Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh?

Cốc nguyệt san là sản phẩm có công dụng tương tự như băng vệ sinh hoặc tampon. Một tên gọi quen thuộc hơn tại Việt Nam chính là cốc đựng kinh nguyệt. Cốc nguyệt san mặc dù rất phổ biến ở các nước trên Thế giới, nhưng tại Việt Nam thì chị em phụ nữ vẫn còn băn khoăn và chưa tiếp cận nhiều.

Nhiều chị em cùng hỏi “có nên dùng cốc nguyệt san không?” Dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh có tốt không?”; “Dùng cốc nguyệt san để làm gì?”. Ngay bây giờ, Marrybaby sẽ giải đáp làm rõ luôn cho chị em ngay bên dưới.

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ được thiết kế để đặt vào âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và có thể tái sử dụng nhiều lần. Mỗi chiếc cốc có thể dùng từ 5 – 10 năm tùy thuộc vào thương hiệu của nhà sản xuất. 

Cốc nguyệt san dùng để làm gì? Sản phẩm này được dùng để chứa máu kinh nguyệt trong lòng cốc; thay vì thấm hút như băng vệ sinh hay tampon mà chị em vẫn thường dùng.

Cốc đựng kinh nguyệt thường được làm bằng cao su hoặc silicone, có dạng giống như một chiếc phễu. Với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, chị em nên tìm hiểu rõ để có lựa chọn mua phù hợp với bản thân.

2. Cốc nguyệt san hoạt động thế nào? Có tốt không?

Có nên dùng cốc nguyệt san không, khi chưa biết cách hoạt động? Cốc nguyệt san sẽ phát huy tác dụng khi được đặt vào trong âm đạo; cốc sẽ đựng lượng máu kinh nguyệt của cơ thể; cũng như ngăn máu chảy ra ngoài.

Tuyệt vời hơn nếu chị em đặt cốc đúng cách; chị em hoàn toàn không còn cảm giác đang có một chiếc cốc bên trong âm đạo của mình, nó giống với cách phụ nữ đặt vòng tránh thai vậy.

Vậy có nên dùng cốc nguyệt san không và có thể tốt không? Và để trả lời cho câu hỏi cốc nguyệt san có tốt không, chị em nên đọc tiếp phần nội dung; để thấy rõ hơn về công dụng cũng như điểm thiếu sót của nó. Lúc ấy chị em sẽ biết có nên dùng cốc nguyệt san hay không một cách chắc chắn.

>>> Chị em cũng hỏi: Dùng cốc nguyệt san quan hệ được không?

3. Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?

Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?
Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?

Có nên dùng cốc nguyệt san không? Để câu trả lời được khách quan nhất, chị em nên biết thêm ưu điểm, nhược điểm, cũng như một số khảo sát và kết quả thống kê trước khi biết là mình có nên dùng cốc nguyệt san hay không nhé.

3.1 Ưu điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

  • Chi phí rẻ hơn và không mất thời gian đi mua hàng tháng: Cốc đựng kinh nguyệt có thể tái sử dụng trong nhiều năm giúp tiết kiệm chi phí so với sản phẩm băng vệ sinh, tampon làm từ giấy, bông hoặc hạt siêu thấm.
  • Bạn có nên dùng cốc nguyệt san nếu muốn hạn chế mùi hôi: Máu kinh sẽ có mùi khi tiếp xúc với không khí trong khi cốc đựng kinh nguyệt giúp bạn tránh được tình trạng trên.
  • Sử dụng trong suốt 12 tiếng: Băng vệ sinh cần phải được thay cái mới sau mỗi 3 – 8 giờ tùy thuộc vào lượng máu kinh nhiều hay ít nhưng cốc kinh nguyệt thì lâu hơn. Bạn có thể để cốc qua đêm rất an toàn mà không cần phải dùng thêm băng vệ sinh, không sợ tràn ra ngoài do cử động trong lúc ngủ.
  • Dung tích chứa nhiều hơn: Một chiếc cốc kinh nguyệt có thể chứa gấp đôi lượng máu kinh so với băng vệ sinh siêu thấm hoặc tampon, giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày máu kinh ra nhiều.
  • Cân bằng PH tự nhiên âm đạo: Băng vệ sinh, tampon hấp thụ tất cả các dịch âm đạo của bạn cùng với máu kinh nên có thể làm ảnh hưởng đến độ pH và các vi khuẩn tốt trong âm đạo.
  • Giảm thải CO2 ra môi trường: (Nghiên cứu ước lượng, nếu 10% phụ nữ ở Hoa Kỳ dùng cốc nguyệt san thì lượng CO2 hàng năm tại nước này sẽ giảm tương đương 42,000 tấn)

3.2 Nhược điểm khi sử dụng cốc nguyệt san

  • Chi phí mua cốc nguyệt san khá cao: Việc chi một khoản tiền từ 450.000 – 1.000.000 đồng để mua một cái cốc có thể khiến nhiều bạn e dè.
  • Có nên dùng cốc nguyệt san không khi bị kích ứng: Người dùng cốc có nguy cơ bị kích ứng vùng kín hơn những người mang băng vệ sinh do tay không sạch hoặc cốc không được rửa sạch. Vì vậy, điều quan trọng trong cách dùng cốc nguyệt san là bạn phải rửa tay kỹ; làm sạch cốc trước khi sử dụng và đổ cốc ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Khó khăn trong việc lựa chọn kích cỡ phù hợp: Cốc có nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, lượng máu kinh và tình trạng đã sinh con hay chưa nên việc tìm ra loại có kích thước phù hợp với âm đạo là một thách thức. Nếu kích thước không tương ứng; bạn có thể bị rò rỉ máu kinh. Cách duy nhất để biết bạn có phù hợp với cốc hay không là phải thử mua và trải nghiệm.
  • Rút ra có thể gây tràn: Bạn sẽ thấy dễ dàng lúc đặt cốc nhưng việc rút ra đôi khi lại khiến bạn gặp “tai nạn bất ngờ”; như làm đổ dịch.
  • Gây ra một vài bất tiện nhỏ: Nếu bạn đang ở trong một nhà vệ sinh công cộng; việc đổ cốc và dùng lại có thể khiến bạn gặp khó khăn.
  • Bạn có thể không nên dùng cốc nguyệt san nếu muốn tránh tác động tới vòng tránh thai: Một số nhà sản xuất khuyên bạn không sử dụng cốc kinh nguyệt nếu đang đặt vòng tránh thai vì cốc có thể làm xê dịch hoặc làm rớt nó. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp cả hai.
  • Có nên dùng cốc nguyệt san không khi phải tẩy rửa và bảo quản: Sau mỗi kỳ kinh, bạn phải rửa sạch cốc và khử trùng bằng nước sôi, cất trữ đúng cách để đảm bảo vệ sinh.

Theo một khảo sát năm 2019 về nhóm phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san, có kết quả như sau. Trong 1144 phụ nữ dùng cốc, có 73% phụ nữ muốn tiếp tục sử dụng. Họ còn đánh giá việc rò rỉ dung dịch khi dùng cốc là tương đương hoặc thấp hơn khi dùng băng vệ sinh.

Một khảo sát mới hơn ở năm 2020, họ tổng hợp từ 38 nghiên cứu khác nhau, về việc có nên dùng cốc nguyệt san không? Kết quả cho thấy: 

  • Có 35 – 90% phụ nữ đồng ý dùng cốc nguyệt san.
  • Từ 10 – 45% phụ nữ nói rằng nó khó sử dụng.
  • Và nhóm phụ nữ muốn dùng tiếp tục dao động từ 48 – 94%.

Mặc dù ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể. Nhưng có thể thấy, hai luồng ý kiến luôn trái chiều là luôn có. Chị em có thể cân nhắc sử dụng thử lần đầu tiên để xem bản thân có hợp hay không nhé.

4. Chị em hỏi thường hỏi gì khi sử dụng cốc nguyệt san?

Chị em hỏi thường hỏi gì khi sử dụng cốc nguyệt san?
Ngoài có nên dùng cốc nguyệt san, chị em cũng thường có những thắc mắc khác

4.1 Sử dụng cốc nguyệt san có bị mất trinh không?

Mất trinh là một khái niệm xã hội ý chỉ một người phụ nữ không còn là trinh nữ do đã có quan hệ tình dục. Còn trong khoa học không có định nghĩa “trinh tiết”; mà chỉ đề cập đến “màng trinh” (hymen).

Màng trinh có thể bị rách do nhiều yếu tố khác nhau (quan hệ tình dục; chơi thể thao; vận động mạnh; v.v.); do đó, việc rách màng trinh không giống với khái niệm mất trinh. Như vậy, cốc nguyệt san không liên quan đến trinh tiết của chị em phụ nữ; vì đặt cốc nguyệt san vào âm đạo không phải là quan hệ tình dục.

Hơn nữa, cốc nguyệt san sẽ không làm rách màng trinh miễn là bạn nhẹ nhàng trong lúc đưa cốc vào bên trong.

>>> Chị em nên xem: Mất trinh thực chất là gì?

4.2 Tại sao tôi không thể nhét cốc kinh nguyệt vào được?

Khi dùng cốc nguyệt san, việc bạn nhét cốc không vào có thể do các nguyên nhân sau:

  • Quá căng thẳng.
  • Cách gấp sai hoặc chưa phù hợp.
  • Sai tư thế.

Do đó, bạn cần tìm hiểu hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san.

4.3 Có nên dùng cốc nguyệt san tiếp không, khi tôi bị kích ứng?

Nếu chị em bị viêm nhiễm, kích ứng vùng kín khi sử dụng cốc; rất có thể do tay chưa được sạch khi sử dụng cốc. Hoặc có thể chị em mua nhằm loại cốc kém chất lượng.

Tốt nhất, bạn thêm tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có nên sử dụng cốc nguyệt san hay không; và liệu sản phẩm này có phù hợp với thể trạng của bạn không.

4.4 Có nên dùng băng vệ sinh lại không vì cốc nguyệt san vẫn tràn dịch? 

Khi dùng cốc nguyệt san, nguyên nhân xảy ra “tai nạn” tràn dịch khi sử dụng cốc kinh nguyệt có thể là:

  • Bạn đặt cốc chưa đúng cách.
  • Bạn chọn sai kích thước.
  • Bạn để cốc quá lâu trong cơ thể.

4.5 Bao lâu nên đổ cốc nguyệt san?

Đa phần các nhà sản xuất đều khuyên nên đổ cốc 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý là vào những ngày máu kinh chảy ra nhiều, bạn nên thường xuyên đổ cốc để tránh hiện tượng rò rỉ.

Sử dụng cốc kinh nguyệt là cách tốt để bạn hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường. Vì vậy chị em hãy thử sử dụng, biết đâu lại “ghiền” thì sao? Hy vọng bài viết đã giúp chị em biết có nên dùng cốc nguyệt san hay là không.

By Huỳnh Phong

Senior Writer at HelloBacsi & MarryBaby

Expertise in healthcare, parenting and psychological content development, keyword research, and content planning to drive organic traffic and enhance online visibility.