Categories
Gia đình Giải trí

Cách bày bàn thờ ngày Tết đầy đủ, chu đáo, ấm cúng cho gia đình

Cách bày bàn thờ ngày Tết là phong tục có từ ngàn đời nay. Bày trí bàn thờ gia tiên một cách đầy đủ và chu đáo cũng tạo nên không khí gia đình thêm ấm cúng, sum vầy.

Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên thường được chú trọng công việc dọn dẹp và bày trí, nhất là những ngày Tết. Việc dọn dẹp và bày trí bàn thờ ngày Tết không chỉ thể hiện sự hiếu thảo và biết ơn đối của con cháu đối với tổ tiên; mà còn là cách thể hiện sự đủ đầy, sung túc của gia đình trong năm mới.

Vì đây là phong tục tập quán có từ xa xưa của người Việt Nam cho nên nhiều gia đình chăm chút từ li từng tí cho bàn thờ. Vậy cách bày bàn thờ ngày Tết như thế nào? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé.

1. Các bước cần chuẩn bị để trang trí bàn thờ

cách bày bàn thờ ngày tết
Bàn thờ gia tiên là nơi được nhiều gia đình Việt chú trọng mỗi khi Tết đến

Trước khi biết cách bày trí bàn thờ ngày Tết, việc dọn dẹp và chuẩn bị vật phẩm là điều không thể thiếu. Bàn thờ phải sạch sẽ, tinh tươm thì mới có thể bày trí vật phẩm và thờ cúng được.

1.1 Dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Tuy bàn thờ là nơi thường được dọn dẹp và vệ sinh. Nhưng trước khi đón giao thừa, bạn nên dọn dẹp lại một lần nữa để chào đón năm mới và bày biện đồ cúng. Khi lau chùi và dọn dẹp cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi bắt đầu lau dọn, bạn cần thắp nén hương xin phép thần linh cũng như gia tiên rồi mới đem những vật dụng đang thờ cúng trên bàn thờ xuống lau dọn.
  • Đối với các bức tượng và bát hương, cần thắp hương xin phép rồi mới được xê dịch. Sau khi lau dọn xong, cần phải đặt lại đúng vị trí cũ.
  • Khi lau dọn, cần lau từ trên cao lau xuống, tránh trường hợp bàn thờ bên dưới bị bám bụi bẩn. Hơn nữa, nên lau dọn nơi thờ Phật trước bàn thờ gia tiên. Vì Phật luôn được thờ cao hơn con người.
  • Khi rút bớt chân nhang khỏi lư hương, bạn nên để lại một ít chân nhang theo số lẻ như 3, 5, 7, 9,… và thường để lại 3. Phần nhang rút ra nên đem đi đốt thành tro chứ không nên vứt vào sọt rác.
  • Nên dùng khăn sạch và nước sạch để lau chùi bàn thờ.
cách bày bàn thờ ngày tết
Cách bày bàn thờ ngày Tết: Lau dọn bàn thờ nên dùng khăn sạch và nước sạch

1.2 Chuẩn bị vật phẩm để trang trí bàn thờ ngày Tết

Sau khi dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, việc tiếp theo cần làm là chuẩn bị đầy đủ vật phẩm để bày trí lên bàn thờ. Đây cũng là cách bày bàn thờ ngày Tết được nhiều gia đình lựa chọn.  Dù là miền Nam hay miền Bắc, các vật phẩm thờ cúng cần có là:

  • Bát hương: Là vật quan trọng và linh thiêng nhất, vì đây là nơi con cháu thắp lên những nén nhang đầy lòng thành, tưởng nhớ người đã khuất.
  • Lư hương: Đây là vật làm cho bàn thơ thêm phần trang trọng và linh thiêng khi thực hiện nghi lễ thờ cúng.
  • Đèn dầu/ Chân nến: Lúc nào, trên bàn thờ cũng cần có hai đèn dầu hoặc hai chân nến nằm bên trái và bên phải bàn thờ tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Đèn thể hiện cho sự soi sáng, xua đi những điều tối tăm của năm cũ và mang lại điều may mắn cho năm mới.
  • Đài thờ và chóe thờ: Vật phẩm đại biểu cho sự hòa thuận, sung túc của anh em trong gia đình. Thường có 3 lọ để đựng muối, gạo và rượu trắng.
  • Lọ hoa: Trên bàn thờ không thể thiếu hoa tươi, nhất là ngày Tết. Có thêm hoa như có thêm sức sống, bàn thờ ngày Tết thêm đẹp mắt và thể hiện sự đủ đầy.
  • Mâm bồng: Dùng để bày trí hoa quả thờ cúng gia tiên.

Ngoài ra, trên bàn thờ người Việt ngày Tết không thể thiếu bộ bát cơm và đũa thờ thể hiện sự gắn kết và no đủ trong bữa cơm gia đình vào những ngày đầu năm mới.

>> Mẹ xem thêm: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết và những kiêng kỵ

Lọ hoa là vật không thể thiếu trong cách bày bàn thờ ngày Tết

2. Hướng dẫn cách bày bàn thờ Tết đúng với phong tục người Việt

Sau khi lau dọn và chuẩn bị vật thờ cúng đầy đủ, bước tiếp theo cần làm chính là bày trí bàn thờ. Cách bày bàn thờ ngày Tết MarryBaby gợi ý không chỉ giúp chị em tiết kiệm được thời gian và còn bày trí bàn thờ một cách trang hoàng và đầy đủ nhất.

2.1 Cách sắp xếp các vật thờ cúng đúng cách

Trước khi bày biện vật dụng thờ cúng lên bàn thờ, bạn cần xác định trước vị trí sẽ đặt các vật thờ cúng.

  • Ngai thờ sẽ được đặt trong cùng, trên cao để không bị che lấp bởi các vật dụng khác. Bạn có thể xếp theo thứ tự từ người cao nhất để thờ phụng hoặc không lập bài vị.
  • Bát hương cần để phía trước ảnh thờ và chính giữa bàn thờ, cách mép bàn thờ một khoảng sao cho bát hương không bị rơi và đủ khoảng trống để đạt các chum nước cúng.
  • Lư hương sẽ được đặt phía sau bát hương và nên để lư hương cao hơn bát hương.
  • Đèn dầu hoặc chân nến được đặt ở hai bên sát mép rìa ngoài của bàn thờ nhằm chừa không gian cho các vật dụng khác.
  • Đài thờ và chóe thờ sẽ được đặt bên trái phía sau chân nến hoặc đèn dầu.
  • Lọ hoa có thể đặt hai bên trái hoặc phải, sát mép trong bàn thờ để tàn hoa không va chạm với các vật dụng khác.
  • Mâm bồng nên được đặt trước bát hương để chưng mâm ngũ quả vào dịp Tết. Nếu bàn thờ rộng, có thể chia mâm bồng thành nhiều mâm nhỏ để bày biện cho đủ đầy.

>> Bạn xem thêm: Bàn thờ Thần Tài ngày Tết: Cách bày trí hút tài lộc quanh năm

2.2 Cách trang trí bàn thờ ngày Tết

Có nhiều cách bày biện, trang trí bàn thờ ngày Tết thêm trang hoàng và lộng lẫy. Tùy theo mong muốn của gia đình, bạn có thể trang trí bằng hoa tươi, mâm ngũ quả, bánh chưng, các loại bánh kẹo Tết,…

Khi trang trí bằng hoa, không phải loại hoa nào cũng có thể dùng làm hoa chưng lên bàn thờ ngày Tết. Bạn có thể sử dụng các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa mai, hoa đào,… có màu vàng hoặc đỏ với mong ước đem đến tài lộc và may mắn cho gia đình.

Nếu trang trí bàn thờ bằng trái cây, ngoài mâm ngũ quả ra, bạn có thể bày thêm dưa hấu, bưởi, dưa lưới, dưa hoàng kim,… Nên chọn quả to tròn, vỏ ngoài bóng bẩy để tô điểm thêm cho không gian bàn thờ ngày Tết.

Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh đặc trưng chỉ có ở ngày Tết. Cho nên, bạn cũng có thể dùng chúng trang trí cho bàn thờ. Cách bày trí bàn thờ ngày Tết này mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn; nhớ đến công ơn của ông bà tổ tiên. Dù là người miền Nam hay miền Bắc, trên bàn thờ cũng không thể thiếu bánh chưng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những món quà trang trí (gồm có trà, rượu, bia, bánh, kẹo,…) để làm phong phú thêm vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ.

>> Bạn xem thêm: Lì xì ngày Tết – Nguồn gốc và ý nghĩa của phong lì xì

[inline_article id=266431]

Tết là dịp chúng ta quây quần và đoàn tụ bên gia đình, thế nên bàn thờ cũng là nơi để con cháu hướng về cội nguồn. MarryBaby đã mách cho bạn cách bày bàn thờ ngày Tết sao cho đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng, với những chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cách dọn dẹp và bày trí bàn thờ nhanh hơn.

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.