Categories
Gia đình Giải trí

3 kiểu lồng đèn Trung Thu cực “chất” cho bé

Không khó để mẹ có thể mua cho con một chiếc lồng đèn xinh xắn, từ lồng đèn kéo quân kỳ ảo, lồng đèn giấy truyền thống hay những chiếc đèn pin hiện đại… Tuy nhiên, nếu 2 mẹ con cùng nhau ngồi lại, lọ mọ làm nên chiếc đèn lồng “độc nhất” chắc hẳn mùa Trung Thu năm nay sẽ đặc biệt hơn hẳn. MarryBaby gợi ý 5 cách làm lồng đèn đơn giản, độc đáo cho bé yêu. Tham khảo ngay mẹ nhé!

1/ Cách làm lồng đèn với lọ thủy tinh

Bước 1: Chuẩn bị một lọ thủy tinh, giấy, dây kẽm, kéo. Chuẩn bị dụng cụ
Bước 2: Để bé tự do sáng tạo hình vẽ trên giấy. Cắt hình vẽ, sau đó dán lên lọ thủy tinh. Cách làm đèn lồng bước 2
Bước 3: Sơn hoặc dùng lọ xịt kín bề mặt lọ. Tốt nhất nên dùng sơn có màu tối. Lưu ý: Tránh để bé tiếp xúc với sơn, thuốc xịt. Cách làm đèn lồng bước 3
Bước 4: Lần lượt tháo những miếng giấy dán trên lọ. Cách làm đèn lồng bước 4
Bước 5: Dùng dây kẽm vòng xung quanh miệng lọ thủy tinh làm thành dây treo. Cách làm đèn lồng bước 5
Bước 6: Bỏ nến, hoặc đèn pin vào lọ. Cách làm đèn lồng với lọ thủy tinh

2/ Cách làm lồng đèn trung thu từ túi giấy

Tận dụng lại túi giấy cũ có sắn trong nhà để làm đèn lồng cho bé. Mẹ đã sẵn sàng?
Tận dụng lại túi giấy cũ có sắn trong nhà để làm đèn lồng cho bé. Mẹ đã sẵn sàng?
Bước 1: Chuẩn bị túi giấy, dao rọc giấy, giấy bìa cứng hoặc miếng gỗ, bút chì, đèn pin, dây thừng, keo dán Chuẩn bị vật dụng
Bước 2: Gấp mép giấy miệng túi lại chừng 2,5 cm. Gấp miệng túi lại
Bước 3: Lót bìa cứng hoặc miếng gỗ vào trong túi. Dùng bút chì vẽ hình ở 2 bên mặt túi, sau đó dùng dao rọc giấy cắt theo hình vẽ có sẵn. Vẽ hình và dùng dao rọc hình
Bước 4: Đục lỗ 2 bên túi giấy. Dùng dây kẽm hoặc dây thường làm thành dây cầm. Làm quai cho đèn lồng
Bước 5: Cố định đèn pin ở đáy túi. Cố định vị trí đặt pin

3/ Cách làm lồng đèn ông sao

Bước 1: Chuẩn bị sẵn 5 mẫu giấy bằng nhau. Dùng bút chì vẽ lên giấy, sau đó dùng kéo cắt như hình vẽ dưới đây. Vẽ theo mẫu trên giấy
Bước 2: Gấp giấy theo những nếp đã vẽ, sau đó dùng keo dán lại để được một hình nón.  Gấp giấy theo nếp vẽ sau đó dán lại
Bước 3: Làm tương tự với những mẫu giấy còn lại sao cho có 5 hình chóp nón.  Làm tương tự với những mẫu giấy còn lại
Bước 4: Dùng keo dán 2 hình chóp nón lại với nhau.  Dán 2 phần lại với nhau
Bước 5: Làm tương tự với những hình nón còn lại cho đến khi 5 hình được dán lại với nhau, tạo thành hình sao. Lưu ý: Không dán kín tất cả, chừa một chỗ để bỏ đèn vào.  Cách làm đèn lồng sao bước 5
Bước 6: Bỏ đèn pin loại nhỏ vào phần chừa lại chưa dán kín. Đục lỗ 2 bên cánh sao, thắt dây và dán kín lại lỗ hổng.  Cách làm lồng đèn sao
Categories
Gia đình Giải trí

Gợi ý 4 cách làm bánh trung thu cho bé hình thú vui nhộn

Càng ngày càng có nhiều loại bánh trung thu, nhưng bánh nướng vẫn là hương vị được lòng nhiều người nhất. Trái với lo lắng của nhiều mẹ, cách làm bánh trung thu nướng cho bé tuy hơi cầu kỳ nhưng chắc chắn không phải “nhiệm vụ bất khả thi”.

MarryBaby gợi ý mẹ công thức để dễ dàng cho ra đời một mẻ bánh trung thu nướng cho bé có hình thù ngộ nghĩnh và vô cùng đáng yêu.

1. Bánh trung thu cho bé hình heo con ngộ nghĩnh

Cách làm bánh trung thu heo con
Những chú heo ngộ nghĩnh, đáng yêu chắc chắn sẽ làm bé cưng mê mẩn

Nguyên liệu:

  • 300g bột mì.
  • 76g dầu ăn.
  • 20 hạt đậu đen.
  • 6g nước tro tàu.
  • 180g nước đường.
  • Đậu đen rửa sạch, hấp chín.
  • 1 cái lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng cà phê sữa tươi khuấy đều.

Cách làm bánh trung thu heo con cho bé thưởng thức:

Bước 1: Trộn nước đường, dầu ăn, nước tro tàu, để nghỉ từ 1-2 giờ. Sau đó cho bột vào nhồi mịn, dẻo đến khi bột không còn dính tay là được. Phủ nilon lên trên thố bột, để bột nghỉ ít nhất 1 giờ.

Trộn nước đường làm bánh trung thu heo con

Bước 2: Chia bột ra thành 20 phần đều nhau, vo thành viên.

Chia bột ra thành 20 phần đều nhau

Bước 3: Đặt từng viên bột lên miếng nilon. Dùng muỗng nhỏ nhấn làm mí mắt tạo hình bánh trung thu thỏ cho bé.

 Dùng muỗng nhỏ nhấn làm mí mắt

Bước 4: Ấn 1 đường thẳng ở giữa làm cằm.

Làm cằm cho bánh trung thu

Bước 5: Nhấn một đường thẳng bên phải và bên trái để làm 2 chân.

Nhấn 2 bên để làm chân

Bước 6: Se một ít bột để làm mũi, tai và đuôi heo con.

Se bột làm đuôi, mũi, tai

Bước 7: Dùng đậu đen gắn dưới mí tạo mắt cho heo con.

Dùng đậu đen làm mắt cho heo

Bước 8: Tạo hình mũi, tai và tạo hình đuôi cho heo.

Tạo hình mũi, tai và đuôi

Bước 9: Xếp bánh lên giấy nến, nướng ở 180 độ C trong 5 phút. Sau đó lấy ra xịt 1 lớp nước cho thấm vào bột, để bột bánh nghỉ trong 5 phút. Tiếp đến quết hỗn hợp lòng đỏ trứng gà lên trên lớp vỏ, cho tiếp vào lò nướng ở 140 độ C thêm 10 phút hoặc đến khi bánh chín vàng mặt, lấy ra và cho bé thưởng thức bánh trung thu hình thỏ đáng yêu.

Nướng bánh trung thu

2. Bánh trung thu hình con cá vui nhộn cho bé

Nguyên liệu:

Cho vỏ bánh:

  • 320g bột mì.
  • 180g nước đường bánh nướng.
  • 35g lòng đỏ trứng.
  • 65g dầu ăn.
  • 15g bơ đậu phộng.

Cho nhân bánh:

  • 200g đậu xanh đãi vỏ.
  • 120g đường.
  • 30g dầu dừa.
  • 5g bột nếp.

Cho hỗn hợp quét bánh:

  • 1 lòng đỏ trứng gà và 1 ít lòng trắng.
  • 10ml sữa tươi không đường.
  • 3ml dầu dừa, 3ml mật ong.

Cách làm bánh trung thu hình cá:

Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu

  • Đầu tiên, mẹ lọc 320g bột mì qua rây và cho vào thau nhôm để trộn hỗn hợp.
  • Tiếp đến, mẹ cho 180g nước đường, 35g lòng đỏ trứng và 65g dầu ăn và trộn đều với bột mì.
  • Khi hỗn hợp đã mịn, mẹ dừng trộn vì trộn quá lâu sẽ bị dai. Sau đó, mẹ ủ bột trong màng bọc thực phẩm từ 30 đến 40 phút.

Bước 2: Làm nhân bánh trung thu đậu xanh cho bé

  • Đậu xanh đãi vỏ, ngâm qua đem cho đậu nở.
  • Vo sạch rồi cho vào nồi với lượng nước gấp đôi lượng đậu, thêm 1 ít muối rồi nấu nhừ.
  • Khi đậu sôi lên mẹ nhớ vớt bọt đi nhé. Khi đậu đã nở nhừ rồi thì bạn cho đường vào, nấu thêm đến khi cạn nước thì tắt bếp.
  • Đậu xanh nấu xong các bạn đợi một lúc cho hơi nguội bớt, cho tất cả đậu vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Chia dầu dừa đã chuẩn bị thành 3 phần, cho đậu xanh đã xay vào chảo không dính cùng 1 phần dầu dừa, xào đều tay.
  • Khi đậu xanh hơi sệt lại, cho tiếp phần dầu thứ hai, vẫn đảo thật đều tay. Đến khi đậu xanh đã quánh lại, cho vào phần dầu cuối cùng, sên đều đến khi đậu dẻo lại thành 1 khối là xong.

Bước 3: Tạo hình cá bánh trung thu cho bé

  • Mẹ chia nhân bánh thành từng phần 40g, và bột bánh đã ủ thành từng phần 65g.
  • Sau đó, mẹ rắc 1 lớp bột áo mỏng lên thớt, cán vỏ bánh vừa đủ, đặt nhân vào giữa và gói kín lại.
  • Lưu ý, khi gói, mẹ ráng cuộn hỗn hợp có hình thuôn thuôn, cong cong như con cá nhé.
  • Tiếp đến, mẹ lấy khuôn hình cá, quét một lớp dầu và cho phần bánh đã gói kín vào khuôn.
  • Tán đều trong khuôn, sau đó, mẹ rắc ít bột và gõ khuôn vào thớt để bánh rơi ra ngoài
  • Cuối cùng, mẹ xếp bánh lên lớp giấy lót, cho vào lò rồi nướng chín cho bé thưởng thức bánh trung thu hình cá.
Bánh trung thu hình cá
Bánh trung thu hình cá cho bé ăn đẹp mắt và ngon miệng

3. Bánh trung thu Tiramisu cho bé ăn ngon miệng

Bánh Trung thu tiramisu có hương vị độc đáo, khác biệt nhờ mùi thơm đặc trưng của cà phê, chocolat và vị béo chua dịu nhẹ của creamcheese hứa hẹn sẽ làm hài lòng mẹ và bé cùng cả gia đình.

Cách làm bánh trung thu tiramisu

Nguyên liệu:

Công thức dành cho 5-6  bánh Trung thu 150g, phần vỏ bánh  50g và phần nhân 100g.

Cho vỏ bánh:

  • 150g bột mỳ đa dụng.
  • 10g bột cacao.
  • 100g nước đường làm bánh nướng.
  • ½ muỗng cà-phê nước tro tàu.
  • 25g dầu ăn.

Cho nhân bánh:

  • Khoảng 580-600g nhân đậu xanh cà-phê. Có thể thêm ít rượu Khalua (cho khoảng 20-30ml) trong lúc sên nhân bánh để bánh có mùi vị thơm đặc trưng của bánh tiramisu.
  • 100g cream cheese.

Cho nước quét mặt bánh: 

  • 1 lòng đỏ trứng đánh tan với 1 muỗng cà-phê nước, lọc qua rây.

Cách làm bánh trung thu Tiramisu cho bé:

Bước 1: Vỏ bánh:

Cho các nguyên liệu khô vào thố, trộn đều rồi cho tiếp các nguyên liệu lỏng vào, trộn đều thành 1 khối bột hòa quyện, bóng mịn. Để bột nghỉ khoảng 10-15 phút trước khi nặn bánh. Chuẩn bị thêm ít bột mỳ để áo khi cần thiết.

Cách làm vỏ bánh trung thu tiramisu

Bước 2: Nhân bánh:

Chia phần creamcheese thành từng viên nhỏ, nặng 14-15g (bằng trọng lượng của một lòng đỏ trứng muối) vo viên.

Lấy một phần nhân đậu xanh cà phê nặng khoảng 85g, vo tròn, ấn dẹp rồi cho viên creamcheese vào trong, gói kín, cả phần nhân đậu và creamcheese nặng 100g.

Cách làm nhân bánh trung thu tiramisu

Sau khi đã viên nhân bánh xong và bột đã nghỉ đủ thời gian, bắt đầu vo viên và đóng bánh.

Cân mỗi viên bột vỏ nặng 50g, vo tròn, cán dẹp rồi cho viên nhân bánh lên, dùng lòng bàn tay miết cho phần bột vỏ bọc kin phần nhân. Bạn nên miết nhẹ nhàng, không kéo bột vỏ làm bột bị đứt làm hở nhân bánh ra ngoài.

Vo viên nhân bánh

Sau khi hoàn thành, cho phần bánh vào khuôn để đóng bánh (có thể dùng khuôn lò xo, khuôn nhựa hoặc khuôn gỗ…). Đối với khuôn lò xo, cho bánh vào trong khuôn, đặt lên 1 mặt phẳng chắc chắn như bàn bếp, thớt gỗ… ấn mạnh từ trên xuống dưới, sau khi nhấc khuôn lên, bánh sẽ có hoa văn đẹp và rõ nét. Để bánh không bị dính vào khuôn có thể áo một lớp bột mỏng quanh bánh hoặc rắc vào khuôn trước khi đóng bánh.

Cho bánh vào khuôn để đóng bánh

Sau khi đóng bánh xong, cho bánh Trung thu lên khuôn có lót giấy nến. Cho khay bánh vào lò nướng đã làm nóng sẵn ở nhiệt độ 190-2000C, nướng trong 10 phút.

Lấy khay bánh ra, xịt nước lên mặt bánh, để bánh nguội trong khoảng 10 phút rồi quét hỗn hợp lòng đỏ trứng và nước lên mặt bánh. Lưu ý quét nhẹ nhàng, dứt khoát, không quét nhiều lầsẽ làm bánh bị đục hoặc mất nét hoa văn. Quét xong, cho khay bánh vào lò trở lại, nướng thêm 10 phút nữa.

4. Cách làm bánh trung thu dẻo nhân trái cây

Cách làm bánh trung thu dẻo nhân trái cây

Nguyên liệu:

  • 230gr bột nếp.
  • 15gr bơ lạt.
  • 20gr bột bắp.
  • 90gr đường.
  • 1 cái lòng đỏ trứng.
  • 120ml sữa tươi.
  • 180ml nước cốt dừa.
  • Kiwi, dâu tây, xoài.
  • Dừa nạo.

Cách làm bánh trung thu cho bé nhân trái cây:

  • Bước 1: Gọt vỏ, cắt trái cây thành miếng vuông bằng nhau. Trộn đều bột nếp và bột bắp
  • Bước 2: Cho nước cốt dừa, sữa tươi, bơ, lòng đỏ trứng, đường vào nồi, khuấy đều. Chia bột thành những phần nhỏ, rây bột vào, trộn đều.
  • Bước 3: Bật bếp, nấu bột ở lửa vừa trong 5 phút, vừa nấu vừa khuấy đến khi bột nặng tay khoảng 25 – 30 phút.
  • Bước 4: Cho bột ra tô, để nguội hẳn rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ
  • Bước 5: Rải bột nếp rang lên thớt, cho khối bột vào nhồi mịn rồi chia bột thành những phần bằng nhau.
  • Bước 6: Cho từng viên bột vào lòng bàn tay, ấn dẹt rồi cho nhân vào, vo viên tròn kín nhân. Làm lần lượt đến hết.
  • Bước 7: Lăn từng viên bánh dẻo bọc nhân trái cây qua dừa nạo rồi xếp ra đĩa. Trang trí thêm trái cây tươi lên trên. Cho vào tủ lạnh, khi ăn cắt đôi, dùng lạnh rất ngon.

[key-takeaways title=”Xem thêm bài viết:”]

[/key-takeaways]

Hy vọng với những công thức làm bánh trung thu cho bé ở nêu, bé và gia đình sẽ có một mùa trung ý nghĩa và đầy hương vị!

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Kế hoạch sinh con năm 2017: Những chuẩn bị về tài chính

Nếu có dự định mang thai và sinh con năm 2017, đây là lúc thích hợp nhất để hai vợ chồng bạn lên kế hoạch. Ngoài tâm lý và sức khỏe, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều mẹ tương lai cảm thấy băn khoăn. Tuy nhiên, nếu chỉ ngồi nhìn những khoản chi phí sau, bạn có thể sẽ cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí ngại có con. Ngược lại, nếu có sự chuẩn bị và lên kế hoạch sinh con năm 2017 từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Có kế hoạch mang thai và sinh con năm 2017, bạn phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?
Có kế hoạch mang thai và sinh con năm 2017, bạn phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?

1/ Khoản phải chi cho 9 tháng 10 ngày và năm đầu tiên của bé

Khoảng 40.000.000 – 100.000.000 đồng, bao gồm: các chi phí cơ bản như phí khám dưỡng thai, chi dùng gia tăng cho dinh dưỡng, và “tiền đi đẻ”, và sữa, bỉm, áo quần, chăn nệm và đồ chơi.

3.500.000 đồng tiền khám thai, bao gồm tiền khám cơ bản và tiền cho các loại xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Bạn nên chọn một phòng khám tốt nhất có thể (các yếu tố chọn lựa bao gồm gần nhà hoặc tiện đường đi, đúng tuyến hoặc đúng bệnh viện bạn muốn chọn để lâm bồn, đúng bác sĩ mà bạn chọn theo,…).

10.000.000 – 20.000.000 đồng là khoản chi cho việc sinh con, tùy thuộc bệnh viện và loại hình dịch vụ bạn dùng đến. Lưu ý, bạn nên tính đủ cả những ngày nghỉ không thu nhập của ông xã và những người chăm sóc bạn, chi phí thuê mướn người chăm sóc tại bệnh viện, tại gia và các khoản sinh hoạt phí khác. Ngoài các khoản tiền “cứng” phải nộp cho bệnh viện, bạn cũng nên lưu tâm đến một số tiền mệnh giá nhỏ để tặng cho những nhân viên y tế, và một hoặc hai chiếc phong bì to hơn dành để cảm ơn đội ngũ y bác sĩ. Hãy làm điều này với sự trân trọng và lòng biết ơn đến những người giúp bạn trong giờ khắc lâm bồn.

[inline_article id=70540]

5.000.000 đồng chi dùng cho bản thân, bao gồm chi phí sữa bầu, mua quần áo mới (dưới 7 bộ đi làm, 7 bộ mặc ở nhà), giày dép mới và chi phí massage trị liệu.

3.000.000 đồng tiền mua sắm cho góc riêng của bé sơ sinh. Các khoản phải mua gồm các loại khăn (khăn sữa, khăn lót 2 mặt, khăn quấn bé, khăn tắm,…), quần áo sơ sinh, tã bỉm, vài món đồ chơi cơ bản. Sản phẩm vệ sinh cho bé (gồm dung dịch tắm bé dịu nhẹ, nước giặt quần áo trẻ em, bông gòn, tăm bông, băng cuống rốn,..

Tiền sữa cho bé: Ngay từ bây giờ hãy tích cực tìm hiểu về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 20.000.000 đồng tiền sữa mỗi năm. Tuy nhiên, nếu không đủ lượng sữa cho con bú, đừng quá lo. Bạn vẫn có thể nhờ sự trợ giúp từ người “mẹ nuôi” – sữa công thức.

6.000.000 -10.000.000 đồng tương đương 500.000 đồng/ tháng cho chi phí riêng của bé. Hãy giới hạn con số này trong các khoản tối cơ bản như tã bỉm và các lỉnh kỉnh chi mục khác.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải cần thêm chi phí để thuê người giúp việc, người chăm sóc bé trong những tháng đầu sau sinh hoặc khi bạn bắt đầu đi làm lại.

[inline_article id=59666]

2/ Tuyệt chiêu tiết kiệm tiền hiệu quả

Bên cạnh những khoản chi “không thể không có”, bạn có thể cắt giảm một số loại phí.

Tiết kiệm chi phí y tế: Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có thể bớt được khoản xét nghiệm nào, và hậu quả của chúng, nếu có. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, những thông tin này cũng giúp bạn hiểu hơn về thai kỳ cũng như sức khỏe của mình.

Tiết kiệm tiền thực phẩm: Bạn có thể tiết kiệm tiền uống sữa bầu nếu đầy đủ tự tin về mảng kiến thức dinh dưỡng và có sẵn thói quen chăm sóc bản thân. Tuy nhiên đừng bỏ qua các loại thực phẩm bổ sung, bạn nhé.

– Tiết kiệm chi phí sinh nở: Nếu công ty có mua BHYT, bạn sẽ được chi trả nếu sinh thường, còn nếu công ty mua các gói bảo hiểm “xịn” hơn, có thể bạn được chi phí sinh dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí cho bản thân: Nhờ anh xã massage có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền massage đáng kể. Các khoản chi dùng cho quần áo và giày dép có thể gói gọn hoặc bỏ qua nếu bạn có sẵn nhiều bộ áo quần rộng và quyết tâm chỉ tăng cân chuẩn (8-12kg). Tuy nhiên, đừng quá tiết kiệm mà lơ là cơ thể mình nhé!

Tiết kiệm mà không keo kiệt các khoản chi cho bé: Hãy đi mua đồ đạc cho bé từ tháng thứ 7 trở đi, và mua thật ít, như mỗi thứ một vài món, hoặc giới hạn trong 1 danh sách không quá 30 món, hoặc một số tiền nhất định. Bạn nên nhớ rằng, trẻ sơ sinh lớn rất nhanh. Ngay cả khi bạn chưa kịp nhận ra, những bộ đồ này đã không còn vừa với bé nữa.

Categories
Gia đình Giải trí

Lần đầu cho bé đi chơi, mẹ chuẩn bị gì?

Đi chơi, đi du lịch là thời gian để cả gia đình thư giãn, vui vẻ bên nhau. Đừng vì những lo lắng quá mức cho bé mà làm mẹ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Trước khi đi chơi vài tuần, mẹ nên dành thời gian lên kế hoạch kèm theo danh sách đồ dùng cho bé cần phải mang theo.

Nhiều khi mẹ chắc chắn rằng đã mang đầy đủ tất cả những vật dụng cần thiết cho bé, nhưng khi đến nơi lại quên một số thứ, đồ cần dùng thì lại mang thiếu, hoặc thứ mang theo lại không cần sử dụng đến. Sau đây là những vật dụng cần thiết cho bé khi đi chơi để mẹ không tốn nhiều thời gian suy nghĩ.

Chuẩn bị đồ dùng cho bé khi đi chơi
Cho bé đi chơi cùng gia đình sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu mẹ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

[inline_article id=62304]

1/ Hành trang của con

– Quần áo: Tính thời gian đi chơi của gia đình là bao nhiêu ngày, trong 1 ngày bé cưng cần thay bao nhiêu bộ để thuận tiện cho việc mang theo. Mẹ lưu ý, chỉ nên chọn quần áo rộng rãi có thể là áo ngắn tay, quần đùi để bé cảm thấy thoải mái. Mang theo vài bộ đồ dài, áo khoác đề phòng khi thời tiết thay đổi đột ngột.

– Tã bỉm: Nếu bé còn dùng tã, mẹ nên chuẩn bị nhiều hơn bình thường một chút. Sẽ rất phiền phức cho mẹ nếu lỡ tã không đủ dùng.

– Đồ dùng vệ sinh: Khăn tắm, khăn lau, yếm, sữa tắm, dầu gội, tăm bông, giấy vệ sinh, khăn ướt, dụng cụ vệ sinh bình sữa, túi nilon đựng đồ bẩn và rác thải.

– Vật dụng bảo vệ: Chuẩn bị cho bé một chiếc nón rộng vành, ô dù để bảo vệ làn da, bao tay, bao chân, khẩu trang, kính mát.

– Một đôi giày vừa chân êm ái và thoải mái chắc chắn bé sẽ rất thích.

– Chăn, gối: Dùng để đắp cho bé hoặc có thể lót cho bé nằm nghỉ ngơi trên đường đi.

– Đồ dùng ăn uống: Nhiều mẹ rất kỹ trong vấn đề ăn uống của con nên thường mang theo nồi, chảo, chén bát, muỗng để chế biến. Nếu không mẹ có thể dùng những thực phẩm đóng hộp sẵn có trên thị trường hoặc cho bé ăn ở nơi đi du lịch.

– Chuẩn bị một chiếc khăn mỏng, lớn để tiện cho con bú ở mọi nơi. Nếu bé uống sữa công thức, mẹ nhớ chuẩn bị sữa đầy đủ cho con nhé!

– Bình sữa, núm ty, bình uống nước, bình giữ nhiệt, bình đựng nước sôi, bình nước nguội.

– Đề phòng trẻ bị bệnh, mẹ nên thủ sẵn một số loại thuốc như: hạ sốt, men tiêu hóa, thuốc đau bụng, thuốc điều trị tiêu chảy, nước muối sinh lý. Kèm theo dầu tràm, kem chống nắng, kem chống côn trùng cắn, cặp nhiệt độ, băng keo cá nhân.

– Địu, xe đẩy: Bạn sẽ không phải bồng ẵm bé suốt thời gian đi chơi. Dùng xe đẩy, địu vừa có thể cho bé nghỉ ngơi thoải mái, vừa giúp bố mẹ đỡ mệt hơn và có thể làm những việc khác.

– Đồ chơi cho bé: Bé sẽ đỡ buồn chán hơn khi có những món đồ chơi quen thuộc.

2/ Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng cho bé

– Chuẩn bị đồ cho bé vài ngày trước khi chính thức khởi hành, cập nhật thường xuyên xem có quên gì hay không.

– Sắp xếp đồ của bé trong một vali riêng, phân loại từng nhóm vật dụng khác nhau để tiện lợi cho việc tìm kiếm.

– Mẹ nên mang theo một túi đựng đồ bên người. Trong đó nên có những vật dụng cần thiết như bình sữa, nước, thức ăn, tã, bỉm, khăn…Để tiện dùng trong thời gian di chuyển.

– Chọn bộ quần áo nào thoải mái nhất cho cả mẹ và bé để mặc trong ngày đi chơi.

[inline_article id=38591]

– Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa mẫn cảm và chưa hoàn thiện nên tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ ăn hàng ngày cho bé như sữa, đồ ăn dặm… Bé nên chờ thêm một thời gian trước khi có cơ hội thử những món mới lạ. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn cơm, thịt, trái cây có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng như không đảm bảo vệ sinh.

– Dù đi bất cứ đâu, ánh nắng mặt trời luôn là vấn đề mẹ cần quan tâm. Da trẻ em rất mỏng manh, mẹ nên có biện pháp chống nắng phù hợp cho bé. Chọn kem chống nắng dành cho trẻ em, loại có thành phần phù hợp tuổi và làn da của bé. Nón và áo khoác cũng có thể giúp bảo vệ da bé cưng khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Làm tắc (quất) mật ong đường phèn bằng lò vi sóng

Có kinh nghiệm làm tắc chưng bằng nồi rồi nên mình thấy làm bằng lò vi sóng có nhiều lợi ích hơn như sau:
1. Tiện lợi khi làm ít
2. Tắc làm ra sệt sệt như siro, bé dễ ăn

Công thức mình làm như sau, các mẹ tham khảo:

B1: chọn khoảng 9 – 10 quả tắc (quất) nhỏ, tròn đều không dập, chín hơi vàng như hình minh họa. Lưu ý chọn quả còn tươi nhé. Sử dụng tắc nhỏ sẽ mang lại công dụng tốt hơn khi trị bệnh.

B2: Rửa sơ và ngâm tắc với nước muối khoảng 1 giờ.

B3: Rửa lại và cắt tắc làm đôi theo chiều ngang. Dùng mũi dao lấy hết hạt ra để không bị đắng. Vắt lấy nước, lưu ý vắt sơ chứ không vắt kiệt nhé.

B4: Xắt vỏ tắc (phần xác) thành sợi nhỏ và trộn vào với phần nước đã vắt. Cho tất cả vào 1 cái tô (lưu ý, dùng tô để tắc khi nấu không bị tràn ra ngoài)

B5: Cho vào 6 muỗng mật ong và 1 miếng đường phèn nhỏ như hình
Thêm 3 muỗng nước
Trộn đều

B6: Cho vào lò vi sóng, chỉnh 3 phút, 80dB. Hết 3 phút mở lò ra khuấy đều và để chừng 10 giây cho bay hơi. Lặp lại như vậy 3 lần nữa (12 phút trong lò vi sóng).

Thành quả:
Tắc keo lại, sệt sệt và thơm, không đắng, bé có thể ăn được cả xác.
Món này mình đem pha nước uống cũng ngon lắm các mẹ ạ. 🙂

Categories
Gia đình Tin tức

Công viên khủng long giữa lòng thành phố

Loài động vật đã tuyệt chủng hơn 65 triệu năm về trước sẽ được tái hiện một cách chân thật và sống động nhất tại MarryBaby Day 2016 – Công viên khủng long. Sự kiện sẽ diễn ra liên tiếp trong 2 ngày 16 và 17/7/ 2016 tại Vietopia, Số 2-4, Đường số 9, Khu đô thị mới Him Lam, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM.

marrybaby day, marrybaby day 2016
MarryBaby Day 2016 trở lại với chủ đề “Công viên khủng long” ấn tượng, độc đáo

Một đứa trẻ sẽ biết rằng, khủng long sẽ không được tìm thấy ở sở thú, công viên hay thậm chí ngoài thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, điều hiển nhiên này cũng không thể ngăn được trí tưởng tượng của trẻ. Chắc hẳn bé cưng cũng từng tưởng tượng mình được lạc vào thế giới cổ xưa, thời thống trị của chúa tể khủng long.

Với chủ đề “Công viên khủng long”, MarryBaby Day 2016 sẽ biến ước mơ của bé thành sự thật. Liên tiếp trong 2 ngày 16 và 17/7/2016, thế giới tiền sử kỳ vĩ sẽ một lần nữa sống lại. Không gian rừng rậm được trang trí công phu, ấn tượng cùng với sự xuất hiện của loài khủng long càng tôn thêm nét huyền bí, cổ xưa cho bức tranh tiền sử. Từ loài khủng long ăn thịt T-Rex đến khủng long bay Pteranodon, khủng long cổ dài, khủng long ba sừng – Triceratops, khủng long Stegosaurus, tất cả sẽ được tái hiện vô cùng sống động, hoành tránh. Đặc biệt, mô hình 3D khủng long bạo chúa Tyrannosaurus, “cỗ máy hủy diệt” với kích thước khổng lồ hơn 4m, dài 10m chắc chắn sẽ vô cùng thu hút trẻ em và cả sự trầm trồ của người lớn.

công viên khủng long, marrybaby day 2016
MarryBaby Day 2016 sẽ đưa bé và gia đình trở về thế giới của những người bạn khủng long khổng lồ, kỳ vĩ

Trong hành trình tham quan công viên khủng long, các bé sẽ được đóng vai mình thích, từ người bảo vệ đến hướng dẫn viên, những nhà khám phá thông minh và ưa mạo hiểm như người hùng Indiana Jones… Hàng loạt những trò chơi, hoạt động với chủ đề liên quan đến khủng long cũng được diễn ra song song như: Giải cứu khủng long, Vẽ Hana mặt khủng long, Vũ điệu khủng long, Khủng long con thông thái, Kungfu khủng long,… Những tiết mục ca múa nhạc, thời trang, ảo thuật cũng những vở kịch thiếu nhi hài hước trong 2 đêm gala cũng hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc đáng nhớ và những tràng cười rộn rã cho cả gia đình.

Một điểm mới hoàn toàn khác biệt so với MarryBaby Day 2014 & 2015, sự kiện mẹ và bé 2016 – Công viên khủng long sẽ bán vé vào cổng 100.000 đồng/bé và 50.000 đồng/người lớn. Không chỉ thỏa sức khám phá những hoạt động do MarryBaby tổ chức, bé và gia đình còn được tham gia trải nghiệm trọn gói hơn 60 trò chơi hướng nghiệp bổ ích tại Vietopia với mức giá vé vô cùng ưu đãi, chỉ bằng một nửa so với giá vé vào cổng thông thường. Chưa dừng lại ở đó, các bé tham dự còn có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà hấp dẫn:

-100 phần quà dành cho 100 bé check-in sớm nhất.

-1.000 vé băng đăng để khám phá thế giới băng tuyết kỳ ảo tại Vietopia.

Với hàng loạt những trò chơi, hoạt động thú vị, MarryBaby hứa hẹn sẽ mang lại cho bé và gia đình một cuối tuần bổ ích và không ngớt tiếng cười. Nhanh tay đăng ký và dành cho gia đình mình những chiếc vé tham dự sự kiện đặc biệt này, mẹ nhé!

Thông tin chi tiết về chương trình, vui lòng tham khảo Tại đây.

Hướng dẫn đặt vé, sử dụng vé và các quy định khi tham gia: Tham khảo Tại đây.

Categories
Gia đình Giải trí

Vắt chân chữ ngũ

Con gái của mẹ, cứ nằm là vắt vẻo chân. Mỗi lần mẹ đẩy con đi chơi ai nhìn thấy cũng phải ồ lên, “ôi bé nằm nhìn vắt chân hay chưa kìa”. Và rồi mẹ chợt nhớ đến câu đồng dao mà ngày bé mẹ với bác con hay đọc.
Vắt chân chữ ngũ
Đánh củ khoai lang
Bớ cô bán hàng
Rót thầy bát nước
Tiền cậu trả trước
Nước cậu uống sau
Đứa nào không mau
Cậu đá cho một cái.
Cái tướng vắt chân chữ ngũ của con gái mẹ nhìn xa xăm gì không biết nữa.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các giai đoạn phát triển con người – giai đoạn 7: trung niên từ 35 – 60 tuổi

Lứa tuổi trung niên là lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình, nghề nghiệp, quan hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong công việc, vì vậy người ta thường coi đây là giai đoạn của tư duy sang tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao, khả năng tự chủ và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình và xã hội. Ở tuổi trung niên, người ta bắt đầu quan tâm đến con người trong xã hội và thế giới hơn là chính mình. Người ta muốn làm hoặc để lại một cái gì cho thế hệ mai sau. 
Nếu không được phát triển tốt, người ta sẽ có khuynh hướng ích kỉ và qui về cuộc sống cá nhân cho riêng mình hơn là cho người khác. Nếu như cá nhân trong giai đoạn này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ thường rơi vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không làm được việc gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
(ST)

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các giai đoạn phát triển con người – giai đoạn 1: từ khi mới sinh đến 1.5 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm ấp của cha mẹ rất cần thiết để giúp em bé có được tình yêu và và sự tin tưởng với con người sau này. Lòng tin là một tình cảm tự nhiên đi kèm một mối quan hệ gắn bó khăng khít với một ngời chăm sóc, cung cấp thức ăn, hơi ấm, và sự an toàn nhờ sự gần gũi thân xác.

Nếu được giải quyết thoả đáng nhu cầu này, bé sẽ có ý thức cơ bản về sự an toàn. Và ngược lại, nếu không được giải quyết thoả đáng, chẳng hạn bị đối xử không nhất quán, thiiếu sự gần gũi và ấm áp thân xác, nhất là của ngời mẹ, hay thường xuyên vắng mặt một ngời lớn làm nhiệm vụ chăm sóc, bé nảy sinh một cảm giác mất lòng tin, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi. Nếu không được âu yếm, em bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi chính mình cũng như với người khác sau này nữa. Như vậy, bé sẽ không được chuẩn bị cho giai đoạn thứ 2 đòi hỏi con người phải biết phiêu lưu.

Sưu tầm

Categories
Gia đình Giải trí

Học về chữ TÂM và chữ NHẪN

CHỮ TÂM – CHỮ NHẪN :::
Trần gian là cõi tạm
Có không chẳng bận lòng
Ghét thương đừng vương vấn
Tự tại chiếc thuyền tâm
Tâm nhàn muôn sự thông ba cõi
Một tiếng cười khan ấm đất trời
Chữ tâm độc tự thế mà hay
Thành bại nên hư bởi chữ này
Tuổi trẻ gắng rèn già cố giữ
Cuộc đời gói trọn cả vào đây
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng không xao động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
…….…
Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận
Bình tỉnh sáng suốt lúc gian nan
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao
Có khi nhẫn để bình an
Có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau
Nhịn được cái tức một lúc
Tránh được mối lo trăm ngày
Muốn hòa thuận trên dưới
Nhẫn nhịn đứng hàng đầu
Cái khó của trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Giữ vẹn toàn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Gia đình thường yên ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình cảm chẳng phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn được
Ai ai cũng mến yêu
Lắng lòng nhẫn một chút thôi
Sẽ nghe trời đất mở lời yêu thương
:::::::::

Bác Ty của con là người có tâm. 
Trong nhà mình, có bác Ty cùng tuổi khỉ với nhóc. Bác Ty sống tốt, đức hạnh và trên cả là người hiểu chuyện. 
Mai này, mẹ muốn con có chữ hiểu chuyện đem đi đối nhân xử thế khắp thế gian. 
MẸ TIN, SAM CỦA MẸ SẼ THÀNH CÔNG!!!!!!1 >.