Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Bật mí thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam

thực đơn hàng ngày cho gia đình miền nam
Thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam

Người miền Nam thích ăn gì? Chị em hãy bỏ túi thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam mà MarryBaby gợi ý sau đây để không còn phải đau đầu trong việc nấu nướng nữa nhé!

Menu sẽ là những món ăn đơn giản, dễ làm, nhưng cũng không kém phần hấp dẫn cho bữa cơm hàng ngày.

Gia đình miền Nam có khẩu vị như thế nào?

Để biết thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam, trước hết, chúng ta cần hiểu người miền này có khẩu vị như thế nào.

Có thể nói ẩm thực của vùng phương Nam chịu ảnh hưởng của phong cách nấu nướng của 3 nước, đó là Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Cụ thể, người miền Nam ăn đồ ăn gần giống Thái Lan và Campuchia bởi đơn giản vị trí địa lý gần nhau, dễ giao lưu trao đổi.

Còn với yếu tố ẩm thực Trung Quốc, đặc điểm này bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII. Những người Hoa di dân đã đem theo phong cách ẩm thực của họ, từ đó ảnh hưởng tới phong cách ẩm thực của người miền Nam.

Nếu người miền Bắc thích vị đậm đà, người miền Trung yêu cái cay nồng thì vị ngọt là đặc trưng trong khẩu vị của người miền Nam.

Mắm cá lóc, ba rọi
Mắm cá lóc, ba rọi ăn cùng rau sống – đặc sản của miền Nam

Hầu như mọi món ăn Nam bộ đều có vị ngọt, từ ngọt đậm đà của đường mía, tới chua ngọt của me, ngọt béo của nước cốt dừa. Chẳng thế mà các món chè như chè bà ba, chè bưởi, chè bắp luôn được người miền Nam ưa chuộng.

Bên cạnh đó, người dân Nam bộ cũng yêu thích vị chua, vị đắng, vị cay. Đặc trưng trong thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam là các món canh chua như canh chua cá lóc.

Tinh túy ẩm thực của người miền Nam còn gây ấn tượng với du khách bởi việc sử dụng các gia vị đi kèm, nhằm tạo nên hương vị cho món ăn. Họ thường dùng nhiều nước mắm trong các món ăn, để thức ăn “vị nào ra vị nấy”, ví dụ như món kho quẹt.

Đối với các nguyên liệu chính, người miền Nam thường ưa ăn những gì? Họ thường chọn nhiều loại mắm cá, con khô. Thực phẩm tươi thì vô cùng phong phú với đủ loại tôm, cua, cá, hải sản.

Trong cách chế biến, người miền Nam không hề cầu kỳ mà rất đơn giản, chỉ cần hấp hoặc nướng là đã xong một món ăn ngon và bổ dưỡng.

Thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam cũng không thể thiếu các loại rau, lá, quả trong các món ăn. Vùng đất phù sa màu mỡ tạo nên nhiều loại rau xanh, quả để nấu canh, luộc, xào hay ăn sống đều rất ngon.

Nói tóm lại, sự ưu đãi của thiên nhiên, đất trời khiến cho khẩu vị của người miền Nam cực kỳ đa dạng, phong phú và không kém phần hấp dẫn.

Thực đơn 7 ngày cực ngon cho gia đình miền Nam

Thực đơn 7 ngày cực ngon cho gia đình miền Nam

Thực đơn hàng ngày cho mỗi gia đình miền Nam thường rất đa dạng. Các nguyên liệu cho món ăn khá dễ tìm ở khắp mọi nơi, như chợ hoặc siêu thị. Tuy vậy, đôi khi nhiều quá cũng khiến chị em nội trợ băn khoăn trong việc chọn lựa. Cùng tới với thực đơn 7 ngày của MarryBaby gửi tới cho những gia đình ở miền Nam nhé.

1. Thực đơn trong tuần miền Nam: Thứ 2

Thứ 2 là ngày đầu tuần, bởi thế bạn cần có những món ăn giàu năng lượng để chuẩn bị cho tuần mới. Thực đơn thứ 2 sẽ gồm các món như sau:

  • Cá ngừ nướng kho: Nếu không thích ăn cá ngừ nướng, bạn có thể chọn cá ngừ tươi cũng được.
  • Thịt heo kho trứng/trứng cút: Thịt heo kho trứng cút nhớ lựa thịt ba chỉ, không được nạc quá cũng không mỡ quá sẽ làm món ăn bị ngấy.

thịt heo kho trứng

  • Rau dền luộc chấm mắm: Chọn rau dền tươi, luộc trong thời gian ngắn. Nước chấm có thể là nước mắm, xì dầu hoặc nếu có mắm cá linh thì còn gì bằng.
  • Canh sườn non hầm củ quả: Sườn non hầm với cà rốt, khoai tây, bí đỏ… chính là một món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho cả gia đình vào cuối ngày.
  • Tráng miệng: Trái cây tươi như chuối, cam hoặc xoài.

2. Thực đơn hàng ngày miền Nam: Thứ 3

  • Canh chua cá: Tùy vào điều kiện, bạn có thể nấu canh chua với cá lóc, cá mè, cá trê đều ngon và bổ dưỡng. Nhớ làm cá thật kỹ nếu không món canh sẽ bị tanh đấy nhé!
  • Thịt kho Tàu: Món ăn đơn giản nhưng cực kỳ “tốn cơm” mà bà nội trợ nào ở Việt Nam cũng biết làm.
  • Cá chiên chấm nước mắm: Bạn có thể sử dụng cá rô phi để chiên, vừa dễ tìm lại ngon miệng. Đây cũng là món được trẻ em cực kỳ yêu thích trong bữa ăn đấy.
  • Rau lang luộc: Rau lang có nhiều chất xơ, giúp giải độc cực tốt.
  • Ăn tráng miệng: Chè hạt sen.

3. Thực đơn cơm hàng ngày: Thứ 4

bánh flan

Thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam thứ Tư sẽ bao gồm những món ăn dễ làm và theo mùa. Bạn có thể chuẩn bị theo thực đơn cụ thể như sau:

  • Cá diêu hồng chiên: Đây là loài cá ít xương, thích hợp cho cả người già và trẻ em.
  • Sườn kho chua ngọt: Sườn kho chua ngọt có thêm vị ngọt từ dứa (thơm), giúp tăng độ quyến rũ của món ăn.
  • Bầu luộc: Món ăn đơn giản nhưng có tác dụng làm thanh mát cơ thể rất tốt.
  • Canh rau ngót nấu thịt bò: Rau ngót có nhiều chất bổ, kết hợp với thịt bò tạo nên món ăn rất tốt cho sức khỏe, giúp tạo máu, tăng miễn dịch cơ thể.
  • Món dành cho tráng miệng: Bánh flan. Nếu rảnh bạn có thể tự làm bánh flan.

4. Các món ăn dễ nấu hàng ngày cho thứ 5

Thực đơn cho thứ Năm sẽ lặp lại một chút thực đơn của các ngày trước, để bạn có thể sử dụng hết các nguyên liệu còn lại trong tủ lạnh, tránh để đồ ăn bị hỏng.

  • Thịt heo luộc ăn kèm với dưa chua ngọt: Đây là món ăn mất rất ít công làm, nhưng lại cực kỳ ngon miệng.
  • Thịt gà hấp: Gà có thể chế biến thành nhiều món đa dạng, tuy vậy hấp sẽ giữ được độ ngọt cũng như chất dinh dưỡng.
  • Canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt: Khỏi phải nói thì đây là một món khá nổi tiếng và cũng có vị đắng khá hấp dẫn, khiến bữa ăn bớt ngán.
  • Đậu bắp luộc: Đậu bắp với chất nhớt sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
  • Tráng miệng: Trái cây tươi hoặc kem trái cây.

5. Món ngon hàng ngày cho gia đình thứ 6

Xôi xoài Thái Lan

Đây là ngày làm việc cuối cùng nên gia đình bạn hãy sử dụng những món ăn thật khoái khẩu, từ đó tạo nguồn năng lượng bù lại sau một tuần làm việc vất vả.

  • Tôm chiên chấm với nước sốt hoặc tôm rim nước dừa: Bạn hãy chọn loại tôm sú lớn một chút để dễ ăn hơn nhé!
  • Canh bí đao nấu với thịt: Bí đao là một loại thực phẩm rất tốt, giúp bổ sung và tái tạo tế bào trong cơ thể.
  • Thịt ba rọi rang ruốc hoặc sườn kho thơm: Món ăn cuối ngày đầy đủ sự hấp dẫn và đặc sắc.
  • Tráng miệng: Xôi xoài Thái Lan.

6. Món ăn mỗi ngày cho gia đình thứ 7

Thứ 7 có nhiều thời gian nên bạn hãy nấu bữa ăn đa dạng nhất có thể.

  • Bò xào lá lốt: Bò lá lốt luôn tạo được mùi hương cực kỳ kích thích vị giác với mọi thành viên trong gia đình.
  • Rau muống xào tỏi: Món này rất giàu chất sắt.
  • Canh chua cá diêu hồng: Bạn có thể chọn nhiều loại nguyên liệu để nấu với cá như cà chua, dưa chua…
  • Cá kèo kho tộ
  • Tráng miệng bằng chè khúc bạch

7. Gợi ý món ăn hàng ngày cho Chủ nhật

đậu phụ luộc

Chủ nhật là ngày kết thúc một tuần. Bạn có thể chọn những món ăn thanh, dễ ăn và hạn chế dầu mỡ. Các gợi ý món ăn hàng ngày cho Chủ nhật gồm:

  • Đậu phụ luộc chấm xì dầu
  • Thịt bò xào cải chua ngọt
  • Canh bí đao: Bạn có thể nấu canh với tôm để tạo vị ngọt thanh
  • Măng xào: có thể kết hợp xào với thịt bò, thịt lợn
  • Tráng miệng: Thạch rau câu dừa

Ngoài ra, bạn có thể nấu một nồi lẩu cá kèo để đãi cả nhà vào ngày cuối tuần cũng là một gợi ý hay.

Trên đây là thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam mà MarryBaby đã nghiên cứu và chia sẻ đến bạn. Nếu ở miền Bắc hay miền Trung, bạn cũng có thể áp dụng thực đơn này, chỉ cần biến tấu theo cách nấu cho vừa miệng là được. Cho dù ăn món gì, bạn cũng nhớ chọn thật kỹ nguyên liệu để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân nhé!

[inline_article id=265631]

Hương Hoa

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm sữa đậu phộng tăng cân chỉ ngửi mùi là muốn uống ngay

cách làm sữa đậu phộng tăng cân đơn giản mà ngon
Cách làm sữa đậu phộng tăng cân đơn giản mà ngon

Đậu phộng có lượng calo, protein, riboprotein, canxi, phốt pho và sắt cao hơn sữa, thịt và trứng. Ngoài ra, loại đậu này còn chứa vitamin A, B, E, K, lecithin, axit amin… Vì thế, đây là thức uống rất tốt cho sức khỏe của con người. 

Bạn hãy cùng tìm hiểu uống sữa đậu phộng có mập không, sữa đậu phộng có tác dụng gì và cách làm sữa đậu phộng tăng cân qua bài viết dưới đây nhé.

[inline_article id=262884]

Uống sữa đậu phộng có mập không?

Nếu bạn đang băn khoăn liệu uống sữa đậu phộng có mập không hoặc có giúp bạn tăng cân không thì câu trả lời là có đấy. Đây là loại thức uống mang tới giá trị dinh dưỡng cao và giúp tăng cân nếu bạn biết cách chế biến và uống đúng lượng vừa đủ.

Song song đó, bạn cũng cần có chế độ ăn phù hợp kết hợp với tập luyện để tránh thừa cân. Lượng sữa đậu phộng bạn uống hàng ngày không nên vượt quá 100g.

Vậy sữa đậu phộng có tác dụng gì? Đây là loại thức uống có thể giúp bạn ổn định đường huyết, phòng chống trầm cảm, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch và rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Dưới đây là chất dinh dưỡng có trong 100g đậu phộng:

  • Calo: 298 kcal
  • Kali: 390mg
  • Phốt pho: 250mg
  • Magie: 110mg
  • Niacin: 14,1mg
  • Vitamin C: 14mg
  • Carbohydrate: 13g
  • Chất đạm: 12g
  • Caroten: 0,01mg
  • Canxi: 8mg
  • Chất xơ: 7,7g
  • Selen: 0,004mg
  • Natri: 3,7 mg.
  • Vitamin E: 2,93mg
  • Vitamin A: 2 mg
  • Kẽm: 1,79mg
  • Đồng: 0,68 mg
  • Mangan: 0,65 mg
  • Vitamin B2: 0,04mg
  • Axit folic: 0
  • Vitamin B1, B6, B12: 0

Với hàm lượng dinh dưỡng ở trên, bạn có thể yên tâm hơn để tự tay chế biến ngay cho mình một ly sữa nóng thơm ngon nhằm bồi bổ sức khỏe cho mình.

Cách làm sữa đậu phộng tăng cân cho cả nhà

cách làm sữa đậu phộng tăng cân cho cả nhà

Sữa đậu phộng không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, đặc biệt rất thích hợp cho những ai đang muốn tăng chỉ số cân nặng của bản thân. Dưới đây là cách làm sữa đậu phộng tăng cân để bạn không lo ngại về giá cả và vệ sinh thực phẩm khi mua ngoài hàng quán. 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300g đậu phộng (trong đó 150g đậu phộng ngâm, 150g đậu phộng rang)
  • 50ml sữa đặc
  • 1 bịch sữa tươi nguyên chất          
  • 1 nắm lá dứa
  • 2 lít nước lọc
  • 100g đường phèn
  • Máy xay, rây lọc, hoặc miếng vải màn lọc

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế đậu phộng

  • Đem 150g đậu phộng ngâm nước từ 6-8 tiếng rồi bóc bỏ lớp vỏ
  • 150g đậu phộng còn lại đem rang. Trong khi rang đậu, bạn nhớ đảo đều tay để đậu chín đều và không bị cháy. Đậu chín thì đổ ra rổ, đợi nguội thì bỏ vỏ.

Bước 2: Xay nhuyễn đậu phộng và lọc

  • Sau khi sơ chế 2 phần đậu xong, bạn cho cả 2 loại đậu phộng trên cùng với 2 lít nước vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Tiếp theo, bắc xuống và cho hỗn hợp ra rây hoặc dùng túi lọc đa năng để lọc bỏ phần xác, lọc 2-3 lần để có hỗn hợp sữa thật mịn. 
  • Sau khi lọc xong, bạn cho hỗn hợp sữa vào nồi cùng sữa đặc, nắm lá dứa và đường phèn (hoặc đường cát trắng) rồi cho lên bếp.
  • Liên tục khuấy sữa đều tay để sữa không bị cháy xém dưới đáy nồi. Khi nồi sữa đã sôi, vặn nhỏ lửa, vớt bọt, cho bịch sữa tươi vào, đảo đều lần nữa và tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức và bảo quản

  • Đợi sữa nguội, bạn múc ra ly hoặc chai thủy tinh và thưởng thức. Bạn có thể uống kèm đá viên nếu thích.
  • Phần sữa còn dư sẽ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và uống dần trong 2-3 ngày.

[inline_article id=261849]

Bên cạnh chế độ sinh hoạt lành mạnh thì thói quen uống một ly sữa đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp bạn bồi bổ sức khỏe mà còn giúp tăng cân để bạn có được số ký như mong muốn. Khi đã có vóc dáng đẹp, bạn sẽ không còn lo ngại bị chê là “cò hương” khi đi chơi cùng hội bạn bè của mình nữa đâu!

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe

Cây nhọ nồi (false daisy) thuộc họ hoa hướng dương. Người ta còn đặt tên khác cho loại thảo dược này là cỏ mực. Cây cao chừng 90cm, thường sống ở những vùng khô hạn, đôi khi lại xuất hiện ở vùng bùn xốp tiếp giác nơi ao hồ. Vậy, uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì không?

Cây nhọ nồi không chỉ hỗ trợ chữa nhiều bệnh tật mà còn có công dụng trị bệnh ngoài da, kích thích tóc mọc và kháng khuẩn khá hiệu quả.

Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé. 

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì?

Hàng ngàn năm qua, con người đã sử dụng loại thảo mộc này để chữa bệnh mà không gặp tác dụng phụ gì. Các thành phần hóa học nổi bật trong nhọ nồi phải kể đến là các axit hữu cơ, chất tannin, chất chống oxy hóa flavonoid, saponin, iso flavonoid, glycosides triterpene…

Vậy uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Dưới đây là 12 công dụng cùng cách dùng để bạn đừng bỏ lỡ loại thảo dược này nhé. 

1. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Giúp trị táo bón

Uống nước sắc từ lá nhọ nồi 2 lần mỗi ngày sẽ giúp tiêu diệt cảm giác khó chịu ở bụng, hỗ trợ nhu động ruột và trị táo bón. Ngoài ra, uống lá nhọ nồi còn giúp giảm đau ở người bị bệnh trĩ. 

giúp trị táo bón
Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì – Chắc chắn là hỗ trợ trị táo bón

2. Tác dụng của cây nhọ nồi tốt cho gan và lá lách

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì, và tốt không? Nghiên cứu cho thấy cây nhọ nồi có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở gan. Ngoài ra, nhọ nồi còn giúp thanh lọc gan, trị chứng vàng da do bệnh về gan gây ra.

  • Để tăng cường sức khỏe gan, bạn hòa 10ml nước ép cỏ mực với 20ml sữa chua và một ít tiêu đen để uống trong bữa ăn sáng.
  • Để trị các bệnh về lá lách, bạn vắt 1 tách nước ép cỏ mực; thêm nửa thìa cà phê bột quế và nửa thìa cà phê bột bạch đậu khấu (thảo quả). Hỗn hợp này uống 2 lần mỗi ngày.

3. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Thành phần kháng khuẩn và kháng sinh trong nhọ nồi có tác dụng ngăn ngừa và trị viêm nhiễm, cân bằng vi khuẩn ở đường tiểu, phục hồi hoạt động bình thường của bàng quang.

Để trị chứng tiểu ra máu, bạn uống 10ml nước ép cỏ mực (hòa với nước) vào 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, tiêu tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Do đó, bạn nên đi khám nếu tình trạng này kéo dài không hết.

Để trị chứng khó tiểu, bạn hòa bột rễ cây cỏ mực với muối. Mỗi ngày hòa 1 thìa này với nước uống để giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

4. Trị các vấn đề về hô hấp, hen suyễn, viêm xoang

uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì
Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì – Giúp chữa nhiều bệnh

Cỏ mực hữu dụng với những người bị bệnh hô hấp mãn tính và ho kinh niên. Nhọ nồi có tác dụng long đờm; giúp loại bỏ dịch nhầy đồng thời đẩy mầm bệnh ra ngoài.

  • Bạn pha nước ép cỏ mực với một chút mật ong, uống 3-4 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè, tắc nghẽn ngực…
  • Để dùng cây nhọ nồi chữa viêm xoang, bạn cho một ít lá cỏ mực vào chảo. Thêm một xíu tiêu giã nhỏ và bột nghệ rồi chế nước vào đun sôi. Sau đó, đun liu riu cho lá ra hết chất và đem chắt nước uống.

Vì tiêu rất cay nên bạn đừng dùng bột tiêu mà đem hạt tiêu giã nhỏ là được. Phương thuốc này có thể áp dụng cho trẻ em; bạn nhớ cho ít tiêu lại nhé.

5. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Trị sốt, cảm mạo

Để dùng cây nhọ nồi hạ sốt, bạn giã lá để lấy nước cốt và uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa. Nếu thấy đắng thì cho thêm đường.

Một phần bã lá nhọ nồi bạn đem đắp lên trán; phần còn lại thì để trong vải xô rồi xoa lên nách, bẹn, gan lòng bàn tay, bàn chân để hạ sốt.

Để trị cảm lạnh, bạn hòa nước ép cỏ mực với mật ong; sau đó xoa lên ngực và trán. Cách này có thể áp dụng với trẻ sơ sinh.

6. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Cỏ mực tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Cỏ mực có tác dụng giảm lượng đường glucose trong máu; giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Bạn đun lá nhọ nồi được 1 bát nước sắc; pha 1 thìa mật ong vào uống 2 lần mỗi ngày. Nếu muốn hạ cholesterol trong máu; bạn uống bột lá cỏ mực khô 2 lần mỗi ngày.

7. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Hỗ trợ chữa rong kinh

Bạn có thể chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi khi uống nước ép lá cỏ mực tươi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cỏ mực khô sắc lấy nước uống, 2 lần mỗi ngày. Khoảng vài ngày sau tình trạng rong kinh sẽ biến mất.

Hỗ trợ chữa rong kinh

8. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Giúp cầm máu

Giã nát lá cỏ mực đắp trực tiếp lên vết thương nhỏ để cầm máu. Với vết thương lớn, bạn phải tiến hành sát trùng và băng bó cẩn thận. Để chữa chảy máu cam, bạn lấy 20g lá nhọ nồi với 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

9. Công dụng của cây nhọ nồi giúp tiêu diệt giun đũa

Bạn hòa nước ép nhọ nồi với dầu thầu dầu theo tỷ lệ 2:1. Uống 5ml hỗn hợp vào mỗi sáng khi bụng rỗng để tiêu diệt giun đũa.

10. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Trị đau răng

Bạn giã lá cỏ mực rồi chà lên nướu trong vài phút để giảm đau răng. Chiết xuất ethanolic và alkaloid trong cỏ mực giúp giảm đau hiệu quả. Bạn uống nước ép cỏ mực cũng có tác dụng trị chứng tưa miệng (nấm miệng).

11. Công dụng của cây nhọ nồi trị chứng thiếu máu

Uống nước cây nhọ nồi có tốt không? Cỏ mực giàu chất sắt; do đó bạn có thể dùng lá cỏ mực nấu canh ăn để trị thiếu máu do thiếu sắt.

12. Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Tốt cho mắt

Hàm lượng carotene cao trong cỏ mực là thành phần chống oxy hóa cần thiết cho mắt. Carotene tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Vì thế, bổ sung cỏ mực vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của mắt.

Công dụng của cây nhọ nồi khi dùng để đắp da

Cây nhọ nồi không những được dùng để uống mà còn được dùng để đắp ngoài da giúp tóc chắc khỏe, làm giảm đau đầu, đau tai…

1. Cây nhọ nồi giúp trị gàu, rụng tóc, hói

công dụng của cây nhọ nồi giúp chăm sóc tóc
Bạn vắt cỏ mực lấy nước để chăm sóc tóc

Bạn có thể trộn nước ép lá cỏ mực với dầu gội rồi thoa lên da đầu để dưỡng ẩm, ngăn ngừa khô da đầu và trị gàu. Cỏ mực cũng giúp nang tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu, giúp tóc sáng bóng. 

Để trị những chỗ hói, bạn đem một ít lá cỏ mực tươi giã nát với sữa tươi rồi thoa lên da đầu, chỗ bị hói. Để 15 phút rồi gội đầu như bình thường. Nếu không có lá cỏ mực tươi thì bạn dùng bột cỏ mực khô cũng được. Thực hiện ít nhất 1 lần mỗi tuần để nhìn thấy hiệu quả.

Đối với tóc bạc sớm, bạn có thể hòa nước ép cỏ mực trong dầu dừa, hàm lượng bằng nhau. Sau đó massage hỗn hợp này lên da đầu, thực hiện thường xuyên để đem lại sắc đen cho mái tóc. Để trị rụng tóc, bạn đun lá cỏ mực với dầu mè rồi thoa lên da đầu. Thực hiện 2 lần mỗi tuần.

2. Tác dụng của cây nhọ nồi trị các bệnh về da

Cỏ mực có tác dụng trị vết thương ngoài ra, đồng thời loại bỏ các tạp chất trên da, cho làn da sáng khỏe, hỗ trợ trị một số bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm eczema, nấm kẽ chân… Để trị eczema, cỏ nhọ nồi bạn sắc lấy nước, bôi chỗ đau ngứa 3 ngày sẽ thấy dịch rỉ giảm, chỗ da đóng vẩy và hết ngứa, khoảng một tuần là khỏi.

Nếu bị nứt gót chân, bạn có thể massage nước ép cỏ mực lên gót chân. Hoặc bạn giã nhuyễn lá cỏ mực rồi đắp lên gót chân, băng lại để qua đêm.

Tác dụng khác:

  • Cây nhọ nồi làm lành vết côn trùng cắn: Khi bị bò cạp hoặc rắn cắn, bạn giã nhuyễn lá cỏ mực, chà rồi đắp lên chỗ vết cắn và băng lại. 
  • Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Giúp trị đau tai: Bạn hòa nước ép lá cỏ mực với dầu thầu dầu, nhỏ 2 giọt vào lỗ tai để trị bệnh.

3. Cây nhọ nồi chữa bệnh gì? Giúp trị đau đầu

Bạn hòa bột rễ cây nhọ nồi với một loại dầu nền (dầu dừa, dầu ô liu…) sau đó thoa lên đầu và trán sẽ làm giảm triệu chứng. 

Lưu ý khi dùng cây nhọ nồi chữa bệnh

Sau khi biết uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì và quyết định tận dụng loại cây này. Khi sử dụng cây nhọ nồi, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để không làm ảnh hưởng sức khỏe:

1. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhọ nồi

Các nhà khoa học cho rằng nhọ nồi có thể gây tụt huyết áp và rối loạn đông máu nên có thể làm sinh non, sảy thai. Ngoài ra, tụt huyết áp còn có thể khiến mẹ bầu hoa mắt, ngất xỉu, thiếu máu và oxy lên não cũng như không đủ máu chứa oxy đến thai nhi. 

Trong khi đó, rối loạn đông máu sẽ kiềm hãm sự phát triển của thai nhi trong tử cung, khiến bé sinh ra nhẹ cân. Ngoài ra, rối loạn đông máu còn gây suy nhau thai, khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất và dưỡng khí. Bà bầu sử dụng nhọ nồi còn đối diện nguy cơ tiền sản giật, có thể gây tử vong cho mẹ và bé. 

uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Cần lưu ý gì?

2. Lưu ý khác khi dùng nhọ nồi

  • Nhọ nồi có thể gây ngứa và khô âm đạo.
  • Với các bệnh lá lách, gan, thận, tiểu đường… bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
  • Người bị tiêu chảy không nên dùng cỏ mực. 
  • Sử dụng quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, nôn mửa.

Bạn uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? Nhọ nồi từ lâu đời đã có trong các bài thuốc nam để chữa nhiều loại bệnh. Nhọ nồi hữu dụng với các bệnh nhẹ, trong trường hợp bệnh nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé. 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách nấu 5 món chè bột sắn dây thanh mát, thơm ngon, giải nhiệt cơ thể

Hãy để MarryBaby chỉ bạn cách nấu bột sắn dây thành nhiều món siêu đơn giản nhưng thơm ngon vô cùng giúp bạn giải nhiệt nhé!

1. Cách nấu chè bột sắn dây đơn giản

Cách nấu chè sắn dây dưới đây cần ít nguyên liệu, cách nấu cũng rất nhanh và đơn giản.

Nguyên liệu

  • Bột sắn dây: 3 thìa
  • Nước: 200ml
  • Đường trắng: 2 thìa

Hướng dẫn cách nấu chè bột sắn dây

  • Bước 1: Bột sắn dây và đường trắng cho vào nồi, khuấy đều cho đến khi bột sắn không còn vón cục.
  • Bước 2: Đặt nồi bột sắn đã khuấy tan lên bếp, đun sôi với lửa nhỏ. Trong khi đun, bạn dùng thìa hoặc đũa khuấy đều. Đun tới khi bột sắn sánh lại và chuyển sang màu trắng trong thì tắt bếp.
  • Bước 3: Múc chè bột sắn ra bát, để nguội và thưởng thức (có thể thêm vani, nước cốt dừa hoặc nước hoa bưởi cho chè thơm hơn).

Cách nấu chè bột sắn dây đơn giản

2. Cách nấu chè bột sắn dây đậu xanh

Chè bột sắn đậu xanh ăn mát và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giải độc, cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Cách nấu chè bột sắn dây đậu xanh như sau:

Nguyên liệu

  • Bột sắn dây: 3 thìa
  • Đậu xanh chà vỏ: 100g
  • Nước: 1,5 lít
  • Nước cốt dừa: 150ml
  • Lá dứa: 2 lá
  • Đường trắng: 100g

Hướng dẫn cách nấu chè bột sắn dây đậu xanh

  • Bước 1: Lá dứa rửa sạch, buộc hai đầu lá lại với nhau. Đậu xanh ngâm nước trong 3 giờ, sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Bước 2: Cho đậu xanh và lá dứa vào nồi, thêm nước rồi đun với lửa nhỏ đến khi đậu xanh nhừ. Bỏ lá dứa ra rồi thêm đường vào, khuấy đều để đường tan hết (lá dứa bạn lưu ý không đun quá 15 phút vì đun lâu sẽ làm cho nước bị đắng).
  • Bước 3: Trong lúc chờ đậu nhừ, bạn hòa bột sắn dây cùng một ít nước sao cho bột không còn vón cục. Từ từ đổ nước bột sắn dây vào nồi đậu, vừa đổ vừa khuấy để bột sắn và đậu xanh hòa quyện vào nhau.
  • Bước 4: Đun nồi chè với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi chè sánh lại là bạn tắt bếp.
  • Bước 5: Nước cốt dừa bạn sơ chế bằng cách: dùng 1 chiếc nồi khác và đổ nước cốt dừa cùng 2 thìa đường vào, cho lên bếp đun sôi.
  • Bước 6: Chè bột sắn đậu xanh đã sánh lại, bạn múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.

Cách nấu chè bột sắn dây đậu xanh

3. Cách nấu chè bột sắn dây đậu đen

Chè bột sắn đậu đen là món ăn giải nhiệt, có tác dụng bổ thận, dưỡng tâm. Trẻ em thường xuyên mắc chứng táo bón, rôm sảy, mụn nhọt mẹ nên cho bé ăn loại chè này.

Nguyên liệu

  • Bột sắn dây: 3 thìa
  • Đậu đen xanh lòng: 100g
  • Nước: 1,5 lít
  • Đường trắng: 150g

Hướng dẫn cách nấu chè bột sắn dây đậu đen

  • Bước 1: Đậu đen loại bỏ hạt sâu, ngâm nước trong 3 giờ. Sau đó rửa sạch và cho vào nồi ninh với lửa nhỏ cho tới khi hạt đậu nở bung, chín mềm.
  • Bước 2: Đậu mềm, bạn bỏ đường vào khuấy đều để đường tan hết và ngấm vào đậu.
  • Bước 3: Bột sắn dây hòa tan cùng một ít nước lạnh và đổ vào nồi chè đỗ đen, vừa đổ vừa khuấy thật đều.
  • Bước 4: Tiếp tục đun nhỏ lửa cho tới khi chè sánh lại là được.
  • Bước 5: Nước cốt dừa bạn có thể đun với một chút đường cho ngọt hoặc nếu không thích ăn ngọt thì bỏ qua bước này.
  • Bước 6: Múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên, thêm dừa khô hoặc dừa tươi bào sợi (nếu thích) và thưởng thức.

Cách nấu chè bột sắn dây đậu đen

4. Cách nấu chè mè đen với bột sắn dây

Chè mè đen với bột sắn dây có tác dụng bài trừ độc tố, chữa một số bệnh như táo bón, tóc bạc sớm; làm cho làn da của chị em trở nên sáng đẹp, mịn màng; tóc dày và mượt. Tuy nhiên, chè có tính nhuận trường nên người bụng dạ yếu không nên ăn chè mè đen bột sắn dây vì có thể bị đi ngoài, tiêu chảy.

Nguyên liệu

  • Mè đen: 100g
  • Sắn dây: 50g
  • Gạo nếp: 50g
  • Đường: 150g
  • Nước sôi để nguội
  • Gừng: 1 nhánh nhỏ

Hướng dẫn cách nấu chè mè đen với bột sắn dây

  • Bước 1: Mè đen bạn nhặt sạch sạn, bụi bẩn, sau đó cho vào chảo rang nhanh với lửa nhỏ (có thể rửa sạch mè, phơi khô và rang) tới khi mè nổ lách tách là được.
  • Bước 2: Cho mè đã rang ra bát, chờ thật nguội sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn (xay mè lúc nóng sẽ làm cho mè kết dính khó xay).
  • Bước 3: Gạo nếp rang vàng rồi xay nhuyễn như mè đen, bột sắn dây bạn hòa với một ít nước lạnh cho tan hoàn toàn.
  • Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1 thìa bột sắn dây, 1 thìa bột gạo nếp, 2 thìa mè đen, 2 thìa đường, 1 bát tô nước và vài lát gừng. Sau đó, vừa nấu vừa khuấy đều tay để chè không bị cháy.
  • Bước 5: Tiến hành nấu chè cho đến khi chè chuyển từ màu trắng sang màu đen hoàn toàn là được. Múc chè ra bát và thưởng thức.

Cách nấu chè mè đen với bột sắn dây

5. Cách làm trân châu bằng bột sắn dây

 

Bạn đã từng nghe làm trân châu bằng bột năng, vậy làm trân châu bằng bột sắn dây thì sao? Cùng thử theo cách này nhé, trân châu rất giòn và ngon đấy.

Nguyên liệu

  • Bột sắn dây: 100g
  • Đường: 50g
  • Bột milo: 1 gói
  • Nước: 110ml

Hướng dẫn cách làm trâu châu bằng bột sắn dây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Xay nhuyễn bột sắn dây (xay khô, không cho nước) hoặc giã mịn, sau đó cho bột sắn dây vào một chiếc tô lớn, bớt lại 1 ít để làm bột áo.
  • Bột milo bạn hòa tan với nước rồi bắc lên bếp đun sôi thì tắt bếp.
  • Đổ nước milo vừa sôi vào tô bột sắn dây, lưu ý đổ từ từ và dùng đũa khuấy đều. Bạn ước lượng sao cho bột đừng nhão quá cũng đừng khô quá vì sẽ khó viên hạt trân châu.
  • Tiếp đến bạn dùng găng tay ni lông nhào bột cho bột thật dẻo mịn. Nếu bột khô, bạn thêm nước nóng, bột ướt cho thêm bột áo.

Bước 2: Nặn trân châu

  • Chia bột thành những khối nhỏ đều nhau. Lấy từng phần bột ra nhào lại một lần nữa và bỏ ra một cái thớt hoặc mâm để lăn tròn, sau đó cắt thành từng hạt nhỏ và tiến hành vê hạt trân châu. Làm như vậy cho đến khi hết bột. Ở đây bạn cần lưu ý những phần bột chưa viên cần được bọc lại bằng khăn ẩm để tránh bột bị khô.
  • Hạt trân châu đã vê xong bạn bỏ vào tô có đựng một ít bột áo, trộn đều để bột bám một lớp thật mỏng vào trân châu.

Bước 3: Luộc trân châu

  • Đun một nồi nước sôi, sau đó thả từ từ hạt trân châu vào, dùng đũa khuấy đều cho hạt không dính vào nhau và không dính đáy nồi. Luộc trân châu từ 20-25 phút cho đến khi trân châu nổi lên hoàn toàn thì bạn tắt bếp.
  • Sau khi tắt lửa, bạn để trân châu ngâm trong nồi khoảng 20 phút để không bị cứng, sau đó mới vớt ra, cho vào tô nước đá ngâm một lúc cho trân châu giòn.
  • Vớt trân châu ra và trộn cùng một ít đường, ướp trong 15 phút để đường ngấm.
  • Lúc này bạn đã hoàn thành công đoạn làm trân châu với bột sắn dây. Trân châu sau khi làm xong bạn bảo quản tủ lạnh (trong vòng 1 tuần) và ăn cùng chè bột sắn dây hoặc uống chung với trà sữa, sữa tươi đều được.

[inline_article id=304832]

Ngoài làm trân châu với bột sắn dây hoặc chế biến 4 loại chè như trên, chị em đảm đang có thể khéo léo kết hợp giữa bột sắn dây và các nguyên liệu khác để làm ra các món chè khác như sau:

  • Chè ngô bột sắn dây
  • Chè hoa cau bột sắn dây
  • Chè bí ngô bột sắn dây
  • Chè sắn dây khoai môn…

Cách nấu những loại chè này cũng khá giống với các loại chè ở trên bạn nhé.

Trên đây MarryBaby đã chỉ cho bạn cách nấu chè bột sắn dây, chị em nghĩ sao về món chè này? Hãy vào bếp trổ tài món chè bột sắn dây để chiêu đãi gia đình và người thân nhé bạn.

>> Xem thêm: Cách làm cà phê muối và cà phê trứng bách thảo thơm béo lạ miệng

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm bánh tét cổ truyền đơn giản để cả gia đình bạn sum vầy

cách làm bánh tét
Học cách làm bánh tét để bạn đón Tết sum vầy

Để món bánh tét làm ra được chắc tay, dẻo thơm và lá xanh mướt, bạn cần thực hiện kỹ các bước từ sơ chế nguyên liệu cho đến nấu bánh. Dưới đây là cách làm bánh tét với công thức cơ bản nhưng bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm bánh tét

nguyên liệu làm bánh Tét

Để làm ra một chiếc bánh tét thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

  • 400g gạo nếp ngon
  • 200g đậu xanh không vỏ
  • 100g thịt ba chỉ
  • 1 bó lạt tre
  • 1 bó lá chuối tươi (chọn lá còn tươi, tàu lá dài, không bị giập nát)
  • Muối, hạt nêm, tiêu xay
  • Dụng cụ nấu ăn gồm có rổ, chậu, nồi…

Cách sơ chế bánh tét

cách sơ chế bánh Tét

Xử lý gạo nếp

  • Đầu tiên, bạn cần vo sạch gạo nếp dưới nước, loại bỏ đi những hạt bị hư và nổi trên mặt. 
  • Tiếp theo là ngâm gạo trong chậu nước khoảng 8 tiếng để gạo nở mềm. 
  • Vớt gạo nếp ra rổ để ráo nước, rắc thêm 4g muối và xóc đều. Đây là một mẹo đơn giản trong cách làm bánh tét để gạo nếp thấm vị, bánh khi nấu chín cũng sẽ đậm đà hơn.

Sơ chế đậu xanh

  • Bạn ngâm đậu xanh trong nước khoảng 4 tiếng để đậu nở mềm và loại bỏ đi những hạt đậu bị lép, sâu mọt… 
  • Vớt đậu xanh ra rổ, để ráo nước, đồng thời cũng cho thêm 4g muối vào cùng và xóc đều.

Rửa lạt tre

  • Lạt tre ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho mềm. 
  • Xé lạt tre thành những sợi dài, có chiều ngang 0,5cm.

Rửa lá chuối

  • Rửa lá chuối, tước bỏ phần sống lưng lá, chia lá chuối thành những miếng dài khoảng 60cm, cuốn lại thành cuộn nhỏ. Lưu ý, bạn cần nhẹ tay để không làm lá chuối bị rách.
  • Nấu một nồi nước để chần sơ lá chuối rồi cho thêm 1 thìa cà phê muối. Làm như vậy, lá chuối sẽ mềm, khi thực hiện cách gói bánh tét cũng sẽ dễ dàng hơn.

Sơ chế thịt ba chỉ

  • Kế tiếp, bạn rửa sạch, cắt thịt ba chỉ thành những miếng dài (khoảng 10-12cm) có chiều ngang 2cm.
  • Cách làm bánh tét nhân thịt ngon là cho thịt vào trong tô lớn, thêm 4g hạt nêm, 1g hạt tiêu, trộn đều và ướp trong khoảng 30 phút.

Cách gói bánh tét

cách gói bánh Tét

Cách gói bánh tét không quá khó, chỉ cần một chút khéo léo và sự tỉ mỉ trong quá trình làm là bạn sẽ có những đòn bánh tét đẹp mắt và ngon miệng. 

  • Xếp 2 lượt lá ngang và 2 lượt lá dọc đan xen nhau, sao cho lớp lá lớn nằm ở giữa.
  • Xúc một bát gạo nếp đổ vào, khoảng 200g. 
  • Dàn đều gạo theo chiều dài, sau đó cho nhân đậu xanh vào giữa, vài miếng thịt rồi thêm một lớp đậu xanh nữa. 
  • Thêm một lớp gạo nếp phủ kín phần nhân.
  • Cầm 1 mép lá dựng lên rồi cuộn thật chặt tay theo hình tròn, sau đó dùng lạt buộc cố định lại.
  • Bẻ gập 1 bên lá, dựng bánh lên và gấp các mép lá của bên còn lại sao cho gọn.
  • Dùng lạt buộc vài vòng cho chắc chắn. 
  • Sau đó lật ngược bánh, và làm tương tự với bên còn lại.
  • Các thao tác cuộn lá chuối, gấp mép phải thật chắc tay để bánh chặt và đẹp.

Cách nấu bánh tét 

cách nấu bánh Tét

Luộc bánh tét là công đoạn khá quan trọng để bánh chín đều nhưng không bị bở, nhão. Bạn cần luộc bánh theo những bước dưới đây:

  • Xếp lá chuối vào đáy nồi lớn rồi lần lượt đặt bánh tét (theo chiều dọc) vào cùng.
  • Đổ nước ngập bánh rồi luộc liên tục trong suốt 8 tiếng để bánh chín mềm. Bạn lưu ý khi thấy nước sôi thì hạ lửa rồi luộc bánh với lửa vừa.
  • Khi nấu bánh được 1,5-2 tiếng, bạn nên vớt bánh ra ngoài, trở ngược đầu bánh rồi tiếp tục luộc để bánh chín đều.
  • Khi bánh đã luộc được 4 tiếng, bạn có thể vớt bánh ra ngoài rồi rửa qua với nước lạnh. Bạn cũng cần thay nồi nước mới rồi tiếp tục đặt bánh vào nồi và luộc tiếp.
  • Bạn chú ý châm nước nóng thường xuyên để nồi nước không bị cạn trong quá trình nấu nhé.
  • Sau thời gian luộc, bạn vớt bánh ra ngoài, rửa qua với nước lạnh, dùng tay lăn tròn để bánh được tròn đều rồi phơi cho ráo nước.

[inline_article id=266882]

Cách làm bánh tét khá đơn giản. Vì thế, bạn hãy vào bếp để trổ tài làm bánh và chuẩn bị mâm cỗ tươm tất cho gia đình mình. Ngoài nhân thịt cơ bản, bạn cũng có thể thử nhiều loại nhân khác như nhân chuối, đậu ngọt, hạt điều…để làm phong phú hơn các món ăn cho ngày Tết nhé. 

Đào Phương Anh

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

12 cách bổ sung estrogen tự nhiên bằng thực phẩm và dược phẩm

Trước khi tìm hiểu, cách bổ sung estrogen tự nhiên chúng ta nên tìm hiểu về các loại hormone. Estrogen và progesterone là hai hormone sinh dục chính trong cơ thể con người. Estrogen là hormone chịu trách nhiệm về đặc điểm giới tính và khả năng sinh sản của phụ nữ. Progesterone là hormone đóng vai trò hỗ trợ trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Lượng estrogen và progestrerone thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, ham muốn tình dục, sức khỏe xương… Dưới đây là 12 cách bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể để giúp bạn tránh được các vấn đề không mong muốn.

>> Xem thêm: Chuyện ăn gì để tăng nội tiết khi mang thai: Dễ ợt!

Cách bổ sung estrogen tự nhiên bằng thực phẩm

1. Đậu nành

Đậu nành và các sản phẩm được làm từ thực phẩm này như đậu hũ và sữa là nguồn cung cấp lượng phytoestrogen dồi dào. Phytoestrogen là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật và khi vào cơ thể sẽ có chức năng như estrogen nội sinh. Một nghiên cứu cho thấy bạn ăn nhiều đậu nành sẽ có ít khả năng tử vong do ung thư vú.

2. Hạt lanh

Hạt lanh chứa một lượng lớn phytoestrogen. Các phytoestrogen chính yếu trong hạt lanh được gọi là lignan giúp hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa estrogen.

bổ sung estrogen tự nhiên bằng đậu nành, hạt mè, hạt lanh

[inline_article id=266661]

3. Hạt mè (hạt vừng)

Hạt mè là nguồn cung cấp phytoestrogen chính yếu. Các nhà khoa học đã bổ sung dầu mè cho những con chuột bị thiếu estrogen. 

Sau 2 tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện dầu mè có thể cải thiện sức khỏe của xương. Đây là một tác động tích cực cho phụ nữ mãn kinh, mặc dù cần phải thử nghiệm nhiều hơn trên người.

Cách bổ sung estrogen tự nhiên bằng vitamin và khoáng chất

Ngoài thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung estrogen cho cơ thể bằng vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, vitamin D, khoáng chất vi lượng Bo và DHEA.

1. Vitamin nhóm B

cách bổ sung estrogen tự nhiên bằng vitamin B

Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo thành và kích hoạt estrogen trong cơ thể. Lượng vitamin nhóm B thấp sẽ làm cho mức estrogen giảm đi.

Theo một nghiên cứu, hàm lượng vitamin B2, B6 cao trong cơ thể người phụ nữ mãn kinh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Đây có thể là do tác động của các vitamin nhóm B lên quá trình chuyển hóa estrogen.

2. Vitamin D

Vitamin D có chức năng như một hormone trong cơ thể. Estrogen cùng hoạt động với vitamin D sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tác dụng của vitamin D cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp estrogen, đặc biệt là đối với phụ nữ mãn kinh. Do đó, chị em cần tăng lượng vitamin D để bổ sung estrogen vào cơ thể.

[inline_article id=266732]

3. Khoáng chất vi lượng Bo

Bo là một khoáng chất vi lượng có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã cho thấy Bo có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ngoài ra, khoáng chất này cũng rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của hormone sinh dục testosterone và estrogen. 

4. DHEA giúp bổ sung estrogen tự nhiên

DHEA là viết tắt của từ dehydroepiandrosterone. Đây là một loại hormone tự nhiên có thể được chuyển hóa thành estrogen và testosterone. Trong cơ thể, DHEA ban đầu chuyển đổi thành adrogen và sau đó tiếp tục chuyển thành estrogen.

>> Xem thêm: Nội tiết tố DHEA: Chìa khóa của sự thụ thai?

Cách bổ sung estrogen tự nhiên bằng thảo dược

Không chỉ thực phẩm, vitamin và khoáng chất mới được dùng để bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể mà các loại thảo dược dưới đây cũng đem lại nhiều lợi ích cho bạn.

1. Cây thiên ma (Black cohosh)

thảo dược cây thiên ma giúp bổ sung estrogen tự nhiên

Thiên ma là thảo dược truyền thống của người Mỹ bản địa. Loại thảo dược này sử dụng để điều trị nhiều bệnh về mãn kinh và kinh nguyệt.

Thiên ma còn chứa một số hợp chất kích thích các thụ thể estrogen nên thường dùng để bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể.

2. Thảo dược cây trinh nữ châu Âu (Chasteberry)

Trinh nữ châu Âu là một loại dược liệu được dùng trong việc điều trị các bệnh phụ khoa như là tiền kinh nguyệt do apigenin (một loại phytoestrogen) tạo nên. 

Bạn nên bổ sung estrogen với 0,6-1,2g trinh nữ châu Âu cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. 

3. Tinh dầu hoa dạ anh thảo (Evening primrose oil)

Tinh dầu hoa dạ anh thảo là một phương thuốc thảo dược có hàm lượng axit béo omega-6 cao. Vì vậy, chiết xuất này đóng vai trò là một chất bổ sung cho các thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh.

Trong số 2.200 phụ nữ thử nghiệm dùng dầu hoa dạ anh thảo, thì có 889 người nói rằng tinh chất này có tác dụng kiểm soát các dấu hiệu giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh.

4. Cỏ ba lá đỏ (Red clover)

cỏ ba lá đỏ

Cỏ ba lá đỏ giúp gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể một cách đáng kể. Đây là một loại thảo dược có chứa hợp chất thực vật gọi là isoflavone, hoạt động như estrogen trong cơ thể. Hợp chất này bao gồm:

  • Biochanin A
  • Formononetin
  • Genistein
  • Daidzein

5. Đương quy (Dong quai)

Đương quy là một loại thuốc truyền thống của người Trung Quốc, thường được dùng để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Cũng như các thảo dược đã nói bên trên, đương quy cũng có các hợp chất có chức năng như phytoestrogen.

Bạn bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể để giúp cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, cải thiện sức khỏe và vẻ đẹp. Đồng thời, chúng ta cũng nên chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất để cân bằng các hormone. Và đừng quên đảm bảo chất lượng giấc ngủ và hạn chế bị căng thẳng kéo dài để cơ thể được thư giãn nhé!

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

3 cách làm mứt dứa chua ngọt đơn giản mà đẹp mắt

cách làm mứt dứa
Cách làm mứt dứa vàng ngon và bắt mắt để mẹ trổ tài vào bếp

Dưới đây là cách làm mứt dứa dẻo, cách làm mứt dứa viên và cách làm mứt thơm ăn bánh mì vô cùng đơn giản và an toàn để bạn tạo ra những món mứt đa dạng và bắt mắt. 

1. Cách làm mứt dứa dẻo

cách làm mứt dứa dẻo

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Dứa (thơm, khóm): 2 quả vừa chín tới
  • Chanh: 1 quả
  • Phèn chua: 1 thìa cà phê
  • Đường : 600g
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • 1 ống vani để làm tăng hương vị

Các bước thực hiện

Bước 1: Gọt vỏ và loại bỏ mắt dứa rồi rửa sạch. Dùng dao cắt dứa thành từng khoanh tròn dày khoảng 1 cm. Cho dứa vào ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Cho dứa vào nồi đun cùng 2 lít nước và 1 thìa cà phê phèn chua. Đun trong vòng 10 phút rồi vớt ra. Dùng tăm nhọn xăm vào từng lát dứa để dứa mau ngấm đường. Sau đó để ráo hoặc có thể dùng khăn sạch để thấm bớt nước.

Bước 3: Ướp dứa cùng với đường trong vòng 5 tiếng hoặc cho đến khi đường tan ra và ngấm vào dứa.

Bước 4: Cho hỗn hợp dứa với đường vào chảo sên, để lửa nhỏ liu riu và thi thoảng đảo đều, tránh đảo quá mạnh làm nát dứa. Bạn sên đến khi đường bắt đầu cô lại thì cho một ít nước cốt chanh và 1 ống vani vào đảo đều. Vậy là bạn đã có ngay một mẻ mứt dứa dẻo siêu ngon rồi đấy.

Mứt dứa đạt chuẩn sẽ có màu vàng đẹp mắt, ăn vào có mùi thơm. Bạn hãy bảo quản món ăn ngon này bằng cách để nguội rồi cho vào lọ thuỷ tinh kín là xong.

2. Cách làm mứt dứa viên

cách làm mứt dứa viên

Món mứt dứa viên có hình như những viên kẹo ngọt ngào. Chắc hẳn con bạn sẽ thích mê cho xem.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 quả dứa chín vừa
  • 200g đường trắng
  • 45ml mật ngô hoặc mật ong
  • Có thể thêm một ít đậu phộng và cơm dừa nạo

Các bước thực hiện

Bước 1: Gọt vỏ, loại bỏ mắt dứa và rửa sạch. Cắt dứa thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn.

Bước 2: Cho dứa đã xay nhuyễn vào tô trộn với đường. Khuấy đều trong vòng 1 tiếng hoặc cho đến khi bạn thấy đường đã tan hết.

Bước 3: Bạn cho hỗn hợp dứa và đường vào chảo đun, bật lửa to đun cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa lại. Khi đun cần khuấy đều tay để tránh cháy khét. Khi thấy hỗn hợp bắt đầu sệt lại thì bạn cho mật ngô vào đun để hỗn hợp đặc quánh và dẻo là được.

Bước 4: Đợi đến khi mứt dứa nguội hẳn, bạn dùng thìa xắn từng miếng nhỏ vo thành viên rồi lăn qua với đường. Bạn có thể trộn một ít cơm dừa nạo với đường rồi lăn qua hoặc kẹp một hạt đậu phộng vào các viên mứt để tăng độ bùi béo cho món mứt.

Để bảo quản mứt dứa viên được lâu hơn, bạn nên bọc từng viên lại bằng màng thực phẩm rồi cho vào lọ thuỷ tinh và đậy kín nắp. 

3. Cách làm mứt thơm ăn bánh mì sandwich

cách làm mứt dứa ăn bánh mì sandwich

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2 quả dứa vừa chín tới
  • 200g đường trắng

Các bước thực hiện

Bước 1: Dứa sau khi đã sơ chế sạch thì cắt lấy phần thịt và bỏ phần cùi. Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay nhưng bạn không nên xay quá nhuyễn. Lọc qua ray để loại bỏ nước và chỉ lấy phần bã.

Bước 2: Cho phần bã dứa vào tô ướp cùng với đường trong vòng 30 đến 35 phút cho đến khi đường tan chảy hết và ngấm vào dứa.

Bước 3: Cho hỗn hợp dứa vừa ướp vào chảo để sên. Để lửa thật nhỏ và khuấy liên tục đều tay cho đến khi mứt cô lại, không được để mứt quá kẹo lại. 

Bước 4: Đợi đến khi mứt nguội, bạn cho vào lọ thuỷ tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.

Mứt này ngoài ăn kèm với bánh mì sandwich còn có thể pha thành nước hoặc dùng làm nhân bánh kem cũng rất ngon và tiện lợi.

[inline_article id=266572]

Trên đây là các cách làm mứt dứa siêu ngon giúp bạn có dịp trổ tài nấu nướng cho gia đình có thêm không gian ấm cúng. Món ăn chua ngọt và đẹp mắt này cũng thể hiện được rất nhiều tình cảm dạt dào của bạn dành cho cả nhà đấy. 

Anh Thư

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm mứt hạt sen và mứt củ sen nhiều màu đón Tết

Cách làm mứt hạt sen tươi 3
Cách làm mứt hạt sen tươi

Mứt hạt sen nếu làm không đúng cách thì hạt sen sẽ bị cứng và không giữ được lâu. Bạn có thể chọn hạt sen tươi hoặc khô đều được. Bên cạnh cách làm mứt hạt sen truyền thống thì bạn còn có thể học cách làm mứt hạt sen hương cam hoặc cách làm mứt hạt sen hương hoa nhài rất thơm ngon.

Cách làm mứt hạt sen tươi

Cách làm mứt hạt sen tươi

Nguyên liệu

– 400g hạt sen tươi đã bóc vỏ
– 1 ống vani
– 200g đường

Cách làm mứt hạt sen tươi

– Dùng 1 cây tăm để khơi phần nhụy trong hạt sen ra. Phần nhụy (tâm sen) có màu xanh, ăn rất đắng nên phải loại bỏ. Tuy nhiên, một số người thích dùng nhụy sen để pha trà uống, giúp ngủ ngon.

Cách làm mứt hạt sen tươi 1
Hạt sen bỏ nhụy và cắt đầu đen

– Bạn cắt bỏ phần màu đen trên đầu hạt sen, để khi sên hạt sen được đẹp mắt.

– Bắc nồi lên bếp, cho vào 1-1,5 lít nước đun sôi. Cho hạt sen vào luộc. Nước sôi trở lại thì bạn vớt hạt sen ra.

– Sau đó bạn lại bắc 1 nồi nước, cho vào ít muối rồi đun sôi, sau đó cho hạt sen vào luộc thêm lần nữa cho thật chín mềm. Bạn dùng thìa ấn vào xem hạt sen đã mềm chưa, nếu chưa đủ mềm thì khi ướp đường sẽ bị lại đường, sên sẽ rất cứng, ăn không được.

sơ chế hạt sen
Hạt sen mềm như vậy là được

– Vớt hạt sen ra, cho 200g đường vào ướp. Thêm nửa thìa cà phê muối, vani bạn có thể cho vào lúc này hoặc đợi khi sên gần cạn thì cho vào.

– Hạt sen sau khi ướp đường bạn đem phơi nắng gắt để đường thấm vào nhanh hơn, mứt sen ngon hơn. Sau đó bạn đem vào nhà để qua đêm. Thỉnh thoảng bạn đảo đều cho đường ngấm.

– Qua hôm sau, bạn bắc chảo lên bếp rồi cho toàn bộ hạt sen kèm nước đường vào sên trên lửa lớn. Đảo đều để đường không bị khét.

– Nước đường sôi, bạn vặn nhỏ lửa, đảo đều. Đường sánh kẹo lại thì bạn tắt bếp, tay tiếp tục đảo cho hạt sen khô, tạo lớp phấn đường bên ngoài.

cách làm mứt hạt sen
Đường kẹo như vậy thì bạn tắt bếp
mứt hạt sen
Tiếp tục đảo đến khi đường khô và kết tinh

– Mứt hạt sen bạn để thật nguội rồi cho vào lọ thủy tinh để bảo quản, bạn có thể ăn trong cả tháng.

Cách làm mứt hạt sen hương cam

Nguyên liệu

– 500g hạt sen khô. Sau khi ngâm 10-12 tiếng sẽ nở thành 1kg hạt sen mềm
– 2 quả cam (500g)
– 700g đường

nguyên liệu làm mứt hạt sen hương cam

Cách làm mứt hạt sen hương cam

– Hạt sen bạn cắt hết phần vỏ thừa và phần đầu đen.

sơ chế hạt sen

– Bắc 1 nồi nước, đun sôi rồi cho hạt sen vào luộc trong 10 phút để loại bỏ phần hăng của hạt sen. Sau khi cho hạt sen vào, nước sôi trở lại thì bạn vặn nhỏ lửa và đun liu riu.

– Sau đó vớt hạt sen ra rồi rửa sạch.

– Bạn tiếp tục đun sôi 1 nồi nước khác, cho vào 1 thìa cà phê muối, cho hạt sen vào luộc trong 30 phút với lửa nhỏ để hạt sen chín từ từ và không bị vỡ.

– Để hạt sen không bị nát, bạn chuẩn bị 1 thau nước lọc nguội, vắt 1 quả chanh vào, sau đó cho hạt sen vào ngâm cho nguội hẳn rồi vớt ra.

– Cam bạn vắt lấy nước.

– Hạt sen cho vào 1 cái thau, cho 700g đường và nước cam vào trộn đều. Đảo nhẹ để hạt sen không bị nát.

– Để trong 5 giờ cho hạt sen ngấm đều. Cách 1 giờ thì bạn lại đảo đều.

Cách làm mứt hạt sen hương cam

– Sau 5 giờ, bạn mang hạt sen đi sên. Bạn bắc 1 cái chảo lên bếp, đổ toàn bộ nước đường hạt sen vào. Bật lửa vừa, đến khi nước đường sôi thì đảo đều.

sên mứt sen

– Vặn nhỏ lửa để đường không bị khét, nếu để lửa lớn thì đường sẽ bị cháy và không kết tinh được.

– Tiếp tục đảo đều trên lửa thật nhỏ cho đến khi đường khô và kết tinh thì tắt bếp.

thành phẩm mứt sen hương cam

Cách làm mứt hạt sen trà hoa lài

Nguyên liệu

– 300g hạt sen khô
– 70g trà hoa lài khô (lá và hoa)

Hướng dẫn cách làm mứt hạt sen trà hoa lài

Hạt sen khô ngâm trong nước chừng 4 giờ. Sau đó luộc trong nước sôi khoảng 10 phút trên lửa liu riu.

– Vớt ra để ráo, rồi cho 200g đường trắng vào trộn đều. Ướp trong 4 giờ.

– Trà hoa lài bạn pha với 300ml nước sôi. Hãm trà từ 5-10 phút. Sau đó đổ nước trà vào hỗn hợp hạt sen rồi ngâm tiếp 2 giờ. Sau đó lọc bỏ nước đường qua rây, lấy hạt sen.

– Cho 250g đường vào một cái chảo, đổ vào 100ml lọc. Khuấy đều cho đường tan ra trên lửa vừa, sau đó cho hạt sen vào.

– Sên 30 phút trên lửa nhỏ cho đến khi đường khô và kết tinh. Vậy là bạn đã hoàn thành món mứt hạt sen trà hoa lài.

Cách làm mứt hạt sen trà hoa lài

Cách làm mứt củ sen 2 màu đẹp mắt

Nguyên liệu

– 600g củ sen tròn, hơi già (củ sen non khi làm mứt sẽ bị tóp lại, không đẹp)
– 300g đường
– 1 ống vani
– 1/3 quả thanh long đỏ, nếu muốn đậm màu hơn thì bạn dùng nhiều thanh long hơn
– 2 nhánh lá dứa
– Nước vo gạo
– 1/4 quả chanh

Cách làm mứt củ sen 2 màu đẹp mắt

Cách làm mứt sen

– Lá dứa xay vắt lấy nước, để từ 6 giờ đến 2 ngày trong tủ lạnh sẽ thu được tinh dầu lá dứa đậm đặc, chính là phần lắng bên dưới.

– Củ sen cắt lát 0,3cm. Ngâm trong nước vo gạo để củ sen trắng hơn và sạch nhựa. Vắt thêm 1/4 quả chanh vào ngâm.

cách làm mứt củ sen

– 5 phút sau bạn vớt ra rửa lại bằng nước lạnh, sau đó luộc 8-10 phút.

– Bạn vớt củ sen vào một thau nước lạnh, rửa lại nhiều lần cho sạch nhớt. Sau đó đem ngâm 5 phút trong nước đá lạnh.

– Vớt củ sen ra để ráo nước.

– Chúng ta sẽ làm mứt củ sen với 2 màu hồng và xanh, do đó bạn chia 600g củ sen này thành 2 phần bằng nhau.

– Bạn từ từ đổ nước xăm xắp vào 300g đường để hòa tan ra.

♦ Làm mứt củ sen màu đỏ hồng

Làm mứt củ sen màu đỏ hồng

– Thanh long cắt nhỏ rồi cho vào khăn xô, vắt lấy nước.

– Củ sen sau khi chia làm 2 phần, thì bạn lấy ra 1 phần rồi đổ 1/2 lượng nước đường vào. Chỉ ngâm đường trong 10 phút vì củ sen hút nước rất nhanh, ướp lâu quá củ sen sẽ bị teo và mềm.

– Bắc chảo lên bếp, chiết nước đường, cho vào chảo đun nóng trên lửa vừa cho kẹo lại, sau đó mới cho củ sen vào sên.

– Sên nước đường gần cạn thì bạn cho 20ml màu thanh long vào. Giảm lửa thật nhỏ để củ sen không bị vàng và cháy. Thỉnh thoảng bạn có thể tắt bếp cho chảo nguội bớt, rồi lại bật bếp. Luôn đảo đều tay.

– Sau 30 phút, cho 1 ống vani vào trộn đều rồi tắt bếp. Tiếp tục đảo đều tay cho đến khi đường kết tinh thành lớp phấn xung quanh củ sen.

♦ Làm mứt củ sen màu xanh lá dứa

Làm mứt củ sen màu xanh lá dứa

– Bạn cũng cho phần nước đường còn lại vào ướp phần củ sen còn lại trong 10 phút.

– Bắc chảo lên bếp, chiết nước đường cho vào chảo đun nóng trên lửa vừa cho kẹo lại, sau đó mới cho củ sen vào sên.

– Nước lá dứa bạn bỏ phần nước trong ở trên và chỉ dùng phần tinh dầu đậm ở dưới.

– Sên nước đường gần cạn thì bạn cho 20ml nước lá dứa vào. Sên tương tự như trên với lửa nhỏ, cho vani vào rồi tắt bếp. Tiếp tục đảo đều cho tới khi đường kết tinh thành phấn trắng.

– Đem phơi nắng để mứt khô ráo, phấn trắng lên nhiều hơn. Sau đó bạn đem bảo quản trong lọ thủy tinh.

[inline_article id=266148]

Cách làm mứt hạt sen tươi và cách làm mứt sen không khó phải không bạn? Mứt hạt sen hay củ sen đều rất ngon, bùi và thơm, không bị cứng. Nhân dịp Tết đến xuân về, hãy tranh thủ làm vài món mứt để đại gia đình cùng thưởng thức bạn nhé.

Xuân Thảo

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

4 cách làm mứt xoài thơm ngon cho cô nàng đảm đang bếp núc trổ tài

cách làm mứt xoài ngon, ai ăn cũng thích
Cách làm mứt xoài ngon, ai ăn cũng thích

Quả xoài có chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Không những thế, mứt xoài còn có sự kết hợp độc đáo giữa vị chua chua ngọt ngọt nên dễ được lòng nhiều người. Vì vậy, bạn sẽ được đánh giá là rất tâm lý khi tạo nên món ăn không chỉ bổ dưỡng mà còn ngon miệng cho người thân mỗi dịp tụ họp.

Bạn hãy cùng tìm hiểu cách làm mứt xoài ngon từ các cô nàng đảm đang bếp núc để chế biến thành phẩm khiến nhiều người phải trầm trồ nhé.

1. Cách làm mứt xoài dẻo ngọt

cách làm mứt xoài dẻo ngọt

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Xoài xanh: 2 quả hoặc có thể hơn, nên chọn quả vừa chín (không quá xanh hay quá chín)
  • Đường trắng: 250g
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê

Các bước thực hiện

Bước 1: Rửa sạch xoài, gọt vỏ rồi cắt xoài thành từng miếng dọc theo chiều dài của quả xoài. Sau khi cắt xoài xong, bạn đem rửa lại với nước sạch một lần nữa.

Bước 2: Luộc xoài với nước muối pha loãng đun sôi từ 1-2 phút. 

Bước 3: Xoài sau khi luộc, bạn cho vào rổ để ráo rồi trộn xoài với đường. Lượng đường cho vào xoài không được quá nhiều vì sẽ làm mứt bị ngọt gắt và cũng không được quá ít vì sẽ làm mứt bị nhạt. Bạn ướp xoài với đường khoảng từ 4-5 tiếng cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn và miếng xoài trở nên trong hơn là đã có thể sên làm mứt.

Bước 4: Cho hỗn hợp xoài và đường đã ướp vào chảo sên với lửa nhỏ và đảo qua lại để đường cô đọng từ từ. Tuy nhiên, bạn không nên đảo quá nhiều sẽ khiến mứt bị gãy nát và không còn đẹp mắt.

Mứt xoài làm thành công sẽ có vị chua của xoài và ngọt của đường, miếng xoài khi nhai phải dẻo và hương thơm lan tỏa khắp miệng.

Cách bảo quản mứt xoài được lâu hơn

Bạn sên xoài cho đến khi xoài vàng và đường đã khô thì tắt bếp một lúc. Sau đó tầm 5 phút, bạn hãy bật bếp lại một lần nữa để đường khô bám đều lên những miếng xoài. Bằng cách này, mứt xoài của bạn đã có thể được bảo quản lâu hơn rồi đấy.

2. Cách làm mứt xoài xanh chua ngọt

cách làm mứt xoài xanh

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Xoài: 1 kg
  • Đường trắng: 300g
  • Phèn chua: 1 thìa cà phê nhỏ
  • 1 ít muối trắng và bột ớt
  • Nước vôi trong

Các bước thực hiện

cách làm mứt xoài xanh

Bước 1: Xoài gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn rồi rửa sạch và cho xoài vào ngâm với nước vôi trong khoảng 4 tiếng. Sau đó, bạn vớt ra rửa lại nhiều lần với nước cho sạch vôi.

Bước 2: Mang xoài đã sơ chế luộc với nước phèn từ 1 đến 2 phút rồi vớt ra rửa sạch, để ráo.

Ở bước này, nếu muốn thực hiện cách làm mứt xoài không cần vôi trong và phèn chua, bạn có thể ngâm xoài với nước muối loãng khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Cho trực tiếp xoài vào lò sấy và sấy ở nhiệt độ 100ºC trong khoảng 1 tiếng.

Bước 4: Cho phần xoài đã sấy xong ngâm với đường cho đến khi đường tan ra. Nếu bạn thích ăn cay có thể thêm một ít bột ớt vào.

Bước 5: Đổ phần xoài đã ngâm đường vào chảo để sên. Đảo nhẹ nhàng phần xoài để tránh làm gãy xoài. Khi đường sệt lại, bạn cho thêm 1 ít muối và bột ớt vào. Đảo nhẹ đều cho đến khi xoài vàng và dẻo là có thể tắt bếp.

3. Cách làm mứt xoài khô dạng viên

cách làm mứt xoài khô

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 4 trái xoài vàng vừa chín tới
  • 4 trái xoài xanh vừa mới ngả vàng
  • Đường trắng
  • Siro táo 
  • Mạch nha
  • 1 quả chanh vắt lấy nước
  • Máy xay sinh tố và khay đá viên

[inline_article id=266758]

Các bước thực hiện

Bước 1: Cho 6ml siro táo vào 20g đường, trộn cho đến khi siro thấm hết vào đường.

Bước 2: Xoài gọt vỏ, đem rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ cho vào máy xay và xay lên. 

Bước 3: Cho xoài đã xay mịn vào chảo, nấu cho hỗn hợp nóng lên thì cho phần siro trộn đường vào. Kế đến, bạn cho thêm 2 thìa đường trắng và 2 thìa mạch nha và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh lại thì vắt nước cốt chanh vào. Bạn lưu ý bật lửa nhỏ và khuấy thật mạnh tay trong khi sên để mứt không bị khét nhé!

Bước 4: Mứt nấu xong, bạn dùng thìa xắn từng miếng cho vào khay đá viên và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 6 tiếng.

Bước 5: Chuẩn bị 1 chén đường và lăn từng viên mứt qua đường. Kế đến, bạn cho mứt vào hũ thuỷ tinh rồi rải thêm 1 lớp đường mỏng vào để hút ẩm và bảo quản mứt được lâu hơn.

3. Cách làm mứt xoài chín

cách làm mứt xoài chín

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg xoài chín
  • 300g đường trắng (tuỳ khẩu vị mỗi người)
  • 1 ít nước cốt chanh

Các bước thực hiện

Bước 1: Gọt và rửa xoài rồi cắt hạt lựu phần thịt xoài. Cho xoài vào tô cùng với đường rồi dùng thìa trộn nhuyễn xoài và đường.

Bước 2: Cho hỗn hợp xoài và đường đã trộn lên chảo đun. Khi lửa liu riu, bạn khuấy đều xoài cho đến khi sệt lại thì đổ một ít nước cốt chanh vào đảo đều rồi tắt bếp. 

Bước 3: Đợi đến khi mứt xoài nguội hẳn thì bạn cho vào lọ thuỷ tinh dùng dần. Có thể pha nước uống hoặc ăn với bánh mì cũng rất ngon.

[inline_article id=266742]

Cách làm mứt xoài thơm ngon không chỉ giúp bạn thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi mà còn có thể tạo nên những hương vị chua ngọt để khiến nhiều người phải phát thèm. Bạn hãy tận dụng công thức chế biến này để tạo nên những món ngon và bổ dưỡng cho gia đình cũng như người thân nhé.

Anh Thư 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm mứt tắc ngon để bạn ăn hoài không ngán

cách làm mứt tắc ngon
Cách làm mứt tắc ngon cho người lớn và trẻ em ai cũng thích

Cách làm mứt tắc khá đơn giản, chỉ cần vài mẹo nhỏ dưới đây là bạn đã có ngay một món mứt thơm ngon, bổ dưỡng và đảm bảo vệ sinh cho các thành viên trong gia đình mình. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cách làm mứt quất dẻo cho ngày hè nóng bức

cách làm mứt quất dẻo ngon

Vị chua ngọt và dẻo dai của tắc sẽ giúp kích thích sự thèm ăn cho trẻ trong những ngày hè oi ả. Từ đó, trẻ có thể ăn được nhiều món ngon hơn để phát triển khỏe mạnh. 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg tắc to, tròn đều, không bị giập nát và có màu vàng sậm
  • 500g đường trắng
  • 20g vôi sống
  • 100g mật ong để tăng vị thơm cho mứt
  • 1 thìa cà phê muối
  • 1/2 thìa cà phê phèn chua 

Các bước thực hiện

Bước 1: Rửa sạch tắc với nước rồi ngâm tiếp với nước muối pha loãng trong 20 phút. Tiếp theo, bạn rửa sạch tắc lại với nước rồi để ráo.

Bước 2: Để tắc có thể ngấm đường và mật ong, bạn sử dụng dao nhọn khứa cạnh quả tắc thành 4 hoặc 5 cánh rồi dùng tay bóp nhẹ 2 đầu quả tắc để lấy nước tắc và bỏ hột. 

Bước 3: Cho 20g vôi sống hòa tan với 1 lít nước lạnh. Chờ cho tới khi nước vôi tôi lắng xuống thì gạn lấy phần nước vôi trong. Bạn ngâm tắc đã lấy nước và hột vào nước vôi trong khoảng 4 tiếng rồi vớt ra rửa lại vài lần cho hết mùi vôi.

Bước 4: Bạn đun sôi phèn chua với 1 lít nước. Chờ sôi thêm 5 phút rồi chần nhanh tắc qua, vớt ra và rửa lại với nước sạch (lúc rửa bạn nhớ bóp tắc lần nữa cho hết nước nhé).

Bước 5: Sau khi đã rửa sạch tắc, cho tắc vào nồi cùng với đường và mật ong, rồi đổ thêm chén nước tắc lúc đầu vô ướp chung khoảng 30 phút.

Bước 6: Cho nồi tắc đã ướp lên bếp, đun khi nào sôi thì hạ lửa ở mức nhỏ. Rim cho tới khi nước cạn hết, mứt tắc chuyển qua màu vàng óng ả thì tắt bếp.

Bước 7: Xếp đều mứt lên khay, đem mứt đi hong nắng cho lớp đường khô lại. Bạn cũng có thể hong mứt trong tủ lạnh hay sấy bằng lò nướng ở 100ºC đến khi mứt khô ráo. 

Bước 8: Bạn cho mứt tắc vào hũ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát, rồi ăn dần. 

Cách làm mứt tắc chua ngọt không cần vôi

cách làm mứt tắc chua ngọt không cần vôi

Cách làm mứt tắc không cần vôi trong khá đơn giản. Tuy nhiên, chị em nên để ý các quy trình chế biến thật kỹ để có được mẻ tắc ngon đúng điệu nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tắc: 30 quả
  • Muối xay: 10g
  • Muối hạt: 50g
  • Đường cát: 150g
  • Đường phèn: 70g
  • Mật ong: 25g 

[inline_article id=266148]

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế tắc

  • Ngâm tắc trong 1 lít nước có pha thêm 10g muối. Bạn ngâm trong vòng khoảng 20-30 phút rồi vớt tắc ra rổ cho ráo nước.
  • Bạn dùng dao khía quả tắc thành 5-6 múi bằng nhau, sau đó bóp nhẹ cho ra hết nước và hạt tắc bên trong rồi giữ nước cốt tắc và bỏ hột.
  • Hòa 50g muối vào nước sạch rồi cho tắc vào ngâm khoảng 10 tiếng. Sau đó, bạn vớt tắc ra ngoài, rửa sạch. 
  • Cho tắc vào nồi nước và bắc lên bếp, luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra cho vào nước lạnh. Đây là cách làm mứt tắc không bị đắng mà vẫn giữ được độ giòn, thơm ngon. 

Bước 2: Ướp đường

Xếp một lớp tắc vào bát lớn rồi cho thêm lên trên một lớp đường. Bạn cứ tiếp tục làm lần lượt như vậy cho hết số tắc đã chuẩn bị rồi ướp tắc trong khoảng 4-5 tiếng.

Bước 3: Sên tắc

  • Bước cuối cùng là sên tắc, bạn cho chảo lên bếp, bật lửa rồi cho quất đã ngâm đường lên sên với lửa nhỏ.
  • Khi thấy nước sên trong chảo gần cạn, bạn đổ thêm 25-35g nước cốt tắc đã vắt ra ở bước 1 và 25g mật ong vào sên tiếp cho đến khi nước cạn hẳn, thì tắt bếp. 

Bước 4: Phơi khô và bảo quản

Khi các công đoạn trên hoàn tất, bạn nhấc chảo xuống và làm khô miếng mứt bằng lò sấy hoặc phơi nắng. 

Sau đó, bạn bỏ vào lọ thủy tinh rồi để nơi thoáng mát. Nếu muốn món ăn ngon hơn, bạn có thể giữ tắc trong tủ lạnh và thưởng thức mỗi khi nhạt miệng.

Cách làm mứt tắc xí muội ngon khó cưỡng

cách làm mứt tắc xí muội

Mứt tắc xí muội (hay còn gọi là tắc ngâm đường) rất thích hợp để chế biến thành nước giải khát vào những ngày hè hoặc pha cùng nước ấm uống vào mùa đông giúp chống lạnh hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tắc: 1kg (có thể dùng tắc vừa chín tới hoặc tắc chín vàng)
  • Đường cát trắng: 300g (có thể tăng thêm lượng đường nếu bạn thích ngọt nhiều)
  • Mật ong: 2 thìa canh (có thể điều chỉnh nếu bạn thích ngọt nhiều hoặc quất quá chua) 
  • Muối: 1/4 thìa cà phê
  • Đá và nước lọc

[inline_article id=266431]

Các bước thực hiện

Bước 1: Quất làm sạch với nước muối pha loãng, để ráo, bổ làm đôi (bỏ hạt, vắt lấy nước và gọt vỏ). Phần nước cốt bạn để ra bát riêng và phần vỏ tắc thì thái sợi thật mỏng.

Bước 2: Cho phần vỏ thái sợi và nước cốt trong bát vào nồi. Thêm đường cát trắng, muối rồi đậy kín, để khoảng 3-4 tiếng để nước tắc ngấm đường.

Bước 3: Đặt nồi lên bếp, sên lửa thật nhỏ, đun từ 30-45 phút đến khi phần nước tắc sệt lại, phần vỏ trở nên dẻo, có màu sắc vàng ươm.

Bước 4: Tiếp đến bạn cho mật ong vào, đun sôi tiếp thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội. 

Bước 5: Cuối cùng bạn cho mứt tắc vào lọ thủy tinh đã rửa sạch, để ráo, có nắp đậy kín để tắc không hư.

Để thức uống ngon hơn, khi dùng bạn múc vài thìa nước tắc ra cốc, thêm ít nước lọc và đá rồi trang trí vỏ tắc lên trên. Vậy là bạn đã có cốc tắc xí muội đậm đà và thơm ngon rồi đấy.

Bên cạnh những món ăn tráng miệng nhàm chán hàng ngày, mẹ có thể học cách làm mứt tắc chua ngọt, thơm ngon cho gia đình thay đổi khẩu vị. Đây cũng là một một bài thuốc hữu hiệu cho bé trong quá trình phát triển thể chất, để bé mạnh mẽ hơn trong mọi hoạt động hàng ngày. 

Nguyễn Kiều Vân