Vậy ăn táo đỏ có tác dụng gì? Trong táo đỏ có chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe như phenolic, flavonoid, axit triterpenic, vitamin C và carbohydrate. Cùng MarryBaby tìm hiểu loại quả này bổ dưỡng thế nào nhé!
1. Các thành phần dinh dưỡng trong táo đỏ
Quả táo đỏ ít calo nhưng lại giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong 100g táo đỏ (khoảng 3 quả) sẽ cung cấp 4g chất xơ, chiếm tỷ lệ 17% giá trị dinh dưỡng cần thiết hằng ngày.
Táo đỏ cũng chứa lượng kali hợp lý, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơ bắp và cân bằng điện giải. Ngoài ra, quả táo đỏ còn chứa carbs ở dạng đường tự nhiên, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn.
Táo đỏ cũng chứa một lượng nhỏ một số loại vitamin và khoáng chất nhưng đặc biệt giàu vitamin C; một loại vitamin quan trọng có đặc tính chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.
- Quercetin: có tác dụng chống trầm cảm, ung thư.
- Catechin: giúp cải thiện các chức năng của cơ và trí não.
- Acid clo hóa: có công dụng giúp giảm cân.
Có hàm lượng chất xơ cao và lượng calo thấp; táo đỏ là một món ăn nhẹ tuyệt vời và lành mạnh.
>> Bên cạnh ăn táo đỏ, xem: Sâm đương quy có tác dụng gì?
2. Ăn táo đỏ có tác dụng gì? 11 tác dụng tuyệt vời của táo đỏ
2.1 Táo đỏ hỗ trợ điều trị mất ngủ
Trong y học, táo đỏ là một thành phần trong các vị thuốc để cải thiện giấc ngủ cho những người mất ngủ kinh niên. Chất saponin có trong táo đỏ giúp giảm căng thẳng lo âu vô cùng hiệu quả.
Trước khi đi ngủ nên uống 1 tách trà táo đỏ có thể sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
2.2 Chứa chất chống oxy hóa và vitamin C giúp chống lại bệnh tật
Flavonoid được tìm thấy trong táo đỏ được chứng minh là chất chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Chiết xuất của loại quả nhỏ bé này mang lại giá trị vô cùng to lớn trong việc điều trị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó còn có axit betulinic chứa trong táo đỏ giúp chống lại các virus cúm.
2.3 Hỗ trợ tăng cường trí nhớ
Ngoài ra còn giúp cải thiện trí nhớ, làm cho các tế bào não không bị tổn thương bởi các hợp chất phá hủy thần kinh khác.
Một số nghiên cứu cho thấy dùng chiết xuất táo đỏ đã tăng thời gian và chất lượng ngủ ở chuột.
>> Cùng chủ đề ăn quả táo đỏ khô: Ăn dứa có tác dụng gì?
2.4 Hỗ trợ tim và trợ giúp huyết áp
Táo đỏ chứa kali và rất ít natri, làm cho mạch máu thư giãn và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Sử dụng 2 đến 3 quả mỗi ngày giữ cho trái tim bạn khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, táo đỏ còn góp phần quan trọng để hạ huyết áp do polyphenol và chất xơ có trong thành phần dưỡng chất táo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol. Giảm các dấu hiệu liên quan đến hình thành mảng bám và phản ứng viêm tại các thành mạch.
Đại học bang Florida ở Tallahassee năm 2011 nghiên cứu “ăn táo đỏ có tác dụng gì” chứng minh táo đỏ giảm cholesterol xấu LDL. Xem thêm: Trứng gà ngâm giấm có tác dụng gì?
2.5 Táo đỏ giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Có 50% lượng cacbohydrate có trong trái cây đến từ chất xơ, có lợi và giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Chiết xuất từ táo đỏ giúp sức khỏe niêm mạc dạ dày và ruột tăng lên đáng kể, giảm các tổn thương do loét, chấn thương góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tiêu hóa phát triển.
Polysaccharide củng cố niêm mạc ruột, cải thiện các triệu chứng liên quan đã được áp dụng thí nghiệm trên chuột. Kết luận rằng chất xơ có trong táo đỏ là thức ăn cho vi khuẩn đường ruột có lợi, cho phép phát triển và chống lại các vi khuẩn có hại.
>> Ngoài táo đỏ, xem thêm: Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì cho sức khỏe?
2.6 Táo đỏ hỗ trợ giảm táo bón mạn tính
Một lợi ích tiêu hóa cụ thể của táo tàu là giảm táo bón tự nhiên. Đó là nhờ vào lượng chất xơ dồi dào và các hợp chất thực vật trong thành phần của táo tàu.
Tạp chí Digestion đã xác nhận tính an toàn và hiệu quả của chiết xuất táo tàu đối với chứng táo bón sau 12 tuần sử dụng.
2.7 Hỗ trợ điều trị bệnh thận
Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng một lượng táo tàu vừa phải mỗi ngày giúp hạn chế nguy cơ tổn thương của thận. Ngoài ra, chiết xuất của táo tàu cũng có thể cải thiện được chức năng thận do giảm nồng độ creatinin và urê.
>> Cùng chủ đề ăn táo đỏ: Trứng ngỗng có tác dụng gì?
2.8 Ngăn ngừa ung thư
Phenolics chứa trong chiết xuất của táo đỏ làm tăng hoạt động chống oxy hóa. Các enzyme chống oxy hóa hoạt động nhanh hơn các tế bào gốc tự do; từ đó ngăn được sự phát triển của mầm bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu cho thấy oxy hóa của táo đỏ chống viêm nên hạn chế được ung thư vú, ung thư ruột kết và kể cả tình trạng lão hóa da.
2.9 Giúp hỗ trợ giảm cân
Ăn một quả táo đỏ trước khi ăn 15 phút giúp giảm calo, làm sạch đường tiêu hóa từ đó giúp hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Do hàm lượng chất xơ cao làm chuyển hóa đường và cholesterol trong thực phẩm.
>> Ngoài táo đỏ, tham khảo thêm: Ăn uống Healthy có tác dụng gì?
2.10 Có lợi cho da và giúp tăng trưởng tóc
Sử dụng táo đỏ rất tốt cho da nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó.
Ngoài ra còn làm giảm ngứa do bệnh chàm, ức chế và kìm hãm đi sự phát triển của khối u ác tính điển hình là các tế bào gây ung thư da. Nghiên cứu trên chuột cho thấy sau khi bôi tinh dầu lên chuột cạo lông thì sau 21 ngày, lông mọc dài và dày hơn so với nhóm đối chứng.
>> Cùng chủ đề ăn quả táo đỏ: Dưa gang có tác dụng gì?
2.11 Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Uống nước táo đỏ có tác dụng gì? Để chống lại bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer) thì nên sử dụng nước ép táo đỏ. Đây là nghiên cứu của một số nhà khoa học. Họ thực hiện dựa trên loài chuột bằng cách thiết lập chế độ ăn dựa trên táo.
Và quả thật bất ngờ độ thông minh và trí nhớ của chúng tăng lên hẳn. Khi sử dụng thì nên ăn cả vỏ táo để tốt hơn cho não bộ. Bởi vỏ táo có chứa các dưỡng chất tốt cho não bộ và chống lại độc tốt có hại cho não bộ.
>> Ngoài ăn táo đỏ khô, xem thêm: Uống chanh muối có tác dụng gì?
3. Những ai không nên ăn táo đỏ khô?
3.1 Người đàm thấp
Biểu hiện để nhận biết người bị đàm thấp gồm: trong miệng thường có chất nhầy, lười ăn, hơi thở có mùi, nặng hơn là người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, mặt bị phù thũng.
Những người bị đàm thấp không nên sử dụng thực phẩm này vì trong thành phần của táo tàu có một lượng chất nhầy làm tăng trưởng độ ẩm. Do đó người bệnh khi ăn loại táo này sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3.2 Người thượng hỏa
Người thượng hỏa thường có tình tình nóng nảy, cơ thể có nhiệt độ trung bình cao hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, họ còn hay gặp chứng hôi miệng, táo bón, cổ họng bị sưng,…
Mặt khác, táo đỏ có tính chất ôn hòa và vị ngọt thanh nhẹ. Do đó, người thượng hỏa cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.
3.3 Người bị cảm mạo
Người bị cảm mạo tức là những đối tượng mà cơ thể đang bị ảnh hưởng bởi gió lạnh. Do đó, khi sử dụng táo đỏ khô sẽ làm tăng tính nhầy của cơ thể, gây cản trở quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh.
3.4 Người bị tiểu đường
Người mắc các bệnh tiểu đường hay đang dùng thuốc động kinh thì nên hạn chế dùng táo đỏ. Do hàm lượng cacbohydrate trong táo làm ảnh hưởng lượng đường trong máu; người mắc bệnh tiểu đường thì nên tránh loại quả này.
3.5 Các nhóm người khác
Người đang dùng venlafaxine hoặc một số loại thuốc khác dùng chống động kinh thì không ăn táo đỏ.
Không nên ăn táo đỏ chung với củ cải bởi trong táo đỏ chứa ceton đồng. Khi ăn chung với củ cải ceton đồng sẽ có tác dụng với axit cyanogen có trong củ cải sẽ gây ra bệnh bướu cổ.
>> Bên cạnh ăn táo đỏ, bạn xem thêm: Cây sâm đất có tác dụng gì?
4. Nên ăn táo đỏ khô vào lúc nào?
Bạn có thể ăn vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy vậy, khung thời gian lý tưởng để phát huy hết công dụng của táo tàu là bạn sẽ dùng chúng vào buổi sáng.
Bởi vì sau khi ngủ dậy, cơ thể bạn đã mất đi một lượng đường nhất định. Do đó, ăn táo đỏ khô vào buổi sáng giúp cơ thể nạp lại lượng đường đã bị mất, đồng thời giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
5. Uống trà táo đỏ hàng ngày có tốt không?
Khi đã biết ăn táo đỏ có tác dụng gì, bạn có thể muốn sử dụng táo đỏ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng hằng ngày sẽ khiến lượng đường trong máu tăng, gây ảnh hưởng đến huyết áp. Do đó, bạn không nên uống loại trà này hằng ngày.
6. Lưu ý quan trọng khi ăn táo đỏ
6.1 Cách ăn táo đỏ đảm bảo cho sức khỏe
Để tăng hiệu quả sử dụng của trà táo đỏ ta nên kết hợp với các loại dược phẩm thích hợp như hoa cúc, kỷ tử, gừng, v.v.
Cả 2 loại nước ép táo đỏ tươi và khô đều vô cùng bổ dưỡng; nhưng loại nước ép khô chứa đường và calo nhiều hơn nên khi sử dụng hãy cho nguyên liệu vừa phải.
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy cho dù tốt đến mấy cũng không thể sử dụng một cách vô tội vạ được. Nên sử dụng đúng liều lượng và đúng mục đích. Theo như lời khuyên của các chuyên gia ta chỉ nên ăn táo đỏ nhiều nhất là 7 trái mỗi ngày.
6.2 Táo đỏ khô có ăn trực tiếp được không?
Đây được xem như một loại trái cây sấy thông thường, vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp hoặc ăn kèm với những món ăn khác để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
6.3 Cách lựa chọn và bảo quản táo đỏ
Nên lựa chọn loại táo đỏ to, màu đỏ sẫm tự nhiên, không lựa chọn những quả có sâu hay cứng.
Táo đỏ tươi có thể lưu trữ và bảo quản trong tủ lạnh một vài tuần. Muốn sử dụng đạt chất lượng tốt nhất thì chỉ nên để từ 3 đến 4 ngày, để càng lâu sẽ mất đi một số dưỡng chất thiết yếu. Táo khô thì để và lưu trữ, bảo quản được một vài tháng.
>> Cùng chủ đề ăn táo đỏ: Lá xoài tươi có tác dụng gì?
Qua bài viết, chắc bạn đã trả lời được câu hỏi “ăn táo đỏ có tác dụng gì”; cũng như biết táo đỏ khô thường được bán để sử dụng trong các món tráng miệng hoặc để ăn như kẹo; đặc biệt là ở châu Á.
Bạn hãy nhớ rằng trái cây khô có hàm lượng calo cao hơn trái cây tươi. Ngoài ra, chúng là một nguồn tập trung nhiều đường; vì vậy bạn nên ăn với số lượng vừa phải chúng chế độ ăn uống của mình.