Cũng là một người làm bếp, MarryBaby chia sẻ cho chị em cách làm hết cay ớt ở tay, mắt và miệng ngay lập tức với những nguyên liệu có sẵn trong bếp. Từ nay chị em không còn sợ cảm giác bị ớt đeo bám trên da nữa.
1. Vì sao dính ớt tay lại bị nóng và cay?
Bỏng ớt là hiện tượng thường gặp khi da tiếp xúc vào ớt quá nhiều. Hiện tượng này còn được gọi là Hunan hand syndrome – Chili burn (tiếng Việt là bỏng ớt).
Theo những nghiên cứu, trong ớt có chứa chất capsaicin – là chất gây bỏng ớt và cũng làm tăng hương vị cay nồng cho món ăn. Chính chất này có khả năng gây nóng rát mạnh nên được chọn làm thành phần của bình xịt hơi cay.
Có một sự thật thú vị rằng, hợp chất capsaicin có trong ớt không có khả năng làm cay và nóng trực tiếp trên da. Nhưng, chất này âm thầm kích hoạt các thụ thể trong vòm miệng, và não bộ đã tưởng rằng miệng chúng ta đang bị cay, nên não lập tức phát tín hiệu cho cơ thể là tạm dừng ăn các món nóng và cay này lại.
Có thể thấy, nhiều người ăn ớt trong một thời gian dài, lúc này họ đã ít cảm thấy cay hơn.. Ngược lại, đối với những người không có thói quen ăn cay, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và lập tức tìm cách “chữa cháy”. Tất cả là do thụ thể đã quen với capsaicin.
Nếu bạn đang tìm cách để hết nóng ở tay, miệng và mắt vì dính ớt thì có ngay dưới đây.
2. Cách làm hết cay và nóng ở tay vì dính ớt
2.1 Sữa hoặc sữa chua
Cách trị nóng tay khi bị dính ớt bằng sữa hoặc sữa chua. Trong sữa chứa casein, một loại protein liên kết với chất béo giúp hòa tan capsaicin. Bạn có thể thoa sữa tươi hoặc sữa chua lên vùng da dính ớt để giảm cảm giác bỏng rát do ớt mang lại.
2.2 Dầu ăn
Một trong những cách làm hết cay ớt ở tay là dùng dầu ăn hay bất kỳ loại dầu thực vật nào từ dầu đậu phộng, ô liu đến dầu dừa. Tất cả đều có tác dụng hòa tan capsaicin cũng như cải thiện tình trạng đau rát do ớt gây ra.
2.3 Chanh, giấm hoặc trái cây có vị chua
Axit axetic trung hòa độ kiềm của capsaicin. Bạn có thể dùng giấm, chanh thoa lên vùng da dính ớt. Hoặc bạn sử dụng nước ép từ bất kỳ loại trái cây nào có vị chua cũng mang lại hiệu quả tương tự.
>> Chị em nên đọc thêm: Tỏi ngâm giấm bị xanh có ăn được không?
2.4 Nước rửa chén
Cách làm hết cay ớt ở tay khác là dùng nước rửa chén. Loại nước tẩy rửa này được sản xuất để loại bỏ dầu mỡ thừa bám ở bát đĩa. Nó dễ dàng trung hòa capsaicin hơn bột giặt. Nếu không có nước rửa chén, bạn có thể dùng kem rửa tay (làm sạch dầu mỡ) dùng cho thợ cơ khí.
2.5 Rượu trắng hoặc cồn
Rượu hoặc cồn có thể hòa tan chất capsaicin hiệu quả. Vì vậy, nếu bị bỏng ớt bạn có thể thoa một ít rượu hoặc cồn lên da. Kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy.
2.6 Baking soda hoặc tinh bột ngô
Một trong những cách làm hết cay ớt ở tay hiệu quả là hòa bột baking soda (hoặc tinh bột ngô) với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bạn thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bỏng ớt, để một lúc cho khô rồi rửa sạch.
>> Đọc thêm: Công dụng làm trắng da bằng Baking soda chị em đã biết chưa?
2.7 Vaseline
Tay dính ớt làm sao hết nóng rát ngay lập tức? Dùng vaseline thoa vào chỗ bỏng ớt cũng là cách giảm tình trạng bỏng rát.
2.8 Tro bếp hoặc đường cát
Tay dính ớt làm sao hết nóng rát? Bạn có thể dùng tro bếp hoặc sử dụng đường cát xoa vào chỗ bị cay, sau đó rửa sạch lại với nước.
2.9 Gel nha đam
Tương tự như bị cháy nắng, bạn có thể bôi thử một ít gel lô hội lên vùng da bỏng ớt. Tinh chất lô hội sẽ giúp tăng lưu thông máu, làm mát và làm dịu cơn bỏng rát tạm thời trên da.
>> Đọc thêm: Cách dùng nha đam làm đẹp cho mẹ bầu sau sinh
2.10 Bã trà
Trong trường hợp cấp bách không có sữa tươi để làm dịu cơn bỏng rát tốt nhất thì bạn có thể sử dụng bã trà để làm dịu tạm thời. Bạn hãy đắp bã trà lên mắt đã nhắm và chờ đợi kết quả. Tốt hơn, bạn hãy dùng khăn giấy thấm thêm chút nước trà để đắp lên.
3. Cách làm hết cay ớt ở miệng
Cách làm hết cay ớt ở tay hoặc miệng mà chúng ta thường làm nhất chính là uống một cốc nước lọc. Sự thật là, nước lọc không có tác dụng làm giảm tình trạng cay nóng của ớt.
Thay vào đó, bạn nên áp dụng một số cách sau để làm hết cay ớt ở tay hoặc miệng:
- Uống sữa tươi, ăn sữa chua, yoghurt hoặc kem sẽ giúp giảm cay hiệu quả.
- Ăn một ít trái cây (lạnh càng tốt) hoặc một miếng chocolate cũng làm giảm đáng kể cảm giác bỏng rát do chất capsaicin gây ra.
- Súc miệng bằng giấm cũng là một cách chữa cay ớt ở miệng.
4. Cách làm hết cay ớt ở mắt
Tránh dụi mắt khi bị bỏng ớt vì sẽ làm tăng cảm giác nóng rát lên rất nhiều lần.
Đầu tiên, bạn lấy một chén nước sạch để chớp rửa mắt liên tục. Sau đó, dùng bã trà lạnh đắp lên mắt để giảm cảm giác khó chịu. Hoặc bạn cũng có thể dùng bông tẩy trang thấm một ít sữa tươi chườm quanh mắt.
Nếu cảm giác bỏng rát không dịu xuống hoặc mắt bị kích ứng nghiêm trọng, tốt nhất bạn hãy đi khám ở chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị.
5. Mẹo chữa và tránh bị ớt nóng tay khi làm bếp
Từ nay, khi làm bếp và có tiếp xúc với ớt, bạn nên cho ớt vào tủ lạnh khoảng 10 phút. Việc này sẽ làm cho ớt có phần khô lại và ít tiết ra chất dầu cay khi thái ớt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mang găng tay.
Trên đây là những cách làm hết cay ớt ở tay và cách làm hết cay ở mắt đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng MarryBaby đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích.