Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt và hợp tuổi bố mẹ?

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt là điều có nhiều ba mẹ quan tâm. Theo nguyên tắc phân tích của người xưa, nếu ngũ hành của con hợp với ba mẹ, bé sinh ra sẽ dễ nuôi. Hơn nữa, số mạng cũng tốt hơn.

Xem tử vi cho bé sinh năm 2018

Trước khi tìm hiểu vấn đề sinh con năm 2018 tháng nào tốt, chúng ta cùng tìm hiểu về tử vi của các bé sinh năm Mậu Tuất. Em bé sinh vào khoảng thời gian từ 16-2-2018 đến 04-2-2019 (dương lịch) sẽ có tuổi Mậu Tuất.

  • Em bé sinh năm 2018 mệnh Mộc – Bình Địa Mộc.
  • Cầm tinh con chó – tuổi Mậu Tuất.
  • Con trai sinh năm Mậu Tuất thuộc Cung Ly Hỏa, Đông Tứ mệnh.
  • Con gái sinh năm 2018 Mậu Tuất thuộc Càn Kim, Tây Tứ mệnh.

1. Tính cánh tuổi Mậu Tuất

Theo tướng số tử vi, tuổi Tuất có lá số rất tốt nên cả đời ấm no. Trẻ sinh vào năm này đa phần là thông minh lanh lợi, phú quý song toàn. Nếu gặp được người tương trợ thì như diều gặp gió. Tuổi Mậu Tuất hoàn toàn sung sướng vào tiền vận, trung vận và cả hậu vận. Phần công danh, tiền bạc lẫn tình cảm đều được dồi dào.

Sinh con năm 2018 mệnh Mộc nên tính cách trẻ cũng là người biết tự lập; ít nhờ cậy người thân; rất chú trọng đến nhân tình; đạo nghĩa; rất thẳng thắn và thành thực. Tuy con khó giữ tiền trong tay nhưng về già luôn được no ấm.

2. Cuộc đời tuổi Mậu Tuất

Xét về nghề nghiệp, trẻ sinh năm Mậu Tuất phù hợp với những nghề mang tính chất hy sinh như giáo viên; bác sĩ và công tác xã hội; hoặc những ngành nghề đem mang tính nghệ thuật như makeup, tạo mẫu tóc.

Về tuổi thọ, tuổi Mậu Tuất số hưởng thọ trung bình từ 67 đến 75 tuổi. Tuy nhiên, nếu biết tu nhân tích đức, thường xuyên làm việc thiện thì được gia tăng tuổi thọ.

>> Bố mẹ có thể tham khảo 4 cách tính tuổi vợ chồng để sinh con trai, con gái nhắm trúng đích.

Xem tử vi tuổi Mậu Tuất năm 2018 tốt xấu ra sao

Dù cơ thể mẹ đã có các dấu hiệu mang thai rồi nhưng vẫn muốn biết con sinh năm 2018 tháng nào tốt, trước tiên mẹ hãy tham khảo bảng ngũ hành sau để biết ngũ hành tương sinh ra sao:

Trong văn hóa phương Đông, ngũ hành âm dương được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến tài vận, sức khỏe của một người trong tất cả mọi chuyện. Trong ngũ hành lại có các yếu tố tương sinh, tương khắc mà bạn cần lưu tâm.

Các cặp ngũ hành tương sinh (hỗ trợ) cho nhau:

  • Thủy sinh Mộc: Nước giúp cây cối tốt tươi.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây cỏ nhen nhóm bắt mồi lửa.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa cháy thành tro bụi tích tụ màu mỡ cho đất.
  • Thổ sinh Kim: Lòng đất sinh kim loại.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nung trong lò nóng chảy thành nước.

Các cặp ngũ hành tương khắc (đối kháng) nhau:

  • Mộc khắc Thổ: Rễ cây đâm xuyên đất.
  • Thổ khắc Thủy: Đất đắp đê cao ngăn nước lũ.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa trong lò nung chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Thép rèn dao, rìu chặt cây.

Theo ngũ hành âm dương, cây cối gặp mưa thì phát triển, sinh sôi nảy nở mạnh mẽ; đặc biệt với gỗ đồng bằng, không chịu được khí hậu lạnh giá quá khắc nghiệt.

Ba mẹ tính sinh con mệnh Mộc rất thích hợp vào khí hậu xuân đông. Lớn lên trở thành trụ cột cho bao nhà như cây gỗ tốt tươi tỏa bóng râm che mát cho bao cây khác.

[inline_article id=264393]

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? 

Theo thông tin trên, em bé mệnh mộc nên sinh vào mùa Xuân, Đông sẽ mang nét quý tướng; có cuộc đời êm ả và thành công. Tương ứng với mùa là các tháng tốt 1, 2, 3, 8, 12.

1. Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Tháng 1 

Trẻ có cuộc sống an nhàn, đầy đủ, luôn được mọi người yêu thương và giúp đỡ, không phải lo lắng cơm áo gạo tiền. Về tính cách, trẻ là người trung trực, ngay thẳng, độ lượng.

2. Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Tháng 2

Trẻ sinh tháng này có tính kiên định và rất dũng cảm. Đường đời luôn có quý nhân phù trợ, gia đạo ấm êm, hạnh phúc.

3. Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Tháng 3

Với sự thông minh lanh lợi vốn có, những trẻ sinh tháng này sẽ có sự nghiệp phát triển và thành công, phúc lộc đủ đầy.

4. Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Tháng 8

Đường công danh rộng mở, thăng quan tiến chức nhanh chóng, tiền bạc dồi dào, cả đời sung túc. Là người có tài trí hơn người.

5. Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Tháng 12

Có tướng đại phú quý, đường công danh rộng mở, sự nghiệp thăng tiến, phú quý song toàn, cả đời sung sướng.

Giờ sinh 2018 tốt nhất trong năm Mậu Tuất

Sinh con năm 2018Ngoài tháng sinh, giờ sinh cũng được nhiều vợ chồng quan tâm. Năm Mậu Tuất, có 3 giờ sinh đẹp đó là: Ngọ, Thân, Hợi.

  • Sinh con vào giờ ngọ (11-13h): Ngọ mệnh Hỏa sinh Tuất mệnh Thổ. Người tuổi Tuất sinh giờ này thường có chức quyền, uy danh lừng lẫy. Cần lưu ý đề phòng hao tán tiền bạc do bị sao Bạch Hổ chiếu mệnh.
  • Bé tuổi Mậu Tuất nên sinh vào giờ thân (15-17h): Tuất mệnh Thổ sinh Thân mệnh Kim. Sau này phải sống xa quê nhưng chính ở nơi xa ấy sẽ có danh lợi song toàn.
  • Con tuổi Tuất sinh giờ Hợi (21-23h): Tuất mệnh Thổ khắc Hợi mệnh Thủy. Nhờ có sao Thái Dương chiếu mệnh nên tiền đồ sáng sủa, sự nghiệp thành công tốt đẹp.

Sinh con năm 2018 hợp tuổi bố mẹ hay không?

Theo nguyên tắc phân tích của người xưa, ngũ hành tương sinh của con sinh cho bố mẹ thì bé sinh ra sẽ dễ nuôi. Từ đó dễ được thuận lợi hơn trong cuộc sống và sự nghiệp. Theo đó con sinh ra tam hợp/lục hợp/tam hội với cha/mẹ theo nguyên tắc sau:

  • Tam hợp: Sửu hợp Tỵ, Dậu; Dần hợp Ngọ, Tuất.
  • Lục hợp: Sửu hợp Tý, Dần hợp Hợi.
  • Tam hội: Sửu – Hợi – Tý, Dần – Mão – Thìn.

Như vậy nếu bạn dự tính sinh bé trai hay gái như dự tính thì đã biết được sinh con năm 2018 tháng nào tốt, tháng nào đẹp, con trai sinh năm 2018 vận mệnh ra sao. Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính tham khảo. Dù theo học thuyết nào thì những gợi ý này chỉ nhằm giúp vợ chồng cân đối tính toán lại kế hoạch sinh con thôi nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Que thử thai 2 vạch (1 vạch mờ) có khi nào dương tính giả??

  • 30/12/2016: kỳ kinh cuối (khoảng 5 ngày)
  • Sau khi sạch kinh 6-7 ngày thì quan hệ 13/01/2017 (thả rong đúng 1 ngày này thôi rồi sau đó sau đó có dùng bcs)
  • 03/2/2017: thử quickstick lên 2v (mà vạch thứ 2 lên hơi chậm và mờ)
  • Ko nhớ rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày mà khả năng 32-35 ngày vậy liệu có thai ko các mẹ nhỉ?
  • 04/02/2017: vẫn chưa có kinh lại. Ngoài thử que ra thì ko thấy dấu hiệu nào quá bất thường cả. Các mẹ có kinh nghiệm giải đáp giúp mình với nhé!!!
Hình ảnh que thử thai 2 vạch có 1 vạch đậm 1 vạch nhạt
Hình ảnh que thử thai 2 vạch có 1 vạch đậm 1 vạch nhạt

Câu trả lời của chuyên gia sinh sản

Dùng que thử thai có chính xác hay không?

Que thử thai là dụng cụ xác định dấu hiệu có thai chính xác đến 98%, nhiều trường hợp rơi vào số ít 2% còn lại là 1 vạch đậm 1 vạch mờ sẽ bối rối không biết cơ thể mình đang như thế nào. Vậy chuyên gia sẽ nói gì về điều này? Theo các nghiên cứu của chuyên gia sinh sản phụ khoa, que thử thai 2 vạch (có 1 vạch mờ) thì không nên vội kết luận đã có thai.

Nguyên nhân của kết quả que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ

Khi bạn hiểu rõ về nguyên nhân sẽ biết được thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ là có thai hay không với 4 nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Có thể bạn đã mang thai nhưng do thai còn nhỏ, nội tiết chưa cao nên hiển thị que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ chứ không phải 2 vạch rõ ràng.
  • Thứ hai: Bạn thử thai quá sớm hoặc vào những thời gian không phù hợp trong ngày. Lúc này, hàm lượng β – HCG có trong máu và nước tiểu chưa đủ đảm bảo để vượt qua hoặc bằng ngưỡng cửa xác định của que thử nên cho ra kết quả 1 vạch đậm 1 vạch mờ.
  • Thứ ba: Sử dụng que thử không đúng theo hướng dẫn, do quá vội đọc kết quả nên đã lấy que ra sớm hơn thời gian quy định, dẫn đến việc kết quả chưa kịp hiển thị rõ.
  • Thứ tư: Sử dụng loại que thử kém chất lượng, cho ra kết quả âm tính hoặc que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ, khiến bạn cảm thấy hoang mang.

Điều cần lưu ý khi kết quả que thử thai 2 vạch

Ở một vài trường hợp khác, que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ cũng là dấu hiệu mang thai khi đi cùng các biểu hiện như sau:

  • Chậm kinh lâu ngày – Dấu hiệu điển hình nhất của việc có thai. Sau 10 ngày, que thử cho kết quả 2 vạch (dù có 1 vạch mờ) thì khả năng mang thai của bạn rất cao.
  • Nôn ọe, đau tức ở vùng ngực (nhũ hoa)
  • Thân nhiệt cơ thể tăng: dổ mồ hôi, dễ sốt và nổi nhiều mụn là biểu hiện cơ bản
  • Hiện tượng chảy máu âm đạo, thường xuất hiện trong vòng 1 ngày có màu hồng nhạt – đây có thể là máu báo mang thai thường thấy.

Trên đây là lời giải thích của chuyên gia dành cho câu hỏi này. Mẹ bầu nào đã thụ thai thành công có kinh nghiệm giải đáp thêm giúp mình nhé! Liệu các thông tin trên này có đúng hoàn toàn chưa các mẹ?

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày

Vậy dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF là gì? MarryBaby sẽ tổng hợp các dấu hiệu thụ thai thành công trong phần dưới đây của bài viết. Bạn hãy đọc hết bài để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé.

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi

Thông thường, sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 14 ngày, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, mẹ có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.

1. Có cảm giác đau và nặng bụng dưới

Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ).

Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất mà các mẹ cần chú ý. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.

2. Cảm giác đau ngực sau khi chuyển phôi 

Ngực đau và căng là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Ngực của mẹ có thể căng và đau, hoặc cảm thấy đau khi chạm vào, những thay đổi này là do sự gia tăng hormone nữ trong quá trình mang thai. Tình trạng này sẽ giảm dần sau một vài tuần, nhưng chúng sẽ trở lại trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ khi các tuyến sữa phát triển và gây áp lực lên các dây chằng hỗ trợ.

3. Mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức

Việc gia tăng hormone đột ngột khi mang thai cũng có thể khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi trong những tuần đầu tiên. Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Thông thường, các mẹ sẽ chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi chiều. Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên. Lượng hormone này xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường. Một vài người mẹ còn cảm thấy nóng trong người. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi
Chuyển phôi là bước thứ hai của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

4. Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo

Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.

>> Bạn có thể xem thêm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

Chuyển phôi khi làm IVF là gì?

Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 3-5 ngày sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.

Để tăng khả năng thụ thai thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ. Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày. Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

Nên làm gì khi không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi?

Thông thường các dấu hiệu có thai thành công sau chuyển phôi sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 14 sau chuyển phôi. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng xuất hiện các triệu chứng mang thai, sẽ có người xuất hiện triệu chứng, có người không.

Do đó, bạn không cần lo lắng mà hãy đợi đến ngày thứ 14 và đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu. Việc thử thai bằng cách đo nồng độ Beta HCG để xác định chính xác có thai hay không bạn nhé.

Những lưu ý để chuyển phôi có tỉ lệ thành công cao

Một số lưu ý giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công như:

  • Tập luyện thể dục: Điều này sẽ giúp tạo sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm, ho, sốt…
  • Không ăn thức ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không ăn những thực phẩm gây khó tiêu có thể tác động xấu đến khả năng bám vào thành tử cung của phôi thai
  • Sau chuyển phôi không ăn đu đủ và rau ngót không uống dừa tươi để tránh bị tăng co bóp tử cung và chướng bụng trong giai đoạn phân chia tế bào.

Các bác sĩ khuyên mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để làm xét nghiệm máu beta hGC.

Trong thời gian trước, trong và sau khi chuyển phôi, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, tránh bị bệnh. Những vấn đề sức khỏe đơn giản như ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định của phôi thai trong tử cung. Nếu không chắc chắn về những dấu  hiệu mang thai thành công sau chuyển phôi , mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tốt hơn.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tinh trùng sống được bao lâu: Yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh sản

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung là thông tin quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của vợ chồng bạn. Tuy nhiên, thông tin này không phải ai cũng biết. Bạn đã hiểu hết về “đội quân” này? Cập nhật ngay những thông tin thú vị trong bài viết sau nhé!

tinh trùng sống được bao lâu
“Tuổi thọ” của tinh trùng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kế hoạch sinh con của vợ chồng bạn

Tinh trùng sống bao lâu sau khi quan hệ?

Trong điều kiện thuận lợi bình thường, tinh trùng có thể sống tới 42 ngày. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường không thuận lợi, như quá nhiều kiềm hoặc a-xít, thời gian sống của tinh trùng sẽ giảm hẳn.

Sau khi được sản xuất tại tinh hoàn, tinh trùng cần 10 tuần để “trưởng thành” và có thể phải chờ 2 tuần tại khu vực mào tinh hoàn trước khi “xuất quân”. Số lượng tinh trùng được sản xuất mỗi ngày rất lớn, khoảng 70-150 triệu tinh trùng. Tinh trùng chỉ góp 5% trong tổng lượng tinh dịch, còn lại là chất lỏng, bao gồm chất dinh dưỡng và chất bảo vệ khi tinh trùng trong quãng đường di chuyển đến “gặp” trứng.

Không giống như phụ nữ có số lượng trứng nhất định, đàn ông có thể sản xuất tinh trùng cho đến cuối đời. Tuy nhiên, tuổi càng cao, số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ càng giảm. Ngoài ra, những người xuất tinh quá nhiều lần trong ngày cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

[inline_article id=139292]

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng & chất lượng

Với các cặp vợ chồng mong có con thì điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, số lượng tinh trùng từ đó tăng hay giảm khả năng thụ thai.

  • Tuổi tác: 20-40 tuổi được gọi là giai đoạn “hoàng kim” của tinh trùng. Khoảng thời gian này là giai đoạn tinh trùng sống lâu nhất, cũng như khỏe mạnh nhất. Sau 40 tuổi, tuổi thọ tinh trùng giảm khoảng 0,7% và xuất hiện càng nhiều tinh trùng kém chất lượng, dị dạng. Tình trạng tinh trùng ít, kém chất lượng có thể tăng tới 80% ở giai đoạn sau 60 tuổi.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tại tinh hoàn, nơi sản xuất tinh trùng thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 độ, tương đương 35-36 độ C. Nhiệt độ tăng cao có thể làm giảm thời gian sống của tinh trùng, hoặc ảnh hưởng chất lượng.
  • Những thói quen xấu ảnh hưởng chất lượng tinh trùng cần tránh: Mặc quần quá chật, ngâm bồn nước nóng quá lâu, đặt máy laptop trên đùi khi làm việc…
  • Chế độ dinh dưỡng: Nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, hoặc thiếu một số dưỡng chất quan trọng như: kẽm, a-xít béo, vitamin A, E… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống của tinh trùng.
  • Sử dụng chất kích thích, uống rượu bia hay thường xuyên hút thuốc… cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng tinh trùng.

[inline_article id=87473]

Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung?

Sau khi được “phóng thích”, hàng triệu tinh binh anh dũng sẽ tiến vào âm đạo. Tuy nhiên, với môi trường a-xít khắc nghiệt tại đây, chỉ khoảng 20-30 phút sau, phần lớn đội quân tinh binh sẽ tử vong. Chỉ một số ít tinh trùng sống sót nhờ lượng tinh binh chết đi giúp cải thiện phần nào mức a-xít mới có cơ hội tiếp tục tiến vào tử cung.

Sau 12 tiếng quan hệ, 5/6 số lượng tinh trùng vào được tử cung còn sống sót. Sau 36 tiếng, số lượng tinh trùng còn sót lại chỉ khoảng 1/4 và 3 ngày tiếp theo, nếu không được thụ tinh, hầu hết các tinh trùng đều không thể kéo dài thêm thời gian sống. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, tinh trùng có sức khỏe tốt, thời gian sống có thể kéo dài hơn.

Thông tin thú vị: Tinh trùng Y sống được bao lâu so với tinh trùng X? Tuy di chuyển nhanh hơn, do có kích thước nhỏ và mang ít vật chất di truyền hơn nhưng thời gian sống của tinh trùng Y thường ngắn hơn so với tinh trùng X. Bởi tinh trùng Y thích hợp với môi trường nhiều kiềm, trong khi môi trường trong âm đạo thường có độ a-xít quá cao.

Tinh trùng sống được bao lâu ở bên ngoài?

Tùy theo môi trường cụ thể, thời gian sống của tinh trùng cũng sẽ khác nhau.

  • 20-24 giờ sau khi xuất tinh: là thời gian tinh trùng có thể sống được nếu nằm trong tinh dịch.
  • 10 – 15 phút: là thời gian sống ngắn ngủi nếu tinh trùng gặp nước.
  • Chết ngay sau khi xuất tinh: Những tinh trùng được “bắn” ra ngoài không khí sẽ chết ngay lập tức hoặc “thoi thóp” thêm vài phút nếu có sức khỏe tốt.

Trứng rụng sống được bao lâu và tinh trùng sống được bao lâu đều là những thông tin quan trọng đối với việc thụ thai. Nếu tinh trùng chết sớm, hoặc tinh trùng không đến kịp lúc để gặp trứng, mọi nỗ lực của vợ chồng bạn đều vô ích. Để tăng khả năng thụ thai, bạn và anh xã nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cũng như tránh những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tuổi thọ của tinh trùng.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Sau khi quan hệ vài ngày, một số mẹ bị ra máu nhưng lại lầm tưởng là máu của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? Nhanh chóng phân biệt sự khác nhau giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc cơ thể cũng như biết liệu mình có mang thai hay không.

Kinh nguyệt ít có phải mang thai không?
Kinh nguyệt ít có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu, cũng có thể là dấu hiệu báo động sức khỏe

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Để giải đáp thắc mắc “Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?”, bạn cần hiểu nguyên nhân vì sao máu báo thai lại xuất hiện sau khi quan hệ.

Sau khi giao hợp, nàng trứng và chàng tinh binh may mắn nhất tạo thành phôi thai. Tiếp theo là sự di chuyển của phôi thai vào trong buồng tử cung và bắt đầu giai đoạn làm tổ để tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ người mẹ cho quá trình phát triển. Trong quá trình “xây tổ”, phôi thai sẽ xâm lấn vào niêm mạc tử cung, đồng thời vô tình làm màng tử cung bị bong tróc. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết tại âm đạo, một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhưng thường bị “ngó lơ” vì lầm tưởng với máu của chu kỳ kinh nguyệt.

Một số trường hợp máu báo thai lại chỉ nhỏ vào giọt nhưng cũng có vài mẹ bầu lại ra rất nhiều máu. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng mỗi người nên bạn không cần quá lo lắng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, thời gian xuất hiện của máu báo thai thường là khoảng từ 8 đến 15 ngày sau khi quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai.

[inline_article id=67892]

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Nếu muốn biết chính xác kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không, bạn cần nhanh chóng phân biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt để có được câu trả lời thỏa đáng. Dù cả hai đều là hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng vẫn có một số điểm khác biệt.

Máu báo thai Máu kinh nguyệt
Màu sắc Nâu hay hồng phớt Đỏ thẫm
Lượng máu xuất Chỉ nhỏ 1 ít giọt máu với lượng máu đều nhau vào mỗi ngày Thường xuất khá nhiều và lượng máu trung bình mỗi chu kỳ hằng tháng là khoảng từ 80 đến 100ml kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Biểu hiện kèm theo Xuất máu không đi kèm dịch nhầy và thường máu không vón cục Xuất máu kèm dịch nhầy ở cổ tử cung, một số mảng bong tróc ở niêm mạc và thường có máu cục

Nếu thấy xuất hiện chảy máu âm đạo, bạn cần sử dụng băng vệ sinh ngay để sớm xác định là trường hợp máu báo thai hay máu kinh nguyệt thông qua màu sắc của máu. Nếu thấy máu có màu hồng phớt hay nâu, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra kết quả hay đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Ngược lại, nếu máu có màu đỏ thẫm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng kinh nguyệt bình thường.

Một số biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra

  • Máu xuất quá nhiều kèm theo các cục máu đỏ tươi, đau bụng dưới hay sốt cao…Đây có thể là dấu hiệu của việc động thai, sảy thai.
  • Màu sắc của máu chuyển thành nâu đen đi kèm triệu chứng chuột rút phần bụng hay đau một bên vùng bụng…Đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mang thai ngoài tử cung.
  • Nếu thấy âm đạo chảy máu kèm theo tình trạng ngứa rát vùng kín, sưng tấy, có mùi hôi khí hư thay đổi về màu (vàng, xanh hay nâu) hoặc mùi…, bạn cần đến các bệnh viện phụ sản lớn để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy các mẹ đang mắc phải một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

Chắc hẳn bạn cũng đã giải đáp được thắc mắc kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không cũng như là máu báo thai có khác biệt như thế nào đối với bạn. Sau khi quan hệ từ 8 đến 15 ngày, nếu bị chảy máu âm đạo, bạn cần sử dụng băng vệ sinh ngay để sớm phân biệt trường hợp máu báo thai hay máu kinh nguyệt thông qua màu sắc máu. Điều này sẽ rất giúp ích cho các mẹ trong việc nhanh chóng tìm kiếm những cách chăm sóc cơ thể phù hợp.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu bơm IUI thành công chính xác sau 7 ngày thực hiện

Dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng bạn đã biết chưa? Biện pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay còn được gọi là biện pháp IUI, là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản được đông đảo các cặp đôi đang mong có con tin tưởng và sử dụng. Những dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng thành công tương đối khác biệt.

Phương pháp IUI là gì?

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Nó hoạt động theo nguyên tắc chọn lọc những tinh trùng đạt chất lượng tốt nhất; khỏe mạnh nhất rồi bơm trực tiếp vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Biện pháp hỗ trợ sinh sản này có hiệu quả cao và chi phí thấp so với các biện pháp khác. Trên thực tế có rất nhiều các cặp vợ chồng đã bơm tinh trùng vào tử cung thành công và sinh con khỏe mạnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Thụ tinh nhân tạo là gì và những lưu ý giúp thụ tinh nhân tạo thành công

Thực hiện bơm tinh trùng như thế nào?

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp làm giảm các yếu tố bất lợi trong môi trường âm đạo và tử cung để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng nhanh nhất. Phương pháp IUI sẽ làm tăng khả năng thụ thai và hạn chế nguy cơ rủi ro như nhiễm trùng, co thắt cổ tử cung và khó chịu bụng dưới.

Để thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung thì người phụ nữ ít nhất phải có hai vòi trứng thông tốt , chất lượng trứng tốt  và không mắc các bệnh phụ khoa. Quy trình bơm tinh trùng thường bao gồm các bước sau:

  • Kích thích buồng trứng
  • Lọc rửa tinh trùng
  • Vệ sinh tử cung
  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (thời gian bơm khoảng 3 đến 5 phút).

Thủ thuật này thường không gây đau và cho hiệu quả thành công cao tốt. Vậy dấu hiệu bơm IUI thành công là gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

8 Dấu hiệu bơm IUI thành công là gì?

dấu hiệu iui thành công

Sau khi đã hiểu về phương pháp bơm tinh trùng, các bạn cần phải nhận biết được các dấu hiệu bơm IUI thành công. Dưới đây là các dấu hiệu bơm tinh trùng thành công:

1. Tử cung chảy máu

Khi tử cung chảy máu chính là một trong những dấu hiệu bơm IUI thành công. Cách nhận biết là xuất hiện 1-2 giọt máu ở quần lót. Vì lúc này trứng bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Hiện tượng này thường đi kèm với hiện tượng chuột rút và xuất hiện ở ngày thứ 6-12 sau khi làm IUI.

>> Bạn có thể xem thêm: Máu báo thai: Cách nhận biết có thai sớm không nên bỏ qua!

2. Dấu hiệu bơm tinh trùng thành công: Kinh nguyệt bị chậm

Chậm kinh là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu IUI thành công đã thành công. Để chắc chắn hơn, bạn nên sử dụng que thử để kiểm tra kết quả mang thai. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, việc thử thai có thể cho kết quả chưa thực sự chính xác. Khi ấy bạn nên thử thai lại sau đó vài ngày.

3. Đau bụng

Đây cũng là dấu hiệu bơm IUI thành công phổ biến nhất. Dấu hiệu này báo hiệu rằng, phôi thai đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, nếu như bạn dấu hiệu này quá đau không thể chịu đựng nổi thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để khám và được bác sĩ chẩn đoán nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng như thế nào là có thai? Giải mã thắc mắc cho các chị em!

4. Dấu hiệu bơm IUI thành công: bầu ngực và núm vú căng tức

Nhiều chị em khi thấy hiện tượng đau và căng tức vùng ngực thì sợ rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bơm tinh trùng thành công. Nếu hiện tượng này kèm theo dấu hiệu trễ kinh thì đây chính là dấu hiệu IUI thành công

5. Cảm thấy nóng bức

Một dấu hiệu bơm IUI thành công khác là việc cơ thể chị em luôn trong tình trạng nóng bức. Khi mang thai, cơ thể bị tăng mức progesterone khiến cho nhiệt độ trên cơ thể tăng lên mạnh mẽ. Lúc này bạn sẽ luôn cảm thấy như đang sốt nhẹ, người nóng ở tay và bụng.

6. Dấu hiệu bơm tinh trùng thành công: Ốm nghén

Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và thói quen ăn uống cũng thay đổi là một trong những dấu hiệu cho thấy dấu hiệu bơm IUI thành công. Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng đáng kể gây buồn nôn khi ngửi thấy một mùi nào đó và thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 sự thật thú vị về ốm nghén khi mang thai không phải mẹ nào cũng biết

7. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu bơm IUI thành công. Do nồng độ progesterone cao; huyết áp và lượng đường trong máu thì thấp hơn gây ra sự gia tăng sản xuất máu. Điều này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và góp phần vào cảm giác mệt mỏi.

8. Dấu hiệu bơm IUI thành công: Thèm ăn

Nếu bạn bỗng nhiên thay đổi thói quen ăn uống như thèm một món ăn nào đó trước đây không thích; hay cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi một món ăn quen thuộc. Đó chính là dấu dấu hiệu IUI thành công đấy nhé. Những cảm giác thèm ăn, ác cảm đối với mùi lạ và thực phẩm được gây ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Bơm tinh trùng bao lâu thì biết có thai?

Sau khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung khoảng 2 tuần, bạn có thể quay lại gặp bác sĩ để được kiểm tra kết quả có thai hay không. Hay mẹ cũng có thể nhận biết các dấu hiệu có thai, hoặc dùng que thử thai để nhận biết kết quả sau khi có dấu hiệu bơm IUI thành công.

Để chắc chắn hơn, khi nhận biết các dấu hiệu có thai sau khi bơm tinh trùng; bạn có thể quay lại bệnh viện sau khoảng hai tuần để làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất. Nếu kết quả là không có thai, bạn có thể thử IUI lần nữa trước khi chuyển sang các phương pháp điều trị sinh sản khác. Thông thường, liệu pháp tương tự được sử dụng trong 3-6 tháng để tối đa hóa cơ hội mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 dấu hiệu mang thai sớm theo kinh nghiệm dân gian

Lưu ý để phương pháp IUI thêm hiệu quả và xuất hiện dấu hiệu có thai

Phương pháp IUI thường có tỷ lệ thành công từ 10-30%, để đạt được kết quả trên cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng giữa noãn và tinh trùng, tuổi tác của mẹ hay nơi thực hiện phương pháp. Thêm vào đó, mẹ nên lưu ý các điều sau:

  • Sau khi bơm tinh trùng, bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
  • Tránh vận động thể thao hoặc tránh làm việc nặng trong thời gian này. Nếu mẹ muốn bơi lội nên chờ sau ít nhất 48 tiếng.
  • Nên kiêng quan hệ 3-5 ngày sau đó.
  • Thăm khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra kết quả thụ tinh nhân tạo IUI, kèm theo thử máu và siêu âm nang noãn vào ngày thứ 9, 11 và 13 của chu kỳ kinh để làm xét nghiệm E2 vào ngày tiêm thuốc phóng noãn để đánh giá chất lượng nang noãn cũng như giúp tiên lượng thành công tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng trứng.

[inline_article id=203901]

Như vậy, các bạn đã hiểu rõ về phương pháp IUI cũng như dấu hiệu bơm tinh trùng thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn khi thực hiện phương pháp IUI.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Cách tính vòng kinh nguyệt chính xác để thụ thai

Ngay cả những người đã biết cách tính vòng kinh nguyệt trong chu kỳ đều đặn 28-30 ngày cũng có thể bỏ lỡ dấu hiệu sắp rụng trứng như thường. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để tìm hiểu về cách tính vòng kinh nguyệt.

Vòng kinh nguyệt bình thường

Vòng kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ mật thiết với ngày vàng trứng rụng. Vì vậy, tính vòng kinh để tăng khả năng thụ thai hay dùng nó làm biện pháp tránh thai an toàn là điều rất nhiều phụ nữ sử dụng.

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày “đèn đỏ” đầu tiên của bạn. Thông thường, một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 28-30 ngày. Trong giai đoạn đèn đỏ, khả năng thụ thai của bạn hầu như bằng không. Bạn cũng không nên quan hệ vào những ngày này, vì khả năng viêm nhiễm rất cao.

Sau khi sạch kinh, bạn nên quan hệ đều đặn cách 2 ngày 1 lần. Mặc dù nàng trứng có thể chưa “rời tổ” trong giai đoạn này nhưng bạn sẽ có cơ hội trong trường hợp trứng rụng sớm hơn dự định.

Theo nghiên cứu, cách tính vòng kinh nguyệt rất đơn giản, 28-30 ngày này được chia làm ba phần:

  • Phần đầu: Từ ngày thứ 1-7 là an toàn tương đối
  • Phần giữa: Từ ngày thứ 8-19 ngày không an toàn (hay thời điểm dễ thụ thai)
  • Phần cuối: Từ ngày thứ 19-28 ngày an toàn tuyệt đối

Nguyên lý tính vòng kinh để thụ thai

Cách tính vòng kinh nguyệt có lẽ là phần mà bạn mong chờ nhất. Nguyên lý này áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và vòng kinh không quá dài (chỉ khoảng từ 28 -30 ngày).

Noãn( trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 – 24 giờ nếu không thụ tinh sẽ đào thải ra ngoài qua kinh nguyệt. Tinh trùng chỉ sống được 3-5 ngày, nếu tinh trùng gặp trứng thì sẽ có khả năng thụ thai. Vậy cách tính vòng kinh nguyệt như thế nào?

[key-takeaways title=””]

Cách tính ngày rụng trứng: Trong vòng kinh nguyệt, ngày có khả năng rụng trứng và thụ thai cao nhất được tính theo công thức: R = X – 14. Với X là chu kỳ kinh nguyệt.

  • Ngày có thể có thai = ngày rụng trứng – 6.
  • Ngày kết thúc khả năng có thai = ngày rụng trứng + 4.

Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Ngày rụng trứng = 28 – 14 = 14. Ngày bắt đầu khả năng có thai = 14 – 6 = 8. Ngày kết thúc khả năng có thai = 14 + 4 = 18. Từ đó suy ra ngày có khả năng có thai của một người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày là từ ngày thứ 8 đến 18.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

Tính chu kỳ rụng trứng khi vòng kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị cho là bất thường nếu ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể được xác định theo sự kém đều đặn của ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Cụ thể, tháng này chu kỳ của bạn là 23 ngày, tháng sau là 35, tháng sau nữa là 30, rõ ràng như vậy là không đều.

cách tính vòng kinh nguyệt 1
Đau bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Với phụ nữ có vòng kinh nguyệt đều thì dễ dàng tính chu kỳ rụng trứng còn trong trường hợp chu kì kinh nguyệt không đều thì việc tính chính xác ngày rụng trứng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chủ yếu dựa vào các triệu chứng của cơ thể để đoán biết.

Dưới đây là một số dấu hiệu khi chuẩn bị đến chu kỳ rụng trứng:

1. Thân nhiệt tăng

Bạn có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để tăng độ chính xác, bạn nên đo vào một khung giờ nhất định và theo dõi liên tục thành một bảng. Theo đó, nếu thân nhiệt đột ngột tăng từ 0.3 – 0.5 độ C, đây có thể là dấu hiệu đến ngày rụng trứng.

2. Dùng que thử rụng trứng

Que thử này hoạt động trên nguyên lý sự biến đổi nồng độ hormone LH trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi lượng LH trong nước tiểu phụ nữ đạt đến nồng độ cao nhất, trứng sẽ rụng sau 12 – 24 tiếng. Bạn nên bắt đầu quan hệ khoảng 2 ngày trước ngày dự kiến rụng trứng.

3. Siêu âm nang noãn

Độ chính xác của phương pháp này khá cao. Vậy khi nào cần thực hiện? Câu trả lời là 2-3 ngày sau khi bạn thấy có dịch ở cổ tử cung dính trên đồ lót.

4. Một số dấu hiệu rụng trứng khác

Dấu hiệu rụng trứng rõ nhất là gì? Cổ tử cung xuất hiện chất dịch nhờn và trong, ham muốn tình dục cao hơn bình thường, vú nở to và có cảm giác căng cứng. Các ngày trong tháng, âm đạo phụ nữ thường ra ít dịch hoặc đôi khi còn hơi khô, nhưng vào thời gian chuẩn bị rụng trứng, chất nhờn sẽ tiết ra nhiều đáng kể.

[inline_article id=51742]

Như vậy, biết cách tính vòng kinh nguyệt không chỉ giúp bạn tính chính xác ngày thụ thai mà còn là cách tránh thai an toàn, hiệu quả. Bạn hãy thử ngay nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

12 biểu hiện của ngày rụng trứng bạn nên biết

Biểu hiện của ngày rụng trứng rất dễ nhận biết. Vào đó bạn sẽ thấy núi đôi đau nhức, đau đầu chóng mặt hay ra chút máu ở âm đạo… Nếu đang mong có con, hãy tận dụng thời điểm “chín muồi” này nhé.

Vậy ngày rụng trứng được tính như thế nào? Thông thường đó là khoảng thời gian giữa chu kỳ, từ ngày thứ 14 (với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28-30 ngày). Chính xác đây là thời điểm có một quả trứng ở một trong 2 bên buồng trứng rụng xuống.

Biểu hiện của ngày rụng trứng 1
Chỉ cần một cuốn lịch nhỏ và vài lần “note” bạn có thể tính được ngày rụng trứng

Mỗi tháng cơ thể phụ nữ sẽ rụng một quả trứng, nếu đang mong có con thì đây là cách có thai nhanh và hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Trường hợp không có tinh trùng thì trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài, hiện tượng này gọi là nguyệt san hằng tháng.

Vào ngày rụng trứng, có thể cũng rất nhạy cảm và thường có 12 dấu hiệu như sau:

1. Núi đôi căng tức

Đây là dấu hiệu thường xuất hiện ở thời điểm tiền kinh nguyệt. Nhưng nếu xuất hiện ở giữa chu kỳ thì đó triệu chứng báo hiệu ngày rụng trứng đang đến rất gần.

Nguyên nhân ư? Vì ngay sau khi trứng rụng, hàm lượng Progesterone trong cơ thể sẽ tăng lên. Chính sự thay đổi này là lý do khiến ngực bạn đau nhức trong quá trình trứng rụng.

2. Nhiệt độ cơ thể tăng

Không chỉ là nguyên nhân khiến bầu ngực mẹ căng tức mà việc tăng hoóc môn Progesterone cũng đóng vai trò quyết định làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh hơn bình thường. Đừng vội đổ lỗi cho những cơn khó chịu hay thời tiết mà hãy nghĩ đến lý do này. Đây cũng sẽ là thời điểm tuyệt vời nếu bạn có ý định thụ thai.

3. Tử cung mềm hơn

Theo các bác sĩ phụ khoa, sau khi kết thúc thời gian hành kinh cổ tử cung thường cứng, ở vị trí thấp và đóng cửa. Nhưng đến thời kỳ rụng trứng thì ngược lại: Cổ tử cung dường như di chuyển lên cao hơn, mềm mại hơn.

Cụ thê hơn, ở thời điểm quan hệ bạn sẽ cảm nhận rất rõ “cậu nhỏ” dễ dàng thâm nhập sâu hơn vào âm đạo, thậm chí chạm đến cổ tử cung của bạn.

[inline_article id=64603]

4. Xuất hiện máu âm đạo

Sau thời kỳ hành kinh một vài ngày, bạn thấy quần chip xuất hiện một vài đốm máu màu đen đó có thể là kinh nguyệt còn sót lại. Nhưng nếu rơi vào đúng thời điểm giữa chu kỳ thì đó là dấu hiệu của “ngày vàng” trứng rụng.

Lý do vì mức Estrogen trong cơ thể bị giảm ngắn hạn, khiến nội mạc tử cung mất đi sự hỗ trợ của hoóc môn và làm bong tróc một phần nội mạc tử cung nên máu thường ra kèm chút dịch nhầy.

5. Chất nhầy nhiều hơn

Thông thường chất nhầy dính và có màu vàng nhẹ giống như màu kem. Thời điểm rụng trứng ngoài việc trở nên nhiều hơn thì màu sắc chất nhầy cũng thay đổi và chứa nhiều nước giống như lòng trắng trứng gà.

6. Ham muốn tăng cao

Kết luận này đến từ một công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe và môi trường Mỹ. Giáo sư Allen Wilcox cho biết có những yếu tố sinh học đặc biệt thúc đẩy ham muốn giao hợp của phụ nữ trong suốt 6 ngày dễ thụ thai nhất của một chu kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do giải thích phụ nữ thường hứng khởi hơn dù cho muốn hay không.

7. Thời điểm “yêu” bản thân nhất

Nếu để ý kỳ rụng trứng cũng chính là thời điểm phụ nữ trở nên hấp dẫn, yêu chiều bản thân hơn hẳn. Không ngạc nhiên nếu như bạn đời của bạn dành những lời khen có cánh suốt tuần lễ. Theo nghiên cứu thì những ngày này, sức sống, độ rực rỡ, bản năng thích chứng tỏ bản thân của phụ nữ cao hơn hẳn so với bình thường.

8. Đau bụng dưới

Khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san một số phụ nữ thường sẽ có cảm giác đau lâm râm ở bụng dưới. Đây là triệu chứng bình thường và sẽ biến mất sau 1-2 ngày.

Biểu hiện của ngày rụng trứng
Đau bụng dưới lâm râm là biểu hiện thường thấy của kỳ rụng trứng

Cơn đau này có tên khoa học là Mittelschmerz – xảy ra vào giữa chu kỳ. Nguyên nhân được chuẩn đoán là do các quả trứng vỡ trong các nang buồng trứng. Đau bụng cũng xảy ra khi trứng di chuyển trong ống dẫn trứng để đi đến tử cung. Hầu hết phụ nữ không thể nhận biết sớm được sự đau đớn. Đây cũng có thể là tin vui cho mẹ vì ngày rụng trứng đã đến gần rồi.

9. Tăng cân đột biến

Bất chợt bạn cảm thấy quần áo trở nên chật chội hơn, bụng to hơn. Có phải tăng cân đột biến hay đang bị bệnh gì? Đừng quá lo lắng nếu dấu hiệu này rơi vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Đó là biểu hiện ngày rụng trứng. Kèm theo đó có thể xuất hiện một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơn giống như dấu hiện tiền kinh nguyệt.

10. Đau đầu

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 20% phụ nữ thường bị chứng đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn là người thường đau đầu trong thời điểm này thì trước ngày rụng trứng cũng cũng vậy. Nguyên chính là do sự thay đổi hoóc môn của cơ thể. Đây cũng là một dấu hiệu cho biết bạn đang trong thời điểm “vàng” trong tháng.

[inline_article id=76572]

11. Bất chợt chán ăn

Bạn không bị bệnh mà đơn giản đây được xem là kết quả của việc bảo tồn tự nhiên của muôn loài vì trong kỳ rụng trứng sẽ dồn hết sự tập trung chú ý để tìm đối tác giao phối. Đó lày lý do thức ăn dù cho hấp dẫn cũng không lọt vào tầm mắt.

12. Sức đề kháng giảm

Dấu hiệu ngày rụng trứng đáng chú cuối cùng trong “top 12” là sự suy giảm sức đề kháng. Lý do: Kỳ rụng trứng, chất nhầy âm đạo trở nên rất mỏng. Đây là cơ hội thuận lợi để tinh trùng bơi qua dễ dàng hơn, tăng khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, nước mũi ít đi, làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, giảm sức đề kháng.

Không khó để “điểm mặt chỉ tên” những biểu hiện của ngày rụng trứng.. Nếu đang mong chờ tin vui, đừng quên để ý bạn nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Uống vitamin e dễ thụ thai – Chuyện thật hay đùa?

Vitamin E hoạt động chủ yếu như một chất chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào khỏi bị oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh, hồng cầu, đồng thời giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa và chữa bệnh rối loạn thần kinh, bệnh do vi-rút truyền thống và thiếu máu. Vitamin E cũng được biết đến như một dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da và mái tóc. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe chuyện uống vitamin E dễ thụ thai?

 

Vitamin E có tác dụng gì?
Thực hư chuyện uống vitamin E dễ thụ thai ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Vitamin E có tác dụng gì?

Tác dụng của vitamin e không chỉ cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, nhiều nghiên cứu còn chứng minh tầm quan trọng của vitamin E đối với sức khỏe sinh sản. Vitamin E kết hợp vào phần lipid (mỡ) của màng tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi các hợp chất độc hại bao gồm chì, thuỷ ngân, các kim loại nặng, các hợp chất độc hại, dung môi… Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự cân bằng hormone cũng sức khoẻ của tế bào.

Sự thiếu hụt vitamin E có thể cản trở các chức năng sinh sản bình thường ở nam giới, dẫn đến tác động tiêu cực đối với tinh hoàn, ức chế sự tiết hormone bình thường cần thiết cho sinh sản. Vitamin E cũng ảnh hưởng chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Sự gia tăng vitamin E và selen trong cùng một thời điểm cũng có thể cải thiện chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Đây là kết quả một nghiên cứu được đăng trong Tạp chí Y học Quốc tế năm 2011.

Với nữ giới, uống vitamin E cũng giúp tăng khả năng thụ thai đáng kể. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2010 cho thấy bổ sung vitamin E có thể giúp tăng độ dày của nội mạc tử cung ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2012 cũng cho thấy tầm quan trọng của vitamin E đối với sự hình thành và duy trì của nhau thai, một trong những yếu tố duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=29718]

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin E với một liều lượng nhất định cũng mang lại rất nhiều lợi ích tích cực khác, điển hình như:

  • Những người đàn ông đã bổ sung một lượng vitamin E trước khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm IVF giúp tăng tỷ lệ thụ tinh từ 19% lên 29%.
  • Bổ sung vitamin E với số lượng lên đến 600 IU mỗi ngày đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sẩy thai ở phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tục. Nếu bạn có huyết áp cao, bệnh tim hoặc tiểu đường, liều vitamin E khuyến cáo là 50 IU.
  • Vitamin E giúp tăng chất lượng túi ối, ngăn ngừa nguy cơ vỡ ối sớm.

Bổ sung vitamin E đúng cách

Giống như tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác, vitamin E chỉ mang lại tác động tích cực nếu được bổ sung đúng liều, đúng cách. Ngược lại, bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn nếu quá liều vitamin E, chẳng hạn như: Kích thích dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí dẫn đến xuất huyết cũng như làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Theo các chuyên gia, thực phẩm là nguồn bổ sung vitamin E an toàn nhất. Dầu thực vật, các loại hạt, lúa mạch, rong biển, rau lá xanh, măng tây, bơ, quả và cà chua là những thực phẩm giàu vitamin E bạn có thể thêm vào thực đơn của mình. Chỉ trong trường hợp không thể “nạp” đủ lượng vitamin E cần thiết thông qua chế độ ăn, bạn mới nên tăng cường uống bổ sung vitamin E. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

Uống vitamin E có tác dụng gì
Dù vitamin E tự nhiên hay tổng hợp, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liệu lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc

Lưu ý khi dùng viamin E

  • Tăng cường bổ sung vitamin E trước khi mang thai 3 tháng để tối ưu hóa những lợi ích của vitamin E với cơ quan sinh sản.
  • Uống ngay sau bữa ăn, đồng thời tăng cường bổ sung chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn, bởi vitamin E tan tốt nhất trong dầu.

Hy vọng với thông tin MarryBaby cung cấp trên đây, bạn có thể dễ dàng tìm đáp án của câu hỏi Uống vitamin E dễ thụ thai hay không cũng như biết cách bổ sung vitamin E đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là trăn trở cả nhiều phụ nữ. Liệu đây có phải dấu hiệu mang thai sớm không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu sự thật trong bài viết dưới đây nhé.

Đâu là những dấu hiệu mang thai sớm?

Ngay từ tuần đầu tiên sau quan hệ, cơ thể bạn đã có 10 dấu hiệu mang thai sớm như sau:

  • Thân nhiệt tăng lên
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mất kinh
  • Vú và núm vú có cảm giác căng cứng và hơi đau tức
  • Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
  • Táo bón
  • Cảm giác nhạt miệng
  • Cảm thấy khó thở
  • Thèm ăn bất thường
  • Nhạy cảm với mùi

Ngoài những dấu hiệu mang thai sớm sau tuần đầu quan hệ, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng mang thai sớm ở những tuần sau đó, chẳng hạn như: xì hơi, ra máuthay đổi dịch âm đạo, mệt mỏi, đau đầu, hụt hơi, khó thở, buồn nôn, tâm trạng thay đổi, thay đổi chế độ ăn, dễ ngất xỉu, táo bón. Thế đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đáp án là có.

>>Xem thêm: 5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là có. Có thai đau bụng dưới là đúng, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau, căng tức bụng dưới đều cho thấy bạn sắp “lên chức”. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe cần được kiểm tra ngay.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là thắc mắc chung của nhiều người

Thực hư đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Sau cuộc gặp gỡ định mệnh, nàng trứng được thụ tinh sẽ di chuyển về phía tử cung và bắt đầu làm tổ tại đây. Quá trình này có thể mất từ 7-10 ngày. Bạn có thể sẽ cảm thấy căng tức bụng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cơn đau, tức bụng sẽ rất khó xác định chính xác liệu đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai. Bạn cần lưu ý thêm một vài dấu hiệu mang thai phổ biến khác như:

  • Chảy máu cấy ghép: Dấu hiệu này không phổ biến, nhưng ra máu âm đạo là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất. Nguyên nhân là quá trình cấy ghép vào tử cung sẽ làm bong tróc lớp niêm mạc, từ đó làm chảy máu âm đạo.
  • Ngực căng tức: Sau khi trứng thụ tinh làm tổ thành công, cơ thể sẽ tiết hormone báo hiệu. Sự gia tăng hormone đột ngột này sẽ làm bạn cảm thấy ngực căng tức, đau nhức giống giai đoạn trước “đèn đỏ”.
  • Chuột rút: Xuất hiện cùng lúc với tình trạng ra máu âm đạo, do cơ thể đang tìm cách thích nghi với sự hiện diện của em bé.
  • Cảm giác nóng bức khó chịu: Một cơn nóng bất chợp ập đến và kéo dài hơn 30 phút có thể là dấu hiệu thai vào tử cung và làm tổ thành công.

Bên cạnh thắc mắc đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai, nếu bạn thấy mình gặp các dấu hiệu trên, khả năng bạn mang thai sẽ rất cao. Lúc này, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra một lần nữa. Nếu que 2 vạch, chúc mừng bạn đã lên chức. Nếu không, căng tức bụng có thể là một dấu hiệu báo động của vấn đề khác.

>>Xem thêm: Que thử thai điện tử có hiệu quả hơn loại truyền thống hay không?

Những nguyên nhân gây căng tức bụng thường gặp

Đau, căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Loại trừ mang thai, bạn có thể bị căng tức bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chu kỳ kinh nguyệtDù ở độ tuổi nào, bạn cũng có nguy cơ gặp phải một cơn tức bụng dưới do quá trình co bóp tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sỏi thận: Đây là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhẹ dưới xương sườn. Trong nhiều trường hợp sỏi di chuyển về phía niệu quản cũng có thể gây đau bụng dưới.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Không còn là cảm giác căng tức bụng, nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa, bạn sẽ cảm thấy cơn đau buốt, nhói ở vùng bụng dưới.
  • Táo bón: Bắt đầu với cảm giác đau tức, sau đó những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn làm bạn đau bụng dưới bên trái và cả bên phải.
  • Hội chứng kích thích ruột: Là một rối loạn tiêu hóa mãn tính. Cảm giác tức bụng dưới sẽ đi kèm với chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nếu không tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn với những triệu chứng mang thai.
  • Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu: Cùng với cảm giác tức bụng, tần suất đi tiểu của bạn cũng nhiều hơn. Đồng thời, mỗi lần đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát.
  • Đau dạ dày: Cảm giác đau tức bụng, đau lâm râm, âm ỉ hoặc đau quặn trước hoặc sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau dạ dày. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khó chữa trị nhất là đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
  • Viêm ruột thừa: Lúc đầu là cảm giác tức phần bụng quanh rốn, sau đó lan dần đến vùng bụng dưới bên phải với cường độ cơn đau tăng dần. Nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa… cũng là những triệu chứng bạn cần lưu ý trong trường hợp này.

Một số thắc mắc khác liên quan đến đau bụng có thai

Đau bụng như thế nào là có thai?

Đau và bị tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời đã rõ. Vậy đau bụng như thế nào là có thai? Đau bụng khi có thai thường sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Cơn đau bụng lệch hẳn về một bên.
  • Vùng bụng dưới căng tức, khó chịu.
  • Các cơn đau bụng âm ỉ, đau lâm râm bụng dưới và xuất hiện với tần suất không nhiều.

Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Ngoài thắc mắc đau, tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không, nhiều phụ nữ cũng tò mò đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu? Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Ngay cả khi tất cả các dấu hiệu cùng xuất hiện, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chắc chắn mình có mang thai hay không. Ngoài mang thai, đau tức bụng có thể do nhiều lý do khác nhau, và chỉ có khám bệnh mới giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý nhất.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về đau, tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai và những thắc mắc liên quan đến đau bụng dưới có thai không. Hy vọng bạn đã có câu trả lời thuyết phục cho bản thân.