấu hiệu này thường rất gần chu kỳ kinh nguyệt nên dễ gây nhầm lẫn.

7/ Mệt mỏi

Bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, mẹ bầu cũng sẽ có cảm giác mệt mỏi. Tùy từng giai đoạn, nguyên nhân làm mẹ mệt cũng sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mệt mỏi thường do cơ thể không được bổ sung đủ nước, hoặc do đường huyết trong máu hạ thấp. Cũng chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những mẹ đang chuẩn bị mang thai nên cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể.

8/ Tâm trạng thay đổi

Vào những ngày trứng rụng, bạn có nhận thấy mình “nhạy cảm” với mọi thứ xung quanh mình hơn hẳn? Chỉ một việc nhỏ cũng có thể làm bạn cảm thấy tủi thân, bật khóc?

Tâm trạng thay đổi
Tâm trạng của mẹ bầu cũng thất thường như thời tiết

Điều này cũng tương tự với tâm trạng của các mẹ trong thai kỳ: Dễ khóc, dễ cười vì những lý do đơn giản. “Thủ phạm” chính gây nên sự thất thường này là do sự gia tăng hormone trong cơ thể, thường xảy ra cả vào thời điểm trứng rụng cũng như thời gian mang thai.

9/ Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Trước ngày rụng trứng và trước khi chu kỳ xuất hiện, khoảng 20% phụ nữ có hiện tượng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên bị đau đầu. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể.

10/ Chuột rút

Chuột rút thường là dấu hiệu báo động sự hiện diện của một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng rất có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất hiếm gặp. Chuột rút khi mang thai chỉ thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, khi bụng bầu ngày càng lớn làm tăng áp lực xuống phần thân dưới.