Một trong những khoảng thời gian ấm áp nhất trong ngày là lúc gia đình quây quần bên mâm cơm bốc khói. Hy vọng những công thức nấu ăn ngon vừa đơn giản, bổ dưỡng nhưng không kém phần đa dạng nơi đây sẽ giúp bạn gắn kết tình thân.
Nếu không có lò nướng, mẹ vẫn có thể áp dụng cách làm khoai lang sấy dưới đây. Chỉ với vài chục phút đồng hồ, mẹ đã có đĩa khoai lang sấy vừa đảm bảo an toàn lại hợp khẩu vị cả nhà rồi đấy!.
Cách làm khoai lang sấy dẻo không cần lò nướng
Chuẩn bị nguyên liệu:
500gr khoai lang
1 quả chanh tươi
2 thìa cafe muối
Chảo gang có lòng sâu, dày
Cách làm:
Vắt nước cốt chanh vào 1 lít nước, sau đó cho thêm 2 thìa cafe muối và khuấy thật đều cho tan hết
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, ngâm ngay vào nước vừa pha ở bước 1 để khoai không bị thâm
Ngâm khoai khoảng 1 tiếng rồi đem rửa sạch. Hấp cách thủy tới khi khoai gần chín thì bỏ ra. Chú ý: Không được để khoai chín hẳn bởi khi đã bở thì rất khó làm.
Đợi tới khi khoai nguội thì thái thành từng lát dày chừng 4cm rồi phơi ngoài nắng 2 tiếng cho se lại
Lúc này, bạn đặt chảo gang lên bếp cho nóng hẳn rồi vặn nhỏ lửa hết cỡ và lần lượt xếp các miếng khoai vào. Cứ sau 1 phút lại lật mặt khoai 1 lần, làm cho tới khi nào khoai khô lại vừa phải thì thôi.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món khoai lang sấy dẻo thơm ngon chuẩn bị cho ngày Tết thêm đậm đà rồi!
Món khoai lang sấy giòn hấp dẫn thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu:
500gr khoai lang
250gr bột ngô
Giấy nến
Chảo gang dày, sâu lòng
Dầu ăn
Cách làm:
Rửa sạch khoai rồi gọt vỏ, bỏ ngay vào chậu nước (giống bước trên)
Xắt khoai thành những miếng dày và dài vừa phải rồi ngâm tiếp trong nước khoảng 1 tiếng nữa
Sau khi vớt khoai ra, đợi cho ráo hẳn nước thì trộn 250gr bột ngô vào cùng, xóc cho thật đều
Đặt chảo gang lên bếp cho nóng già, rải lớp giấy nến lên trên rồi cho khoai vào
Đổ 1 lượt dầu lên khoai, dùng đũa đảo đều. Khi thấy khoai bay hơi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đảo cho đến khi khoai chín.
Gắp bỏ giấy nến ra và tiếp tục đảo đến khi khoai khô hẳn và giòn là xong
Khoai lang sấy giòn vừa thơm ngon nhưng lại ít dầu mỡ như khoai tây chiên thực sự là món ăn tuyệt vời cho mẹ và bé. Mẹ hãy học cách làm khoai lang sấy rồi dành vài chục phút chế biến để mời cả nhà thưởng thức dịp Tết này nhé!
Lợi ích của khoai lang với sức khỏe mẹ và bé
Khoai lang có màu nghệ, vàng và tím, đều sở hữu lượng calo và carbohydrate thấp hơn mức trung bình.
Loại củ này cũng có hàm lượng vitamin A cao, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và duy trì làn da và thị lực khỏe mạnh cho hai mẹ con. Một củ khoai lang cung cấp hơn 100% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày.
[inline_article id=233653]
Khoai lang cũng rất giàu vitamin C và vitamin B6, hai dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của não và hệ thần kinh. Chúng cũng là một nguồn cung cấp kali và magiê, giúp cải thiện sức khỏe của tim nhờ hoạt động điều chỉnh huyết áp thai kỳ.
Chưa hết, một củ khoai lang chứa khoảng 4gr chất xơ từ thực vật, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh khi mang thai và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường tuýp 2 và cholesterol cao khi mang thai.
Với những lợi ích như trên, Tết này mẹ hãy học cách làm khoai lang sấy dẻo, sấy giòn cho không khí gia đình thêm thân mật, ấm áp nhé!
Nước vối tươi hay khô có thể chế biến như lá trà, cho ra chất nước nâu đậm thơm ấm. Nước vối an lành cho sức khỏe hầu hết mọi người, tuy nhiên vẫn cần biết cách uống cho đúng cách để phát huy hết tính năng của lá vối.
Nước vối – Thức uống vừa ngon vừa chữa bệnh
Lợi ích của lá vối
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 – 6m, cuống lá dài 1- 1,5cm.
Tất cả các bộ phận của cây vối: lá, hoa, nụ, rễ… đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt, lá – cành non – nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc trưng của vối và đều có thể dùng nấu nước.
Theo ghi chép dược lý Đông y, trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…
Công dụng của nước vối
Uống nước vối đẹp da thon dáng
Nước vối có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis. Nước vối cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của da nhờ tinh chất từ lá vối.
Một số chất trong lá vối giúp sát khuẩn. Bà bầu sau sinh được khuyến khích uống nước này để cơ thể tiết sữa nhiều, giảm mỡ thừa, giúp hạn chế béo phì, săn chắc cơ bắp, giúp da giảm tiết dầu, mịn màng và tươi tắn.
Với người bị ghẻ chốc, da nổi mụn, lá vôi đun đặc tắm hoặc chà lên da giúp nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng mát mẻ.
Ngừa bệnh tiêu hóa
Chất tannin trong lá vối kích thích tiết dịch tiêu hỏa, bảo vệ niêm mạc ruột. Tinh chất dầu trong lá có tính kháng khuẩn, nhưng vẫn bảo vệ hệ vi khuẩn có ích. Nhờ vậy, bộ phận tiêu hóa được bảo vệ tốt hơn.
Người bệnh viêm đại tràng, bệnh tiêu hóa thường được cho uống nước lá vối, nhờ tính năng ức chế vi trùng.
Phòng và điều trị tiểu đường
Dùng nước nấu từ nụ vối thường xuyên giúp hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nụ vối có chứa hàm lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường.
[remove_img id=42776]
Hỗ trợ bệnh Gout
Bệnh Gout do quá trình bài tiết uric của thận không tốt, chất độc ứ đọng tại các khớp gây sưng đỏ và đau đớn.
Nước vối giúp phân giải chất béo, đồng thời kích thích thận bài tiết, đào thải qua đường tiểu. Uống nước vối hàng ngày sẽ giúp giảm những khó chịu do bệnh gout mang lại.
Uống nước vối đúng cách
Trong mùa Hè này, nước vối càng chứng tỏ công dụng của nó trong những ngày nóng nực, giúp giải nhiệt hiệu quả. Tuy tốt lành thế, uống nước vối đúng cách mới tốt chứ không phải càng uống nhiều càng hiệu quả, bạn nhé!
Cũng như lá trà xanh, nước vối có khả năng gây cồn cào, mệt mỏi khi uống lúc bụng đói. Do đó, chỉ nên uống sau khi ăn, uống vối khô tốt hơn vối tươi.
Uống nhiều hơn 1 ấm nước vối hàng ngày có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
[remove_img id=39676]
Uống nước vối đúng cách, mỗi ngày hãm 1 ấm trà và chỉ dùng đúng lượng nước này trong ngày, bạn sẽ tận dụng được khả năng kháng bệnh – giải nhiệt – sát khuẩn của thứ nước uống truyền thống này.
Gạo huyết rồng là giống lúa sạ được trồng ở vùng nước ngập sau, hạt lúa mẩy, màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu đỏ bên trong. Gạo được trồng một vụ mỗi năm vì thời gian gieo trồng đến 6 tháng.
Lượng nước và thời gian nấu của loại gạo huyết rồng nhiều hơn so với gạo trắng (khoảng 40p). Gạo cho hương vị đậm đà, càng nhai càng cảm nhận được vị ngọt, béo
Gạo huyết rồng không phải là gạo lứt
Nhiều người nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt. Tuy nhiên, đây là hai loại gạo khác nhau và công dụng cũng khác nhau.
Gạo huyết rồng là tên một loại gạo có màu đỏ vỏ và phần bên trong đều màu đỏ. Trong khi gạo lứt là trạng thái của gạo khi chỉ được xay bỏ vỏ trấu, chưa bỏ lớp cám gạo nên có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn so với loại gạo đã được xay xát.
Gạo huyết rồng chứa đầy đủ các dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6… và các axit như: paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, gạo còn chứa các nguyên tố vi lượng tốt cho xương như: can-xi, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri tốt cho hành trình chăm sóc sức khỏe của bất cứ ai.
Công dụng của gạo huyết rồng
Chứa chất chống ô-xy hóa có thể chống lại các gốc tự do
Gạo huyết rồng là nguồn cung cấp sắt và mangan tuyệt vời cho cơ thể.
Trong đó mangan là công cụ cung cấp năng lượng, đồng thời cũng là chất chống ô-xy hóa có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các gốc tự do, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, hạn chế tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
Bên cạnh đó kẽm và các chất khoáng có trong gạo huyết rồng cũng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và duy trì cơ chế bảo vệ cơ thể hiệu quả.
Cũng giống sắt, mangan, kẽm giúp bổ sung đầy đủ các chất chống ô-xy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có thể làm hỏng các mô và các tế bào trong cơ thể.
[inline_article Id=43162]
Tạo ra các tế bào DNA
Chỉ cần tiêu thụ một phần gạo huyết rồng là có thể cung cấp đến 23% lượng vitamin B6 cần thiết cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Loại vitamin đặc biệt này giúp cân bằng sự phát triển của serotonin, hồng cầu giúp tạo ra các tế bào DNA.
Giảm cholesterol cao
Gạo đỏ có chứa nhiều thành phần giúp kiểm soát nồng độ cholesterol như monacolin và đặc biệt là monacolin K.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu năm 2009 được thực hiện bởi David Becker và Ram Gordon, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Chestnut Hill báo cáo rằng mức cholesterol LDL giảm nhiều hơn ở những bệnh nhân dùng gạo huyết rồng so với bệnh nhân dùng giả dược.
Tốt hơn cho hệ tiêu hóa
Gạo huyết rồng giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Gạo huyết rồng được xem là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ giúp đáp ứng nhu cầu chất xơ cần thiết mỗi ngày cho bạn. Hàm lượng chất xơ cao giúp kiểm soát lượng calo vào cơ thể làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn.
Do đó, bạn có thể hạn chế được tình trạng ăn nhiều và giúp giảm cần thải độc. Đồng thời nó cũng giúp tăng cường chức năng của ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.
Giúp chống hen suyễn
Hen suyễn thường là do cơ thể bị thiếu lượng selen và magiê so với nhu cầu cơ thể.
Trong khi đó gạo huyết rồng lại chứa lượng lớn 2 khoáng chất vi lượng này do đó làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Tốt cho xương khớp
Gạo huyết rồng rất giàu magiê (1 chén cơm gạo huyết rồng có thể cung cấp 21% lượng magiê mà cơ thể cần mỗi ngày), một loại chất cần thiết giúp duy trì tình trạng khoẻ mạnh xương đồng thời hạn chế các căn bệnh về thoái hoá xương khớp, loãng xương.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Gạo huyết rồng rất giàu canxi, sắt, tinh chất bổ xương mẹ cần trong quá trình mang thai và thời kì cho con bú.
Còn đối với các bé lứt đỏ giúp xương cốt bé mau cứng cáp, hoàn thiện nhờ vào việc hấp thụ được nhanh chóng chất calo có trong sữa gạo lứt các bé hay uống.
Giảm nguy cơ béo phì
Gạo huyết rồng sẽ giúp làm giảm cơn thèm ăn và có thể khiến bạn cảm thấy no hơn trong thời gian dài. Hơn nữa, gạo huyết rồng còn cung cấp năng lượng trong cơ thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp cơ hội giảm cân.
[inline_article Id=33940]
Giàu chất xơ
Gạo đỏ thực sự là một loại ngũ cốc nguyên hạt để bạn đáp ứng các yêu cầu về chất xơ hàng ngày. 1/4 chén gạo đỏ có chứa 2gr chất xơ và 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày, ngăn ngừa và làm giảm táo bón cũng như tăng cường chức năng ruột.
Làm đẹp da và chậm quá trình lão hóa
Một công dụng khác của gạo huyết rồng mà ít người biết đến đó là khả năng làm chậm quá trình xuất hiện các nếp nhăn trên da, làm săn chắc da cũng như giảm thiểu các tại hại của các tia UV gây ra cho da.
Gạo huyết rồng có phải là thần dược chữa bách bệnh?
Gạo huyết rồng có thể nấu cơm ăn hằng ngày, nấu cháo, xay bột trộn chung với sữa để uống, hoặc trộn ăn cùng với sữa chua cũng rất ngon.
Gạo huyết rồng có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Do đó, có không ít lời đồn thổi quanh việc gạo huyết rồng có thể trị khỏi các bệnh ung thư, kể cả ung thư giai đoạn cuối, HIV… Tuy nhiên theo các bác sĩ đây đều là những nhận định không có căn cứ khoa học.
Nhiều chuyên gia y tế cho biết, gạo huyết rồng được coi là ngũ cốc bổ dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, cần đa dạng chế độ ăn uống để đảm bảo cho cơ thể được quân bình, khỏe mạnh.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng, bệnh viện Thủ Đức: “Gạo huyết rồng chỉ hỗ trợ sức khỏe trong điều trị, không phải là bài thuốc chữa bệnh. Muốn hết bệnh, ngoài ăn uống còn phải dùng thuốc men. Không có chứng cứ cho rằng gạo huyết rồng đơn thuần trị được nhiều bệnh”.
Thêm nữa gạo huyết rồng máu có chỉ số glycemic huyết thanh cao, không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường nếu sử dụng thường xuyên.
Hi vọng, bạn đã có thêm thông tin và lựa chọn để chăm sóc gia đình mình bên cạnh các loại gạo trắng thông thường. Thêm một chút màu sắc vào mâm cơm, vừa bắt mắt, lại bổ dưỡng, tại sao lại không bạn nhỉ?
Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu rau bina là rau gì. Rau bina có tác dụng gì nhé!
1. Rau bina là rau gì?
Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, hoặc rau bó xôi. Đây là một loại rau xanh có hoa thuộc họ Dền, rau có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa ung thư hiệu quả, thường được dùng để làm nước ép, món xào, luộc, canh, cháo,…
Cải bó xôi có tên khoa học là Spinacia oleracea, là một giống thu hoạch hàng năm và ưa khí hậu ôn đới. Cải bó xôi khi thu hoạch thường có chiều cao trung bình 30cm.
Rau bina hay cải bó xôi hiện có 3 loại chính:
Savory: Loại cải có màu xanh đậm và hơi xoăn.
Cải dẹt: Loại cải có lá trơn, rộng và nhẵn, dễ dàng làm sạch.
Semi – Savory: Loại cải có lai với Savory nên lá sẽ hơi nhăn.
Rau bina là nguồn cung cấp vitamin A, B2, C, E và K, sắt, canxi, magiê, mangan, phốt pho, kẽm, selen, đồng, folate, protein và chất xơ… rất tốt cho sức khỏe. Cùng khám phá những lợi ích của rau bina nhé!
2. Công dụng của rau bina
2.1 Trợ giúp giải độc
Rau bina có tác dụng là gì? Màu xanh lá cây của rau bina có tác dụng loại bỏ độc tố trong gan và ruột kết. Hơn nữa, chất diệp lục có tính chất kháng khuẩn và chống viêm.
Để giúp giải độc, bạn có thể xay sinh tố rau bina theo công thức sau: cho 3 chén rau bina, dứa, chuối, 1 muỗng cà phê gừng, hạt chia, nước cốt chanh vào xay cùng ít nước.
Uống thức uống này mỗi ngày để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
2.2 Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Ăn khoảng 300gr rau bina có thể làm giảm lượng ô-xy cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong quá trình tập luyện.
Sắt là một thành phần quan trọng của hemoglobin, mang ô-xy khắp cơ thể.
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu này có thể gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động của mọi thứ từ bộ não đến hệ miễn dịch của bạn. Nó cũng có thể dẫn đến các tình trạng như thiếu máu do thiếu sắt.
Thêm vào đó, chất sắt rất quan trọng để duy trì các tế bào khỏe mạnh bao gồm da, móng và tóc.
Thât tuyệt khi rau bina là một nguồn chất sắt và chất béo không chứa cholesterol cực tuyệt vời. Một chén rau bina nấu chín cung cấp khoảng 35% lượng sắt hàng ngày cho cơ thể.
Rau bina chứa axit oxalic nên khi kết hợp với sắt và canxi sẽ làm giảm số lượng khoáng chất này được hấp thu vào cơ thể. Để cải thiện sự hấp thụ sắt, ăn rau bina cùng với các loại thực phẩm phong phú vitamin C như nước cam, cà chua, và trái cây họ cam quýt.
2.4 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Rau bina có tác dụng là gì? Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Rau bina có tác dụng là gì? Rau bina thúc đẩy sức khỏe tim mạch nhờ đặc tính chống ô-xy hóa của nó, đặc biệt là vitamin C và beta-carotene. Chất chống ô-xy hóa ngăn chặn quá trình ô-xy hóa có hại của cholesterol, gây ra mối đe dọa cho tim và động mạch.
Rau bina cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho tim như magiê, kali và folate.
Thêm vào đó, rau bina và các loại rau lá xanh khác có chứa nitrat. Khi bạn nhai những thức ăn này, vi khuẩn đường miệng thân thiện sẽ phản ứng với nước bọt, do đó chuyển đổi nitrat thành nitrit. Các nitrit một lần nữa được chuyển thành oxit nitric trong dạ dày. Khi oxit nitric này đi vào dòng máu, nó giúp mở mạch máu, cải thiện lưu thông và hạ huyết áp.
2.5 Chống ung thư
Rau bina có tác dụng là gì? Giàu flavonoid và chất chống ô-xy hóa, rau bina giúp chống lại các loại ung thư khác nhau như: ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, phổi, đại trực tràng và tuyến tiền liệt…
Các nhà nghiên cứu tin rằng các carotenoids lutein, zeaxanthin và neoxanthin có trong rau này có thể giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể trước khi chúng gây hại cho cơ thể.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Môi trường Quốc gia cũng phát hiện rằng ăn rau bina và cà rốt 2 lần/tuần có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư vú tới 44% nhờ hàm lượng beta-carotene và vitamin A.
Thêm vào đó, folate và chất xơ trong rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Rau bina có tác dụng là gì? Hợp chất flavonoid trong rau bina với các lợi ích chống viêm, giảm nguy cơ ung thư và đau nửa đầu.
2.7 Giảm huyết áp
Rau bina có tác dụng là gì? Rau chân vịt giúp hạ huyết áp thấp nhờ chứa nhiều kali, ít natri, chất chống ô-xy hóa và peptide. Đặc biệt peptide trong rau bina có tác dụng chống tăng huyết áp khi ức chế một enzyme gọi là enzym chuyển đổi angiotensin I (ACE).
Thêm vào đó, nitrat trong rau bina còn có tác dụng hạ huyết áp.
2.8 Cải thiện sức khỏe của mắt
Cải bó xôi cải thiện sức khỏe của mắt
Beta-carotene, lutein và zeaxanthin trong rau bina giúp tăng cường sức khỏe của mắt và bảo vệ chống lại các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Để kích hoạt tốt caruteenoid lutein, ăn rau bina kết hợp chất béo vì lutein là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo.
2.9 Bảo vệ não
Rau bina là thực phẩm tuyệt vời cho não nhớ chứa các chất nhóm chất như: lutein, folate và beta-carotene…
Flavonoid có trong rau bina là chất chống ô-xy hóa mạnh làm chậm tác động của sự suy giảm liên quan đến tuổi não bằng cách bảo vệ não khỏi tổn thương gốc tự do.
Rau bina có tác dụng là gì? Rau bina giàu vitamin K thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương cũng như tổng hợp osteocalcin, cần thiết cho việc duy trì sức mạnh và mật độ xương.
1/2 chén rau bina tươi chứa khoảng 72mg vitamin K, tương đương 91% nhu cầu hàng ngày của loại vitamin này. Khi nấu chín, rau càng phát huy tác dụng.
Ngoài vitamin K, rau còn chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ xương khác như: canxi, magiê.
Lưu ý: Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng rau bina vì nó có thể làm giảm hiệu quả thuốc.
Những người mắc bệnh thận, bệnh gút hoặc túi mật nên cẩn thận khi ăn rau bina vì nó chứa oxalat và purin gây sỏi thận.
2.11 Thúc đẩy tiêu hóa đều đặn
Rau bina có tác dụng là gì? Rau bina có nhiều chất xơ và nước, cả hai đều giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh.
2.12 Kiềm chế sự thèm ăn
Rau bina có tác dụng là gì? Chiết xuất thylakoid từ thực vật như rau bina có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn. Điều này xảy ra bởi vì chúng làm giảm nồng độ hormone gây đói và tăng hormone khiến bạn cảm thấy no. Thylakoids cũng có thể làm cho dạ dày của bạn trống rỗng sau đó.
Với những lợi ích kể trên, bạn có thể cân nhắc đến việc đưa rau bina vào khẩu phần ăn hằng ngày kể từ hôm nay rồi đó. Với loại rau lá xanh này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn hay làm nước ép đều rất tốt.
Sự trao đổi chất là một quá trình hóa học để duy trì sự sống. Đó là quá trình cung cấp cho các tế bào, cơ quan, mô và toàn bộ cơ thể của bạn bằng năng lượng.
Trong tháp dinh dưỡng, gia đình vitamin B đóng vai trò quan trọng cho chức năng trao đổi chất của bạn cũng như cung cấp các lợi ích sức khỏe bổ sung ngoài việc hỗ trợ sản xuất năng lượng.
Vitamin B12 là gì?
Một loại vitamin B đặc biệt có lợi cho sự trao đổi chất, hệ thống tim mạch, hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Chúng tôi đang nói về vitamin B12.
Vitamin B12 , còn được gọi là cobalamin, là một vitamin trong gia đình vitamin B đóng một vai trò quan trọng trong chức năng trao đổi chất.
Nó cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho máu, chức năng thần kinh và quá trình tổng hợp DNA. Đó cũng là một trong những thực phẩm cơ bản của não.
Theo Jaclyn London, MS, RD, CDN, Giám đốc dinh dưỡng tại viện Good Housekeeping: “Việc sử dụng vitamin B12 hằng ngày rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta ngày càng già đi nhận thức và chức năng thần kinh suy giảm dần”.
Nó được liên kết tự nhiên với các protein trong thực phẩm và được giải phóng thông qua hoạt động của axit protease và axit clohydric trong dạ dày. Những người bị pH dạ dày có thể có vấn đề về hấp thu vitamin B12.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 – một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất TG
Vitamin B12 hỗ trợ khả năng tạo ra hemoglobin của cơ thể, là hợp chất cho phép vận chuyển ô-xy qua cơ thể trong dòng máu của bạn.
Nó cũng quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào máu đỏ, làm cho vitamin B12 rất có lợi cho hệ thống tim mạch của bạn. Nó cũng có lợi cho hệ thần kinh của bạn bởi vì nó giúp duy trì myelin khỏe mạnh, một chất béo hỗ trợ chức năng thần kinh.
Do đó, sự thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này có thể gây ra mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, da nhợt nhạt, tiêu chảy, chán ăn, vấn đề về thị lực, trầm cảm…
Những người có nhiều nguy cơ bị thiếu hụt B12 bao gồm người già và những người bị viêm dạ dày, thiếu máu, loét dạ dày và rối loạn hệ miễn dịch. Những người ăn kiêng, ăn chay, cũng dễ bị thiếu hụt vitamin này. Điều này là do vitamin B12 cần thiết để để chuyển đổi carbohydrate thành glucose tạo năng lượng.
Khi tuổi già đến, vitamin này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
Một số vitamin B, bao gồm B12 có ảnh hưởng đến tâm trạng và mức độ căng thẳng của chúng ta. Thử nghiệm lâm sàng đã tìm thấy lợi ích đáng kể trong việc sử dụng B12 và axit folic để giải quyết các triệu chứng trầm cảm và stress.
Ngược lại, sự thiếu hụt B12 có thể dẫn đến tăng cảm giác căng thẳng, tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu.
B12 cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trong các thử nghiệm lâm sàng, nó được chứng minh là giúp làm giảm mức homocysteine cao, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng cũng có thể giúp giảm sự tích tụ mảng bám trong các động mạch.
Không chỉ có vậy, vitamin B12 còn đóng một vai trò quan trọng trong tái tạo tế bào, một quá trình cơ thể cần thiết cho làn da và tóc khỏe mạnh. B12 có thể giúp giảm viêm da, giảm rụng tóc.
Top thực phẩm giàu vitamin B12
Cá ngừ
Cá ngừ nướng hay cá ngừ đóng hộp chứa nhiều Omega-3, protein và vitamin B12 cơ thể cần. Chỉ cần 1 lượng nhỏ khoảng 80gr mỗi ngày hay 150gr cho mỗi tuần là bạn đã đáp ứng đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng quan trọng này.
Tôm
Tôm được xem là vua của các loài giáp xác. Vài con tôm cũng đủ cung cấp 80% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày.
Không những vậy, tôm còn cung cấp choline – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho não, tim mạch cũng như cơ bắp..
Cách tốt nhất để thưởng thức tôm là luộc và trộn với rau.
Phô mai Thụy Sĩ
Phô mai Thụy Sĩ có hàm lượng vitamin B12 cao hơn nhiều so với các loại phô mai khác. 35gr phô mai mỗi ngày cung cấp 14% nhu cầu cơ thể cần.
Không chỉ giàu vitamin B12, phô mai Thụy Sĩ còn giàu protein, chất xơ và ít chất béo, giúp ngăn ngừa cảm giác thèm ăn.
Cá mòi
Cá mòi giàu protein nạc và axit docosahexaonic (DHA) đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và cả quá trình nhận thức của người lớn. 1 phần ăn với cá mòi chứa gần 20% nhu cầu hằng ngày của bạn với vitamin B12.
Ngũ cốc dinh dưỡng
Một số ngũ cốc được làm từ yến mạch nguyên cám có thể cung cấp tới 30% nhu cầu vitamin B12 hằng ngày.
Cách dùng như sau: bạn có thể trộn 1 ly sữa chua Hy Lạp không đường với ít hạt ngũ cốc để dùng cho bữa sáng.
Vẹm
Nhắc đến thực phẩm giàu vitamin B12 không thể bỏ qua vẹm, bởi ngoài protein nạc, vitamin C và sắt, cứ 100gr vẹm thì chứa đến 340% nhu cầu vitamin B12 bạn cần mỗi ngày.
Nghêu
Trong 84gr nghêu nấu chín có khoảng 84,1mcg vitamin B12. Không chỉ B12 ngao còn giàu kali, trong 84 g ngao đóng hộp có chứa 534mg kali.
Hàu
Có đến 21,84mcg B12 trong 84 g hàu nấu chín. Hàu cung cấp các khoáng chất cần thiết hỗ trợ hệ miễn dịch, khuyến khích sản xuất testosterone, cải thiện ham muốn tình dục và giúp buồng trứng nữ giới khỏe mạnh.
Ngoài vẹm, bạn có thể bổ sung nghêu, sò để nạp thêm sắt, kali và vitamin B12.
Sữa
Mỗi cốc sữa chứa gần 20% nhu cầu vitamin này hằng ngày. Tốt nhất là sữa gầy hoặc sữa ít béo.
Thịt bò
Có 1,3 mcg vitamin B12 trong 84g thịt thăn bò nướng. Thịt bò giàu kẽm. Nó cũng chứa nhiều protein và vitamin B riboflavin, giúp giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh.
Thịt gà
Có khoảng 3mcg vitamin B12 trong 300gr ức gà. Protein có trong thịt gà giúp cho việc đốt cháy chất béo.
Trứng
6mcg vitamin B12 trong một quả trứng luộc. Trứng giàu protein và cung cấp vitamin D, là thành phần quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi và duy trì xương chắc khỏe.
Trứng là nguồn B12 tuyệt vời cho người ăn chay.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều canxi, magiê, và protein. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn sữa chua thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Cua
Trong 84gr thịt cua thì có chứa 10,3mcg Vitamin B12, ngoài ra thịt cua có cả vitamin A, B, C, magie và cũng giàu kẽm giống hàu.
Cá hồi
Lượng vitamin B12 có trong 300gr cá hồi là 5,4mcg. Cá hồi là nguồn vitamin D và axit béo, omega-3 thúc đẩy chức năng não và chống lại chứng viêm.
Ngoài các thực phẩm kể trên, bạn còn có thể bổ sung vitamin B12 có dạng viên ngậm, vitamin, viên nén, viên ngậm dưới lưỡi (lưỡi), kẹo, miếng dán và B12 tiêm tĩnh mạch do bác sĩ chỉ định. Lưu ý: Không dùng bổ sung vitamin B12 với bưởi hoặc nước ép bưởi.
Mầm đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá cho sức khỏe, đồng thời còn có tác dụng cải thiện làn da, ngăn ngừa lão hóa và giúp tăng kích cỡ vòng 1.
Thường xuyên dùng mầm đậu nành sẽ hạn chế tình trạng da bị nám, tàn nhang, da khô và chảy xệ. Đồng thời giúp đào thải lượng mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó mang đến vóc dáng cân đối và vòng eo thon gọn cho chị em.
Uống mầm đậu nành có tác dụng gì?
1. Liệu pháp số 1 cân bằng nội tiết tố estrogen
Mầm đậu nành chứa hàm lượng lớn isoflavone – một loại estrogen thảo dược có cơ chế hoạt động như estrogen nội sinh giúp bổ sung lượng estrogen còn thiếu cho cơ thể, giúp phụ nữ cân bằng nội tiết tố.
Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này còn giúp ngăn ngừa mất ngủ, chống lão hóa, mãn kinh sớm, hạn chế tình trạng loãng xương, đồng thời bảo vệ tim mạch hiệu quả.
2. Tăng kích cỡ vòng 1
Theo các chuyên gia, mầm đậu nành có chứa hàm lượng cao tinh chất isoflavone (phytoestrogen) có vai trò tương tự nội tiết tố nữ estrogen, giúp kích thích sự phát triển tự nhiên của các mô vú. Chính vì vậy, khi sử dụng mầm đậu nành thường xuyên, vòng 1 của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Không chỉ vậy, mầm đậu nành còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa các bệnh về vú cũng như giảm thiểu hiện tượng lão hóa, chảy xệ vòng 1.
3. Chống lão hóa da hiệu quả
Các nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng isoflavone đạt tới đỉnh điểm khi hạt đậu tương nảy mầm. Vitamin E và C trong hạt đậu nành cũng tăng cao chống lại lão hóa hữu hiệu.
Đồng thời khả năng chống oxy hóa mạnh của mầm đậu nành cũng giúp ngăn ngừa các tổn thương ở tế bào do không khí ô nhiễm, hậu quả từ tia UV và quá trình lão hóa của cơ thể gây ra.
4. Cải thiện vẻ đẹp làn da
Mầm đậu nành cải thiện vẻ đẹp làn da
Mầm đậu nành còn chứa những dưỡng chất đặc biệt như: protid, lipid, glucid, khoáng vô cơ, các loại vitamin cần thiết trong quá trình chăm sóc da, giữ độ ẩm và lấy lại độ đàn hồi dù phụ nữ đang dưới sườn dốc.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín cũng cho thấy hầu hết phụ nữ tuổi 18 trở lên khi sử dụng tinh chất mầm đậu lâu dài đều có làn da sáng mịn, tóc đen mượt hơn, kinh nguyệt đều đặn.
5. Giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư
Do cấu trúc hóa học giống estrogen nên isoflavone trong mầm đậu nành khi sử dụng ở liều thấp mang lại tác dụng có lợi của estrogen; liều cao có tác dụng ức chế, do vậy giảm nguy cơ ung thư.
Hơn nữa, mầm đậu nành còn tác dụng trên tim mạch như: giảm LDL, giảm triglyceride, tăng HDL, chống kết tụ tiểu cầu, ngăn chặn sự tiến triển các mảng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch.
Một nghiên cứu của Trường Y Mount Sinai New York 1997 cho thấy genistein trong mầm đậu nành có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế một số bước trong quá trình tạo thành mảng xơ vữa động mạch.
Từ đó, bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các chất gây chứng ung thư da, ung thư vú lẫn ung thư tuyến tiền liệt.
6. Giúp tăng cân hoặc giảm cân
Mầm đậu nành có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân tùy theo cách sử dụng của mỗi người. Nếu muốn tăng cân, bạn hãy uống sau bữa ăn 20 phút; còn nếu muốn giảm cân, bạn uống trước các bữa ăn 20 phút.
7. Điều trị các chứng bệnh tiền mãn kinh
Nồng độ estrogen của phụ nữ trên 40 tuổi thường giảm xuống gần ngưỡng tối thiểu gây ra các triệu chứng khó chịu như: bốc hỏa, nóng mặt, mất ngủ, khô hạn và sinh lý suy giảm.
Việc bổ sung mầm đậu nành sẽ giúp chị em bổ sung estrogen tự nhiên, giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh.
Cách làm mầm đậu nành tại nhà
Cách làm mầm đậu nành tại nhà
Mầm đậu nành mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là cách làm mầm đậu nành đơn giản tại nhà:
Nguyên liệu
200-300g đậu nành
Rổ để đựng
Nước sạch
Khăn bông sạch
Cách làm mầm đậu nành
Đậu nành vo sạch, nhặt bỏ hết những hạt lép và xấu. Sau đó ngâm đậu nành với nước ấm khoảng 12 giờ (bạn có thể ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian) cho đậu nở ra.
Khi đậu đã nhú mầm, bạn đổ đậu ra rổ rồi dội qua với nước lạnh.
Tiếp đến, lót một lớp khăn vải xô mỏng dưới đáy rổ. Nên chọn loại rổ nhựa có đế cao khoảng 2cm. Sau đó trải đều đậu nành lên trên. Dùng khăn bông sạch đã được làm ướt trùm lên phía trên.
Để đảm bảo độ ẩm, mỗi ngày nên xả nước lạnh vào rổ đã phủ khăn khoảng vài lần. Sau khi xả xong thì để đậu nành ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng để đậu dễ nảy mầm.
Sau khoảng 3 ngày là bạn đã có thể dùng giá đậu nành để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Cách làm sữa mầm đậu nành
Cách làm sữa mầm đậu nành
Nguyên liệu
200g mầm đậu nành
50g đường trắng
Cách làm sữa mầm đậu nành
Mầm đậu nành rửa sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn với 1 lít nước.
Sau đó dùng rây hoặc vải xô lọc lấy phần nước, bỏ bã. Cho nước mầm đậu nành đã lọc vào nồi đun sôi khoảng 3 phút. Khi nước sôi, cho đường vào khuấy đều là có thể dùng được.
Chúc bạn thành công với cách làm và chế biến mầm đậu nành cực đơn giản này để có thể cải thiện sức khỏe nhé!
Khi đói bất chợt vào đêm khuya hãy tự tay pha cho mình một ly để “chống đói” và có được nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Bột ngũ cốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Bột ngũ cốc là gì?
Bột ngũ cốc là hỗn hợp nguyên chất được xay ra từ các loại hạt như lúa mì, lúa mạch, gạo, đậu, yến mạch, ngô, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… Hỗn hợp này sau khi xay mịn được sấy khô hoặc rang khô, vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng và không gây tăng cân. Cách chế biến bột ngũ cốc cũng khá đơn giản, do đó nó trở thành loại thức uống thường thấy trong mọi gia đình nhất là khi có bà đẻ, con nhỏ…
[remove_img id=40462]
Bột ngũ cốc có tác dụng gì?
Không chỉ người bình thường, ngũ cốc thích hợp cho tất cả mọi người, từ người vận động nhiều, trẻ nhỏ và người già, phụ nữ mang thai, những bệnh nhân tiểu đường… Bổ sung 1 đến 2 ly bột ngũ cốc mỗi ngày để thu nạp thêm năng lượng mà không lo tăng cân. Ngoài ra, bột ngũ cốc cũng mang đến những tác dụng hữu ích cho việc bảo vệ sức khỏe.
Bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể
Ngũ cốc chứa lượng lớn Carbohydrate cho cơ thể. Những người kém ăn, mất ngủ hay cơ thể suy nhược hoặc cần thêm năng lượng, bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày nên uống thêm ngũ cốc.
Những người bị tiểu đường hay cao huyết áp cũng có thể sử dụng bột ngũ cốc để bổ sung nguồn chất dinh dưỡng, đảm bảo hoạt động cho cơ thể.
Ít calories, giàu chất xơ và protein
Bột ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng nhưng chứa ít calo và chất béo. Vì vậy, những người thừa cân không lo sợ số cân tăng vụt khi uống loại thức uống dinh dưỡng này bởi ngũ cốc rất giàu chất xơ nên dễ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu.
Hỗ trợ cân bằng đường huyết
Bột ngũ cốc chứa rất ít lượng đường nên thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất xơ và carbon hydrat giúp làm chậm lại sự chuyển hóa đường, cân bằng lượng đường trong cơ thể.
Bột ngũ cốc là thức uống vàng của phụ nữ mang thai và cho con bú
Với phụ nữ mang thai, uống ngũ cốc hàng ngày sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn và thiết yếu cho mẹ và bé. Uống ngũ cốc cũng giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa đặc biệt trong thời gian thai kỳ khi hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, phòng tránh căn bệnh “đứng ngồi không yên” (bệnh trĩ thai kỳ), gây nỗi phiền muộn cho thai phụ.
Thường xuyên uống ngũ cốc, ăn rau xanh, trái cây, uống nhiều nước sẽ khắc phục hiệu quả được tình trạng này. Hàm lượng sắt, a-xít folic trong ngũ cốc cao, rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp tái tạo hồng cầu và giảm khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ngoài ra, ngũ cốc còn là thực phẩm vàng đối với phụ nữ sau sinh. Thời kỳ cho con bú phụ nữ cần thêm nhiều dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể, thêm nguồn sữa mẹ cho bé bú. Uống ngũ cốc là cách nhanh chóng tiện lợi làm dịu cơn đói, giúp lợi sữa.
Chứa nhiều các chất chống oxy hóa – ích lợi hệ tim mạch
Hệ tim mạch cũng được hưởng lợi từ những dưỡng chất từ bột ngũ cốc
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chất chống oxy hóa có trong bột ngũ cốc là Avenantramides tương trợ chống lại một vài gốc tự do từ LDL Cholesterol, giúp đỡ giảm bớt bệnh về tim mạch.
Beta Glucan vô cùng hữu ích cho sức khỏe
Chất Beta Glucan phát tác dụng tích cực lên các tế bào ung thư, trong đó là kích hoạt và tăng số lượng các tế bào miễn dịch cơ thể macrophage. Nhờ đó nó có hiệu quả trong điều trị ung thư.
Beta Glucan có hiệu quả phòng chống nhiễm trùng
Chống phơi nhiễm bức xạ
Chữa lành vết thương, việc điều trị với Beta Glucan đem lại những kết quả tốt như nhiễm trùng ít hơn, tỷ lệ tử vong giảm,…
Giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng
Beta Glucan làm giảm sự oxy hóa tế bào trong quá trình tiến triển bệnh viêm khớp
Phòng chống ung thư
Ung thư là nỗi ám ảnh kinh hoàng của bất cứ ai và có thể gọi tên bất kỳ lúc nào. Một chế độ ăn uống khoa học cũng có thể hạn chế phần nào căn bệnh này. Ngũ cốc giúp sản sinh Lignans, chứa phytosterol hỗ trợ phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.
[remove_img id=40573]
Vậy thì, uống ngũ cốc có tác dụng gì? Bạn đã có câu trả lời rồi đấy! Lưu ý thêm, bạn nên bảo quản bột ngũ cốc trong lọ kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Tỏi, mật ong là loại gia vị phổ biến trong mọi nền ẩm thực trên thế giới, rất dễ kiếm. Cả hai đều là những bài thuốc tự nhiên tốt cho sức khỏe. Do vậy, khi kết hợp với nhau, dược tính của tỏi ngâm mật ong rất cao.
Uống hỗn hợp này trong 7 ngày khi bụng đói, bạn sẽ tận dụng được đặc tính chữa bệnh của cả tỏi và mật ong. Xi rô này bồi bổ rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Con được kháng bệnh tự nhiên mà khong cần dùng thuốc.
Tỏi & mật ong – Thực phẩm thần kỳ
Hàng thế kỷ nay, tỏi không chỉ yên vị là loại gia vị trong gian bếp mà được người đời ca tụng về khả năng kháng viêm, chữa bệnh của mình. Dược tính của tỏi dùng để chống viêm, chống các bệnh nhiễm trùng và điều trị nhiều bệnh mãn tính khác.
Sức mạnh của tỏi nằm ở chất allicin, một hợp chất giúp kiểm soát mức cholesterol cao, huyết áp và các điều kiện khác liên quan đến hệ tim mạch.
Trong các phương thuốc xưa, tỏi được dùng điều trị các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp và nhiễm nấm. Hiệu ứng chống viêm và hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao còn, tỏi còn là chất bổ sung tuyệt vời khi điều trị bênh viêm khớp, ung thư và tiểu đường.
Ăn tỏi sống sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn hơn khi nấu chín, vì allicin có trong tỏi ở dạng tự nhiên, nguyên chất.
Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất.
Mật ong bổ dưỡng, có tính sát khuẩn, nhuận tràng, chữa đau loét dạ dày, viêm phế quản, bệnh tá tràng…
Khi kết hợp với mật ong, tỏi tươi phát huy được tác dụng của mình, đồng thời giảm mùi hăng đặc trưng của nó.
Tất cả những thứ bạn cần là lấy 2-3 tép tỏi, sau đó trộn với một muỗng mật ong. Bạn nên ăn hỗn hợp này mỗi ngày. Và sau 7 ngày đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ thấy mình khỏe khoắn hơn bình thường.
Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì?
Đừng để có bệnh mới vái tứ phương. Dùng tỏi ngâm mật ong mỗi ngày, cơ thể bạn được bổ sung dưỡng chất, tăng cường đề kháng và giảm được mầm mống nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cải thiện tuần hoàn máu
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi, khi kết hợp với lợi ích của mật ong, rất tốt cho hệ tuần hoàn của bạn.
Cả hai tác động này giúp ngăn ngừa đông máu và tăng cường tĩnh mạch, giúp bạn tránh những rối loạn như huyết khối và tĩnh mạch.
Ổn định huyết áp
Huyết áp cao có thể đe dọa sức khỏe tim mạch. Muốn kiểm soát huyết áp tự nhiên mà không dùng thuốc, hãy thử dùng mật ong và tỏi vào lúc dạ dày rỗng, tốt nhất là vào buổi sáng mỗi ngày.
Kiểm soát cholesterol xấu
Chất allicin được tiết từ tép tỏi sống có thể giúp làm sạch dòng máu, loại bỏ cholesterol thừa. Đây cũng là một cách tuyệt vời giúp giữ mức triglyceride ở vị trí thuận lợi.
Giảm viêm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn sức khỏe mãn tính mà con người gặp phải liên quan đến sự mất cân bằng trong cơ thể. Đó là nguyên nhân gây viêm.
Tỏi và mật ong đều có tính năng kháng viêm, và hoạt động như tác nhân giảm đau, giúp giảm khó chịu cho các chứng viêm khớp, giữ nước và rối loạn cơ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi và mật ong đều có đặc tính chống vi trùng và kháng nấm, có tác dụng tuyệ vời tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cả hai đều cải thiện khả năng phòng vệ của cơ thể giúp chống virus, vi khuẩn và mầm bệnh khác.
Cả hai đều cải thiện khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và bất kỳ loại mầm bệnh khác.
Trị ho
Bất kể các chứng bệnh do vi khuẩn hay virus, tỏi ngâm mật ong là phương thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh tự nhiên. Nó giúp làm dịu kích ứng và kích thích việc loại bỏ đờm.
Giúp hồi phục nhanh khỏi bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Tỏi ngâm mật ong giúp chống lại virus và kích thích sản xuất kháng thể, giúp bảo vệ đường thở. Bệnh cảm lạnh, cảm cúm sẽ nhanh chóng vượt qua mà không cần uống thuốc.
Cách làm si rô tỏi và mật ong
Muốn phương thuốc phát huy dược tính, tốt nhất bạn nên chọn tỏi và mật ong sản xuất sạch theo chuẩn organic. Mật ong thật mới có tác dụng tốt, chứ loại mật rẻ tiền mua trên thị trường pha thêm đường, giảm đáng kể tính năng của si rô này.
Thành phần
1 tách mật ong (335g)
10 tép tỏi tươi
1 lọ thủy tinh có nắp kín
Chuẩn bị
Xắt tỏi thành những lát nhỏ, hoặc nghiền nát tỏi bằng dụng cụ nghiền
Đổ mật ong vào hủ thủy tinh, cho tỏi và trộn đều
Đậy kín nắp và trữ hũ này nơi bóng râm trong vòng 1 tuần
Cách dùng
Mỗi buổi sáng khi mới thức dậy, dùng một thìa si rô uống trực tiếp. Hoặc cho 1 thìa si rô hòa với nước ấm uống.
Dùng liên tiếp trong 7 ngày khi bụng đói. Sau đó ngưng vài tuần, và lại tiếp tục trong 7 ngày kế tiếp. Bạn sẽ thấy tình hình sức khỏe của mình, của con trẻ cải thiện đáng kể.
Dùng tỏi ngâm mật ong lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Vì nếu dùng khi bụng đã no, hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe.
Quả bưởi đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, thế còn vỏ bưởi có tác dụng gì? Liệu vỏ bưởi có đem lại những công dụng tương tự như ruột bưởi hay không?
Vỏ bưởi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Hoạt động như một phương thuốc tự nhiên, vỏ bưởi mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Dù bạn đang gặp bất cứ vấn đề sức khỏe gì, đây chính là nguyên liệu có thể khắc phục nhanh chóng.
Công dụng của vỏ bưởi với sức khỏe
1. Kháng viêm
Vỏ bưởi chứa rất nhiều chất kháng viêm mạnh mẽ có tác dụng làm dịu vùng da bị đau hoặc sưng đỏ. Đây cũng là nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời hỗ trợ điều trị viêm khớp và đau khớp.
2. Giải độc cơ thể
Trong vỏ bưởi có chứa chất diệt khuẩn nên có tác dụng giúp làm sạch gan, giải trừ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh lọc cơ thể đảm bảo sức khỏe.
3. Giảm cholesterol xấu
Lượng cholesterol xấu tăng cao đồng nghĩa với nguy cơ mắc nhóm bệnh tim mạch tăng cao. Trong khi đó, vỏ bưởi lại rất giàu Pectin là một dạng chất xơ hòa tan tuyệt vời có thể làm giảm cholesterol xấu, hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
4. Hỗ trợ trao đổi chất
Một nghiên cứu do Tạp chí American Journal of Physiology công bố, vỏ bưởi có chứa nootkatone (một hợp chất hóa học tự nhiên) giúp tăng sự trao đổi chất trong cơ thể đồng thời có tác dụng giảm cân hiệu quả.
5. Đảm bảo hệ miễn dịch
Vỏ bưởi có tác dụng gì? Đó chính là khả năng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chúng ta. Trong vỏ bưởi có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, vỏ bưởi còn có rất nhiều Vitamin C, thậm chí là gấp đôi lượng vitamin C trong ruột bưởi nên có tác dụng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
6. Lợi tiểu
Vỏ bưởi còn là một phương thuốc lợi tiểu rất hiệu quả có tác dụng loại bỏ các chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể vì lượng muối quá mức hoặc do vấn đề kinh nguyệt hàng tháng.
7. Làm dịu tinh thần
Vỏ bưởi còn chứa các loại tinh dầu có tác dụng làm dịu tinh thần, thích hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Chỉ cần đốt tinh dầu bưởi trong nhà hoặc phòng tắm, tâm trí sẽ thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn.
8. Kiểm soát chỉ số GI
Chỉ số GI trong cơ thể chính là chỉ số đường huyết. Vỏ bưởi có chứa hàng loạt tinh dầu có tác dụng kiểm soát chỉ số đường huyết, đồng thời cũng chứa nhiều chất xơ hỗ trợ đường tiêu hóa, tạo môi trường tốt cho sự phát triển của các lợi khuẩn probiotic.
9. Ngừa ung thư vú
Vỏ bưởi được biết đến với công dụng ngăn ngừa ung thư vú
Vỏ bưởi có tác dụng gì? Nguyên liệu này có tác dụng bất ngờ trong việc ngăn ngừa ung thư vú. Cụ thể, chất limonoid trong vỏ bưởi có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và lây lan của các tế bào ung thư vú, giúp cân bằng estrogen trong cơ thể.
10. Ngăn dị ứng
Với những người có triệu chứng dị ứng với bất cứ tác nhân nào, nên áp dụng món trà từ vỏ bưởi có thể khắc phục dễ dàng. Bạn thực hiện bằng cách, rửa sạch bưởi, xắt nhỏ, hãm nước sôi và uống khi còn ấm. Uống thay nước cho đến khi triệu chứng dị ứng thuyên giảm và hết hẳn.
11. Ngừa loãng xương
Loãng xương là triệu chứng rất thường gặp ở người lớn tuổi. Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm nhưng để lại hậu quả lớn. Những cơn đau nhức xương khớp diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì thế, sử dụng vỏ bưởi có thể giúp ngăn ngừa quá trình này vì trong vỏ bưởi vỏ chứa Hesperidin có giúp ngăn ngừa mất xương.
12. Khắc phục các vấn đề về da
Chà xát vỏ bưởi tươi lên da sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết, giúp da sáng khỏe, trẻ trung và đầy sức sống. Vỏ bưởi cũng giúp làm mềm da và cân bằng độ pH cho da, đồng thời có tác dụng trị bệnh vẩy nến và các loại bệnh phát ban trên da. Vỏ bưởi còn có tác dụng giảm ngứa da khi bị côn trùng cắn.
Cách chế biến và sử dụng vỏ bưởi
Khi đã biết vỏ bưởi có tác dụng gì, bạn cũng cần quan tâm đến việc chế biến và sử dụng sao cho bảo toàn các lợi ích từ vỏ bưởi. Vỏ bưởi có thể được sấy khô và nghiền thành bột mịn để thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày, có thể pha trà hoặc chế biến thành nhiều món uống khác nhau. Hoặc bạn có thể phơi khô vỏ bưởi và lưu trữ để dùng khi cần. Có thể nấu trực tiếp vỏ bưởi để sử dụng nước từ vỏ bưởi gội đầu, rửa mặt hoặc xông hơi…
Với 12 lợi ích chăm sóc sức khỏe này, chắc chắn bạn đã biết được rằng vỏ bưởi có tác dụng gì rồi nhé!