Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Quả dứa và những giá trị dinh dưỡng mang đến cho sức khỏe phụ nữ

Dứa (Thơm) là một loại trái cây nhiệt đới quá đỗi quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Nhờ có vị chua ngọt thanh mát mà dứa trở thành thức quà giải khát tuyệt vời của nhiều người.

Ăn dứa nhiều như vậy nhưng bạn đã biết quả dứa có tác dụng gì chưa? Con gái ăn dứa có tác dụng gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Giá trị dinh dưỡng của quả dứa

Dứa có hàm lượng calo thấp nhưng lại là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Trong 100g trái dứa chứa các chất dinh dưỡng sau:

tác dụng của quả dứa với phụ nữ

  • Natri, Magie và Folate: Khoáng chất này trong dứa rất quan trọng với sự phát triển tế bào và ADN.
  • Kali: Dứa có chứa kali là một khoáng chất tốt cho hệ tim mạch và duy trì sự ổn định chỉ số huyết áp.
  • Vitamin K: Yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu và duy trì cấu trúc khỏe mạnh của xương và răng.
  • Vitamin A: Vitamin A có vai trò quan trọng trong bảo vệ thị lực, duy trì sức khỏe làn da và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Vitamin C: Dứa chứa vitamin C có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm và làm tăng khả năng hấp thụ chất sắt.
  • Chất xơ: Chất xơ trong trái dứa giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và kiểm soát đường đường huyết.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để cô bé nhiều nước và thơm? TOP 7 cách để cô bé tăng chất nhờn

22 lợi ích khi ăn dứa mang lại cho sức khoẻ

tác dụng của nước ép dứa với phụ nữ

1. Duy trì mùi tự nhiên của âm đạo

Dứa là một nguồn giàu vitamin C, vitamin B và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này không chỉ cải thiện sức khỏe đường ruột; mà còn giúp duy trì mùi tự nhiên của âm đạo; bằng cách bảo vệ vùng kín khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng.

Con gái ăn dứa có tác dụng gì? Dứa là dược liệu nâng cao ham muốn tình dục”. Chúng chứa hàm lượng Vitamin C và thiamine cao; giúp thúc đẩy hormone hạnh phúc và tăng cường năng lượng. Cả hai tác động này đều có ích trong chốn phòng the.

2. Kiểm soát bệnh viêm khớp

Một trong những lợi ích nổi bật của quả thơm là khả năng giảm viêm các khớp và cơ; đặc biệt là hỗ trợ giảm chứng viêm khớp.

Dứa có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Enzyme này phá vỡ các protein phức tạp và có tác dụng chống viêm nghiêm trọng, nhờ đó có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn dứa có thể giúp tăng cường miễn dịch và kháng viêm: Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme như bromelain có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm.

Vitamin C dồi dào có trong dứa có liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do.

>> Cùng chủ đề ăn dứa: Ăn táo đỏ có tác dụng gì? 9 công dụng của quả táo đỏ

ăn dứa có tác dụng gì
Ăn dứa có tác dụng gì? Tác dụng của quả dứa với phụ nữ là tăng cường hệ miễn dịch của bạn

4. Dứa tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng nêu trên của quả dứa, hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể thúc đẩy chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể. 

Hơn nữa, vitamin C có trong dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương.

>> Cùng chủ đề ăn dứa: Trứng gà ngâm giấm có tác dụng gì trong việc tái tạo mô và tế bào?

5. Ăn thơm phòng ngừa ung thư

Ngoài việc chứa nhiều vitamin C có khả năng chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư, thơm còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. 

Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, thơm có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.

>> Xem thêm ngoài ăn dứa: Ăn táo đỏ có tác dụng gì?

6. Tốt cho hệ tiêu hóa

Con gái ăn dứa có tác dụng gì? Dứa rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nhờ chất xơ mà bạn hạn chế bị táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp.
tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn dứa có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Tác dụng của quả dứa với phụ nữ tốt cho răng miệng

7. Điều trị ho và cảm lạnh

Uống nước dứa có tác dụng gì cho phụ nữ? Trong dứa có vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, enzyme đặc biệt có trong thơm, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.

>> Cùng chủ đề ăn dứa: Ăn thô có tác dụng gì?

8. Tăng cường sức khỏe của xương

Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng dứa chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.

9. Phụ nữ ăn dứa giúp răng chắc khỏe

Chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa nên dứa cũng có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Dứa thường được xem như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị răng bị lung lay và giúp nướu răng chắc khỏe hơn.

>> Không chỉ ăn dứa, bạn đã biết uống chanh muối có tác dụng gì đối với sức khỏe?

10. Tăng sức khỏe của mắt và hạn chế bệnh về mắt

Dứa có thể tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Chất beta-carotene trong quả dứa có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.

11. Tốt cho não bộ

Tác dụng của nước ép dứa với phụ nữ có chứa nhiều vitamin B giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn và tăng cường khả năng đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả.

12. Ăn quả dứa có tác dụng tốt cho tuần hoàn máu

Thơm cũng cung cấp cho cơ thể nhiều đồng, một yếu tố cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Số lượng tế bào hồng cầu cao làm tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau và giúp chúng hoạt động hiệu quả nhất, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

>> Cùng chủ đề ăn dứa: Sữa chua không đường có tác dụng gì?

13. Ngăn ngừa chứng buồn nôn

Uống nước dứa có tác dụng gì cho phụ nữ? Dứa có chứa các enzyme tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn; đặc biệt là tác dụng của quả dứa với phụ nữ là giúp thai phụ giảm ốm nghén.

>> Không chỉ ăn dứa, bạn cần biết lá xoài tươi có tác dụng gì? 

sức khỏe răng miệng
Lợi ích của quả dứa là gì? Phụ nữ ăn dứa có tác dụng gì? Giúp ngăn ngừa chứng buồn nôn

14. Giảm căng thẳng

Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.

15. Giúp móng chắc khỏe

Quả dứa chứa nhiều vitamin A và B sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay yếu. Nếu cơ thể của bạn thiếu vitamin A và B, móng tay của bạn sẽ dễ bị gãy và nứt. Để giữ cho móng tay của bạn chắc và khỏe, hãy sử dụng dứa.

Liên quan đến ăn dứa có tác dụng gì: 14 cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản

16. Tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật hoặc tập thể dục vất vả

Theo nghiên cứu về Công dụng Trị liệu của Bromelain chiết xuất từ ​​dứa, ăn dứa có thể làm giảm thời gian hồi phục sau phẫu thuật hoặc tập thể dục

Nguyên nhân là nhờ trong dứa có bromelain, một chất làm giảm viêm, sưng, bầm tím và đau thường xảy ra sau khi phẫu thuật. Bromelain cũng có thể làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm.

[inline_article id=295679]

17. Làm đẹp da và chống lão hóa

Tác dụng của nước ép dứa với phụ nữ là giúp chị em phụ nữ đẹp da và chống lão hóa da. Bromelain, một loại enzyme chống viêm của dứa, có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, viêm da, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

Nước ép dứa có nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ điều trị tổn thương do ánh nắng mặt trời, mụn trứng cá, và làm da không đều màu hoặc làm săn chắc cũng như chống lão hóa da.

18. Giúp tóc bóng mượt, giảm rụng tóc

Dứa có chứa vitamin C, góp phần làm cho tóc bóng và sạch hơn. Dứa có vitamin B1 và ​​B6 giúp mọc tóc và giảm rụng tóc. Phụ nữ ăn dứa hàng ngày có thể giúp tăng cường nang tóc và tăng tốc độ phát triển của tóc.

>> Không chỉ biết lợi ích ăn dứa, bạn xem thêm quả dâu tằm có tác dụng gì đối với tóc phụ nữ?

19. Điều hòa kinh nguyệt

Enzyme đặc biệt của dứa – bromelain giúp làm bong niêm mạc tử cung. Điều này giúp tăng cường lưu lượng kinh nguyệt và giúp những phụ nữ đối mặt với kinh nguyệt không đều.

Ăn dứa thường xuyên có thể giúp bạn có kinh bình thường hoặc đôi khi ra nhiều.

>> Con gái ăn dứa có tác dụng gì? Xem ngay khi con gái đến tháng phải làm gì để bớt đau và mệt mỏi

ngày đèn đỏ
Ăn dứa có tác dụng gì? Giúp điều hòa kinh nguyệt

20. Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng trong thời kỳ mang thai

Mỗi ngày ăn 1 quả dứa có tác dụng gì? Vì các gốc tự do trong tế bào có thể gây hại cho hệ thống sinh sản; nên việc bổ sung dứa có chất chống oxy hóa thường xuyên được khuyến khích cho các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai.

Vitamin C, beta-carotene, đồng và các vitamin và khoáng chất khác có trong dứa có thể ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.

21. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Mỗi ngày ăn 1 quả dứa có tác dụng gì? Quả dứa là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, có xu hướng khiến bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra enzyme bromelain giúp chuyển hóa protein giúp giảm mỡ bụng nên ăn dứa nhiều sẽ dễ giảm cân hơn.

>> Ngoài ăn dứa, ăn bơ có tác dụng gì? Tìm hiểu ngay bạn nhé!

22. Nâng cao ham muốn tình dục

Bromelain có tác dụng kích hoạt sản xuất testosterone có thể nâng cao ham muốn tình dục của đàn ông. Hàm lượng cao vitamin C và vitamin B1 trong dứa cũng cung cấp một lượng năng lượng dồi dào cho cơ thể, do đó làm tăng sức bền khi quan hệ.

Ăn quả dứa có tác dụng gì cho phụ nữ trong chuyện tình dục? Trên thực tế, quả dứa có chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào gồm: canxi, magie, mangan, folate, chất xơ, bromelain, vitamin C, B, … Những khoáng chất này được cho là giúp cân bằng pH vùng kín đồng thời rất tốt cho hệ nội tiết tố của các chị em phụ nữ. Nó làm cô bé nhiều nước và ngọt hơn

>> Ngoài ăn dứa, bạn xem thêm quan hệ xong uống nước dừa có tác dụng gì?

[key-takeaways title=”Phụ nữ ăn dứa nhiều có tốt không?”]

Không chỉ có dứa dù là với bất kỳ thực phẩm nào, nếu bạn ăn quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tác dụng phụ. Với dứa, nếu bạn ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Dị ứng: Enzyme bromelain có trong dứa có thể gây ngứa, viêm lưỡi, viêm da mặt.
  • Răng nhạy cảm: Tính axit trong dứa sẽ làm men răng bị bào mòn dẫn đến nhạy cảm.
  • Tiêu chảy: Chất xơ trong dứa hỗ trợ tiêu hóa nhưng nếu ăn dứa quá nhiều có thể gây tiêu chảy và nôn mửa.
  • Tăng lượng đường trong máu: Đường fructose có trong dứa có thể làm tăng lượng glucose trong máu; đặc biệt nguy hiểm với người bệnh tiểu đường.

[/key-takeaways]

Cách sử dụng quả dứa trong thực đơn hàng ngày

Bên cạnh việc tìm hiểu ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ; chúng ta cũng cần tham khảo thêm một số cách sử dụng quả dứa trong thực đơn hàng ngày như:

  • Nướng dứa: Bạn có thể nướng dứa cùng với nguyên liệu làm bánh quy hoặc muffin.
  • Ăn trực tiếp: Bạn chỉ cần gọt vỏ, bỏ mắt thơm và xắt từng miếng nhỏ để ăn trực tiếp.
  • Trộn salad: Bạn có thể chế biến món salad kèm với một số loại trái cây hoặc rau củ để ăn.
  • Ép nước uống: Bạn có thể dứa hoặc kết hợp thêm một số loại trái cây khác để tạo nên một thức uống bổ dưỡng.
  • Xay sinh tố uống: Thay vì bạn ép nước, bạn có thể biến tấu xay dứa với một ít sữa đặc và đường để có món sinh tố dứa thơm ngon.
  • Sên mứt dứa: Sau khi làm sạch vỏ và mắt, bạn cắt dứa thành từng miếng vừa ăn rồi ướp với đường trong một keo thuỷ tinh. Sau đó, bạn để hỗn hợp dứa và đường vào nồi sên trên lửa nhỏ liu diu cho đến khi mứt khô lại. Và bạn đã có thể thưởng thức món mứt dứa thơm ngon cùng với một tách trà rồi.

Một số lưu ý quan trọng khi ăn dứa bạn cần biết

Sau khi có câu trả lời ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ; và sức khỏe nói chung; bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều:

  • Không ăn dứa xanh: Lúc quả dứa còn xanh chứa nhiều chất độc nguy hại đến sức khỏe.
  • Không ăn dứa khi đói: Khi đói vì các chất hữu cơ, axit và bromelin trong dứa tác động đến dạ dày sẽ làm cơ thể khó chịu, nôn nao.
  • Không ăn dứa vào buổi sáng: Tương tự như khi đói, ăn dứa vào thời điểm này sẽ khiến ruột và dạ dày bị ảnh hưởng không tốt, gây cồn cào, khó chịu.
ăn dứa có tác dụng gì
Không chỉ biết ăn dứa có tác dụng gì; bạn cần lưu ý một số điều

[key-takeaways title=”Ăn dứa nhiều có tốt không?”]

Dứa có chứa chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu dư thừa quả dứa sẽ dẫn đến các vấn đề như nôn mửa và tiêu chảy. Hãy uống nhiều nước nếu bạn bị các vấn đề như vậy đồng thời đến gặp bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện trong vài giờ hoặc nếu nó trở nên tồi tệ hơn.

[/key-takeaways]

Sau khi biết dứa có tác dụng gì; bạn còn chần chừ gì nữa mà không làm ngay cho mình một đĩa dứa ngon ngọt chấm muối; hoặc một ly sinh tố dứa nào. Nhưng bạn cũng đừng quên là dù tốt đến mấy; hãy ăn dứa điều độ thôi nhé!

[inline_article id=313903]

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.