Thế nhưng, dù ngon là vậy. Ăn măng cụt có khiến chị em bị nóng không? Ăn măng cụt có gây béo không? Hay ăn măng cụt có kỵ gì không là những câu hỏi chị em cần cân nhắc; trước khi ăn loại quả này để có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp.
1. Ăn măng cụt có nóng không?
Câu trả lời là không. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, măng cụt được cho là có đặc tính giải nhiệt tốt nhất so với bất kỳ loại cây nào. Nó được cho là có tác dụng hạ nhiệt khi cơ thể quá nóng.
Chẳng những không có nóng, ăn măng cụt còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe; măng cụt được so sánh như một phương pháp hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn liên quan đến nhiệt như viêm họng; đau mắt và huyết áp cao. Các đặc tính bổ dưỡng của măng cụt cũng có lợi cho những người bị bệnh hoặc suy dinh dưỡng.
Bên cạnh vấn đề “Ăn măng cụt có nóng không?”, “Ăn măng cụt có khiến chị em béo lên không” cũng được nhận được nhiều sự quan tâm.
2. Ăn măng cụt có béo và tăng cân không?
Câu trả lời là không. Trong 100g măng cụt chỉ chứa 63 calo và không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Vì vậy, chị em có thể an tâm ăn măng cụt mà không có cần quá lo lắng về cân nặng và độ nóng. Thêm vào đó, măng cụt còn giàu chất xơ (100g cung cấp khoảng 13% RDA), giúp hỗ trợ quá trình giảm cân.
Ngoài ra, một số nghiên cứu bổ sung đưa ra giả thuyết rằng tác dụng chống viêm của quả măng cụt đóng một vai trò trong việc thúc đẩy chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tăng cân.
Mặc dù ăn măng cụt có thể không gây nóng cũng như tăng cân nhưng chị em cũng đừng vì vậy mà ăn quá mức. Vì trong quả măng cụt có nhiều chất chua. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng hàm lượng axit trong cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm axit sau khi tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, hàm lượng cellulose trong măng cụt tương đối cao; chúng sẽ hút nước trong đường ruột. Ăn nhiều sẽ gây táo bón.
Ngoài ra, có một số kiêng kỵ khi ăn măng cụt với một số thực phẩm khác. Sau khi biết “ăn măng cụt có nóng không”; hãy cùng khám phá những thực phẩm kiêng kỵ với măng cụt là gì ở phần tiếp theo.
3. Măng cụt kiêng kỵ ăn với những thực phẩm gì?
- Kỵ các thực phẩm có tính hàn: Măng cụt và dưa hấu, mãng cầu xiêm, bắp cải, lê,… là các loại thực phẩm không thể không ăn cùng nhau. Vì măng cụt là một loại trái cây có tính hàn; và dưa hấu, mãng cầu xiêm,… cũng vậy. Khi ăn cùng nhau, chúng sẽ gây hại cho lá lách và dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng bất lợi như khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.
- Kỵ bia, sữa đậu nành: Sau khi ăn măng cụt, bia và sữa đậu nành cùng nhau, người ăn sẽ bị buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng bất lợi khác. Điều này là do một số chất dinh dưỡng trong măng cụt không tương thích với một số chất trong sữa đậu nành và bia. Nếu chúng được tiêu hóa cùng 1 lúc sẽ gây ra nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa.
- Kỵ đường cát: Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ gây đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, gián đoạn giấc ngủ, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng, chóng mặt,…
>> Ăn măng cụt với sầu riêng có nóng không: Xem ngay ăn sầu riêng kỵ gì?
4. Quả măng cụt có tác dụng gì với sức khỏe của bạn?
Măng cụt khiến nhiều người yêu thích vì vừa ngon; vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng; chất xơ và chất chống oxy hóa. Cùng điểm qua lợi ích sau khi biết ăn măng cụt có nóng không nhé.
4.1 Tăng cường hoạt động của não
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất măng cụt giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần, giảm viêm não và cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
Ngoài ra, măng cụt còn chứa nhiều flavonoid (chất chống oxy hóa mạnh) và folate (vitamin B9). Hai chất này hỗ trợ truyền tín hiệu thông suốt qua các dây thần kinh dẫn đến não.
Măng cụt còn ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng trong tế bào não và cũng giúp cải thiện trí nhớ. Do đó, nó rất hữu ích trong việc tăng cường khả năng nhận thức trong các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
4.2 Làm chậm quá trình lão hóa
Chưa cần quan tâm ăn măng cụt có nóng hay không; chị em hãy quan tâm đến công dụng làm chậm quá trình lão hóa thần thánh của măng cụt trước nhé.
Măng cụt chứa một số chất dinh dưỡng có khả năng chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và folate . Thêm vào đó, nó cung cấp xanthones – một loại hợp chất thực vật độc đáo được biết đến là có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Cũng nhờ vậy mà quá trình “già đi” của chị em cũng chậm hơn.
4.3 Nuôi dưỡng các mô da
Măng cụt ăn không có nóng; và chứa một lượng dồi dào vitamin C, vitamin B, cũng như chất chống oxy hóa xanthone, flavonoid và catechin. Nhờ vậy, măng cụt là một liều thuốc tuyệt vời cho việc trẻ hóa kết cấu da.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và ngăn chặn chúng làm oxy hóa các tế bào da khỏe mạnh và vitamin B. Đặc biệt là folate, tăng cường lưu thông máu để tạo ra một lớp mô da mới.
Xanthones và flavonoid giúp giảm viêm và chữa lành mụn, sẹo, bảo vệ da khỏi tia UV có hại của mặt trời. Trong khi catechin mang lại lợi ích chống lão hóa tuyệt vời bằng cách giảm thiểu nếp nhăn, chảy xệ, nếp nhăn cho làn da trẻ trung, tươi sáng.
4.4 Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Cả nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đều cho thấy các hợp chất xanthone trong măng cụt có thể giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Một nghiên cứu khác ở phụ nữ béo phì cho thấy những người nhận được 400mg chiết xuất măng cụt bổ sung mỗi ngày đã giảm đáng kể tình trạng kháng insulin – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Măng cụt cũng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào; giúp ổn định lượng đường trong máu; và cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
4.5 Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư
Các nghiên cứu dân số cho thấy rằng chế độ ăn nhiều rau và trái cây như măng cụt có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Măng cụt chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ thực vật; có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư tuyệt vời.
Các hợp chất bao gồm polyphenol, xanthones, tannin, procyanidins, anthocyanins có vai trò to lớn trong việc tiêu diệt các tế bào khối u và ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư trong cơ thể.
>> Xem thêm: Uống nước dừa buổi tối và ban đêm có tốt không?
5. Cách ăn măng cụt không bị nóng và nổi mụn
Dù bạn biết ăn măng cụt không có nóng; nhưng vẫn cần cân nhắc những điều sau để đảm bảo sức khỏe khi ăn măng cụt:
- Ăn măng cụt tươi và ăn vào đúng mùa vụ.
- Không nên ăn quá nhiều măng cụt, bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 1-2 quả.
- Thời gian ăn măng cụt tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút, không nên ăn vào lúc bụng đang đói.
- Có thể kết hợp măng cụt với một số loại rau củ và trái cây có tính mát để cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Măng cụt có năng lượng âm cực kỳ mạnh mẽ. Hiển nhiên, măng cụt được tôn lên làm Nữ hoàng. Thế nhưng, bạn chỉ nên ăn măng cụt ở số lượng vừa phải. Nếu không sẽ bị mắc một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa.
>> Tương tự với măng cụt: Ăn dứa có nóng không và có tác dụng gì?
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có câu trả lời “ăn măng cụt có nóng không”; và biết cách ăn măng cụt để đảm bảo sức khỏe.