Bị nhiễm HPV phải làm sao là câu hỏi hàng ngàn người trưởng thành đang quan tâm. Đa số là các trường hợp quan hệ tình dục không an toàn. HPV là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ kiến thức về căn bệnh này như đã nhiễm virus HPV thì có tự khỏi không?
Virus HPV là gì?
Virus HPV (human papillomavirus) là virus gây u nhú ở người, và là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung – căn bệnh cướp đi sinh mạng của khá nhiều phụ nữ. Hầu hết những người đã từng sinh hoạt tình dục nhưng chưa tiêm phòng vắc xin HPV thì đều có nguy cơ nhiễm virus HPV.
Mặc dù hầu hết những chủng virus HPV là lành tính, tuy nhiên virus này vẫn được coi là nguy hiểm cần đề phòng bởi chủng virus sinh ung của nó có mặt trong 99,7% ca ung thư cổ tử cung được tìm ra từ trước tới nay.
Bị nhiễm hpv phải làm sao? Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều không phải dấu hiệu rõ rệt. 70% HPV mới nhiễm tự hết trong vòng 1 năm. 91% số người nhiễm tự hết trong vòng hai năm. Thời gian trung bình cho nhiễm HPV mới là 8 tháng, chỉ một phần nhỏ là tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
HPV lây lan như thế nào?
Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus. Bệnh thường lây lan trong quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn. HPV có thể bị lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì.
Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi bạn chỉ ân ái với một người. Bạn cũng có thể bị những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.
Bị nhiễm HPV phải làm sao?
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp xác định nhiễm virus HPV đều gây ra bệnh lý nguy hiểm nhưng đây là điều kiện để virus phát triển và gây ảnh hưởng sức khỏe. Vậy bị nhiễm HPV phải làm sao?
Một số lưu ý dưới đây có thể giúp bạn:
- Một số trường hợp người nhiễm HPV có sức đề kháng tốt các đủ mạnh để chống lại virus thì người bệnh không phải lo lắng nhiều. Thực hiện các biện pháp theo sự giải đáp của chuyên gia về vấn đề “Bị nhiễm HPV phải làm sao?” sẽ giúp cho hệ miễn dịch làm việc năng suất hơn.
- Để có thể gây bệnh, virus cần một khoảng thời gian để sinh sôi, phát triển trong cơ thể. Ở giai đoạn này, nếu có sự phát hiện và điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Nếu virus HPV bị nhiễm đã sinh trưởng mạnh và gây ra bệnh lý như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn… thì việc chữa trị sẽ hết sức khó khăn với cả nam giới hay phụ nữ.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus HPV. Tuy nhiên, một số liệu pháp được dùng điều trị các bệnh do virus HPV gây ra gồm:
- Bệnh mụn cóc: các phương pháp vật lý (đốt laser, hoặc đốt điện, áp lạnh) và các thuốc bôi tại chỗ, nhưng dễ tái phát, chưa có biện pháp nào triệt hoàn toàn tận gốc. Nếu không được điều trị, các mụn cóc có thể tự biến mất, có thể giữ nguyên hoặc phát triển cả về số lượng và kích cỡ.
- Bệnh ung thư cổ tử cung: có thể điều trị được. Những phụ nữ định kỳ làm xét nghiệm Pap có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.
- Các ung thư khác: có thể điều trị khi được chẩn đoán và phát hiện sớm.
Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ có thể giảm các triệu chứng, kìm hãm quá trình phát triển của virus chứ không cho khả năng loại bỏ virus triệt để. Những trường hợp bệnh đã được đẩy lùi vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao tái phát trở lại.
Đặc biệt, người bị ung thư do virus HPV gây ra thì hoàn toàn không thể chữa được. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên suy sụp và quá lo lắng vì các phương pháp khống chế và thói quen mỗi ngày cùng tinh thần lạc quan sẽ giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.
[inline_article id=267105]
Làm sao có thể phòng tránh lây nhiễm HPV?
Do là virus bất trị nên dưới đây là một số các biện pháp có thể giúp hạn chế các nguy cơ lây nhiễm phải loại virus này.
- Tiêm vaccine: Vaccine HPV rất an toàn và có hiệu quả phòng bệnh. Tiêm vaccine cho các đối tượng nam nữ trong nhóm tuổi khuyến cáo tiêm phòng giúp cho đối tượng này đề kháng với các bệnh gây ra bởi virus HPV. Liệu trình tiêm vaccine này gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng. Tiêm đủ liệu trình là rất quan trọng để đạt được hiệu quả phòng bệnh.
- Định kỳ sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung: Định kỳ sàng lọc cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 có thể giúp phòng chống ung thư cổ tử cung.
Khi các tham gia quan hệ tình dục, bạn cần:
- Sử dụng bao cao su đúng cách mọi lúc có quan hệ. Điều này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV. Nhưng HPV có thể lây lan vào vùng cơ quan không được bao cao su che phủ, do đó bạn phải ý thức rằng bao cao su có thể không thể giúp bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi virus HPV.
- Quan hệ chung thủy với một bạn tình, một vợ một chồng cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan HPV.
Nhìn chung vấn đề bị nhiễm HPV phải làm sao thì thông thường, theo sự tiến triển nhiễm HPV, đa phần bệnh sẽ tự hết. Chỉ có một phần nhỏ tiến triển thành ung thư cổ tử cung và hiện chưa có biện pháp nào để điều trị nhiễm HPV. Sàng lọc ung thư cổ tử cung và tiêm vaccine phòng tránh virus HPV là biện pháp an toàn ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra.