Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Đi xin trứng thì có phải con mình không? Em bé có gen di truyền của ai?

Nhờ vào sự phát triển của y học, phụ nữ hiếm muộn có vấn đề về trứng và buồng trứng đã có thể mang thai nhờ vào đi xin trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Tuy nhiên, có nhiều người băn khoăn đi xin trứng thì có phải con mình không? Hay vợ chồng xin trứng để thụ tinh em bé có cùng huyết thống với mẹ không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé. 

Ai cần đi xin trứng để thụ thai?

Những người gặp các vấn đề dưới đây sẽ cần đi xin trứng để thụ thai: 

  • Phụ nữ mãn kinh muốn có con
  • Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm
  • Phụ nữ sinh ra không có buồng trứng
  • Phụ nữ không thể thực hiện quá trình kích thích nội tiết tố lên buồng trứng 
  • Phụ nữ có chất lượng trứng hoặc phôi kém trong các lần thực hiện IVF trước đó
  • Phụ nữ mắc bệnh di truyền không muốn truyền sang cho các con
  • Các cặp vợ chồng đồng tính nam mong muốn có con, xin trứng và nhờ mang thai hộ.

>> Bạn có thể xem thêm: Trứng lép là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán

Người vợ đi xin trứng thì có phải là con mình không?

Xin trứng thì có phải con mình không?
Xin trứng thì có phải con mình không? Xin trứng để thụ tinh em bé có cùng huyết thống với mẹ không?

Nếu người vợ là nữ đi xin trứng, cấy trứng với tinh trùng của chồng và mang thai thì đứa con sinh ra là con của họ trên danh nghĩa. Về mặt huyết thống thì đứa trẻ ấy không mang gen di truyền của người vợ nhưng mang gen di truyền của người chồng. 

Tại sao phụ nữ đi xin trứng thì con không phải con của họ về mặt huyết thống?  Bởi vì, gen là vật chất di truyền nằm trên các nhiễm sắc thể được tìm thấy bên trong mỗi tế bào của con người. Bên trong mỗi tế bào, có các cấu trúc xoắn chặt gọi là nhiễm sắc thể, mỗi tế bào gồm có 23 cặp nhiễm sắc thể (tổng cộng là 46 nhiễm sắc thể). Trong đó:

  • 22 cặp nhiễm sắc thể giống nhau ở nam và nữ. Chúng được gọi là autosome (AW-tuh-soamz).
  • Cặp thứ 23 là nhiễm sắc thể giới tính quyết định giới tính của thai nhi. Trong đó, em bé gái có hai nhiễm sắc thể X (XX) và em bé trai có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY).

Trong trứng và tinh trùng đều có chứa một nửa bộ nhiễm sắc thể. Khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tinh trùng của người chồng và trứng của người cho trứng phải kết hợp với nhau để tạo ra phôi thai có đầy đủ nhiễm sắc thể. Do đó, con sinh ra sẽ mang một nửa nhiễm sắc thể của cha và một nửa nhiễm sắc thể của người cho trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?

[key-takeaways title=”Việc đi xin trứng con sẽ giống ai nhiều hơn?”]

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên, nếu em bé được thụ tinh nhờ vào việc đi xin trứng thì sau khi sinh ra, con sẽ cùng huyết thống và giống với người cha. Vì con mang một nửa nhiễm sắc thể từ người cha trong quá trình thụ tinh.

[/key-takeaways]

Cặp đồng tính nam đi xin trứng thì có phải con mình không?

Cặp đồng tính nam đi xin trứng thì có phải con mình không và xin trứng con giống ai?
Cặp đồng tính nam đi xin trứng thì có phải con mình không và xin trứng con giống ai?

Đối với các cặp đồng tính nam đi xin trứng và cấy trứng thụ thai thì em bé sinh ra mang huyết thống của 1 trong 2 người đàn ông.

Con của cặp đồng tính nam được sinh ra nhờ vào quá trình IVF tương tự như cặp vợ chồng nam nữ được đề cập ở phần trên, song cặp đồng tính nam muốn thụ thai thì 1 trong 2 người nam sẽ là người dùng tinh trùng của mình để thụ tinh với trứng của người cho trứng. Do đó, em bé sẽ có huyết thống và giống với người đàn ông dùng tinh trùng để thụ tinh. 

>> Bạn có thể xem thêm: Con gái với con gái có thể có thai không và mang thai bằng cách nào?

Pháp luật có cho các cặp vợ chồng đi xin trứng để thụ thai không?

Bên cạnh tìm hiểu đi xin trứng có phải là con mình không; chúng ta cần tìm hiểu việc đi xin trứng có được Pháp luật cho phép không nhé. Theo Điều 9 Thông tư 57/2015/TT-BYT và Điều 10 Thông tư 57/2015/TT-BYT; pháp luật nhà nước Việt Nam cho phép các cặp vợ chồng dị tính (vợ chồng nam nữ) bị hiếm muộn được phép đi xin trứng hoặc mang thai hộ khi người nữ gặp các vấn đề về trứng và buồng trứng dẫn đến không thể mang thai. Đây là hoạt động vì mục đích nhân đạo. Phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân cũng có thể thực hiện được theo cách này. 

Với các cặp vợ chồng đồng tính nam, pháp luật hiện nay chưa cho phép họ đi xin trứng và dùng phương pháp mang thai hộ để có con vì hôn nhân đồng tính không được cho phép ở Việt Nam. Do đó, các cặp đồng tính nam nếu muốn có con thì có thể nhờ người mang thai hộ ở các nước được pháp luật cho phép như Ấn Độ, Ukraine, Thái Lan,…

[inline_article id=330627]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rõ vấn đề, đi xin trứng thì con có phải con mình không rồi. Thực tế, nếu các cặp vợ chồng dị tính muốn xin trứng để mang thai thì con sinh ra vẫn là con của người chồng và người vợ trên danh nghĩa. Còn về mặt huyết thống, đứa con đó chỉ mang gen di truyền của người cha mà thôi.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.