Chỉ cần nghe đến cụm từ bệnh giòi làm tổ trên người thôi là đủ có những hình dung đáng sợ. Cũng như bất kỳ căn bệnh kỳ quái nào đó, nếu đã mắc phải học cách đối diện và phối hợp với các bác sĩ để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Ai đã từng nghe đến thì đọc thêm các thông tin để phòng ngừa.
Với các mẹ sau sinh hoặc đang có con đang tuổi lớn, hiểu biết thêm càng nhiều triệu chứng bệnh càng tốt. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bệnh nhiễm trùng giòi maggot tuy không phổ biến nhưng lại nguy hiểm, cẩn trọng phòng xa vẫn hơn.
Vì sao lại gọi bệnh nhiễm trùng giòi maggot là kỳ quái?
Bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng không phải hiếm gặp, ở cả người trưởng thành lẫn trẻ em nhưng bệnh giòi ruồi được y khoa thế giới nhận định là bệnh ghê nhất trong tất cả các chứng bệnh kỳ quái.
Bằng chứng cụ thể nhất là năm 2010, một nhóm nghiên cứu viên tại Trung tâm vệ sinh thuộc Trường Vệ sinh và Y dược nhiệt đới London (Anh) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát chứng bệnh nào con người thấy ghê nhất.
Thông qua việc cho khoảng 80.000 người khắp thế giới xem 20 bức ảnh thể hiện các chứng bệnh để khảo sát phản ứng của họ từ các mức độ ít ghê đến ghê nhất. Và bức ảnh được phổ quát đánh giá là ghê nhất chính là bức ảnh trên, miệng của một người bị nhiễm trùng ấu trùng của ruồi Sarcophagid. Quả thật là rùng mình!
Đây chính là nguyên nhân gây bệnh
Tất cả đều là vô tình, không ai cố tình để mình bị nhiễm bệnh cả. Những bệnh nguy hiểm đều hết sức tình cờ ghé qua để rồi ở lại trong cơ thể luôn.
Có thể một lúc nào đó, bạn vô tình đã nhiễm ký sinh trùng từ việc ăn uống những đồ ăn chứa ấu trùng goawj cthoong qua một vết thương hở hoặc thông qua mũi và tai. Và rồi chuyện ai đó bị cắn bởi muỗi, ruồi có chứa ấu trùng cũng xảy ra hết sức dễ dàng. Thậm chí tại các khu vực nhiệt đới, nơi nhiễm trùng có thể xảy ra, một số ruồi đẻ trứng trên quần áo được treo bên ngoài.
Cơ chế gây bệnh ra sao?
Khi cơ thể có dấu hiệu hiệu nhiễm trùng, ruồi nhặng xanh “nghe mùi” và sẽ tiếp xúc tại vùng da bị tổn thương và bắt đầu đẻ trứng. Trứn tiếp tục tồn tại ở vết thương khoảng 8h-1 ngày thì trưởng thành thành ấu trùng.
Điều đáng sợ gì sẽ xảy ra tiếp theo? Giòi ký sinh trong cơ thể vật chủ và bắt đầu ăn hết các mô. Đồng thời chúng cũng tấn công các vết thương hở trên cơ thể người bệnh, đóng vai trò như một vector truyền ấu trùng vào cơ thể người.
Tóm lại, cơ chế gây bệnh có thể hiểu đơn giản qua các cách sau:
- Ruồi xanh đưa ấu trùng kèm theo trứng muỗi vào cơ thể người khi bị muỗi cắn hoặc hút máu, ấu trùng theo đó mà xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắn.
- Tiếp đó ấu trùng ruồi khác sẽ đi sâu vào da, những ấu trùng ruồi này được gọi là giòi maggot. Nó có thể bám vào quần áo và sau đó chui sâu vào da, cũng có thể thâm nhập qua da khi người dân đi bộ chân trần trên đất.
- Một số ruồi xanh gửi ấu trùng gần vết thương hoặc gửi trứng trong mô chết.
Cách chữa bệnh giòi maggot?
Điều chắc chắn rà ấu trùng giòi maggot cần phải được phẫu thuật cắt bỏ bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Thông thường, các vết thương được làm sạch hàng ngày sau khi ấu trùng được gỡ bỏ.
Tiếp đó, vvệ sinh vết thương đúng cách là rất quan trọng khi điều trị bệnh nhiễm trùng giòi maggot và cần thực hiện bởi các y tá có chuyên môn. Bạn nên ở lại bệnh viện cho đến khi bác sĩ nói mọi chuyện đã ổn.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh
Bảo vệ làn da tránh khỏi các vết thương hở và cần cẩn thận khi đi đến các khu vực nhiệt đới. Nếu bị thương cần che làn da của bạn để hạn chế các làm ruồi, muỗi và bọ ve cắn. Sử dụng thuốc chống côn trùng và làm theo hướng dẫn bác sĩ y tế.
Nếu bắt buộc phải tới những nơi đang có cảnh bảo có bệnh nhiễm trùng giòi maggot nên bảo vệ chính mình bằng cách sử dụng màn chống muỗi. Đồng thời cẩn thận với quần áo khi đem đi phơi.
Ngoài ra phải luôn giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tiêu diệt tác nhân gây bệnh là ruồi và nhặng xanh hai cánh.
Khi cơ thể có những vết thương bị hoại tử thì cần vệ sinh vết thương thật kĩ, tránh để các tác nhân truyền bệnh có cơ hội tiếp xúc.
[inline_article id=33470]
Bệnh nhiễm trùng giòi maggot là bệnh kỳ quái và nguy hiểm. Tuy nhiên cũng như nhiều căn bệnh khác bạn hoàn có thể hoàn toàn tránh được nếu biết cách phòng tránh.