Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Cách chữa trị và phòng tránh

Viêm gan B là bệnh phổ biến toàn cầu do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể để lại nhiều triệu chứng nghiêm trọng ở gan thậm chí là tử vong.

Việc biết bệnh viêm gan B lây qua đường nào vô cùng quan trọng vì nó giúp mọi người ngăn ngừa bệnh viêm gan B xảy đến với mình và người thân. 

Trước khi tìm hiểu bệnh viêm gan B lây qua đường nào; chúng ta hãy cùng xem qua viêm gan B là gì, và có triệu chứng gì đặc trưng.

1. Triệu chứng điển hình của người bị viêm gan B

Viêm gan B (Hepatitis B) là một bệnh nhiễm trùng gan do vi rút viêm gan B gây ra. Một số người viêm gan B chỉ bị bệnh trong vài tuần đến 6 tháng  viêm gan B cấp tính); nhưng đối với những người khác; bệnh tiến triển thành một bệnh nghiêm trọng suốt đời được gọi là viêm gan B mãn tính.

Sau khi tiếp xúc virus, các triệu chứng thường xuất hiện từ 8 tuần đến 5 tháng và kéo dài trong vài tuần. Bệnh viêm gan B cấp tính sẽ có một số triệu chứng như sau:

  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Ăn mất ngon.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Nước tiểu có màu đậm.
  • Đi ngoài màu đất sét.
  • Đau khớp.
  • Vàng da hoặc vàng mắt.

Trái với viêm gan B cấp tính, viêm gan B mãn tính lại không có bất kỳ triệu chứng nào bất thường trong vài thập kỷ. Một số người vẫn không có triệu chứng ngay cả sau khi gan của họ bị bệnh, mặc dù một số xét nghiệm máu cho chức năng gan có thể cho thấy một số bất thường.

2. Khả năng lây lan của bệnh viêm gan B như thế nào qua các đường?

Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất trong 7 ngày. Trong thời gian này, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người không được bảo vệ bởi vắc-xin.

Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày; nhưng có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày. Virus có thể được phát hiện trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan B.

Virus viêm gan B rất dễ lây. Khả năng lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần.

3. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Khả năng lây lan cao đến vậy; liệu bệnh viêm gan b có thể lây qua những đường nào?

3.1 Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Đường máu

lây qua đường kim tiêm

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Đường máu thông qua dùng chung kim tiêm, đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh

HBV dễ dàng lây lan qua đường máu thông qua việc bạn vô tình chạm vết thương vào máu của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, dùng chung dụng cụ tiêm chích thuốc, ma túy, đồ dùng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…) với người nhiễm viêm gan B khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao.

3.2 Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Đường từ mẹ sang con

từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Đường từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền virus sang con trong khi sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể được tiêm ngừa để tránh bị nhiễm bệnh trong hầu hết các trường hợp. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc xét nghiệm viêm gan B nếu đang mang thai hoặc muốn có thai.

3.3 Viêm gan B cũng lâu qua đường quan hệ tình dục

bệnh viêm gan B lây qua đường nào
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Đường tình dục

Bệnh viêm gan b lây qua đường nào? Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Câu trả lời là có, viêm gan B có thể lây qua đường tình dục.

Bạn có thể bị nhiễm viêm gan B nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh. Virus có thể truyền sang bạn nếu máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo hoặc dương vật của người đó xâm nhập vào cơ thể bạn.

>> Bạn có thể tham khảo: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

4. Viêm gan B có nguy hiểm không?

Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm vì nó gây ra sự “chết chóc một cách thầm lặng”. Những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính sẽ không hề biết họ đang mắc bệnh vì nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do không biết mình bị nhiễm viêm gan B, họ vô tình lây nhiễm cho những người khác.

Những người mắc viêm gan B mãn tính không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm tổn thương gan, suy gan, ung thư gan và thậm chí tử vong. Theo báo cáo của CDC, đã có 1.649 trường hợp tử vong liên quan đến virus viêm gan B vào năm 2018.

5. Viêm gan B có chữa được không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa trị viêm gan B cả cấp tính lẫn mãn tính. Đối với các trường hợp cấp tính có triệu chứng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. 

Các trường hợp mãn tính có thể được điều trị bằng thuốc, bao gồm cả thuốc kháng virus. Thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư gan và cải thiện khả năng sống sót lâu dài. 

Khi được chẩn đoán mắc viêm gan B mãn tính, bạn nên:

  • tiêm phòng viêm gan A và xét nghiệm viêm gan C
  • tránh uống rượu, bia
  • tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và vận động cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân thừa cân 
  • Kiểm tra với chuyên gia y tế trước khi dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn, chất bổ sung dinh dưỡng hoặc thảo dược, vì chúng có thể gây hại cho gan. 

>> Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết hơn tại: Viêm gan B mạn tính có chữa được không, có nguy hiểm không?

6. Làm sao ngăn ngừa viêm gan B?

Sau khi đã biết bệnh viêm gan b lây qua đường nào, chúng ta cũng đã phần nào biết được cách phòng ngừa viêm gan B như thế nào.

6.1 Tiêm chủng

bệnh viêm gan B lây qua đường nào

Thuốc chủng ngừa viêm gan B cung cấp cho bạn lượng kháng thể đủ để bảo vệ bạn lại HBV. Vắc xin an toàn và hiệu quả cao. Chủng ngừa bao gồm 3 liều vắc-xin (mũi tiêm) trong thời gian 6 tháng. Bảo vệ kéo dài trong 20 năm đến cuộc sống.

  • WHO khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh. Tốt nhất là trong vòng 24 giờ, sau đó là tiêm 2 hoặc 3 liều vắc xin viêm gan B cách nhau ít nhất 4 tuần để hoàn thành đợt tiêm chủng. 
  • CDC khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B cho những người đi du lịch đến các quốc gia có HBV phổ biến 

>> Bạn có thể quan tâm: Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai?

6.2 Tập thói quen lành mạnh

Bệnh viêm gan b lây qua đường nào? Đó là đường từ mẹ sang con, tình dục và máu. Để ngăn ngừa viêm gan B, mỗi người chúng ta cần tập những thói quen sau liên quan đến 3 đường này:

  • Không tiêm chích ma tuý. 
  • Không dùng chung các vật dụng chăm sóc cá nhân dính máu (dao cạo râu, bàn chải đánh răng)
  • Chọn nơi uy tín để xăm mình, xỏ khuyên trên cơ thể hoặc châm cứu vì những nơi không uy tín có thể không khử trùng các vật dụng trên.
  • Sử dụng bao cao su đúng cách và mọi lúc khi quan hệ để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả viêm gan vi rút và HIV.

6.3 Tiêm vacxin sau khi tiếp xúc người nhiễm viêm gan B

Những người mới tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B qua các đường trên nên tiêm ngừa HBIG (Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B) càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 24 giờ, nhưng không quá 2 tuần sau khi bị phơi nhiễm.

[inline_article id=274432]

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.