Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Nếu bạn là người quan tâm đến môi trường; và mong muốn góp phần xây dựng môi trường sống tốt hơn; hãy cùng MarryBaby tìm hiểu rác thải sinh hoạt là gì; và cách phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nhà.

Một hành động phân loại rác tuy nhỏ; nhưng cũng sẽ góp phần tác động rất lớn đến môi trường đó!

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt (Domestic Waste) là bất kỳ chất thải gì được thải ra từ các hoạt động thường ngày từ các hộ gia đình.

Còn những loại chất thải do con người tạo ra ở khu thương mại, khu xây dựng hoặc bệnh viện và có đội ngũ chuyên biệt để thu gom được gọi là rác thải sinh từ hoạt động thương mại, dịch vụ (Commercial Waste).

Bạn cần hiểu sự khác biệt giữa rác thải sinh hoạt và rác thải thương mại là gì? Từ đó, bạn sẽ biết vai trò của bản thân trong việc xử lý những loại rác thải sinh hoạt để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp hơn.

2. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Người dân còn chưa biết nhiều về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì

Trong Chuyên đề Quản lý Chất thải sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia đã thống kê tổng khối lượng rác thải sinh hoạt trên toàn quốc tính đến năm 2019 là 64.658 tấn/ngày. Trong đó tại TP.HCM và Hà Nội thường xuyên phát sinh trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. 

Qua đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu lên những khó khăn và vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết, bao gồm:

  • Nước ta chưa thực sự chú trọng vào việc tìm giải pháp giảm lượng rác thải.
  • Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương án bãi chôn lấp; vẫn gặp khó khăn vì gây mùi và tiêu hao diện tích đất.
  • Khó khăn trong việc phân loại rác thải rắn; rác thải sinh hoạt tại nguồn.
  • Ý thức trách nhiệm về môi trường của doanh nghiệp và người dân chưa cao.

3. Lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì?

Để môi trường sống xung quanh cũng sạch và thơm như chính căn nhà mình; những miếng rác cần về đúng chỗ của nó. Bạn có biết, việc bạn bỏ đúng loại rác vào đúng nơi quy định đã giúp ích được những gì không? 

[key-takeaways title=”Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách có tác động tốt là gì?”]

Theo ước tính của World Bank nếu chúng ta cùng nhau phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ bây giờ, chúng ta sẽ góp phần:

  • Giảm chi phí thu gom và chi phí xử lý rác thải rắn sinh hoạt.
  • Giảm thải 0,73 tấn CO2 cho Trái Đất.
  • Tái sử một nửa lượng bao bì cần in cho doanh nghiệp.
  • Cơ hội cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.

[/key-takeaways]

Điều đó sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta đồng ý tìm hiểu và hành động từ hôm nay.

4. Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả

Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả
Phân loại rác thải sinh hoạt vô cơ, hữu cơ, tái chế là gì?

Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta gần đây phát ra nhiều tín hiệu SOS. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là gần đây càng ngày càng có nhiều người đang cố gắng thay đổi thói quen sống vì môi trường nhiều hơn. Trong đó, việc cơ bản và đơn giản nhất chính là tìm hiểu và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi là trong thùng rác nhà mình có những loại rác thải sinh hoạt gì chưa?

Tuy mỗi nước có một hệ thống xử lý rác khác nhau; nhưng nhìn chung trong bất kỳ chiếc thùng rác nào; ở bất kỳ nhà nào, rác thải sinh hoạt bao gồm 3 nhóm nhỏ, bao gồm rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.

4.1 Cách xử lý rác thải sinh hoạt vô cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt vô cơ (dạng rắn) là gì? Rác vô cơ là những vật như giấy vụn, nhựa, bìa các tông, kim loại, thủy tinh, pin sau sử dụng,..

Đối với pin, bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức; vì mỗi viên pin có chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm 500 lít nước; mà hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về những nơi chuyên thu gom và xử lý. (Bạn có thể lấy một lọ thủy tinh để đựng pin trong cả năm sử dụng)

Nếu bạn thực sự muốn tự mình mang vỏ hộp sữa và pin đã sử dụng đến đúng nơi chuyên xử lý; bạn có thể tìm thông tin của họ trong ở đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xử lý pin đã qua sử dụng

4.2 Những việc cần làm để phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?
Cách phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ dạng rắn là gì? Rác thải sinh hoạt hữu cơ (chiếm 50 – 80%) là:

  • Những thức ăn còn dư lại.
  • Bã trà hay bã cà phê.
  • Vụn bánh.
  • Những phần cành, ngọn, rễ dư của rau củ mà chúng ta thường bỏ đi.
  • Xương hay mỡ thừa khi làm thức ăn,…
  • Rơm, rạ, hoa, cỏ, lá, cành không còn được sử dụng nữa.

Và bạn có để ý rằng khi để rác trong nhà quá lâu thì chúng sẽ sinh mùi khó chịu không? Về bản chất, rác hữu cơ là loại rác có thể phân hủy được, trong khi đó rác vô cơ là không có mùi. Nếu xử lý đúng cách thì hầu như thùng rác trong nhà của bạn sẽ ít khi có mùi.

MarryBaby gợi ý cho bạn những cách tận dụng rác hữu cơ như sau:

  • Nếu bạn thích trồng cây tại nhà, hãy tận dụng rác hữu cơ như rau, củ, quả làm phân bón cho cây (hoặc phương pháp vermicompost).
  • Rác hữu cơ như các loại thịt, cá,… bạn có thể cân nhắc giảm lượng tiêu thụ.
  • Lưu ý là nhớ là bỏ rác hữu cơ vào một thùng riêng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tự làm chất tẩy rửa đa năng thân thiện môi trường từ rác hữu cơ

4.3 Cách xử lý, phân loại rác thải sinh hoạt tái chế là gì?

Rác tái chế là gần giống với rác vô cơ như chai nhựa, các cốc lọ đã qua sử dụng.

Nếu bạn muốn tận dụng lại, dưới đây là những gợi ý:

  • Bạn có thể dùng những lọ thủy tinh để tận dụng làm đồ trồng cây, đựng nước đun sôi.
  • Với các chai nước nhựa cũ có thể sử dụng sáng tạo như lon đựng viết, đựng thun,… hoặc tốt hơn là hạn chế sử dụng chai nhựa.
  • Đối với các loại quần áo cũ, bạn có thể tái chế thành những chiếc túi “thời trang” (cách làm ở đây –  hoặc quyên góp cho quỹ từ thiện quần áo 0 đồng)

Trường hợp bạn đã hiểu về các loại rác thải cũng như không có nhu cầu tái sử dụng. Hành động mà bạn nên làm nhất lúc này chính là phân loại rác thải bằng cách “cho mỗi loại rác vào mỗi thùng đựng riêng biệt”.

5. Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn

Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn
Bạn đã biết quy định mới về phân loại rác thải sinh hoạt là gì chưa?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25.8.2022; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.

Theo Quy định tại Khoản 1, Điều 75 luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại chất thải (rác thải) rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình và cá nhân được phân loại như sau: 

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
  • Chất thải thực phẩm.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

6. Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn. Với tư cách là một người bảo vệ và yêu môi trường; bạn cần duy trì và thực hiện những hành động sau:

  • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
  • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
  • Trồng thêm cây xanh tại nhà hoặc tham gia hoạt động tình nguyện.
  • Không hút thuốc lá nơi công cộng.
  • Tận dụng rác thải rắn (vô cơ).
  • Hiểu về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì.
  • Chia sẻ cho mọi người cùng biết cách phân loại rác thải sinh hoạt thực chất là gì.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách rã đông cá nhanh mà cá vẫn tươi trong và đảm bảo dinh dưỡng

Tại các thành phố lớn trên thế giới, người dân đang dần nhận ra tầm quan trọng của phân loại rác sinh hoạt và bắt đầu khuyến khích nhau cùng chung tay vì một thế giới tốt hơn. Vậy thì tại sao Việt Nam không cùng tham gia được đúng không nào? Bước đầu tiên chúng ta hướng đến chính là hiểu được phân loại rác thải sinh hoạt là gì! Cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em.

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Mời bạn cùng Marry Baby tìm đến những gợi ý để bắt đầu yêu thương bản thân từ những điều thực tiễn, dễ thực hiện nhất sau đây nhé!

1. Trở thành “bạn thân” của chính mình

Mỗi lần theo dõi các trang mạng xã hội, bạn đều cảm thấy ghen tỵ về thành công hay sự hạnh phúc của người khác và bắt đầu tự trách bản thân? Thế nhưng, liệu bạn có biết ẩn sau những hình mẫu tốt đẹp ấy, mỗi người đều có những rắc rối riêng cần giải quyết. Hành trình của mỗi người là hoàn toàn riêng biệt và không giống nhau, do đó, thay vì oán trách, bạn hãy học cách yêu thương bản thân bằng cách chấp nhận chính mình và trở thành “bạn thân” của chính mình.

Khi trở thành một người “bạn thân”, bạn không chỉ trân trọng những mặt tốt mình có mà còn phải chấp nhận toàn diện bản thân, cả những điểm yếu và sai lầm đã phạm. Không những vậy, bạn cũng sẽ biết cách học hỏi từ những sai lầm và biết phân biệt những điểm phù hợp lẫn không phù hợp với mình. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết trân trọng, phát huy và hoàn thiện những điểm mạnh để nâng cao giá trị bản thân.

Chấp nhận chính mình là bước đầu tiên trong hành trình yêu thương bản thân. Để hạnh phúc, bạn cần ngưng so sánh mình với người khác để không thấy tự ti, không sống lệ thuộc vào lời khen chê từ người xung quanh. Từ đó, bạn sẽ có thể làm chủ cuộc sống của mình với những mục tiêu chính đáng, cảm giác được sự tự do, ý thức giá trị và xây dựng sự tự tin.

2. Đặt mục tiêu cho tương lai

yêu thương bản thân

Đặt ra những mục tiêu khiến mình muốn hành động và nỗ lực để hiện thực hóa chúng là một phần không thể thiếu trong hành trình yêu thương bản thân. Bởi khi đã có mục tiêu, bạn sẽ có phương hướng hành động rõ ràng, có thể thực hiện từng bước một và không bị lệ thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Điều này sẽ giúp bạn dễ đạt được thành công mà không tự tạo ra áp lực quá lớn cho chính mình.

Khi đưa ra các mục tiêu, bạn cần diễn tả một cách cụ thể với những tiêu chí giúp bạn đánh giá mình đã thực hiện được hay chưa. Ngoài ra, cũng cần hình dung mục tiêu này sẽ giúp bạn tiến bộ như thế nào hay có thêm được những gì trong tương lai. Ví dụ nếu bạn muốn khỏe mạnh hơn, trước hết hãy đặt mục tiêu có thể chạy bộ liên tục quanh công viên 20 phút mỗi ngày. Sau 1 tuần, bạn sẽ xem lại mình đã thực hiện được ra sao, nếu thành công, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một phần quà nhỏ để khích lệ còn nếu thất bại, bạn có thể suy xét lý do và tìm cách khắc phục. Chỉ sau một thời gian kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy mình có thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.

3. Chăm sóc tốt bản thân

yêu thương bản thân

Chăm sóc tốt cho những nhu cầu cơ bản của bản thân là một cách yêu thương chính mình. Bạn nên tự chăm sóc bản thân, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bằng cách duy trì chế độ ăn khoa học cùng các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể để hoàn thành tốt những việc bản thân muốn làm. Song song với dinh dưỡng, bạn cũng nên duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá căng thẳng….

Để bản thân khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cũng cần nuôi dưỡng sự gần gũi và những tương tác xã hội lành mạnh với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người cùng chung sở thích… Điều này sẽ giúp bạn có thể chia sẻ cảm xúc của bản thân và “giải tỏa” những áp lực đang gặp phải trong cuộc sống.

Một lưu ý quan trọng khác khi yêu thương bản thân là bạn biết trân trọng quan điểm và nhu cầu của chính mình thay vì luôn muốn giúp đỡ, làm hài lòng người xung quanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nữ giới khi quan điểm rập khuôn rằng vai trò của phụ nữ là hỗ trợ, nâng đỡ vẫn còn khá phổ biến như hiện nay.

4. Thoát khỏi lối mòn, “khuôn khổ”

Việc vượt ra khỏi lối mòn, khuôn khổ có thể mang đến nhiều lợi ích và sự thành công. Khi bạn quyết định bước ra khỏi vùng an toàn phù hợp với các giá trị bạn coi trọng, bạn có thể tiến về phía trước từng chút một trong hành trình tự khẳng định chính mình. Không những vậy, việc vượt ra khỏi giới hạn còn là cách để bạn khám phá năng lực và phát hiện ra những tiềm năng mà bản thân chưa biết. Bên cạnh đó, việc thử thách bản thân còn giúp bạn xử lý khó khăn một cách bình tĩnh và tự tin, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề dù hoàn cảnh có nhiều hỗn loạn, khó đoán định và nhiều áp lực.

Bạn có thể gia tăng yêu thương bản thân bằng cách học hỏi, vượt ra giới hạn để thêm tự tin vào chính mình bằng nhiều cách như học thêm một kỹ năng công việc mới, tham gia một lớp học nghệ thuật vào cuối tuần, tiếp xúc với những người có quan điểm khác mình và thử bắt đầu những thói quen tốt mà trước đó chưa có như ngủ sớm, tham gia một lớp học yoga…

5. Độc lập tài chính – Tự chủ tương lai

yêu thương bản thân

Có khả năng làm chủ được tài chính của bản thân là mong muốn của tất cả mọi người. Khi đạt được sự độc lập tài chính, bạn có thể tự chi trả cho các nhu cầu của bản thân và gia đình. Không những vậy, nếu có sự cố ngoài ý muốn, bạn cũng có thể dễ dàng xử lý và không quá hoang mang, lo lắng về nỗi lo “tiền bạc” khi có sự cố ập đến. 

Để đạt được độc lập tài chính, bên cạnh việc chi tiêu hợp lý, bạn nên có một khoản tiết kiệm để dự phòng đồng thời dùng một phần tài sản để tiếp tục đầu tư và không quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe nếu chẳng may gặp phải rủi ro, bệnh tật. Để có thể thực hiện được điều này, một trong những giải pháp bạn có thể nghĩ đến là tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe.

Việc tham gia bảo hiểm sức khỏe có thể mang đến cho bạn sự hỗ trợ cần thiết trước những rủi ro ốm đau, bệnh tật không lường trước. Nếu chẳng may bị ốm nặng, những chi phí y tế có thể trở thành “gánh nặng” cho bạn và gia đình, lúc này bảo hiểm sức khỏe sẽ phần nào “san sẻ” nỗi lo về tài chính. Đồng thời, tham gia bảo hiểm sức khỏe cũng giúp bạn có cơ hội được chăm sóc bởi những dịch vụ y tế chuyên nghiệp ở những cơ sở khám chữa bệnh tốt nhất.  

Hiện trên thị trường có rất nhiều chương trình bảo hiểm sức khỏe với những quyền lợi khác nhau, dành cho cá nhân và gia đình. Do đó, khi chọn mua, bạn cần tìm hiểu kỹ và nên ưu tiên lựa chọn các gói bảo hiểm sức khỏe của các công ty uy tín và có những quyền lợi đặc biệt như:

  • Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi mua bảo hiểm.
  • Chương trình bảo hiểm linh hoạt tùy theo sự lựa chọn.
  • Tùy ý lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí rộng khắp 24/7.
  • Nhận bảo hiểm cho trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.
  • Mức giá hợp lý khi tham gia cùng gia đình (bố, mẹ và con cái).

Yêu thương bản thân là hành trình dài gắn liền với cuộc sống của chính bạn. Hành trình này cần kiên nhẫn nhưng kết quả rất xứng đáng để bạn nỗ lực. Ngay hôm nay, chỉ cần bạn thấy mình vui vẻ, hạnh phúc và có tiến bộ là đạt được thêm một thành công nhỏ trong nỗ lực yêu thương bản thân rồi đấy!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san không lo bị lệch, tràn hay rò rỉ

1. Ưu điểm của cốc nguyệt san là gì?

ưu điểm

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng, chúng ta nên biết cốc nguyệt san là gì? Đây là một cốc kinh nguyệt dùng cho phụ nữ và có thể tái sử dụng. Cốc nguyệt san có kích thước nhỏ hình phễu linh hoạt làm bằng cao su hoặc silicone, được dùng bằng cách nhét vào âm đạo để hứng dịch trong kỳ “đèn đỏ”. 

Cốc nguyệt san có tác dụng dùng để thay thế các loại băng vệ sinh và tampon thông dụng trong ngày “đèn đỏ”. Kinh nguyệt sẽ chảy vào chiếc cốc này và giữ cho kỳ đèn đỏ của bạn luôn sạch sẽ.

So với băng vệ sinh và tampon, cốc nguyệt san có một số ưu điểm nổi trội hơn:

  • Thân thiện với môi trường và túi tiền.
  • Thời gian 1 lần sử dụng lên đến 12 tiếng.
  • Chứa được hơn 30ml máu kinh nguyệt.
  • Ít gây rỉ máu ra ngoài.
  • Giảm kích ứng và khô âm đạo.
  • Ít tạo ra mùi khó chịu.

Nhưng để phát huy hết ưu điểm của cốc nguyệt san, đặc biết là để máu kinh nguyệt không bị tràn ra ngoài, chị em nên biết cách sử dụng cốc nguyệt san đúng cách.

>> Bạn có thể tham khảo: Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh?

2. Cách lựa chọn cốc nguyệt san để sử dụng

Đối với các chị em phụ nữ Việt Nam, cách lựa chọn cốc nguyệt san sử dụng dựa vào 2 tiêu chí dưới đây:

2.1 Lựa chọn cốc nguyệt san có đường kính vào khoảng 36-43mm và dài khoảng 64-71mm

Nếu đường kính cốc quá nhỏ sẽ không vừa với thành âm đạo nhưng lớn quá thì cốc nguyệt san lại không thể bung mở hoàn toàn khi đưa vào âm đạo. Song song đó, hầu hết người châu Á với khung xương nhỏ nên cần chọn loại cốc nguyệt san có chiều dài vừa phải để tránh gây khó chịu hay thậm chí lòi ra ngoài.

2.2 Cách lựa chọn cốc nguyệt san để sử dụng: Dung tích ít nhất 10ml

Các chị em thường có tâm lý chọn cốc nguyệt san có dung tích lớn để giảm số lần phải thay cốc thường xuyên. Nhưng theo khuyến cáo, tối đa dung tích của cốc nguyệt san chỉ nên ở khoảng 25-30ml tương ứng với thời gian đeo có thể kéo dài từ 6-12 giờ. Và dung tích khuyên dùng sẽ là chứa ít nhất 10ml.

Ngoài ra một tiêu chí quan trọng không thể thiếu là các chị em nên chọn cốc có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn nhé!

3. Cách sử dụng cốc nguyệt san

cách sử dụng cốc nguyệt san
Hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san có hình ảnh

Cốc nguyệt san sử dụng như thế nào? Bạn chỉ cần thực hiện hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san đúng cách sau đây:

3.1 Rửa tay trước khi bắt đầu cách sử dụng cốc nguyệt san

  • Trước khi dùng, bạn nên kiểm tra xem các lỗ khí ở đầu cốc nguyệt san đã mở chưa.
  • Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh sản phẩm sạch sẽ.
  • Rửa tay thật sạch bằng xà bông sát khuẩn.

3.2 Gấp và giữ cốc

  • Bạn gấp chiếc cốc làm đôi theo chiều dọc, sau đó gấp tiếp thành hình chữ C. 

3.3 Cách đặt cốc nguyệt san vào âm đạo

  • Tư thế đứng để nhét cốc vào âm đạo: bạn gác 1 chân lên ghế, thành bồn cầu hoặc ngồi xổm hoặc tư thế squat.
  • Lấy cốc ra khỏi túi đựng, bóp nhẹ để miệng cốc thành hình chữ C hoặc hình chữ V.
  • Giữ cốc nguyệt san và nhẹ nhàng đặt vào trong âm đạo bằng cách đẩy cốc hướng vào phía khung chậu một góc 45 độ. Xoay nhẹ cho cốc vừa khít với âm đạo
  • Bạn buông tay để chiếc cốc mở ra.
  • Cuối cùng bạn bóp nhẹ đáy cốc rồi xoay nhẹ nhàng một vòng để chiếc cốc vừa khít âm đạo.
  • Nếu thấy cuống cốc quá dài, bạn nên cắt bớt để cuống cốc không thò ra ngoài gây khó chịu.
cách đặt cốc nguyệt san
Cách sử dụng cốc nguyệt san: cách gấp cốc chữ V

3.4 Cách tháo cốc nguyệt san khỏi âm đạo

  • Luôn nhớ phải vệ sinh tay và lau khô.
  • Đứng ở tư thế như khi bạn nhét cốc vào
  • Nhẹ nhàng nắm chặt núm của cốc, bóp nhẹ một phần đáy cốc và từ từ kéo nó ra. Lưu ý, bạn nên chú ý đến tư thế của tay cầm cốc nhằm tránh tình trạng nghiêng đổ.
  • Lặp lại tư thế như khi đưa cốc vào.
  • Sau đó đẩy bằng cách dùng cơ bụng và cơ sản chậu, nhẹ nhàng đẩy hướng xuống dưới.
  • Giữ lấy cốc và đưa ngón cái và ngón trỏ của bạn vào âm đạo cho đến khi bạn chạm vào đáy chiếc cốc, nhẹ nhàng kéo nó ra theo chiều ngang cho đến khi bạn có thể chạm vào đáy cốc.
  • Bóp chiếc cốc để mở chốt/khóa cốc
  • Nhẹ nhàng kéo chiếc cốc ra, hướng chiếc cốc hơi lệch về một bên trong khi dịch chuyển qua lại hai bên.

>> Bạn có thể tham khảo: Chiều dài âm đạo có quyết định chất lượng cuộc yêu?

4. Cách vệ sinh cốc nguyệt san

cách sử dụng cốc nguyệt san
Cách sử dụng cốc nguyệt san: Cất cốc vào túi sạch sau khi sử dụng xong

Lưu ý khi chị em dùng cốc nguyệt san là ngoài cách sử dụng cốc như khi đưa vào và lấy ra, chị em cũng cần lưu ý đến việc đảm bảo vệ sinh cốc.

Nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khi sử dụng cốc đựng kinh nguyệt. Chị em nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng dịu nhẹ để rửa cốc 2 lần/ngày trong suốt kỳ kinh.

  • Sau khi hết kỳ kinh chị em rửa cốc và tiệt trùng bằng nước sôi, hong khô và cất vào túi vải sạch.
  • Tuyệt đối không để cốc trong nhà tắm vì dễ sinh ẩm mốc.

Cách tiệt trùng cốc nguyệt san sau khi sử dụng:

  • Cho 1 thìa súp bột thuốc muối (baking soda) vào một nồi nước gần sôi.
  • Cho cốc nguyệt san vào, chắc chắn rằng toàn bộ chiếc cốc nằm ngập trong nước
  • Để yên trong 15 phút, sau đó thêm tiếp một nửa thìa súp bột baking soda bên trên cốc
  • Lật chiếc cốc lại, luộc thêm 5-10 phút nữa, sau đó vớt ra khỏi nồi nước
  • Đặt chiếc cốc lên khăn giấy và để cho khô

5. Lưu ý trong cách sử dụng cốc nguyệt san để tránh rò rỉ

  • Đặt cốc nguyệt san đúng vị trí: Nhiều bạn đặt cốc vào sai cách dẫn đến cốc không ôm hết âm đạo khiến máu rỉ ra ngoài. Để giải quyết, khi đưa cốc vào âm đạo; bạn có thể nắm cuống cốc rồi xoay nhẹ để miệng cốc bung đều vừa khít với âm đạo.
  • Sử dụng cốc nguyệt san có kích thước phù hợp: Cách chọn đúng size cốc nguyệt san chính xác nhất là nhận lời khuyên từ bác sĩ.  Bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố sau: Tuổi tác; độ dài cổ tử cung; chu kỳ có ra nhiều máu hay không; độ cứng và độ đàn hồi của cốc; khả năng đựng của cốc; sức mạnh của cơ vùng chậu và tình trạng sinh đẻ,… để chọn cốc thích hợp với bạn.
  • Không để cốc quá lâu trong cơ thể: Để cốc quá lâu trong cơ thể chứa lượng máu kinh quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng rò rỉ máu kinh xảy ra. Chỉ nên để cốc trong cơ thể từ 6-12 tiếng; tùy thuộc vào sản phẩm và lượng máu kinh nguyệt chảy ra.

6. Cách sử dụng cốc nguyệt san lần đầu

Đối với các chị em lần đầu sử dụng cốc nguyệt san, việc đặt vào và lấy ra đôi khi chưa đúng cách dẫn đến rò rỉ máu. Bên cạnh đó còn do chị em lo lắng hoặc chưa quen với âm đạo nên đặt lệch. Đừng lo, dưới đây sẽ là bí kíp sử dụng cốc nguyệt san đúng cách cho chị em.

6.1 Cách đặt cốc nguyệt san vào cho người mới bắt đầu

  • Đầu tiên, hãy thư giãn và chọn thời gian mình thoải mái nhất để đặt cốc vào. Bạn có thể chọn sau khi tắm vì lúc này cơ thể trong trạng thái thư giãn nhất.
  • Nên dành thời gian để xác định vị trí cửa âm đạo. Bạn có thể đưa ngón tay vào để xác định vị trí cổ tử cung. Biết được vị trí cổ tử cung sẽ giúp việc đặt cốc đúng cách và không đưa cốc vào quá cao.
  • Tập thực hành đặt cốc nguyệt san vào âm đạo để quen dần.
  • Thử các nếp gấp khác nhau để đặt: Hầu hết sử dụng nếp gấp chữ C điển hình. Ngoài ra còn có cách gấp chữ V.
Cách gấp cốc hình chữ C
Cách sử dụng cốc nguyệt san: Gấp cốc hình chữ C

6.2 Cách tháo cốc nguyệt san ra

  • Cần nhẹ nhàng vì khi tháo cốc ra có thể dễ bị đau.
  • Bóp đáy cốc để xả lực hút: Đây là chìa khóa thành công – đáy cốc có các đường gờ để gắp lại.
  • Nắm chặt đáy và chỉnh cốc sang một bên. Lý tưởng là kéo một mép ra khỏi thành âm đạo để nhả lực hút; sẽ tạo thành tiếng khi điều này xảy ra.
  • Lắc nhẹ: Khi lực hút nhả ra, hãy lắc nhẹ cốc từ bên này sang bên kia khi kéo nó ra. Kỹ thuật này có thể không cần thiết, nhưng sẽ giúp lấy ra dễ hơn.

[inline_article id=265489]

Cốc nguyệt san không phải là sản phẩm mới song vẫn còn rất nhiều người chưa biết cách dùng. Các hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san trong bài viết này sẽ giúp chị em dùng sản phẩm đúng cách và hiệu quả hơn. 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cốc nguyệt san là gì? Hướng dẫn hình ảnh cách sử dụng

Cốc nguyệt san là gì, có ưu điểm như thế nào mà lại khiến chị em điên đảo đến vây? Nếu như chưa biết cốc nguyệt san là gì, bạn hãy theo dõi bài viết này nhé.

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là gì?
Cốc nguyệt san (menstrual cup) là gì?

Cốc nguyệt san (Menstrual cup) là một loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể tái sử dụng nhiều lần. Đó là một chiếc cốc hình phễu nhỏ, linh hoạt; được làm bằng cao su hoặc silicone để đưa vào âm đạo và thu thập chất dịch kinh nguyệt.

Về chất liệu, cốc được làm bằng silicon y tế, mềm dẻo có độ bền cao, nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ. Thông thường, cốc cứng thích hợp cho những phụ nữ cơ sàn chậu chắc khỏe sử dụng, và những loại cốc mềm thì dành cho những người có cơ sàn chậu yếu, lỏng.

Cách kiểm tra cơ sàn chậu của bạn phù hợp loại cốc nguyệt san nào là gì? Có một cách đơn giản: Đó là cố gắng lặp lại động tác co thắt – nín nhịn – rồi thả lỏng các cơ khi đi tiểu nhiều lần:

  • Nếu việc đó dễ dàng với bạn; cơ sàn chậu của bạn chắc khỏe; và bạn sẽ phù hợp sử dụng loại cốc nguyệt san cứng.
  • Nếu bạn không thể dễ dàng nhịn tiểu; điều đó có nghĩa là cơ sàn chậu của bạn yếu.

Vậy có nên dùng cốc nguyệt san? Nguyên nhân mà chị em được khuyên dùng sử dụng cốc nguyệt san là gì?

2. Có nên dùng cốc nguyệt san?

Các chị em nên dùng cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh và tampon. Nguyên nhân là vì cốc nguyệt san có giá thành rẻ hơn; sử dụng được nhiều lần, một lần có thể lên đến 12 tiếng. Cốc nguyệt san còn ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng kín, tạo cảm giác thoải mái khi đeo.

Ngoài ra, việc chị em nên hoặc không nên lựa chọn cốc nguyệt san vào những ngày chu kỳ kinh nguyệt sẽ còn phụ thuộc vào ưu, nhược điểm của cốc là gì.

3. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san là gì?

3.1 Ưu điểm khi dùng cốc nguyệt san là gì?

  • Thân thiện với môi trường và túi tiền: Giá 1 cốc hiện tại dao động 500.000 đồng – 1.000.000 đồng nhưng có thể tái sử dụng đến 5-10 năm. Điều này có nghĩa là sẽ có ít chất thải thải ra ngoài môi trường hơn.
  • Thời gian 1 lần sử dụng lên đến 12 tiếng: Băng vệ sinh cần được thay sau mỗi 4 đến 8 giờ. Điều này gây ra không ít phiền phức cho các bạn nữ bận rộn hoặc là ban đêm. Với thời gian sử dụng lên đến 12 tiếng, chị em không cần lo lắng về việc thay cốc mà có thể thoải mái làm việc mình thích.
  • Chứa được nhiều máu kinh nguyệt hơn: Cốc nguyệt san có thể chứa đến 30ml chất lỏng; gấp đôi lượng máu mà băng vệ sinh có thể chứa. Chúng giúp bạn thoải mái đặc biệt là những ngày kinh nguyệt nhiều, ra cục máu đông.
  • Ít gây rỉ máu ra ngoài: Khi được đưa vào đúng cách, cốc nguyệt san sẽ tạo thành một miếng bịt kín ôm sát âm đạo, giảm đáng kể khả năng bị rò rỉ máu ra ngoài.
  • Giảm kích ứng và khô âm đạo: Cốc nguyệt san sẽ giải quyết vấn đề kích ứng với miếng lót hoặc khô âm đạo do thay đổi PH do băng vệ sinh, tampon gây ra.
  • Ít tạo ra mùi khó chịu: Máu kinh nguyệt có thể bắt đầu có mùi khi tiếp xúc với không khí. Cốc nguyệt san tạo thành một miếng đệm kín ngăn cách máu tiếp xúc không khí.
Ưu điểm khi dùng cốc nguyệt san
Ưu điểm khi dùng cốc nguyệt san là gì? Thân thiện môi trường, nhẹ túi tiền

>> Bạn có thể tham khảo: Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có nguy hiểm không?

3.2 Nhược điểm của cốc nguyệt san là gì?

Bên cạnh những gì là ưu điểm, cốc nguyệt san cũng có 1 số hạn chế:

  • Gây khó chịu khi đưa vào sai cách: Đối với một số bạn lần đầu sử dụng có thể còn bỡ ngỡ trong việc đặt cốc vào. Đặt cốc vào lệch vị trí có thể khiến chị em đau đớn, tràn dịch ra ngoài.
  • Rút ra có thể gây tràn: Cốc nguyệt san chứa nhiều chất dịch kinh nguyệt nên khi chị em rút ra dễ làm tràn ra ngoài.
  • Nhược điểm là khó lựa chọn loại cốc nguyệt san gì phù hợp: Cốc có nhiều loại, kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, hình dạng tử cung và lượng máu thải ra. Trước khi mua ban cần cân nhắc kỹ.
  • Những gì gây trở ngại là khi vệ sinh cốc nguyệt san nơi công cộng: Nhiều bạn gặp khó khăn khi phải vệ sinh cốc ở nơi công công. Giải pháp là bạn hãy chuẩn bị 1 cốc kinh nguyệt dự phòng.

4. Cách lựa chọn cốc nguyệt san là gì?

Khi chọn mua cốc nguyệt san, kích cỡ cũng không kém phần quan trọng so với chất liệu, độ cứng mềm hay các yếu tố đảm bảo an toàn khác. Bởi nếu kích cỡ không phù hợp, bạn sẽ gặp khó khăn trong đưa cốc nguyệt san vào âm đạo đồng thời cũng dễ xảy ra tình trạng “rò rỉ” khi sử dụng.

Cơ bản trên thị trường, cốc nguyệt san được chia thành 2 loại:

  • Loại nhỏ: được khuyên dùng cho phụ nữ dưới 30 tuổi, chưa sinh thường (có thể đã sinh mổ) hay những người có cơ địa nhỏ người như đa số phụ nữ Việt.
  • Loại lớn: thường khuyến khích dùng cho phụ nữ trên 30 tuổi, đã sinh con hay những người có khung xương chậu to.

5. Cách sử dụng cốc nguyệt san là gì?

cách gấp cốc nguyệt san
Cách gấp cốc nguyệt san là gì

Trước khi cho cốc vào trong âm đạo, chị em nên rửa tay sạch sẽ. Sau đó cuộn cốc lại như hình rồi cho vào âm đạo. Cách cho vào có thể là một trong các tư thế sau:

  • Ngồi Squat trong bồn tắm hoặc dưới vòi hoa sen, 2 chân kiễng lên.
  • Đứng và đặt một chân lên thành bồn cầu hoặc bồn tắm.
  • Dựa lưng vào tường và ngồi xuống trong tư thế squat.
  • Nằm trên sàn, co đầu gối và dạng chân ra.
  • Đẩy cốc vào một góc 45 độ so với xương mu, không phải nhét thẳng vào. Chiếc cốc sẽ mở bung ra.
  • Tiếp tục đẩy chiếc cốc vào cho đến khi cảm thấy thoải mái.
  • Đảm bảo rằng chiếc cốc đã mở hoàn toàn. Bạn có thể sẽ nghe hoặc cảm thấy một tiếng “pop”. Đó là tín hiệu cho thấy chiếc cốc đã được mở.
  • Sau 6-12 tiếng, rút cốc ra khỏi âm đạo bằng cách lặp lại tư thế như khi đưa cốc vào.

Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết cách sử dụng cốc nguyệt san trên MarryBaby nhé!

6. Cách vệ sinh cốc nguyệt san

Vệ sinh bằng dung dịch rửa cốc mua cùng hoặc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày để rửa. Tuyệt đối tránh dùng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng âm đạo.

Tiệt trùng cốc bằng cách đun cốc trong nước sôi và bảo quản cẩn thận để dùng cho tháng sau.

>> Bạn có thế tham khảo: Con gái tới tháng cần gì? 7 điều quan trọng bạn cần biết

7. Một số câu hỏi thường gặp khi dùng cốc nguyệt san

7.1 Dùng cốc nguyệt san có quan hệ được không?

Melissa Walsh, một bác sĩ phụ khoa thuộc hệ thống Y tế Montefiore cũng khẳng định sử dụng cốc nguyệt san có thể giúp cơ thể bạn thoải mái hơn trong khi quan hệ tình dục sau sinh. Theo Tiến sĩ Walsh, cốc nguyệt san sẽ giúp giảm tình trạng khô rát, đồng thời làm cơ âm đạo thêm săn chắc.

Bạn có thể quan hệ khi đang sử dụng cốc nguyệt san sử dụng 1 lần, vì chúng được đặt ngay bên dưới cổ tử cung, được làm bằng vật liệu mềm và chỉ dùng một lần, không gây đau và viêm nhiễm âm đạo nhiều. Cốc nguyệt san tái sử dụng được làm từ silicone bền và cứng hơn. Chúng được thiết kế để nằm thấp hơn trong ống âm đạo, cách xa cổ tử cung, khiến chúng không an toàn khi sử dụng trong khi quan hệ tình dục.

7.2 Độ an toàn của cốc nguyệt san là gì?

Vì cốc nguyệt san sử dụng phương thức “thu lượm” chứ không “thấm hút” chất dịch kinh nguyệt nên không làm mất cân bằng độ ẩm bên trong âm đạo. Rất an toàn chứ không chỉ đơn giản là an toàn. Bạn có thể sử dụng ngay cả khi vận động mạnh, bơi lội, yoga… mà không sợ tràn ra ngoài.

7.3 Dùng cốc nguyệt san có làm rộng “cô bé”?

Âm đạo của chúng ta có tính đàn hồi tốt. Nó có thể co giãn và trở lại trạng thái ban đầu. Cốc nguyệt san sẽ không bao giờ khiến âm đạo của bạn bị giãn ra.

Bạn có thể xem thêm nguyên nhân khiến cô bé rộng để giảm bớt phần lo lắng.

[inline_article id=89474]

Sau khi biết ưu điểm, cách sử dụng cốc nguyệt san là gì bạn đã thấy muốn sử dụng chúng chưa nào? Cốc nguyệt san ban đầu sẽ cảm thấy đôi chút khó chịu, hoặc sẽ thất bại khi đưa cốc vào và lấy ra. Nhưng nếu đã thành thục chắc chắn bạn sẽ “nghiền” vì lợi ích của loại cốc này mang lại vào ngày đèn đỏ mà còn giá thành rẻ.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh?

Nhiều chị em cùng hỏi “có nên dùng cốc nguyệt san không?” Dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh có tốt không?”; “Dùng cốc nguyệt san để làm gì?”. Ngay bây giờ, Marrybaby sẽ giải đáp làm rõ luôn cho chị em ngay bên dưới.

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ được thiết kế để đặt vào âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và có thể tái sử dụng nhiều lần. Mỗi chiếc cốc có thể dùng từ 5 – 10 năm tùy thuộc vào thương hiệu của nhà sản xuất. 

Cốc nguyệt san dùng để làm gì? Sản phẩm này được dùng để chứa máu kinh nguyệt trong lòng cốc; thay vì thấm hút như băng vệ sinh hay tampon mà chị em vẫn thường dùng.

Cốc đựng kinh nguyệt thường được làm bằng cao su hoặc silicone, có dạng giống như một chiếc phễu. Với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, chị em nên tìm hiểu rõ để có lựa chọn mua phù hợp với bản thân.

2. Cốc nguyệt san hoạt động thế nào? Có tốt không?

Có nên dùng cốc nguyệt san không, khi chưa biết cách hoạt động? Cốc nguyệt san sẽ phát huy tác dụng khi được đặt vào trong âm đạo; cốc sẽ đựng lượng máu kinh nguyệt của cơ thể; cũng như ngăn máu chảy ra ngoài.

Tuyệt vời hơn nếu chị em đặt cốc đúng cách; chị em hoàn toàn không còn cảm giác đang có một chiếc cốc bên trong âm đạo của mình, nó giống với cách phụ nữ đặt vòng tránh thai vậy.

Vậy có nên dùng cốc nguyệt san không và có thể tốt không? Và để trả lời cho câu hỏi cốc nguyệt san có tốt không, chị em nên đọc tiếp phần nội dung; để thấy rõ hơn về công dụng cũng như điểm thiếu sót của nó. Lúc ấy chị em sẽ biết có nên dùng cốc nguyệt san hay không một cách chắc chắn.

>>> Chị em cũng hỏi: Dùng cốc nguyệt san quan hệ được không?

3. Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?

Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?
Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?

Có nên dùng cốc nguyệt san không? Để câu trả lời được khách quan nhất, chị em nên biết thêm ưu điểm, nhược điểm, cũng như một số khảo sát và kết quả thống kê trước khi biết là mình có nên dùng cốc nguyệt san hay không nhé.

3.1 Ưu điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

  • Chi phí rẻ hơn và không mất thời gian đi mua hàng tháng: Cốc đựng kinh nguyệt có thể tái sử dụng trong nhiều năm giúp tiết kiệm chi phí so với sản phẩm băng vệ sinh, tampon làm từ giấy, bông hoặc hạt siêu thấm.
  • Bạn có nên dùng cốc nguyệt san nếu muốn hạn chế mùi hôi: Máu kinh sẽ có mùi khi tiếp xúc với không khí trong khi cốc đựng kinh nguyệt giúp bạn tránh được tình trạng trên.
  • Sử dụng trong suốt 12 tiếng: Băng vệ sinh cần phải được thay cái mới sau mỗi 3 – 8 giờ tùy thuộc vào lượng máu kinh nhiều hay ít nhưng cốc kinh nguyệt thì lâu hơn. Bạn có thể để cốc qua đêm rất an toàn mà không cần phải dùng thêm băng vệ sinh, không sợ tràn ra ngoài do cử động trong lúc ngủ.
  • Dung tích chứa nhiều hơn: Một chiếc cốc kinh nguyệt có thể chứa gấp đôi lượng máu kinh so với băng vệ sinh siêu thấm hoặc tampon, giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày máu kinh ra nhiều.
  • Cân bằng PH tự nhiên âm đạo: Băng vệ sinh, tampon hấp thụ tất cả các dịch âm đạo của bạn cùng với máu kinh nên có thể làm ảnh hưởng đến độ pH và các vi khuẩn tốt trong âm đạo.
  • Giảm thải CO2 ra môi trường: (Nghiên cứu ước lượng, nếu 10% phụ nữ ở Hoa Kỳ dùng cốc nguyệt san thì lượng CO2 hàng năm tại nước này sẽ giảm tương đương 42,000 tấn)

3.2 Nhược điểm khi sử dụng cốc nguyệt san

  • Chi phí mua cốc nguyệt san khá cao: Việc chi một khoản tiền từ 450.000 – 1.000.000 đồng để mua một cái cốc có thể khiến nhiều bạn e dè.
  • Có nên dùng cốc nguyệt san không khi bị kích ứng: Người dùng cốc có nguy cơ bị kích ứng vùng kín hơn những người mang băng vệ sinh do tay không sạch hoặc cốc không được rửa sạch. Vì vậy, điều quan trọng trong cách dùng cốc nguyệt san là bạn phải rửa tay kỹ; làm sạch cốc trước khi sử dụng và đổ cốc ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Khó khăn trong việc lựa chọn kích cỡ phù hợp: Cốc có nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, lượng máu kinh và tình trạng đã sinh con hay chưa nên việc tìm ra loại có kích thước phù hợp với âm đạo là một thách thức. Nếu kích thước không tương ứng; bạn có thể bị rò rỉ máu kinh. Cách duy nhất để biết bạn có phù hợp với cốc hay không là phải thử mua và trải nghiệm.
  • Rút ra có thể gây tràn: Bạn sẽ thấy dễ dàng lúc đặt cốc nhưng việc rút ra đôi khi lại khiến bạn gặp “tai nạn bất ngờ”; như làm đổ dịch.
  • Gây ra một vài bất tiện nhỏ: Nếu bạn đang ở trong một nhà vệ sinh công cộng; việc đổ cốc và dùng lại có thể khiến bạn gặp khó khăn.
  • Bạn có thể không nên dùng cốc nguyệt san nếu muốn tránh tác động tới vòng tránh thai: Một số nhà sản xuất khuyên bạn không sử dụng cốc kinh nguyệt nếu đang đặt vòng tránh thai vì cốc có thể làm xê dịch hoặc làm rớt nó. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp cả hai.
  • Có nên dùng cốc nguyệt san không khi phải tẩy rửa và bảo quản: Sau mỗi kỳ kinh, bạn phải rửa sạch cốc và khử trùng bằng nước sôi, cất trữ đúng cách để đảm bảo vệ sinh.

Theo một khảo sát năm 2019 về nhóm phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san, có kết quả như sau. Trong 1144 phụ nữ dùng cốc, có 73% phụ nữ muốn tiếp tục sử dụng. Họ còn đánh giá việc rò rỉ dung dịch khi dùng cốc là tương đương hoặc thấp hơn khi dùng băng vệ sinh.

Một khảo sát mới hơn ở năm 2020, họ tổng hợp từ 38 nghiên cứu khác nhau, về việc có nên dùng cốc nguyệt san không? Kết quả cho thấy: 

  • Có 35 – 90% phụ nữ đồng ý dùng cốc nguyệt san.
  • Từ 10 – 45% phụ nữ nói rằng nó khó sử dụng.
  • Và nhóm phụ nữ muốn dùng tiếp tục dao động từ 48 – 94%.

Mặc dù ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể. Nhưng có thể thấy, hai luồng ý kiến luôn trái chiều là luôn có. Chị em có thể cân nhắc sử dụng thử lần đầu tiên để xem bản thân có hợp hay không nhé.

4. Chị em hỏi thường hỏi gì khi sử dụng cốc nguyệt san?

Chị em hỏi thường hỏi gì khi sử dụng cốc nguyệt san?
Ngoài có nên dùng cốc nguyệt san, chị em cũng thường có những thắc mắc khác

4.1 Sử dụng cốc nguyệt san có bị mất trinh không?

Mất trinh là một khái niệm xã hội ý chỉ một người phụ nữ không còn là trinh nữ do đã có quan hệ tình dục. Còn trong khoa học không có định nghĩa “trinh tiết”; mà chỉ đề cập đến “màng trinh” (hymen).

Màng trinh có thể bị rách do nhiều yếu tố khác nhau (quan hệ tình dục; chơi thể thao; vận động mạnh; v.v.); do đó, việc rách màng trinh không giống với khái niệm mất trinh. Như vậy, cốc nguyệt san không liên quan đến trinh tiết của chị em phụ nữ; vì đặt cốc nguyệt san vào âm đạo không phải là quan hệ tình dục.

Hơn nữa, cốc nguyệt san sẽ không làm rách màng trinh miễn là bạn nhẹ nhàng trong lúc đưa cốc vào bên trong.

>>> Chị em nên xem: Mất trinh thực chất là gì?

4.2 Tại sao tôi không thể nhét cốc kinh nguyệt vào được?

Khi dùng cốc nguyệt san, việc bạn nhét cốc không vào có thể do các nguyên nhân sau:

  • Quá căng thẳng.
  • Cách gấp sai hoặc chưa phù hợp.
  • Sai tư thế.

Do đó, bạn cần tìm hiểu hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san.

4.3 Có nên dùng cốc nguyệt san tiếp không, khi tôi bị kích ứng?

Nếu chị em bị viêm nhiễm, kích ứng vùng kín khi sử dụng cốc; rất có thể do tay chưa được sạch khi sử dụng cốc. Hoặc có thể chị em mua nhằm loại cốc kém chất lượng.

Tốt nhất, bạn thêm tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có nên sử dụng cốc nguyệt san hay không; và liệu sản phẩm này có phù hợp với thể trạng của bạn không.

4.4 Có nên dùng băng vệ sinh lại không vì cốc nguyệt san vẫn tràn dịch? 

Khi dùng cốc nguyệt san, nguyên nhân xảy ra “tai nạn” tràn dịch khi sử dụng cốc kinh nguyệt có thể là:

  • Bạn đặt cốc chưa đúng cách.
  • Bạn chọn sai kích thước.
  • Bạn để cốc quá lâu trong cơ thể.

4.5 Bao lâu nên đổ cốc nguyệt san?

Đa phần các nhà sản xuất đều khuyên nên đổ cốc 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý là vào những ngày máu kinh chảy ra nhiều, bạn nên thường xuyên đổ cốc để tránh hiện tượng rò rỉ.

Sử dụng cốc kinh nguyệt là cách tốt để bạn hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường. Vì vậy chị em hãy thử sử dụng, biết đâu lại “ghiền” thì sao? Hy vọng bài viết đã giúp chị em biết có nên dùng cốc nguyệt san hay là không.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các loại trà tốt cho sức khỏe bạn nên uống mỗi ngày

Qua thời gian, khắp nơi trên thế giới yêu thích các loại trà không chỉ vì ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tiếp nối văn hóa ày, bài viết giới thiệu cho bạn 5 loại trà tốt cho sức khỏe, mà nhiều người thích “trà đạo” rất hay uống.

1. Trà Atiso

các loại trà tốt cho sức khỏe
Công dụng của trà Atiso là chống oxy hóa và giảm mỡ máu. Đây là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe được ưa chuộng

Trong trà Atiso (Artichoke) có nhiều công dụng như chất chống oxy hóa, bảo vệ gan, giảm mỡ máu,..những lợi ích này đã được chứng minh là thuộc nhóm các loại trà tốt cho sức khỏe thông qua nghiên cứu của NCBI năm 2015.

Trà Atiso cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và chứa nhiều chất xơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn có chứng mất ngủ; trà atiso sẽ là một thức uống tự nhiên giúp bạn cải thiện giấc ngủ của mình tốt hơn.

[key-takeaways title=”Các loại trà từ hoa tốt cho sức khỏe phụ nữ bạn nên bỏ túi”]

  • Trà hoa nhài: Uống trà hoa nhài thường xuyên có thể giúp cơ thể được thanh lọc; tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các loại nhiễm trùng.
  • Trà hoa hồng: Uống trà hoa hồng đúng cách và đều đặn sẽ giúp bạn tăng được sức đề kháng, chống viêm loét dạ dày, hỗ trợ ngăn chặn các bệnh viêm da, viêm đường hô hấp
  • Trà hoa oải hương: Uống trà hoa oải Hương đúng cách có thể hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể; đau đầu vô cùng hiệu quả. Trà hoa oải Hương cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và huyết áp
  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa Cúc mỗi ngày giúp người dùng dễ ngủ, an thần, tốt cho da và mắt. Đối với nữ giới, trà hoa Cúc còn có tác dụng giảm co thắt, đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
  • Trà hoa đậu biếc:Theo y học cổ truyền, uống trà hoa Đậu Biếc giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư, làm đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa.

[/key-takeaways]

2. Trà đen

trà đen
Trà đen là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe tim mạch

Trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong trà đen không chứa nhiều hợp chất flavonoid chống oxy hóa như các loại trà tốt cho sức khỏe khác chẳng hạn như trà xanh. Nhưng trà đen lại chứa nhiều chất caffeine hơn các trà xanh. 

Tuy vậy, trà đen vẫn rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là tim của bạn. Trà đen có khả năng giảm bớt mật độ cholesterol trong máu và cung cấp năng lượng giúp bạn khỏe mạnh hơn.

>> Bạn nên xem thêm: Mùa hè uống gì cho mát? 10 món nước thanh lọc cơ thể

3. Trà Kombucha

trà kombucha
Trà kombucha là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe

Kombucha là một loại trà với hàng loạt các công dụng tốt cho sức khỏe nhờ vào việc lên men và tạo ra nhiều lợi khuẩn cần thiết. Theo các chuyên gia về trà, thì trà kombucha là một nguồn cung cấp men vi sinh dồi dào cho cơ thể.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Mayoclinic họ phát hiện một vài tác dụng phụ của trà Kombucha như, đau dạ dày hoặc nhiễm trùng. Chính vì thế, khi chọn mua loại trà này, bạn hãy xin sự tư vấn từ nơi bán về nguồn gốc và loại trà mình sử dụng nhé.

>> Bạn có biết: Uống bột sắn dây giúp kích thích tăng vòng 1 tự nhiên không?

4. Trà trắng

Trà trắng
Các loại trà tốt cho sức khỏe gia đình – Chọn ngay trà trắng

Uống trà trắng có thể giúp bạn giảm cân tốt hơn. Đó là nhờ vào lượng caffeine cũng như chất chống oxy hóa có chứa trong trà trắng. 

Trà trắng là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe vì giúp cung cấp năng lượng tự nhiên tốt nhất cho cơ thể bạn. Trà trắng còn chứa rất nhiều thành phần polyphenol mang đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm men cũng như các loại virus, vượt trội hơn công dụng của các loại trà tốt cho sức khỏe khác.

Một phân tích khác của 26 nghiên cứu và hơn 52.500 người. Các chuyên gia phát hiện ra rằng; uống trà trắng có thể giảm 35% nguy cơ mắc các chứng rối loạn não như bệnh Alzheimer.

5. Trà xanh

trà xanh
Công dụng của trà xanh mà bạn biết là nhờ thành phần Catechin. Bỏ tủi ngay một trong các loại trà tốt cho sức khỏe này!

Một trong các loại trà tốt cho sức khỏe cuối cùng trong bài viết chính là Trà xanh. Một loại trà quen thuộc với hàng loạt các lợi ích cho sức khỏe con người; và thậm chí là động vật.

Công dụng của chất catechin có trong trà xanh giúp chống oxy hóa, bảo vệ gan; giải độc gan; đặc biệt là hạn chế tế bào ung thư phát triển. Hàng loạt lợi ích khác nhau đã được nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả đối với sức khỏe chúng ta.

Nếu bạn lo ngại về tình trạng mỡ máu của mình; thành phần polyphenol trong trà xanh sẽ phát huy tác dụng giúp làm giảm mức cholesterol tổng thể; và cholesterol LDL trong máu của bạn.

Một tác dụng nổi bật của trà xanh khác đó là tốt cho phổi. Ngoài ra, nếu muốn bảo vệ sức khỏe phổi; bạn có thể thử những loại trà như sau.

[key-takeaways title=”Các loại trà tốt cho sức khỏe phổi”]

  • Trà gừng: Gừng có tính ấm với công năng phát tán phong hàn, làm ấm vị, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu. Vì vậy, có thể nói gừng là một trong những loại thảo dược điều trị tốt với các bệnh về đường hô hấp
  • Trà bạc hà: Bạc hà là một trong những hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, đồng thời giúp giảm ho, đau họng, thúc đẩy long đờm
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giàu vitamin C, tăng cường sức đề kháng, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp
  • Trà xạ đen: hoạt chất Flavonoid trong cây xạ đen có tác dụng hạn chế sự phát triển của các khối u ác tính, phải kể đến là ung thư phổi

[/key-takeaways]

Theo tổ chức y tế tại Rhode Island, các bác sĩ không phủ nhận công dụng của các loại trà tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên các bác sĩ lo ngại rằng: “Nếu lạm dụng các loại trà chứa caffein, làm tăng nhịp tim, kéo theo tăng huyết áp. Do đó, sẽ nguy hiểm cho những ai đang bị tim mạch; cao huyết áp và những bệnh nhân rối loạn sức khỏe tâm thần. Vì thế hãy uống vừa phải như một hình thức giải khát, và không làm dụng như thuốc chữa bệnh.”

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4? Đối tượng tiêm là ai?

Vậy mũi 4 có thực sự cần thiết? Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 không? Hãy tìm câu trả lời ngay tại đây nhé!

1. Hiệu quả của tiêm vaccine đầy đủ và đúng lộ trình

Khi nhận được mũi tiêm đầu tiên, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất kháng thể chống lại coronavirus. Những kháng thể này giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại virus nếu bạn tiếp xúc. Vì vậy nó làm giảm khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, nếu đã mắc bệnh; tiêm vaccine còn giúp giảm các triệu chứng khi mắc COVID-19 và khả năng khỏi lại sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, sau một thời gian; kháng thể chống lại COVID-19 dần dần yếu đi. Các chủng virus dần dần tiến hóa để thích nghi với kháng thể trong vaccine ta chích với tốc độ nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng thấy được điều đó thông qua sự xuất hiện của biến thể mới của virus Omicron – BA.4 và BA.5.

Đó là lý do tại sao việc tiêm ngừa bổ sung; tiêm ngừa tăng cường là vô cùng cần thiết. Việc này không những giúp tăng cường kháng thể; làm giảm tỷ lệ mắc COVID-19; mà còn làm giảm triệu chứng do biến chủng mới gây ra.

Vậy biến chủng mới của Omicron nguy hiểm đến mức nào mà phải khiến cả thế giới cân nhắc có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 không?

2. Biến chủng Omicron BA.4 và BA.5 nguy hiểm đến mức nào mà ta nên cần có tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?

Omicron BA.4 và BA.5 lần đầu tiên được xác định tại Nam Phi vào tháng 1 và tháng 2 năm 2022. Paul Bieniasz, giáo sư tại Đại học Rockefeller, người nghiên cứu sự tiến hóa của virus, cho biết những phiên bản Omicron mới này có thể vượt qua các kháng thể được tạo ra do tiêm chủng trong quá khứ hoặc nhiễm trùng trước đó. Tốc độ lây lan của 2 loại biến chúng này thậm chí còn nhanh hơn 2 phiên bản cũ của Omicron là BA.1 và BA.2.

>> Bạn có thể tham khảo: Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Nguy hiểm như thế nào?

3. Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?

có nên tiêm vaccine covid mũi 4
Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?

Theo Tạp chí Y học New England (NEJM), việc tiêm mũi 4 tăng cường mang lại hiệu quả như sau:

  • Hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 là 45%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi các triệu chứng của Covid-19 là 55%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 68%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 62%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 74%.

Theo như kết quả nghiên cứu, vaccine COVID-19 mũi 4 đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người trong việc giảm khả năng bệnh nặng; tránh nhập viện; thậm chí là ngăn ngừa tử vong do COVID-19.

Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4? Với những hiệu quả trên, việc có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 hay không đang được cân nhắc trên toàn thế giới. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và cả Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng đã khuyến khích người dân nên tiêm phòng vaccine COVID-19 mũi 4 như một cách để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Không thể phủ nhận sự quan trọng và hiệu quả mà mũi 4 mang lại. Thế nhưng việc tiêm mũi 4 cũng được cân nhắc cho một số nhóm đối tượng riêng cũng như thời gian thích hợp để tiêm. Bạn xem tiếp nội dung chi tiết hơn ở phần tiếp theo.

4. Có phải đối tượng nào cũng nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 không? Tiêm như thế nào?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khuyến nghị tiêm nhắc mũi 4 vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna COVID-19 ít nhất 4 tháng sau lần tiêm nhắc lại đầu tiên cho các đối tượng gồm người lớn từ 50 tuổi trở lên. Những người từ 12 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch vừa phải hoặc nghiêm trọng.

Theo đó, ngày 9/5/2022, Bộ Y tế cũng đã có văn bản số 2357/BYT-DP chỉ đạo về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) như sau:

  • Đối tượng tiêm: Người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
  • Vaccine sử dụng: Vaccine mRNA (của hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất), vaccine do AstraZeneca sản xuất, vắc xin cùng loại với mũi 3.
  • Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.
  • Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

>> Bạn có thể tham khảo: Lịch tiêm chủng 2022 cho gia đình mới và đầy đủ nhất 

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có được câu trả lời “có nên tiêm vaccine covid mũi 4 hay không”. Theo Bộ Y tế, vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ chính là chìa khóa quan trọng nhất trong phòng, chống dịch và là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Do đó, Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ là trách nhiệm mà mỗi người dân cần thực hiện.

[inline_article id=279919]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân 30 ngày!

Có nhiều bạn cho rằng chỉ cần eat clean thì nhất định sẽ giảm cân. Nhưng sự thật không phải vậy. Nếu không hiểu rõ chế độ eat clean là gì mà ứng dụng sai cách hoặc ăn quá mức cho phép thì bao nhiêu nỗ lực giảm cân cũng bằng không.

1. Chế độ ăn eat clean giảm cân là gì?

Ăn eat clean giảm cân là chế độ ăn ưu tiên thực phẩm tươi, lành và sạch, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Eat clean không từ chối bất kỳ nhóm thực phẩm nào nhưng tập trung vào: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, chất béo và protein với khẩu phần phù hợp.

[key-takeaways title=”Chế độ ăn eat clean giảm cân là như thế nào?”]

Chế độ ăn eat clean luôn khuyến khích mọi người sử dụng thực phẩm toàn phần (thực phẩm không qua chế biến hoặc chế biến ít) để nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất. Nếu kiểm soát được thành phần và khẩu phần thực đơn theo eat clean, kết hợp với uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên, bạn có thể giảm cân nhanh chóng.

[/key-takeaways]

Đặc biệt bên cạnh việc giảm cân, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Cơ thể bạn tràn trề năng lượng hơn, mắt sáng tỉnh táo; răng và nướu cũng khỏe mạnh hơn; da sẽ sáng lên…

2. Nguyên tắc cần nhớ khi ăn eat clean

chế độ ăn eat clean giảm cân

Để ăn theo chế độ ăn eat clean giảm cân hiệu quả, chị em hãy nhớ những nguyên tắc này:

  • Ăn 5 bữa nhỏ một ngày.
  • Không được bỏ bữa sáng. Ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy.
  • Ăn protein từ thịt nạc và không được bỏ tinh bột trong mỗi bữa ăn.
  • Ăn chất béo lành mạnh trong từ 2 -3 bữa ăn mỗi ngày.
  • Hấp thụ chất xơ, vitamin, chất dinh dưỡng và enzyme từ trái cây tươi và rau quả.
  • Kiểm soát các phần rơi vào khoảng từ 1200 đến 1400 calo.
  • Uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng chế độ ăn eat clean kỵ các món này, hãy tránh xa chúng nếu bạn muốn giảm cân:

  • Thực phẩm chế biến quá kỹ vì chúng đã mất gần hết chất dinh dưỡng.
  • Chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda và nước trái cây đóng hộp.
  • Rượu bia.
  • Thực phẩm có phụ gia hóa học như màu thực phẩm, chất bảo quản.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như mì gói, thịt hộp, cá hộp.
  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như bơ thực vật, dầu ăn.
  • Thực phẩm nhiều calo và không có giá trị dinh dưỡng.

3. Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân 30 ngày

3.1 Thực đơn ngày 1

  • Sáng: Bánh mì nguyên cám, 2 quả trứng chần, 1 ly sữa óc chó.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Trưa: Cơm gạo lứt với bò sốt tiêu đen, ớt chuông và cải kale (cải xoăn) luộc.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Cá Saba nướng, salad rau xanh.

>> Bạn có thể tham khảo: Buổi sáng ăn gì để giảm cân tức thì trong vòng 1 tháng?

3.2 Thực đơn ngày 2

chế độ ăn eat clean giảm cân
Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 2
  • Sáng: Sữa chua, granola, trái cây.
  • Ăn nhẹ: Bánh Biscotti (khoảng 30gr).
  • Trưa: Phở gạo lứt tôm sốt chanh dây, bông cải luộc.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Gà áp chảo, salad.

3.3 Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 3

  • Sáng: Bánh Pancake làm từ bột nguyên cám, mật ong, quả mọng.
  • Ăn nhẹ: Các loại hạt.
  • Trưa: Mỳ Ý bơ, cá hồi áp chảo, salad.
  • Ăn nhẹ: Kẹo Nougat dành cho người eat clean.
  • Tối: Salad bơ sốt pesto xanh, sữa hạnh nhân.

3.4 Thực đơn ngày 4

Kimbap
Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 3
  • Sáng: Nước ép trái cây mix táo xanh và cần tây, phở gạo lứt ức gà.
  • Ăn nhẹ: Các loại hạt.
  • Trưa: Kimbap gạo lứt cuộn tôm trứng và rau chân vịt, sữa đậu nành.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Salad tôm, các loại hạt.

3.5 Thực đơn ngày 5

Bánh Biscottti
Bánh biscotti ăn kiêng giảm cân
  • Sáng: Bánh mì sandwich bơ trứng, nước ép đào mix táo, thơm.
  • Ăn nhẹ: Bánh Biscotti.
  • Trưa: Cơm gạo lứt trộn nấu cùng đậu gà, đậu lăng, ức gà sốt cà chua bơ tỏi.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Bơ guacamole ăn cùng snack khoai tây.

3.6 Thực đơn ngày 6

  • Sáng: Sinh tố chuối, dâu mix sữa hạnh nhân.
  • Ăn nhẹ: Bánh Biscotti.
  • Trưa: Miến trộn bò ớt chuông, rau chân vịt, cà rốt.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Ức gà nướng chanh tỏi ăn kèm salad.

>> Bạn có thể tham khảo: Top 25 các loại nước ép tốt cho sức khỏe và tăng đề kháng

3.7 Thực đơn ngày 7

thực đơn ngày 7
Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 7
  • Sáng: Bánh crepe bơ, sữa chua không đường, việt quốc, chuối.
  • Ăn nhẹ: Các loại hạt.
  • Trưa: Cơm poke gạo lứt mix cá ngừ sashimi, bơ, đậu Hà lan, bắp, cà rốt, xà lách.
  • Ăn nhẹ: Sữa đậu nành.
  • Tối: Salad tôm bơ.

3.8 Thực đơn ngày 8

chế độ ăn eat clean giảm cân

  • Sáng: Sữa chua việt quốc, dâu tây, granola.
  • Ăn nhẹ: Đậu nành Nhật luộc.
  • Trưa: Kimbap lườn vịt áp chảo, xà lách, cà rốt.
  • Ăn nhẹ: Trái cây, sữa đậu đỏ.
  • Tối: Salad rau với nước sốt mè rang.

3.9 Thực đơn ngày 9

  • Sáng: Bánh mì nguyên cám, bơ đậu phộng, dâu tây, kiwi.
  • Ăn nhẹ: Sữa óc chó.
  • Trưa: Nui nguyên cám xào bò ăn kèm ớt chuông luộc.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Salad bưởi ức gà áp chảo.

>> Bạn có thể tham khảo: 1 quả bưởi bao nhiêu calo? Ăn bưởi có mập và nóng không?

3.10 Thực đơn ngày 10

Cá hồi áp
Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 10
  • Sáng: Hạt quinoa trộn yến mạch, sữa đậu nành.
  • Ăn nhẹ: Kẹo Nougat.
  • Trưa: Cơm gạo lứt, cá hồi áp chảo cùng măng tây.
  • Ăn nhẹ: Các loại hạt.
  • Tối: Salad cá ngừ sốt mè rang.

3.11 Thực đơn ngày 11

  • Sáng: Bánh Pancake ăn kèm mật ong, chuối, quả mọng.
  • Ăn nhẹ: Nước ép cam mix cà rốt.
  • Trưa: Salad thịt heo, cần tây và cà chua, cơm gạo lứt.
  • Ăn nhẹ: Trái cây.
  • Tối: Súp bơ gà.

3.12 Thực đơn ngày 12

  • Sáng: 1 củ khoai lang luộc, 1 quả trứng luộc.
  • Ăn nhẹ: Sữa dâu.
  • Trưa: Cơm gạo lứt cuộn rong biển, dưa leo, cà rốt.
  • Ăn nhẹ: Salad trái cây.
  • Tối: Cá hồi áp chảo, rau củ hấp.

3.13 Thực đơn ngày 13

thực đơn ngày 13

  • Sáng: Bánh mì đen, trứng ốp la, salad.
  • Ăn nhẹ: Trái cây ít đường như táo, cam, quýt.
  • Trưa: 200gr thịt luộc cuốn rau sống.
  • Ăn nhẹ: Kẹo Nougat.
  • Tối: Cơm gạo lứt, cá nướng, rau xanh.

4.14 Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 14

  • Sáng: Bơ trứng đút lò, sữa tươi không đường.
  • Ăn nhẹ: Bánh Biscotti.
  • Trưa: Cơm gạo lứt, bò xào cần tây, nước ép táo mix cải xanh.
  • Ăn nhẹ: Các loại hạt.
  • Tối: Ức gà nấu chậm Địa Trung Hải, sữa đậu nành.

3.15 Thực đơn ngày 15

chế độ ăn eat clean giảm cân
Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân ngày 15
  • Sáng: Bơ trứng đút lò, sinh tố chuối, bơ, rau chân vịt mix sữa hạnh nhân.
  • Ăn nhẹ: Nước ép cam mix dứa.
  • Trưa: Mỳ ý nguyên cám ăn kèm ức gà sốt nấm.
  • Ăn nhẹ: Nước ép dâu tây mix dưa lưới và lê.
  • Tối: Salad tôm, bơ và sữa óc chó.

>> Bạn có thể tham khảo: Nước ép mận có tác dụng gì? Uống nước mận có nóng không?

3.16 Thực đơn theo chế độ ăn eat clean giảm cân nửa tháng còn lại

Đối với nửa tháng còn lại, chị em có thể tận dụng buổi sáng cũng như bữa phụ của thực đơn đầu nửa tháng. Chị em có thể tham khảo các bữa chính dưới đây để bớt nhàm chán:

  • Ngày 16: Món chính gồm lườn ngỗng áp chảo sốt chanh ăn kèm salad, cơm gạo lứt.
  • Ngày 17: Món chính gồm ốc hương hấp gừng sả, miến xào rau củ.
  • Ngày 18: Món chính gồm ức gà áp chảo xé nhỏ,ngô, súp lơ luộc.
  • Ngày 19: Món chính gồm trứng xào, ớt chuông, khoai lang, ngô luộc.
  • Ngày 20: Cơm gạo lứt, salad bơ thịt xông khói, nấm bào ngư xào đậu hũ.
  • Ngày 21: Khoai lang luộc, thịt bò xào, salad sốt bơ đậu phộng.
  • Ngày 22: Ăn thoải mái.
  • Ngày 23: Phở lứt, ức gà áp chảo, salad.
  • Ngày 24: Miến khoai lang, bò hầm rau củ.
  • Ngày 25: Cơm gạo lứt, cá hồi hấp cùng măng tây, ớt chuông.
  • Ngày 26: Khoai lang luộc, trứng luộc, thịt lợn áp chảo dầu oliu, salad rau các loại.
  • Ngày 27: Phở gạo lứt trộn, súp lơ luộc, ức gà luộc xé nhỏ.
  • Ngày 28: Cơm gạo lứt, cá Saba hấp sốt muối ớt chanh, salad bắp cải cà rốt sốt mè rang.
  • Ngày 29: Cơm gạo lứt, rau cải luộc, nấm xào thịt lợn nạc (dầu oliu), trứng luộc.
  • Ngày 30: Ăn tùy thích nhưng đảm bảo không nạp quá 1700 calo.

thực đơn theo chế độ giamr cân 30 ngày

4. Thực đơn theo chế độ ăn eat clean 7 ngày giảm cân

Đối với chế độ ăn eat clean trong 7 ngày để giảm cân, bạn cần ghi nhớ là kiểm soát lượng calo rơi vào tầm 1200-1300 calo nạp vào cho một ngày. Để đánh lừa não bộ mau no, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây trước khi ăn đạm, rồi đến tinh bột. Lưu ý là hãy ăn ít tinh bột thôi nhé, nhất là bữa tối.

chế độ ăn eat clean 7 ngày giảm cân
Chế độ ăn eat clean 7 ngày giảm cân

[inline_article id=300931]

5. Mẹo chuẩn bị thực đơn eat clean cho người bận rộn

Đối với những ai quá bận rộn để chuẩn bị bữa ăn theo chế độ eat clean giảm cân, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây:

  • Nấu bữa trưa và bữa tối một lần.
  • Tận dụng những thực phẩm nấu bữa sáng để nấu bữa trưa, tối. Ví dụ chị em có thể lấy ức gà nấu salad ức gà cho buổi sáng, ức gà áp chảo cho bữa trưa và ức gà luộc cho bữa tối. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian đi chợ.
  • Ưu tiên các món dễ chế biến như luộc, hấp, salad. Gom các thực phẩm cần luộc cho vào luộc một lần.
  • Áp dụng chế độ ăn eat clean giảm cân theo phương pháp Meal Prep. Theo Meal Prep, bạn sẽ cần chuẩn bị khoảng 1-2 món ăn chính. Trong đó cần đi kèm theo 2-3 món rau củ xanh sau đó chế biến thật đơn giản, chia nhỏ vào trong các hộp đựng, bảo quản ngăn mát tủ lạnh và dùng dần cho cả tuần. Đến giờ ăn, bạn chỉ cần đem ra và cho vào lò vi sóng làm nóng lại thức ăn mà thôi.

chế độ ăn eat clean giảm cân

6. Lợi ích của chế độ ăn eat clean giảm cân

Eat clean sẽ nuôi dưỡng cơ thể bằng các loại thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng. Thực phẩm “sạch” cung cấp cho cơ thể bạn lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, protein chất lượng cao và chất béo lành mạnh, giúp cải thiện sức khỏe tim và não, hỗ trợ quản lý cân nặng, xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh hơn và tăng mức năng lượng, cùng nhiều lợi ích khác.

Với những thông về chế độ ăn eat clean ở trên, chị em đã sẵn sàng cho hành trình giảm cân lành mạnh của mình chưa nào! Hãy cho MarryBaby biết kết quả ở phần trao đổi cộng đồng nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

11 nguyên nhân quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới

Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín ở nữ và nam giới là tình trạng gì? Tại sao sau khi hai vợ chồng quan hệ lại bị ngứa? MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc cho chị em và các anh ngay nội dung dưới đây.

11 nguyên nhân quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín ở nữ giới

1. Quan hệ xong bị ngứa do dị ứng với tinh dịch

Quan hệ xong ở vùng kín chị em nữ giới bị ngứa có thể là do dị ứng với tinh dịch.

Mặc dù tình trạng này hiếm gặp, phản ứng gây dị ứng xảy ra khi cơ thể người nữ mẫn cảm với protein có trong tinh dịch. Các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện ngay trong lần đầu tiên quan hệ tình dục. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở những lần tiếp theo.

Các triệu chứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào từng tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, bao gồm âm đạo, da và miệng. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy
  • Đỏ
  • Sưng tấy
  • Đau nhức
  • Nóng rát

Việc dùng bao cao su khi quan hệ sẽ giúp chị em biết được mình có bị dị ứng tinh dịch hay không. Nếu thật sự do dị ứng tinh dịch, thì chị em sẽ không gặp phải các biểu hiện trên khi quan hệ tình dục; vì có sử dụng bao cao su.

Quan hệ xong bị ngứa do dị ứng với tinh dịch
Quan hệ xong bị ngứa do dị ứng với tinh dịch

2. Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới do “khô hạn”

Khô âm đạo cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ngứa rát sau khi quan hệ. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do cơ thể không tiết hoặc tiết không đủ chất dịch bôi trơn âm đạo. Bên cạnh đó, các bệnh lý da liễu và thói quen sử dụng nước hoa, xà phòng cho vùng kín cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng “khô hạn” này.

Ngoài ra, khô âm đạo còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc các bệnh lý như tiểu đường hoặc hội chứng Sjogren gây ra.

3. Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do dị ứng Latex

Dị ứng latex (mủ cao su) là hiện tượng cơ thể phản ứng lại với thành phần protein có trong mủ cao su. Nếu bị dị ứng với mủ cao su; chị em sẽ gặp phải các triệu chứng dị ứng ngay sau khi tiếp xúc với các vật dụng có chứa chất này, bao gồm cả bao cao su.

Tùy vào mức độ nhạy cảm của vùng kín, thời gian và cách thức tiếp xúc mà các triệu chứng dị ứng sẽ biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ, dị ứng mủ cao su có thể gây ra các vấn đề như:

  • Bị ngứa sau khi quan hệ.
  • Đỏ.
  • Phát ban hoặc nổi mề đay.
Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do dị ứng Latex
Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do dị ứng Latex

Trường hợp quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới nghiêm trọng, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra hơn, cụ thể như:

  • Sổ mũi.
  • Hắt hơi.
  • Đau rát họng.
  • Chảy nước mắt.
  • Ho, khò khè.
  • Khó thở.

Đặc biệt, ở những người quá mẫn cảm với mủ cao su, phản ứng dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Người bị sốc phản vệ thường có các triệu chứng như khó thở, nổi mề đay, nôn ói, chóng mặt, mất ý thức…

Do đó, nếu có tiền sử dị ứng với mủ cao su, chị em nên khuyên chồng sử dụng các loại bao cao su không chứa latex như bao cao su polyurethane hoặc bao cao su làm từ da cừu.

4. Quan hệ xong bị rát và ngứa có thể do vùng kín nữ giới mất cân bằng PH

Mất cân bằng PH trong âm đạo có thể khiến vùng kín nữ giới bị ngứa sau khi quan hệ.

Độ PH là chỉ số dùng để xác định một loại dung dịch có tính axit hoặc kiềm, được đo trên thang đo từ 0 đến 14. Môi trường của âm đạo được xem là cân bằng nếu có độ PH dao động từ 3,8 đến 4,5. Với độ pH ổn định, âm đạo sẽ được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn và nấm men có hại. Do đó, khi độ PH tăng cao, nguy cơ bị nhiễm trùng và ngứa ngáy âm đạo cũng sẽ tăng lên.

Dấu hiệu nhận biết âm đạo chị em đang bị mất cân bằng PH thường gặp là:

  • Tiết dịch bất thường
  • Có mùi hôi khó chịu
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Độ PH của âm đạo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (do tinh dịch có tính kiềm làm giảm độ axit trong âm đạo)
  • Thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng kháng sinh làm lợi khuẩn giúp duy trì độ PH bị tiêu diệt
  • Mất cân bằng PH do chu kỳ kinh nguyệt

5. Quan hệ xong bị ngứa do vùng kín nữ giới bị nhiễm trùng

Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới có liên quan đến bệnh không? Rất có thể do nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, nấm men và các hại khuẩn gây ra.

Tùy vào tác nhân gây nhiễm trùng mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp ở chị em phụ nữ thường có các biểu hiện sau:

  • Ngứa rát âm đạo, đặc biệt là sau khi quan hệ.
  • Thay đổi màu sắc và số lượng dịch tiết âm đạo.
  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Đau khi giao hợp.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Sốt.

6. Quan hệ xong bị ngứa rát ở vùng kín nữ giới do mắc bệnh lây qua đường tình dục

Quan hệ xong bị ngứa rát ở vùng kín nữ giới do mắc bệnh lây qua đường tình dục
Quan hệ xong bị ngứa rát ở vùng kín nữ giới do mắc bệnh lây qua đường tình dục

Quan hệ xong bị đau rát và ngứa vùng kín ở cả nữ giới và nam giới, rất đáng lo khi có thể do các bệnh lây qua đường tình dục.

Học việc y khoa – Family Doctor cho biết một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra tình trạng quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới và nam giới, bao gồm:

  • Trichomonas: là căn bệnh do nhiễm Trichomonas vagis – một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra. Hầu hết những người bị nhiễm Trichomonas đều không có biểu hiện cụ thể nào. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, bệnh có thể gây cảm giác ngứa sau khi quan hệ; nóng rát khi đi tiểu hoặc âm đạo tiết dịch có mùi.
  • Chlamydia: là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh diễn ra âm thầm, và dường như không có triệu chứng. Bằng cách quan sát các dấu hiệu, bạn có thể nhận biết tình trạng này khi quan hệ tình dục. Như, bị ngứa; rát khi đi tiểu; tiết dịch bất thường là những biểu hiện cho thấy bạn có khả năng bị nhiễm chlamydia.
  • Bệnh lậu: là cụm từ phổ biến của tình trạng quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới. Vì bệnh này khiến vùng kín chị em tăng tiết dịch, thậm chí là chảy máu vùng kín. Vì những dấu hiệu sẽ đến âm thầm, nên chị em hãy dành sự quan tâm đến sức khỏe đời sống tình dục của mình nhé.
  • Herpes sinh dục: là bệnh do các loại virus herpes simplex (HSV) loại 1 và loại 2 gây ra. Bệnh có thể được nhận biết thông qua các nốt mụn nước nhỏ, gây ngứa và đau trên bề mặt hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. Ngoài ra, đôi khi herpes sinh dục có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như sốt, nhức mỏi cơ thể, sưng hạch bạch huyết.

7. Không vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ nên bị ngứa

Nấm, virus và vi khuẩn dễ xâm nhập vào âm đạo khi có hoạt động tình dục; và giải thích vì sao quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới. Do đó nên trước và sau khi quan hệ tình dục nếu chị em không rửa vùng kín thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập khá cao và vùng kín có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

8. Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới do thụt rửa sâu

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tình dục phụ nữ Marie Stopes, cho biết 1 trong 5 cách nên làm sau khi quan hệ chính là vệ sinh vùng kín bằng nước ấm. Âm đạo có đủ khả năng tự làm sạch nhờ các lợi khuẩn. Và nếu dùng xà phòng, vùng kín chị em có thể bị khô và rát sau đó.

9. Sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín sau quan hệ

Tương tự như việc thụt rửa sâu, chị em dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín liên tục, làm cho âm đạo sạch đến mức khô rát và làm mất cân bằng độ PH và môi trường sống tự nhiên của lợi khuẩn. Đây cũng là lý phổ biến vì sao quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới.

10. Quan hệ thô bạo nhiều lần xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới

Quan hệ thô bạo nhiều lần sẽ làm tăng ma sát khiến vùng kín bị trầy xước. Và đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong bộ phận sinh dục gây ngứa vùng kín.

>>> Chị em cùng hỏi: Quan hệ nhiều lần có bị rộng cô bé không?

11. Mặc những bộ “Nội y gợi cảm”

Mặc những bộ “Nội y gợi cảm”
Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới do nội y có chất lượng vải không tốt

Là phụ nữ, ai chẳng muốn mình trở nên quyến rũ trong bộ “nội y gợi cảm”. Mặc dù không phải ai cũng nhìn thấy. 

Nhưng chị em có biết, phần lớn trang phục “nội y gợi cảm” được sử dụng từ chất liệu như nylon hoặc polyester; đây là chất liệu không có khả năng thông thoáng và thấm hút kém. Trong khi đó, âm đạo luôn ấm và ẩm, và rất cần sự thoáng khí. Nếu chị em thường xuyên để vùng kín bị ngộp thở như thế, thì có thể dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín ở nữ giới sau khi quan hệ.

Chồng bị ngứa vùng kín sau khi quan hệ là do đâu?

Không chỉ ở nữ giới, quan hệ xong bị ngứa cũng có thể xuất hiện ở cánh mày râu bởi các nguyên nhân tương tự. 

Thông thường, quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nam giới xảy ra do khô dương vật, thiếu chất bôi trơn hoặc tổn thương dương vật trong quá trình quan hệ tình dục. Để giảm triệu chứng ngứa các anh chồng nên ngừng quan hệ một vài ngày.

Nam giới bị ngứa vùng kín sau khi quan hệ cũng có một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Cậu nhỏ do dị ứng mủ cao su: Do sử dụng loại bao cao su latex được làm từ mủ cao su
  • Dương vật bị nhiễm trùng nấm: Tình trạng này gây ngứa ngáy, phát ban và hình thành chất nhầy màu trắng bao phủ bao quy đầu và các nếp gấp của da.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm balan: Viêm balan là tình trạng viêm ở các mô đầu dương vật. Bệnh có thể gây phát ban, sưng đau và tiết dịch có mùi hôi ở dương vật. Tình trạng này thường phổ biến ở nam giới chưa thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu.

>>> Chị em có biết: Cách quan hệ lâu ra cho vợ chồng kéo dài cuộc yêu

Vợ chồng bị ngứa sau khi quan hệ – khi nào cần đi khám?

Tại sao sau khi quan hệ cả hai vợ chồng lại bị ngứa? Như các nguyên nhân đã kể trên; và nếu tình trạng vẫn kéo dài; và quan trọng là khi không biết lý do tại sao sau khi quan hệ lại bị ngứa, và càng không thấy biểu hiện cụ thể. Lúc đó, hai vợ chồng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám trực tiếp để đảm bảo an toàn.

Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới khiến chị em lo lắng, và đôi khi không dám thổ lộ với chồng. Nguy hiểm hơn, chị em có thể âm thầm lây lan cơn ngứa cho chồng, hoặc các bệnh trạng tiềm ẩn nào khác. Hơn lúc nào hết, ngay cả không ngứa, chị em vẫn nên chủ động thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 10 cách khắc phục tự nhiên tại nhà

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là gì? Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Tất cả đều là những thắc mắc chung và mối lo lắng của chị em khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Trong bài viết, bạn sẽ hiểu như thế nào là kinh nguyệt không đều; và có thông tin về những phương pháp hoàn toàn tự nhiên để điều hòa lại kinh nguyệt của mình.

1. Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo chu kỳ mỗi tháng. Nó biểu hiện bằng thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ngắn hoặc dài hơn hoặc có sự khác thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.

Như chị em cũng biết, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Và khoảng thời gian trung bình này thường là 28 ngày, có chị em ngắn hoặc dài hơn 3 – 5 ngày.

[key-takeaways title=””]

Nói một cách ngắn gọn, một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu nó diễn ra đều đặn sau mỗi 24 – 38 ngày. Tuy vậy, bạn không chỉ dựa vào ngày để xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường hay không; bạn cần theo dõi các dấu hiệu liên quan đến màu sắc máu kinh; tần suất ra kinh; thời gian hành kinh và mùi của khí hư nữa.

[/key-takeaways]

Sau đây, chị em sẽ biết phải làm sao nếu kinh nguyệt không đều; hoàn toàn tự nhiên và không có sự can thiệp của thuốc.

2. Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

2.1 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập Yoga

Tập yoga là cách điều trị kinh nguyệt không đều vô cùng hiệu quả, và một nghiên cứu của NCBI năm 2013 đã chứng minh điều này. Cụ thể trong nghiên cứu có 126 người tham gia, họ thực hiện các bài tập yoga từ 35 – 40 phút với tần suất 5 ngày/tuần. Kết quả sau 6 tháng cho thấy họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng. 

2.2 Duy trì cân nặng phù hợp để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn hãy duy trì, kiểm soát cân nặng

Tạp chí sức khỏe tim mạch BSC có thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa những thừa cân và tình trạng kinh nguyệt không đều. Kết quả là 32% phụ nữ thừa cân và có mỡ bụng thường gặp chu kỳ kinh nguyệt không đều nhiều hơn so với nhóm còn lại.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Câu trả lời là chị em nên ưu tiên kiểm soát cân nặng của mình hợp lý hơn. Mặc dù chưa làm được; nhưng chị em nên cố gắng thực hiện. Tương đối đơn giản như kiểm soát bữa ăn, tập thể dục tại nhà, ngủ đủ giấc. Và nếu tạo được thói quen này, mức độ stress cũng sẽ giảm dần, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều lợi ích đến với cơ thể chị em.

2.3 Tập thể dục là cách để kinh nguyệt đều đặn hơn

Tập thể dục không chỉ giúp chị em duy trì cân nặng mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ NCBI, năm 2020, cho thấy tập thể dục là cách điều trị hiệu quả kinh nguyệt không đều và hội chứng buồng trứng đa nang, cải thiện nồng độ insulin trong máu. Từ đây sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được đều đặn hơn.

Xây dựng thói quen tập thể dục là cách giúp chị em có lối sống lành mạnh và linh hoạt hơn.

2.4 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Thắc mắc kinh nguyệt không đều phải làm sao? Thì nhiều chị em chọn sử dụng gừng như một cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Song bằng chứng khoa học đã cho thấy gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như giảm lượng máu chảy, hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn đau.

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của trà gừng đối với kinh nguyệt của Thư viện y học trực tuyến Wiley tại Hoa Kỳ, thực hiện dựa trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh là thật sự hiệu quả.

Việc uống 750 – 2.000 mg bột gừng pha với nước ấm trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

2.5 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế

Thông tin từ tổ chức AJOG năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

>>> Không nên bỏ qua: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

2.6 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung vitamin cho cơ thể

Bổ sung vitamin B và D
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung Vitamin D, B

Hai nhóm Vitamin chính là Vitamin D và Vitamin B.

Vitamin D mang đến cho chị em nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng lo âu. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Chị em có thể ăn một số thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung cho cơ thể như sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt,.. Hoặc tự nhiên hơn là từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của phụ nữ. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…

2.7 Kinh nguyệt không đều phải uống gì và làm sao? Chị em nên dùng thử giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt. Giấm táo còn giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Kết quả nghiên cứu của tạp chí y khóa Tohoku J-Stage được công bố vào năm 2013 cho thấy thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong. Nếu bạn đang hoặc có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên dùng.

>>> Bạn đã biết: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì tốt nhất?

2.8 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.

>>> Chị em nên đọc thêm: Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Nước dừa có làm kinh nguyệt ra nhanh hơn không?

2.9 Giảm căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone Cortisol. Theo tiến sĩ Kolikonda đã nhận định trên kênh thông tin sức khỏe Cleveland Clinic: “Mức độ chịu đựng mức độ stress sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cortisol có thể khiến bạn bị chậm kinh nguyệt hoặc là không có kinh nguyệt trong thời gian dài, nếu bạn bị stress liên tục.”

Bác sĩ khuyên rằng, để cải thiện nồng độ Cortisol, cũng như hạn chế tối đa tình trạng stress, các bạn nên thường xuyên tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng tốt, cười nhiều hơn và tập thiền.

2.10 Thiền

thiền
Không biết phải làm sao khi kinh nguyệt không đều? Tập thói quen thiền bạn nhé!

Tương tự với Yoga, thiền là việc chị em dành thời gian để chiêm nghiệm và suy nghĩ về bản thân. Thiền không tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng là cách hiệu quả để giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy là một cách gián tiếp, nhưng vô cùng hiệu quả.

[key-takeaways title=”Các bước giúp bạn tập thiền”]

  • Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi.
  • Ngồi thẳng, hai tay thả lỏng và đặt tay lên đầu gối.
  • Hít vào và thở ra sâu.
  • Tập trung vào âm thanh của hơi thở.
  • Lắng nghe những âm thanh xung quanh.
  • Thừa nhận những suy nghĩ khi chúng diễn ra trong tâm trí nhưng sau đó để chúng đi

Lúc đầu, bạn hãy thử thiền chỉ trong vài phút và tăng thời gian lên một phút mỗi ngày.

[/key-takeaways]

2.11 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cân nhắc sử dụng nghệ

Nghệ là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho một loạt các tình trạng sức khỏe; bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, khả năng điều hòa kinh nguyệt của nó vẫn chưa được các nghiên cứu chứng minh.

Lợi ích chính của nghệ mà các nhà khoa học đã tìm ra là khả năng giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng curcumin; một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong nghệ, có tác dụng chống viêm. Theo đó, nó có khả năng xoa dịu các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt.

3. Kinh nguyệt không đều, khi nào cần gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao mới gặp bác sĩ? Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt ra bất thường như chậm kinh 3 tháng; đột ngột mất kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần… Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để cung cấp cho bạn một số loại thuốc; hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng thông tin trên đã giúp chị em trả lời được phần nào thắc mắc “kinh nguyệt không đều phải làm sao” trong suy nghĩ của mình nữa. Nhớ thêm điều này, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài chị em rất cần thiết đến gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.